Tóm tắt Luận văn Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

Trong một thập niên gần đây, hạt tiêu Việt Nam nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới về sản lượng và tổng lượng xuất khẩu. Xu hướng trên thị trường thế giới đang tiếp tục có những thuận lợi cho tiêu Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2013, xuất khẩu (XK) hồ tiêu cả nước ước đạt 134.000 tấn với kim ngạch đạt 899 triệu USD, tăng gần 15% về lượng và tăng hơn 13% về kim ngạch so với năm 2012. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện có khoảng 95% sản lượng hồ tiêu sản xuất trong nước để xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ, còn lại 5% là tiêu thụ nội địa. Việt Nam có khoảng 15 doanh nghiệp XK hồ tiêu ở vị trí hàng đầu của thế giới, chiếm trên 50% thị phần xuất khẩu. Hiện nay, Hoa Kỳ và Singapore là các thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, với kim ngạch liên tiếp đạt mức tăng trưởng cao, tiếp theo là các thị trường Ấn Độ, Hà Lan, Đức, UAE. Huyện Ea Kar có diện tích tự nhiên là 103.747 ha, trong đó đất đã sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 50.155 ha chiếm 48,34% . Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất có tầng đất dày trên 70 cm, kết cấu viên, độ xốp cao, thấm thoát nước tốt, đất giàu đạm và chất hữu cơ, được phân bổ trên diện rộng trong vùng và hầu hết đã khai thác trồng cây lâu năm như cây Điều, Hồ tiêu, Cao su, Cà phê, Chè; một số ít được khai thác trồng sắn, mía, thuốc lá, bông, đay, cói.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN VĂN HIỀN PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 1: PGS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 2: TS. Đỗ Thị Nga Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 04 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong một thập niên gần đây, hạt tiêu Việt Nam nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới về sản lượng và tổng lượng xuất khẩu. Xu hướng trên thị trường thế giới đang tiếp tục có những thuận lợi cho tiêu Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2013, xuất khẩu (XK) hồ tiêu cả nước ước đạt 134.000 tấn với kim ngạch đạt 899 triệu USD, tăng gần 15% về lượng và tăng hơn 13% về kim ngạch so với năm 2012. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện có khoảng 95% sản lượng hồ tiêu sản xuất trong nước để xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ, còn lại 5% là tiêu thụ nội địa. Việt Nam có khoảng 15 doanh nghiệp XK hồ tiêu ở vị trí hàng đầu của thế giới, chiếm trên 50% thị phần xuất khẩu. Hiện nay, Hoa Kỳ và Singapore là các thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, với kim ngạch liên tiếp đạt mức tăng trưởng cao, tiếp theo là các thị trường Ấn Độ, Hà Lan, Đức, UAE... Huyện Ea Kar có diện tích tự nhiên là 103.747 ha, trong đó đất đã sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 50.155 ha chiếm 48,34%. Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất có tầng đất dày trên 70 cm, kết cấu viên, độ xốp cao, thấm thoát nước tốt, đất giàu đạm và chất hữu cơ, được phân bổ trên diện rộng trong vùng và hầu hết đã khai thác trồng cây lâu năm như cây Điều, Hồ tiêu, Cao su, Cà phê, Chè; một số ít được khai thác trồng sắn, mía, thuốc lá, bông, đay, cói.... Đến năm 2013 toàn huyện Ea Kar có 970 ha trồng cây hồ tiêu chiếm 12,47% tổng diện tích trồng cây hồ tiêu của tỉnh trong đó diện tích thu hoạch là 722 ha với sản lượng đạt 2.570 tấn. Cây hồ tiêu là một trong ba loại với cây cà phê và điều, là sản phẩm chủ yếu, chiếm hơn 20% giá trị từ sản xuất nông nghiệp, có tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội hàng năm của huyện. Tuy nhiên việc phát triển cây hồ tiêu còn manh mún, nhỏ lẻ, công tác đầu tư thâm canh chưa đúng mức, kỷ thuật và kinh nghiệm trồng hồ tiêu của các hộ nông dân còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng của của vùng. Bên cạnh đó, phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar đang đứng trước những thách 2 thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế, đó là sự tăng nhanh không theo quy hoạch về diện tích; do chạy theo giá cả thị trường dẫn đến rừng bị tàn phá, đất bị thoái hoá; sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường chưa đủ mạnh, hiệu quả kinh doanh mang lại chưa cao Từ thực trạng phát triển cây hồ tiêu của huyện Ea Kar, thiết nghĩ việc nghiên cứu tình hình phát triển cây hồ tiêu, xác định hiệu quả kinh tế, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây hồ tiêu Trên cơ sở đó, giúp định hướng phương thức canh tác tốt nhất nhằm phát huy lợi thế so sánh, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và tăng cao sức cạnh tranh trước mắt cũng như lâu dài. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về phát triển cây hồ tiêu. - Phân tích thực trạng phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiến liên quan đến phát triển cây hồ tiêu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Ea Kar - tỉnh ĐăkLăk. - Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thu thập để đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây hồ tiêu: Từ năm 2008-2013 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó - Thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng - Phương pháp phân tích tổng hợp 3 - Phương pháp phân tích so sánh - Phương pháp phân tích thống kê - Và các phương pháp khác 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Đề tài góp phần đưa ra những căn cứ, những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu bức thiết cho quy hoạch phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện EaKar - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở để xây dựng chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công nhằm hướng dẫn nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng; 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương Chƣơng 1: Những vấn đề chung về phát triển cây hồ tiêu. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk. Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY HỒ TIÊU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU 1.1.1. Cây hồ tiêu và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây hồ tiêu. a. Giới thiệu cây hồ tiêu. Tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L, họ Tiêu (Piperaceae). Có nguồn gốc ở vùng Ghats miền tây Ấn Độ. Tiêu được du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ 17 nhưng mãi đế thế kỷ 18 mới bắt đầu phát triển mạnh, khi một số người Hoa di dân vào vào Campuchia ở vùng dọc bờ biển Vịnh Thái Lan, và Tiêu vào Đông Bằng Sông Cửu Long qua cữa ngỏ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang rồi sau lan dần đến các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Gia Lai tế kỹ thuật của cây hồ tiêu. Chu kỳ phát triển của cây hồ tiêu kéo dài khoảng 20 năm, trải qua hai thời kỳ, thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Thời kỳ kiến thiết cơ bản 2 năm, đòi hỏi phải có vốn đầu tư tương đối lớn. Chất lượng đầu tư thời kỳ này quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu trong thời kỳ kinh doanh sau này nói riêng và cả chu kỳ kinh tế của cây hồ tiêu nói chung. - Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với Tiêu. Lượng mưa thích hợp là 2.000 – 3.000mm/năm, lượng mưa tối thiểu là 1800mm/năm. Tiêu cần mùa khô ngắn để ra hoa đồng loạt và chín tập trung. Ẩm độ không khí thích hợp cho hoa tiêu thụ phấn là 75 – 90% - Mật độ và khoảng cách trồng: Đối với choái (trụ, nọc) chết: trồng 2mx 2m: 2500 hố/ha. Đối với choái sống: trồng 2m x 2,5m: 2.000 hố/ha hoặc 2,5m x 2,5m: 1.500 hố/ha 1.1.2. Khái niệm về phát triển cây hồ tiêu. Ph hồ tiêu làm cả về số lượng và chất lượng nhằm , có hiệu quả. 5 Phát triển cây hồ tiêu bao gồm hai khía cạnh: phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu. Phát triển sản xuất theo chiều rộng chú trọng tới quy mô như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây hồ tiêu. a. Về mặt kinh tế. - Tăng trưởng kinh tế địa phương và người kinh doanh hồ tiêu - Tăng sức cạnh tranh sản phẩm hồ tiêu trên thị trường b. Về mặt xã hội. - Thu nhập và vấn đề phân hóa giàu nghèo trong phát triển hồ tiêu - Giải quyết việc làm, nâng cao trình độ học vấn, bình đẳng