Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động và việc làm là vấn đề được các cấp, các ngành hết sức quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng đói nghèo, đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng đã góp phần đưa nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến từng hộ vay để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo ra nhiều chỗ làm mới. Song bên cạnh đó, rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao, công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay giải quyết việc làm. Do vậy, hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm là một công việc cấp thiết được đặt ra hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên tôi xin chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng” nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay giải quyết việc làm. - Phân tích, đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân trong hoạt động cho vay GQVL của Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ THANH LÝ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN Phản biện 1: PGS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 2: TS. TRẦN NGỌC SƠN Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 1 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động và việc làm là vấn đề được các cấp, các ngành hết sức quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng đói nghèo, đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng đã góp phần đưa nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến từng hộ vay để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo ra nhiều chỗ làm mới. Song bên cạnh đó, rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao, công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay giải quyết việc làm. Do vậy, hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm là một công việc cấp thiết được đặt ra hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên tôi xin chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng” nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay giải quyết việc làm. - Phân tích, đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân trong hoạt động cho vay GQVL của Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Đặc điểm cho vay giải quyết việc làm của loại hình NHCS? - Thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng như thế nào và còn tồn tại những hạn chế nào cần được khắc phục ? - Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng cần thực hiện những giải pháp nào nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm. 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động cho vay GQVL thông qua phương thức ủy thác các tổ chức chính trị - xã hội tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng trong các năm 2011– 2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, mô tả nhằm đánh giá và nhận thức đúng đắn về thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Phương pháp phân tích nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay giải quyết việc làm. Qua số liệu thu thập tại đơn vị nghiên cứu của đề tài, tiến hành phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng. Từ đó đưa ra những mặt đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm cho Chi nhánh. 7. Bố cục và kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng. 8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.1.1. Khái niệm thất nghiệp và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - Thất nghiệp là trạng thái mà trong đó người lao động vì một lý do nào đó mà không có việc làm cho dù mong muốn làm việc. - Các loại hình thất nghiệp: phân theo loại hình thất nghiệp, phân theo nguồn gốc thất nghiệp và phân theo lý do thất nghiệp. - Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển Thất nghiệp là nguyên nhân dẫn đến phân hoá giàu nghèo, làm tăng nghèo đói, từ đó dẫn đến khó chống chọi với dịch bệnh. Thất nghiệp kéo theo số lao động nhàn rỗi dễ tham gia vào các hoạt động tệ nạn xã hội gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội, giảm sút chất lượng cuộc sống của người dân. Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động, tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội. 1.1.2. Khái niệm giải quyết việc làm Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm. 1.1.3. Sự cần thiết của giải quyết việc làm Giải quyết việc làm giúp người lao động có việc làm và có thu nhập để tái sản xuất sức lao động xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp và do đó hạn chế được những phát sinh tiêu cực do thiếu việc làm gây ra. Giải quyết việc làm là chính sách cơ bản của đất nước nhằm phát triển bền vững vì con người. 