Hội nhập vào xu thế chungcủanền kinhtế trong thời kì đổimới, các
ngân hàng Việt Nam đã có nhữngbước chuyển biến tíchcực nhằm góp phần
đưanền kinhtế phát triển.Với việc ápdụng những thànhtựu khoahọckỹ
thuật ngày càng góp phần thúc đẩy ngành ngân hàng đạt được nhữngbước
tiến tolớn. Cácsản phẩm ngân hàng ngày càng đadạng, phong phú manglại
nhiềulợi ích cho khách hàng trong đó códịchvụ thẻ. Đây làsản phẩmkết
hợp được những thànhtựuvề công nghệ thông tin và ngành tài chính ngân
hàng,một mãngdịchvụ đang được coi làcơhộimới cho các ngân hàngvới
sốlượng khách hàng tiềmnăngrấtlớn.
Với những ưu điểmvượt trội sovới hình thức thanh toánbằng tiềnmặt,
thẻ đã trở thànhmột phương tiện thanh toán thôngdụngtại cácnước phát
triển trên thế giới.Tại Việt Nam,dịchvụ thẻ nói chung và thẻnội địa nói
riêngcũng nhanh chóng phát triển và trở thành phương tiện thanh toán khá
phổ biến. Điều này được thể hiệnrất rõ ởsốlượng thẻ phát hành,sốlượng
máy ATM,mạnglưới chấp nhận thẻcũng như doanhsố thanh toán thẻcủa
các NHTMtăng trưởng khá nhanh trong nhữngnămvừa qua. Bêncạnh
nhữngbước tiếnmạnhmẽ thì thị trường thẻ Việt Namvẫn cònmộtsốbấtcập.
Đó chính là lý do tôi chọn đề tài nghiêncứu:“Phát triểndịchvụ thẻnội địa
tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình ịnh” để nghiêncứu
nhằm góp phần giải quyết nhữngvấn đềvề thực tiễn phát triểndịchvụ thẻnội
địacủa Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định nói riêng và các
NHTM nói chung.
101 trang |
Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, chi nhánh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ TƯỜNG VY
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Á CHÂU, CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ TƯỜNG VY
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Á CHÂU, CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN
Đà Nẵng - Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận Văn
Lê Thị Tường Vy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2
5. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ
NỘI ĐỊA CỦA NHTM .................................................................................... 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA CỦA NHTM ..................... 6
1.1.1. Khái niệm và phân loại .................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm .......................................................................................... 9
1.1.3. Các chủ thể tham gia vào dịch vụ thẻ nội địa. ............................... 11
1.1.4. Những lợi ích trong dịch vụ thẻ nội địa ......................................... 13
1.1.5. Rủi ro trong dịch vụ thẻ nội địa ..................................................... 16
1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA CỦA NHTM ......................... 21
1.2.1. Nội dung phát triển dịch vụ thẻ nội địa: ........................................ 21
1.2.2. Các tiêu chí phản ánh kết quả phát triển dịch vụ thẻ nội địa của
NHTM ............................................................................................................. 24
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ thẻ nội
địa của NHTM ................................................................................................. 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................ 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ NỘI
ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHẤU – CHI NHÁNH BÌNH
ĐỊNH .............................................................................................................. 33
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH
BÌNH ĐỊNH. ................................................................................................... 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................... 33
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ................................................................. 33
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý .................................................................. 34
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Bình Định ..................... 36
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH ................................. 42
2.2.1. Môi trường kinh doanh dịch vụ thẻ nội địa ................................... 42
2.2.2. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ nội địa Ngân hàng TMCP Á
Châu – Chi nhánh Bình Định .......................................................................... 45
2.2.3. Kết quả phát triển dịch vụ thẻ nội địa của Ngân hàng TMCP Á
Châu – Chi nhánh Bình Định .......................................................................... 49