giới và bình đẳng giữa các dân tộc trong phát triển hồ tiêu. c. Về mặt môi trường. - Khai thác và sử dụng các tài nguyên đất và nước một cách hợp lý - Bảo vệ môi trường sinh thái 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU. 1.2.1. Gia tăng quy mô sản xuất cây hồ tiêu. Gia tăng quy mô sản xuất cây hồ tiêu là việc gia tăng diện tích trồng cây hồ tiêu, sản lượng và giá trị sản lượng sản xuất hồ tiêu * Nhóm tiêu chí đánh giá gia tăng quy mô sản xuất cây hồ tiêu. - Diện tích trồng hồ tiêu và sự gia tăng về diện tích. - Sản lượng và sự gia tăng sản lượng - GTSX và sự gia tăng GTSX 1.2.2. Gia tăng các yếu tố nguồn lực a. b. c. d. - e. 6 * Nhóm tiêu chí đánh giá gia tăng các yếu tố nguồn lực. - Tình hình sử dụng đất - Lao động và chất lượng lao động qua các năm - Tổng số vốn đầu tư và mức đầu tư trên một đơn vị diện tích - Số lượng và giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản xuất hồ tiêu 1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu trồng cây hồ tiêu. Chuyển đổi cơ cấu trồng hồ tiêu là quá trình thay đổi số lượng, tỷ trọng về loại giống; số hộ canh tác hồ tiêu; diện tích trồng các loại giống cho năng suất cao, có khả năng kháng bệnh tốt; tăng giảm diện tích do chuyển đổi sản xuất giữa cây hồ tiêu với các loại cây trồng khác. * Nhóm tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu trồng cây hồ tiêu. - Cơ cấu giống hồ tiêu qua các năm - Mức và tỷ lệ tăng diện tích giống mới trong sản xuất - Cơ cấu diện tích đất trồng các loại hồ tiêu qua các năm 1.2.4. Nâng cao trình độ thâm canh sản xuất cây hồ tiêu Thâm canh nông nghiệp là tất yếu khách quan khi đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhu cầu nông nghiệp ngày càng tăng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhờ áp dụng các tiến bộ KHCN vào SXNN 1.2.5. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất a. Hộ sản xuất hồ tiêu b. Trang trại hồ tiêu c. Nông trường hồ tiêu d. Công ty * Nhóm tiêu chí đánh giá hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất - Số lượng các hình thức tổ chức sản xuất tăng qua các năm - Tốc độ tăng của số lượng các hình thức tổ chức sản xuất 1.2.6. Phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cây hồ tiêu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây hồ tiêu là quá trình mở rộng quy mô khách hàng cũng như sản lượng và giá trị sản phẩm cây hồ tiêu trên thị 7 trường. Quá trình này cũng là quá trình chiếm lĩnh thị trường bảo đảm và tăng dần thị phần của các nhà sản xuất hồ tiêu bằng nhiều biện pháp khác nhau. * Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây hồ tiêu - Doanh thu và mức tăng doanh thu của sản phẩm hồ tiêu - Thị phần và mức tăng thị phần của sản phẩm hồ tiêu trên thị trường - Số lượng các nhà phân phối tham gia 1.2.7. Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của cây hồ tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nâng cao kết quả sản xuất cây hồ tiêu thể hiện sự phối hợp các nguồn lực, các yếu tố sản xuất, thể hiện sự lớn mạnh tổng hợp về vốn, lao động, máy móc thiết bị công nghệ Đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương thể hiện bằng sự gia tăng tỷ trọng GTSX hàng hóa của cây hồ tiêu trong GTSX của ngành nông nghiệp và trong GDP của địa phương. Nhóm tiêu chí đánh giá việc gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của cây hồ tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương * Nhóm tiêu chí thể hiện kết quả sản xuất của cây hồ tiêu. - Giá trị sản xuất GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ tạo ra trong một thời gian nhất định thường là một năm. Đối với cây hồ tiêu là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được trong một năm. n j QjPjGO 1 Q là khối lượng sản phẩm P là đơn giá sản phẩm - Chi phí trung gian IC (Intermediary Cost), đây là chi phí của các nhân tố bị tiêu hao trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất hồ tiêu chi phí này bao gồm: chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu, chi phí vận chuyển, chi phí bảo dưỡng sửa chữa, các chi phí thuê mướn, chi phí dụng cụ và các chi phí khác. 8 n j