4 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng chính sách a. Khái niệm Ngân hàng chính sách Ngân hàng chính sách là loại hình ngân hàng đặc biệt được thành lập để thực hiện các chương trình tín dụng cho những chương trình, mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. Loại ngân hàng này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. b. Đặc điểm của Ngân hàng chính sách - Ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. - Hoạt động chủ yếu dựa trên sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và hoạt động theo mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. - Ngân hàng chính sách là Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước. - Nguồn vốn hoạt động của NHCS chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước. Ngoài nguồn vốn chủ yếu nhận từ Nhà nước thì còn nhận vốn ủy thác của chính quyền địa phương như các quỹ tín dụng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước. - Chính sách cho vay theo quy định của Chính phủ. 1.2.2. Khái niệm cho vay giải quyết việc làm Cho vay giải quyết việc làm là hình thức cấp tín dụng cho các đối tượng vay vốn để giải quyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 1.2.3. Đặc điểm của hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách - Mục đích: hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo. 5 - Nguồn vốn: Ngoài nguồn vốn chủ yếu nhận từ Nhà nước thì còn nhận vốn ủy thác của chính quyền địa phương như các quỹ tín dụng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước. - Chính sách cho vay giải quyết việc làm theo quy định của Chính phủ. 1.2.4. Hoạt động cho vay giải quyết việc làm của NHCS a. Hoạch định chính sách cho vay giải quyết việc làm Chính sách cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách do Chính phủ hoạch định, bao gồm những nội dung như sau: mục tiêu; đối tượng và điều kiện vay vốn; mức cho vay; lãi suất cho vay; thời hạn cho vay; phương thức cho vay; quy trình cho vay; tổ chức giải ngân; thu nợ, thu lãi; kiểm tra, giám sát vốn vay và xử lý nợ có vấn đề. b. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay GQVL Ngân hàng chính sách tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay giải quyết việc làm theo 1 trong 2 mô hình: mô hình tập trung và mô hình chuyên môn hóa. c. Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tự huy động. d. Thực hiện tổ chức triển khai cho vay – thu nợ chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm - Công tác tuyên truyền - Công tác phối hợp giữa Ngân hàng với cơ quan chính quyền, hội đoàn thể - Kiện toàn, phát triển mạng lưới - Công tác cho vay - Công tác kiểm tra nợ, thu nợ, thu lãi - Công tác xử lý nợ có vấn đề 6 - Kiểm soát nội bộ 1.2.5. Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm - Dư nợ cho vay giải quyết việc làm - Tỷ lệ nợ quá hạn - Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ - Chất lượng dịch vụ - Luỹ kế số lượt hộ gia đình được vay vốn Ngân hàng - Số lao động mới được thu hút thêm từ việc vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh - Thu nhập tăng thêm của người lao động có việc làm nhờ vay vốn 1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay giải quyết việc làm a. Nhân tố bên ngoài: môi trường, chính sách Nhà nước và bản thân hộ vay. b. Nhân tố bên trong: nguồn vốn, mạng lưới, nhân sự, công nghệ và sự phối hợp giữa Ngân hàng với các Ban ngành và cơ quan chính quyền. 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ CHO VAY GQVL 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về cho vay GQVL * Bangladesh: Ngân hàng Grameen (GB) là Ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo. GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động, không được bao cấp từ phía Chính phủ. GB cho vay tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn, không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. * Tại Thái Lan 7 Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là Ngân hàng thương mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Hàng năm được Chính phủ tài trợ vốn để hỗ trợ vốn thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho vay giải quyết việc làm, không cần phải thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác sản xuất. * Tại Malaysia - Việc cung cấp tín dụng cho vay giải quyết việc làm chủ yếu do Ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) đảm nhận. BPM chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. - Ngoài ra BPM còn cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung - dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt; ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng. 1.3.2. Đúc kết kinh nghiệm cho Việt Nam về cho vay GQVL - Nguồn vốn cho vay GQVL phải duy trì liên tục trong nhiều năm. - Đơn giản hóa thủ tục cho vay. - Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lượng phục vụ để thu hút tiền gửi tiết kiệm tự nguyện. - Lãi suất cho vay đối với các đối tượng chính sách không nên quá thấp. Bên cạnh đó, cần phải có những quy định chặt chẽ về pháp lý để tạo cho người vay có động lực sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. - Đối với chính sách cho vay phải có sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NHCSXH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển 8 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng 2.1.4. Kết quả hoạt động Tính đến 31/12/2013 tổng nguồn vốn là 1.113.518 triệu đồng. Trong đó: nguồn vốn từ Trung ương: 1.055.479 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94,8%, so với năm 2012 tăng 148.120 triệu đồng (16,32%), nguồn vốn cân đối tại địa phương: 58.039 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,2%, tăng 13.600 triệu đồng (30,6%) so với năm 2012. Huy động tiết kiệm qua tổ chức cá nhân đạt 7.508 triệu đồng, hoàn thành 100% kế hoạch, tăng 32 triệu đồng so với năm 2012. Huy động thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn đạt 64.820 triệu đồng, hoàn thành 100% kế hoạch, tăng 28.415 triệu đồng so với năm 2012 (tỷ lệ tăng 78,05%). Tổng dư nợ đến 31/12/2013 đạt 1.109.354 triệu đồng, nợ quá hạn 10.021 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,9%. Tổng thu lãi toàn Chi nhánh đạt 75.856 triệu đồng, tăng 23% so với năm 2012, tỷ lệ thu lãi đạt 99%. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng a. Điều kiện tự nhiên - Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, diện tích đất tự nhiên là 1.283,42 km2. Đà Nẵng có 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành, 1 huyện đảo và có 56 xã, phường. - Đà Nẵng có vị trí địa lý và địa hình thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động. Tuy nhiên có một số địa bàn có địa hình đất xấu, khí hậu hay chịu thiên tai, bão lũ nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm cho lao động của người dân. 9 b. Điều kiện kinh tế - xã hội Năm 2013, trong lĩnh vực việc làm và an sinh xã hội, thành phố Đà Nẵng tập trung giải quyết việc làm cho 31.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 4,38%. Cũng trong năm 2013, thành phố Đà Nẵng phấn đấu giảm 2,17% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới, đến cuối năm tỷ lệ hộ nghèo còn 6,93% (tương đương 15.186 hộ). Dân số đông, tăng qua các năm là nguồn lao động dồi dào nhưng cũng tạo áp lực cho Đà Nẵng khi giải quyết việc làm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. 2.2.2. Hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng a. Chính sách cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội Chính sách cho vay giải quyết việc làm do Chính phủ quy định. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng có nhiệm vụ thực hiện theo quy định. * Mục tiêu cho vay giải quyết việc làm * Đối tượng và điều kiện được vay vốn * Mức cho vay * Lãi suất cho vay * Thời hạn cho vay * Phương thức cho vay * Quy trình thực hiện * Thẩm định dự án và phê duyệt dự án * Thời hạn thẩm định và phê duyệt cho vay * Tổ chức giải ngân * Thu nợ, thu lãi * Kiểm tra, giám sát vốn vay * Xử lý nợ có vấn đề 10 Thông qua chính sách cho vay giải quyết việc làm đã giúp cho người vay được vay vốn để sản xuất kinh doanh và nhiều hộ thoát khỏi cảnh đói nghèo, thất nghiệp. Song, với chính sách này thì vẫn còn một số bất cập như: - Mức cho vay tối đa 20 triệu đồng/hộ gia đình chưa thật sự phù hợp với nhu cầu vay vốn của hộ vay. - Lãi suất ưu đãi nên hộ vay ỷ lại, tính toán làm ăn không cẩn thận, sử dụng vốn sai mục đích. - Phương thức cho vay đơn giản nhưng còn không ít trở ngại. - Quy trình cho vay phải qua nhiều công đoạn xét duyệt. - Tổ chức chính trị xã hội thẩm định dự án vay vốn thì bất cập ở chỗ là họ kiêm nhiệm nhiều công việc trong hoạt động của họ nên không có nhiều thời gian cũng như chưa chưa đủ kiến thức để thẩm định dự án. - Thời gian tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn và thời gian phê duyệt dự án còn kéo dài. - Việc tổ chức giải ngân được thực hiện tại các điểm giao dịch lưu động, với món vay nhỏ lẻ, số lượng khách hàng lớn nên việc phát tiền vay thì khách hàng chờ đợi rất lâu. b. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay GQVL Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay giải quyết việc làm theo mô hình tập trung. Hoạt động cho vay đều giao cho bộ phận tín dụng thực hiện. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng chính sách xã hội có tính đặc thù, đó là có sự tham gia quản trị Ngân hàng của đại diện các quản lý cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương và có bộ máy quản lý điều hành làm nhiệm vụ tác nghiệp từ Trung ương đến địa phương. c. Thực trạng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng chủ yếu là nguồn vốn từ Trung 11 ương. Ngoài nguồn vốn từ Trung ương thì Chi nhánh còn nhận nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách thành phố để cho vay giải quyết việc làm. Ngoài ra Chi nhánh cũng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân và dân cư để có nguồn vốn thực hiện cho vay giải quyết việc làm. - Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm tăng qua các năm nhưng tăng không đáng kể. Nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương còn hạn chế, do ngân sách thành phố gặp khó khăn, thành phố lại ưu tiên nguồn vốn ủy thác để cho vay hộ nghèo nên vẫn chưa đủ nguồn đáp ứng cho nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm. - Công tác huy động vốn chưa đạt kết quả cao do Chi nhánh vẫn chưa có nhiều chính sách khuyến mãi, quảng bá hình ảnh để thu hút tiền gửi tiết kiệm các tổ chức và dân cư để có nguồn vốn thực hiện cho vay giải quyết việc làm. d. Thực trạng tổ chức triển khai cho vay – thu nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm * Công tác tuyên truyền - Công tác thông tin tuyên truyền về việc quảng bá hình ảnh của Chi nhánh và hoạt động cho vay giải quyết việc làm chưa được chú trọng. - Công tác truyền thông để nâng cao nhận thức các cấp các ngành trong công tác xóa đói giảm nghèo còn hạn chế. - Tuy huy động vốn cùng với mức lãi suất với các NHTM trên địa bàn nhưng Chi nhánh không có hình thức quảng cáo, khuyến mãi nên không thu hút được khách hàng. * Công tác phối hợp giữa Ngân hàng với Hội đoàn thể và tổ tiết kiệm và vay vốn - Việc triển khai cho vay giải quyết việc làm ủy thác qua các tổ chức Hội đạt được những kết quả thiết thực, mối quan hệ giữa Ngân hàng và tổ chức Hội được gắn bó trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo. 12 - Hoạt động tổ TK&VV có sự chỉ đạo trực tiếp của tổ chức Hội, có quy chế trách nhiệm, quy chế hoạt động đã giúp cho Chi nhánh thuận tiện hơn trong công tác cho vay, thu lãi, nâng cao chất lượng tín dụng. * Kiện toàn, phát triển mạng lƣới - Kiện toàn tổ TK&VV: Chi nhánh đang kiện toàn, sắp xếp lại các tổ vay vốn cho liền canh, liền cư. Mỗi tổ vẫn có 1 một tổ trưởng trực tiếp quản lý chung nhưng ưu tiên sắp xếp các hội viên ở liền kề vào chung một tổ. Điều này giúp cho việc quản lý nguồn vốn đạt hiệu quả cao hơn. - Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh ở điểm giao dịch xã cần được quan tâm hơn. Điều kiện làm việc tại điểm giao dịch xã hiện nay chưa được sự hỗ trợ từ UBND như bàn ghế, hội trường để tổ GDLĐ thực hiện công việc. * Công tác cho vay Ngân hàng triển khai công tác cho vay còn một số hạn chế như: - Quy trình cho vay phải qua nhiều công đoạn xét duyệt và thông qua các tổ chức chính trị xã đã gây khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của các hộ vay. - Hội chưa chủ động trong việc tổ chức và trực tiếp đi thẩm định dự án. Nhiều Hội xem nhẹ việc thẩm định dự án vay vốn, họ chưa đủ kiến thức để thẩm định dự án. - Thời gian tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn và thời gian phê duyệt dự án còn kéo dài. - Việc thực hiện giải ngân tại điểm giao dịch tại các phường, xã thuận tiện cho hộ vay không phải đi xa và đỡ tốn kém chi phí cho hộ vay. Nhưng do đối tượng phục vụ có số lượng đông nên thời gian phát tiền vay cho khách hàng rất lâu. * Công tác kiểm tra nợ, thu nợ và thu
Tài liệu liên quan