2.2.4. Đánh giá chung về phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP
Á Châu – Chi nhánh Bình Định ...................................................................... 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH ........ 64
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................................. 64
3.1.1. Chiến lược kinh doanh thẻ của Hội sở ACB ................................. 64
3.1.2. Định hướng kinh doanh thẻ của ACB Bình Định trong thời gian
tới .................................................................................................................. 66
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH ................................. 67
3.2.1. Phát triển số lượng khách hàng và giảm bớt số lượng thẻ “non
active” .............................................................................................................. 67
3.2.2. Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ ......................................... 70
3.2.3. Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực ............................. 75
3.2.4. Chú trọng công tác quảng cáo, truyền thông ................................. 75
3.2.5. Mở rộng và củng cố mạng lưới ...................................................... 77
3.2.6. Tăng cường công tác quản trị rủi ro .............................................. 78
3.3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 82
3.3.1. Đối với NHNN ............................................................................... 82
3.3.2. Đối với ACB .................................................................................. 83
3.3.3. Đối với Hiệp hội thẻ Việt Nam ...................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Ý nghĩa
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
ACB Bình Định Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định
ATM Máy rút tiền tự động
CNVCNN Công nhân viên chức Nhà nước
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
KPP Kênh phân phối
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHPH Ngân hàng phát hành
NHTM Ngân hàng thương mại
PGD Phòng giao dịch
POS Điểm chấp nhận dịch vụ
TCPHT Tổ chức phát hành thẻ
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TTT Trung tâm thẻ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Huy động vốn của ACB Bình Định từ 2012 – 2014 36
2.2 Dư nợ của ACB Bình Định từ năm 2012 – 2014 38
2.3 Thu nhập dịch vụ của ACB Bình Định từ 2012 – 2014 40
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Bình Định từ
2012 – 2014 41
2.5 Vị thế của ACB Bình Định so với các ngân hàng tại
địa phương 43
2.6 Tình hình hoạt động thẻ tại địa phương. 44
2.7 Số lượng thẻ nội địa phát hành tại ACB Bình Định từ
2012-2014 50
2.8 Số lượng thẻ không hoạt động, thẻ hủy từ 2012-2014 51
2.9 Số dư tài khoản thẻ tại ACB Bình Định từ 2012-2014. 52
2.10 Doanh số giao dịch qua thẻ nội địa tại ACB Bình Định
từ 2012-2014 53
2.11 Cơ cấu dịch vụ thẻ nội địa tại ACB Bình Định từ
2012-2014 53
2.12 Giao dịch qua ATM/POS có tra soát khiếu nại tại
ACB Bình Định từ 2012-2014 54
2.13 Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ nội địa tại ACB
Bình Định từ 2012-2014 58
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập vào xu thế chung của nền kinh tế trong thời kì đổi mới, các
ngân hàng Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực nhằm góp phần
đưa nền kinh tế phát triển. Với việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật ngày càng góp phần thúc đẩy ngành ngân hàng đạt được những bước
tiến to lớn. Các sản phẩm ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú mang lại
nhiều lợi ích cho khách hàng trong đó có dịch vụ thẻ. Đây là sản phẩm kết
hợp được những thành tựu về công nghệ thông tin và ngành tài chính ngân
hàng, một mãng dịch vụ đang được coi là cơ hội mới cho các ngân hàng với
số lượng khách hàng tiềm năng rất lớn.
Với những ưu điểm vượt trội so với hình thức thanh toán bằng tiền mặt,
thẻ đã trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng tại các nước phát
triển trên thế giới. Tại Việt Nam, dịch vụ thẻ nói chung và thẻ nội địa nói
riêng cũng nhanh chóng phát triển và trở thành phương tiện thanh toán khá
phổ biến. Điều này được thể hiện rất rõ ở số lượng thẻ phát hành, số lượng
máy ATM, mạng lưới chấp nhận thẻ cũng như doanh số thanh toán thẻ của
các NHTM tăng trưởng khá nhanh trong những năm vừa qua. Bên cạnh
những bước tiến mạnh mẽ thì thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn một số bất cập.
Đó chính là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển dịch vụ thẻ nội địa
tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định” để nghiên cứu
nhằm góp phần giải quyết những vấn đề về thực tiễn phát triển dịch vụ thