Đặt vấn đề: Nifedipin thuộc nhóm chẹn kênh calci chọn lọc, được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh
tim mạch. Hiện nay, nhu cầu về nifedipin ở Việt Nam là khá lớn và phải nhập khẩu, vì thế việc nghiên cứu quy
trình tổng hợp nguyên liệu dùng cho việc sản xuất thuốc là rất cần thiết
Mục tiêu nghiên cứu: Tiến hành tối ưu hoá theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm thiết kế bề mặt đáp
ứng, mô hình Box-Behnken, với sự hỗ trợ của phần JMP (phiên bản 4.0).
Phương pháp nghiên cứu: Nifedipin được điều chế dựa trên phản ứng tổng hợp dihydropyridin của
Hantzsch. Bố trí thí nghiệm theo mô hình Box-Behken và tối ưu hóa bằng phương pháp thống kê, với sự hỗ trợ
của phần JMP (phiên bản 4.0). Hiệu suất của phản ứng được tính dựa trên kết quả định lượng bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
Kết quả nghiên cứu: Xác định được ảnh hưởng của các yếu tố khảo sát lên hiệu suất phản ứng, tương tác
giữa các yếu tố khảo sát lên hiệu suất phản ứng. Xác định được điều kiện tối ưu và hiệu suất dự kiến của phản
ứng. Thẩm định lại kết quả bằng cách tiến hành 3 phản ứng tổng hợp nifedipin ở điều kiện dự kiến, với lượng
các chất ban đầu tham gia phản ứng lớn hơn 10 lần. Tinh chế nifedipin thu được từ 3 phản ứng trên, kiểm định
nifedipin tổng hợp được theo các tiêu chuẩn của BP 2007.
Kết luận: Tối ưu hóa được quy trình tổng hợp nifedipin theo mô hình Box-Behnken nhờ phần mềm JMP có
thể áp dụng trong điều kiện ở Việt nam.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tối ưu hóa quy trình tổng hợp Nifedipin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 481
TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH TỔNG HỢP NIFEDIPIN
Nguyễn Thị Nguyệt Anh*, Lê Minh Trí*, Trần Thành Đạo*, Nguyễn Thị Thu Hà *
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nifedipin thuộc nhóm chẹn kênh calci chọn lọc, được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh
tim mạch. Hiện nay, nhu cầu về nifedipin ở Việt Nam là khá lớn và phải nhập khẩu, vì thế việc nghiên cứu quy
trình tổng hợp nguyên liệu dùng cho việc sản xuất thuốc là rất cần thiết
Mục tiêu nghiên cứu: Tiến hành tối ưu hoá theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm thiết kế bề mặt đáp
ứng, mô hình Box-Behnken, với sự hỗ trợ của phần JMP (phiên bản 4.0).
Phương pháp nghiên cứu: Nifedipin được điều chế dựa trên phản ứng tổng hợp dihydropyridin của
Hantzsch. Bố trí thí nghiệm theo mô hình Box-Behken và tối ưu hóa bằng phương pháp thống kê, với sự hỗ trợ
của phần JMP (phiên bản 4.0). Hiệu suất của phản ứng được tính dựa trên kết quả định lượng bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
Kết quả nghiên cứu: Xác định được ảnh hưởng của các yếu tố khảo sát lên hiệu suất phản ứng, tương tác
giữa các yếu tố khảo sát lên hiệu suất phản ứng. Xác định được điều kiện tối ưu và hiệu suất dự kiến của phản
ứng. Thẩm định lại kết quả bằng cách tiến hành 3 phản ứng tổng hợp nifedipin ở điều kiện dự kiến, với lượng
các chất ban đầu tham gia phản ứng lớn hơn 10 lần. Tinh chế nifedipin thu được từ 3 phản ứng trên, kiểm định
nifedipin tổng hợp được theo các tiêu chuẩn của BP 2007.
Kết luận: Tối ưu hóa được quy trình tổng hợp nifedipin theo mô hình Box-Behnken nhờ phần mềm JMP có
thể áp dụng trong điều kiện ở Việt nam.