jCIC 1 C: là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm - Giá trị gia tăng VA (Value Added) là bộ phận quan trọng nhất trong giá trị tổng giá trị sản phẩm. Nó là kết quả thu được sau khi trừ chi phí trung gian (IC) của hoạt động sản xuất kinh doanh. VA = GO - IC - Tổng chi phí sản xuất TC là toàn bộ chi phí cố định và biến đổi đầu tư trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm. TC = FC + VC + Chi phí biến đổi VC là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của sản phẩm. + Chi phí cố định FC là những khoản chi phí thay đổi về tổng số cho dù có sự thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh trong một quy mô sản xuất nhất định. - Thu nhập hỗn hợp MI là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế... Như vậy thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình. MI = VA - (A+T) – Lao động thuê (nếu có) Trong đó: A là khấu hao TSCĐ T là các khoản thuế phải nộp * Nhóm tiêu chí thể hiện hiệu quả sản xuất của cây hồ tiêu. - Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí Tgo là tỷ số giá trị sản xuất GO của sản phẩm với chi phí trung gian IC trên một đơn vị diện tích của một vụ. Công thức: TGO = IC GO (lần). - Tỷ suất giá trị tăng thêm chi phí: Chỉ tiêu này thể hiện cứ đầu tư thêm một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. Công thức: TVA = IC VA (lần). 9 - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí: Chỉ tiêu này thể hiện giá trị thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí. Công thức: TMI = IC MI (lần). - Thu nhập/Lao động: chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập. - Hiệu quả thu nhập/chi phí . Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập. - Tỉ suất lợi nhuận (PCR). Nhằm đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của chi phí đầu tư. Nó được xác định bởi % của lợi nhuận so với tổng chi phí sản xuất. %100x TC P PCR PCR: Tỉ suất lợi nhuận (%) P: Lợi nhuận TC: Tổng chi phí * Nhóm tiêu chí thể hiện đóng góp của cây hồ tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương - Tỷ lệ đóng góp của sản xuất hồ tiêu: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa giá trị sản lượng hồ tiêu sản xuất ra so với giá trị hàng hóa nông nghiệp (hoặc GTSX của huyện) trong một năm. G G nn ttg g: Tỷ lệ đóng góp về giá trị sản lượng hàng hóa của cây hồ tiêu. Gtt: Tổng giá trị sản lượng hồ tiêu. Gnn: Tổng giá trị sản lượng hàng hóa ngành nông nghiệp (GTSX của huyện). 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU 1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên . 10 a. Tình hình nền kinh tế b. Thị trường c. Chính sách về nông nghiệp d. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TẠI VIỆT NAM 1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. 1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Chƣ Sê tỉnh Gia Lai. 1.4.3. Kinh nghiệm của huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR TỈNH ĐĂK LĂK 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR. 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Huyện Ea Kar nằm về phía Đông- Nam của Tỉnh Đắk Lắk. cách thành phố Buôn Ma Thuột 52 km, có tổng diện tích tự nhiên là 1.037,47 km2 gồm 2 thị trấn và 14 xã Phía Đông giáp huyện M’Đăk, tỉnh Đắk Lắk; Phía Tây giáp huyện Krông Pắc - Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk; Phía Nam giáp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk; Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, và tỉnh Gia Lai. b. Địa hình c. Khí hậu, thời tiết d. Tài nguyên thiên nhiên. * Tài nguyên đất: Đất đai huyện Ea Kar tương đối đa dạng, theo kết quả điều tra đất, trên địa bàn huyện có thể chia thành 06 nhóm đất chính như sau: 11 Bảng 2.1. Phân loại đất huyện Ea Kar Stt Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng cộng 103.747 100 I Nhóm đất đỏ vàng 61.640 59,41 1 Đất đỏ vàng trên đá Macma axit Fa 36.698 59,54 1.1 Đất đỏ vàng trên đá Macma axit Fa 1.029 2,8 1.2 Đất đỏ vàng trên đá Macma axit Fa 11.903 32,43 1.3 Đất đỏ vàng trên đá Macma axit Fa 10.038 27,35 1.4 Đất đỏ vàng trên đá Macma axit Fa 5.281 14,39 1.5 Đất đỏ vàng trên đá