Từ khóa: mô hình Box-Behnken, phần mềm thống kê JMP, quy trình tổng hợp nifedipin.
ABSTRACT
OPTIMIZATION OF PARAMETERS FOR PROCEDURE OF SYNTHESIS OF NIFEDIPINE
Nguyen Thi Nguyet Anh, Le Minh Tri, Tran Thanh Dao, Nguyen Thi Thu Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 481 - 486
Background: Nifedipine, a dihydropyridine calcium channel blocker is commonly used for treatment of
cardiovascular diseases such as antianginal and antihypertensive. Nifedipine is imported costly with a large scale
for formulations. Therefore, setting up an optimal process for synthesis of nifedipine is critical need towards local
pharmaceutical factories.
Methods: Nifedipine was synthesized via the Hantzsch reaction, in which the conditions were established
following the Box-Behnken design. The optimal conditions were treated by statistics software JMP version 4.0.
Results: The procedure for making nifedipine with high yield in laboratory conditions was established
successfully.
Conclusion: This optimal and possible procedure of synthesis of nifedipine could be developed to apply in
bigger scale.
Keywords: Box-Behnken design, JMP software, procedure for synthesis of nifedipine.
*Khoa Dược; Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà ĐT: 38392387 Email: nthithuha2002@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 482
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nifedipin thuộc nhóm chẹn kênh calci chọn
lọc(6), được sử dụng rộng rãi trong điều trị tăng
huyết áp và đau thắt ngực mãn tính kiểu ổn
định. Hiện nay, nhu cầu về nifedipin ở Việt
Nam là khá lớn và phần lớn nguyên liệu dùng
cho việc sản xuất thuốc là nhập khẩu, vì thế việc
nghiên cứu quy trình tổng hợp là rất cần thiết,
đó là lý do đề tài “Tối ưu hoá quy trình tổng hợp
nifedipin trong điều kiện của Việt Nam” được
chọn để khảo sát.
Nghiên cứu này tiến hành tối ưu hoá theo
phương pháp quy hoạch thực nghiệm thiết kế
bề mặt đáp ứng, mô hình Box-Behnken, với sự
hỗ trợ của phần JMP (phiên bản 4.0)(2)
Ngoài ra, chúng tôi tính hiệu suất của phản
ứng dựa trên kết quả định lượng bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (High
performance chromatography liquid - HPLC) vì
vậy kết quả thu được sẽ chính xác và tin cậy hơn
so với phương pháp cân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phản ứng tổng hợp
Nifedipin được điều chế dựa trên phản ứng
tổng hợp dihydropyridin của Hantzsch(3,4)
Sơ đồ 1. Phản ứng Hantzsch tổng hợp nifedipin
Bố trí thí nghiệm
Phương pháp quy hoạch thực nghiệm theo
thiết kế bề mặt đáp ứng, mô hình Box-Behnken.
Mô hình này là những cấu trúc đối xứng trong
đó mỗi thí nghiệm được tạo bởi 3 yếu tố, mỗi
yếu tố khảo sát được mã hóa trong hệ tọa độ
không thứ nguyên có 3 mức: tọa độ của phương
án bằng 0, các yếu tố mã hóa nhận 2 giá trị -1 và
+1 tương ứng với mức dưới và mức trên.
Tiến hành tổng hợp
Nifedipin được tổng hợp ở những điều kiện
khác nhau (dựa vào nghiên cứu tiền tối ưu) với
sự thay đổi lần lượt 3 yếu tố:
- Nhiệt độ phản ứng: thay đổi theo 3 mức 55,
60, 65 oC.
- Tỷ lệ mol methyl acetoacetat: thay đổi theo
3 mức 2,25; 2,45; 2,65.
- Tỷ lệ ammoniac đậm đặc: thay đổi theo 3
mức 1,6; 1,8 và 2.
Bố trí thực nghiệm dựa theo các điều kiện
nêu trên thông qua phần mềm JMP, ở mỗi điều
kiện tiến hành 2 phản ứng, tổng cộng có 30 phản
ứng ở 15 điều kiện tương ứng.
Dùng giá trị hiệu suất phản ứng tổng hợp
thu được theo từng điều kiện để đánh giá hiệu
quả của quá trình tổng hợp. Áp dụng qui trình
định lượng nifedipin mô tả trong Dược điển BP
2007 bằng phương pháp HPLC để xác định
lượng nifedipin tạo thành trong hỗn hợp phản
ứng. Để đảm bảo quy trình này đạt được các
yêu cầu trong định lượng: tính chọn lọc, độ lặp
lại, độ đúng, và khoảng tuyến tính (0,06 mg/ml
đến 0,24 mg/ml) cần phải thẩm định lại qui
trình.
Các điều kiện sắc ký như sau:
- Cột: C18, kích thước cột 25 cm x 4,6 mm,
kích thước pha tĩnh 5 µm.
- Pha động: methanol-acetonitril-nước với tỷ
lệ thể tích 25:25:50
- Tốc độ dòng: 1 ml/phút,
- Thể tích bơm mẫu: 25 µl
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 483
Phân tích kết quả
Kết quả thu được từ 30 thí nghiệm sẽ được
xử lý bằng phần mềm thống kê JMP (phiên bản
4.0), từ đó xác định được mối tương quan giữa
các yếu tố nhiệt độ, tỉ lệ mol, thời gian đối với
hiệu suất phản ứng; đồng thời xây dựng được
phương trình bề mặt đáp ứng và dự đoán điều
kiện phản ứng cho hiệu suất tối ưu.
Thẩm định lại quy trình đã được tối ưu
hóa
Từ các thông số đã lựa chọn cho phản ứng
điều chế, tiến hành 3 phản ứng tổng hợp lại
nifedipin ở điều kiện dự kiến, với lượng các chất
ban đầu tham gia phản ứng lớn hơn 10 lần. Tinh
chế lượng nifedipin thu được từ 3 phản ứng trên
bằng kết tinh trong ethanol
Kiểm định nifedipin theo các tiêu chuẩn
của BP 2007.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Hiệu suất của phản ứng điều chế nifedipin
được tóm tắt trong Bảng 2.
Bảng 2. Hiệu suất phản ứng điều chế nifedipin trong
các điều kiện khác nhau
STT Mã thí nghiệm
Tỷ lệ mol
methyl
acetoacetat/2
-nitro
benzaldehyd
(X1)
Nhiệt
độ
phản
ứng
X2
Tỷ lệ mol
ammoniac
/2-
nitrobenz-
aldehyd
(X3)
Hiệu
suất (%)
(Y)
1 0+- 2,45 65 1,6 61,4
2 -+0 2,25 65 1,8 84,8
3 000 2,45 60 1,8 93,2
4 000 2,45 60 1,8 93,2
5 +0- 2,65 60 1,6 64,4
6 +0+ 2,65 60 2,0 55,6
7 ++0 2,65 65 1,8 89,0
8 -0+ 2,25 60 2,0 62,9
9 000 2,45 60 1,8 86,7
10 000 2,45 60 1,8 92,6
11 0++ 2,45 65 2,0 60,6
12 0-+ 2,45 55 2,0 54,1
13 000 2,45 60 1,8 92,8
14 0-+ 2,45 55 2,0 55,0
15 -0- 2,25 60 1,6 60,3
16 0++ 2,45 65 2,0 62,4
17 0-- 2,45 55 1,6 59,1
18 -0+ 2,25 60 2,0 62,9
19 +0+ 2,65 60 2,0 47,5
20 -+0 2,25 65 1,8 88,7
21 +-0 26,5 55 1,8 52,9
22 --0 2,25 55 1,8 59,8
23 +0- 2,65 60 1,6 67,9
24 ++0 2,65 65 1,8 81,5
25 +-0 26,5 55 1,8 54,8
26 --0 2,25 55 1,8 63,9
27 0-- 2,45 55 1,6 60,8
28 0+- 2,45 65 1,6 57,9
29 000 2,45 60 1,8 92,9
30 -0- 2,25 60 1,6 53,9
Phương trình đường cong của mô hình bề mặt đáp ứng
Từ kết quả trên, phần mềm JMP đã xác định được phương trình đường cong của mô hình bề mặt
đáp ứng như sau:
2
3
2
2
2
1312 74375,2224375,1073125,91,5867875,79,91 XXXXXXY −−−−+=
Trong đó Y là hiệu suất phản ứng tổng hợp (%), X1, X2 và X3 là các biến thay đổi như đã xác định trong Bảng 2. Đường
cong này cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố với hiệu suất là đáng tin cậy với độ tin cậy 95 % và hệ số tương quan R2 =
0,89.
Ngoài ra, Hình 1 (xử lý với JMP) cũng cho thấy yếu tố nhiệt độ (X2) là yếu tố ảnh hưởng nhiều
nhất đến hiệu suất tổng hợp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 484
X1: tỷ lệ mol của methyl acetoacetat/2-nitrobenzaldehyd; X2: nhiệt độ; X3: tỷ lệ mol của dung dịch amoniac
Hình 1. Mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố với hiệu suất tổng hợp nifedipin
Ảnh hưởng của các yếu tố khảo sát lên
hiệu suất phản ứng
Trong 3 yếu tố, chỉ có nhiệt độ là yếu tố có
ảnh hưởng ý nghĩa nhất lên hiệu suất phản ứng
với độ tin cậy là 95 %: khi nhiệt độ tăng thì hiệu
suất tăng nhưng khi nhiệt độ lớn hơn 65 oC, hiệu
suất không tăng thêm nữa và còn giảm nhẹ do
sự thủy phân của liên kết ester trong phân tử và
sự xuất hiện các tạp phân hủy khác của
nifedipin.
Tăng tỷ lệ mol của methyl acetoacetat và
dung dịch ammoniac làm hiệu suất phản ứng
tăng. Nhưng hiệu suất chỉ tăng trong một
khoảng tỷ lệ mol nhất định, nếu tiếp tục tăng tỷ
lệ mol của 2 yếu tố trên thì hiệu suất sẽ không
tăng lên nữa do lúc này 2-nitro benzaldehyd đã
hết, lượng dư amoniac sẽ làm sản phẩm khó kết
tủa hơn.
Hình 2. Mô hình bề mặt đáp ứng được thể hiện bởi các yếu tố
Tương tác giữa các yếu tố khảo sát lên hiệu
suất phản ứng
Thực nghiệm xác định có 3 yếu tố có ảnh
hưởng đến hiệu suất phản ứng như sau:
- Tương tác tỷ lệ mol giữa methyl acetoacetat
và 2-nitro benzaldehyd.
- Tương tác giữa nhiệt độ và tỷ lệ mol của
methyl acetoacetat.
- Tương tác giữa nhiệt độ và tỷ lệ mol của
amoniac.
Tương tác tỷ lệ mol giữa methyl acetoacetat và
2-nitro benzaldehyd
Ở tỷ lệ mol của methyl acetoacetat so với 2-
nitro benzaldehyd là 2,25 và 2,65: hiệu suất của
phản ứng tăng khi tỷ lệ mol này nằm trong
khoảng 1,60 đến 1,85. Nếu tiếp tục tăng tỷ lệ mol
thì hiệu suất sẽ giảm.
Tương tác giữa nhiệt độ và tỷ lệ mol của methyl
acetoacetat
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 485
Ở nhiệt độ 55 oC và 65 oC: hiệu suất của phản
ứng tăng khi tỷ lệ mol của methyl acetoacetat so
với 2-nitro benzaldehyd từ 2,25 đến 2,50. Nếu
tiếp tục tăng tỷ lệ mol thì hiệu suất sẽ giảm
nhưng ở nhiệt độ 55 oC thì biến đổi ít hơn.
Tương tác giữa nhiệt độ và tỷ lệ mol của
amoniac
Ở nhiệt độ 55 oC và 65 oC: hiệu suất của phản
ứng tăng khi tỷ lệ mol của amoniac nằm trong
khoảng 1,60 đến 1,85 nhưng ở nhiệt độ 55 oC thì
hiệu suất thấp hơn ở 65 oC. Nếu tiếp tục tăng tỷ
lệ mol thì hiệu suất sẽ giảm. (xem Hình 3)
Hình 3. Tương tác giữa các yếu tố lên phản ứng
Xác định điều kiện tối ưu và hiệu suất dự kiến
Dựa vào đồ thị biểu diễn trên Hình 4 có thể xác định được các thông số thích hợp để điều chế
nifedipin với hiệu suất cao.
Hình 4. Điều kiện tối ưu và hiệu suất dự kiến bởi phần mềm JMP
Điều kiện tối ưu của phản ứng:
- Tỷ lệ mol của methyl acetoacetat là 2,44
- Nhiệt độ là 61,9 oC (62 oC)
- Tỷ lệ mol của amoniac là 1,79 (1,8)
- Hiệu suất dự kiến là 93,39 %
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 486
Thẩm định lại các thông số phản ứng
Tiến hành 3 phản ứng tổng hợp nifedipin ở
điều kiện dự kiến, với lượng các chất ban đầu
tham gia phản ứng lớn hơn 10 lần, kết quả thu
được tóm tắt trong Bảng 3.
Bảng 3. Hiệu suất phản ứng tổng hợp thực
nghiệm
Hiệu suất Lần 1 Lần 2 Lần 3
Hiệu suất phản
ứng (%)
93,1 92,0 92,4
Hiệu suất trung
bình (%)
92,5 ± 0,556 % (dự đoán 93,4%)
Tinh chế nifedipin thu được từ 3 phản ứng
trên bằng kết tinh lại trong ethanol, hiệu suất
tinh chế là 89,2 %.
Kiểm định nifedipin tổng hợp được theo
các tiêu chuẩn của BP 2007(1).
Kết quả cho thấy sản phẩm thu được đạt các
chỉ tiêu qui định trong BP 2007, ngoại trừ các tạp
chất liên quan do không có mẫu tạp chuẩn đối
chiếu (xem Bảng 4).
Bảng 4. Kết quả kiểm nghiệm một số chỉ tiêu nifedipin theo BP 2007
STT CHỈ TIÊU YÊU CẦU KẾT QUẢ
1 Tính chất
Màu vàng, tinh thể nhỏ, thực tế không tan trong nước, tan hoàn
toàn trong aceton, tan rất ít trong ethanol.
Nhiệt độ nóng chảy trong khoảng 171-175 oC
Đúng
Định tính
Phổ hồng ngoại Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của nifedipin chuẩn. Đúng 2
Sắc ký lớp mỏng Vết của chế phẩm và nifedipin chuẩn phải giống nhau về hình dạng vết và trị số Rf Đúng
3 Định lượng Chế phẩm phải chứa từ 98,0 đến 102,0 % nifedipin tính theo chế phẩm khô
Đạt
(101 %)
Nifedipin tổng hợp đạt các tiêu chuẩn định
tính và hàm lượng theo tiêu chuẩn Dược điển
Anh 2007.
KẾT LUẬN
Nifedipin đã được tổng hợp với quy trình
được tối ưu hóa theo mô hình Box-Behnken nhờ
phần mềm JMP, các điều kiện tối ưu như sau:
- Nhiệt độ phản ứng là 61,9 oC.
- Tỷ lệ mol của methyl acetoacetat là 2,44.
- Tỷ lệ mol của amoniac là 1,79.
Sản phẩm đạt các chỉ tiêu định tính và định
lượng của Dược điển Anh 2007.
Phương pháp điều chế này với các nguyên
liệu, điều kiện tiến hành đơn giản có thể áp
dụng trong nước để sản xuất nifedipin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bristish Pharmacopoiea (2007), CD-ROM.
2. JMP DOE Guide (2005), Release 6, SAS institute Inc, p. 103-
115.
3. Mathias Berwe et al.; Process for preparing nifedipine. US.
Patent 6294673 B1
4. Pal Benko et al.,(1993); 1,4-dihydro-pyridine intermediates,
US. Patent 5216157.
5. The United States Pharmacopeia 29 (2006), p.1528-1531.
6. Trần Thị Thu Hằng (2005), Dược lực học, NXB Phương Đông
TP HCM, p. 525-544.