Macma axit Fa 2.383 6,49 1.6 Đất đỏ vàng trên đá Macma axit Fa 6.065 16,53 2 Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính Fk 7.975 12,94 3 Đất nâu vàng trên đá Mácma bazơ và trung tính Fu 344 0,56 4 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 16.623 26,97 4.1 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 1.045 6,29 4.2 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 2.311 13,9 4.3 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 137 0,82 4.4 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 1.307 7,86 4.5 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 4.927 29,64 4.6 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 6.897 41,49 II Nhóm đất phù sa 5.634 5,43 5 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Ps 4.075 72,33 6 Đất phù sa không được bồi chua Pe 1.011 17,94 7 Đất phù sa Glây Pg 504 8,94 8 Đất phù sa ngòi suối Py 44 0,78 III Nhóm đất xám (X) 32.429 31,26 9 Đất xám trên phù sa cổ X 1.410 4,35 10 Đất xám trên đá Macma axit và đá cát Xa 31.018 95,65 10.1 Đất xám trên đá Macma axit và đá cát Xa 7.890 25,44 10.2 Đất xám trên đá Macma axit và đá cát Xa 11.040 35,59 10.3 Đất xám trên đá Macma axit và đá cát Xa 10.188 32,84 10.4 Đất xám trên đá Macma axit và đá cát Xa 1.901 6,13 IV Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 2.622 2,53 11 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 1.629 62,12 12 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ Ho 993 37,88 V Nhóm đất đầm lầy và than bùn (T), đất lầy J 1.096 1,06 VI Nhóm đất đen R 326 0,31 13 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ Bazan Rk 136 41,75 14 Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá Bazan Ru 190 58,25 Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Ea Kar đến năm 2020 12 * Tài nguyên nước - Nước mặt: Huyện Ea Kar có mạng lưới sông suối khá dày với mật độ lưới sông từ 0,35 - 0,55km/ km 2; các sông suối chảy qua huyện gồm 2 dòng sông chính đó là Krông H’Năng và sông Krông Păk. - Nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn huyện chủ yếu vận động, tàng trữ trong thành tạo phun trào basalt độ sâu phân bố 15 đến 120m. * Tài nguyên rừng. * Tài nguyên khoáng sản. 2.1.2. Đặc điểm xã hội a. Dân số Năm 2013 dân số trung bình huyện Ea Kar là 149.203 người, mật độ dân số 143,81 người/km2 c. Dân trí. d. Truyền thống văn hoá 2.1.3. Đặc điểm kinh tế a. Tình hình nền kinh tế Qua bảng số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2008-2013 đạt 11,11%/năm. GTSX từ nông nghiệp lớn nhất với 3.409.698 triệu đồng chiếm 50,68% GTSX của toàn huyện năm 2013. Bảng 2.4. Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Ea Kar từ 2008 đến 2013 Stt Chỉ tiêu Tổng số (tr.đ) GTSX (tr.đ) Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản CN & XD Thƣơng mại dịch vụ Tổng số Trong đó: CN 1 Năm 2008 3.973.600 2.547.560 770.362 691.100 655.678 2 Năm 2009 4.310.143 2.617.735 972.041 879.192 720.367 3 Năm 2010 5.232.663 3.253.058 1.175.181 974.155 804.424 13 4 Năm 2011 6.009.724 3.503.044 1.640.954 1.390.804 865.726 5 Năm 2012 5.998.340 3.012.515 1.895.270 1.582.770 1.090.555 6 Năm 2013 6.727.711 3.409.698 2.074.813 1.730.813 1.243.200 Tốc độ tăng BQ (%) 11,11 6,00 21,91 20,16 13,65 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea Kar qua các năm 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR. 2.2.1. Quy mô phát triển cây hồ tiêu Tính đến năm 2013 diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện là 970 ha tăng 533 ha so với năm 2009, sản lượng đạt 2.570 tấn, NSBQ đạt 3,55 tấn khô/ha. Bảng 2.6. Diện tích, sản lượng và năng suất hồ tiêu huyện Ea Kar từ 2005-2013 Stt Chỉ tiêu Diện tích trồng (ha) Diện tích thu hoạch (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất BQ (tấn/ha) 1 Năm 2005 184 145 329,15 2,27 2 Năm 2006 217 163 466,18 2,86 3 Năm 2007 258 204 459,00 2,25 4 Năm 2008 363 278 745,04 2,68 5 Năm 2009 437 318 842,70 2,65 6 Năm 2010 485 387 1.114,56 2,88 7 Năm 2011 523 430 1.264,20 2,94 8 Năm 2012 750 572 1.864,72 3,26 9 Năm 2013 970 722 2.570,32 3,56 Nguồn: Niên giám thống kê
Tài liệu liên quan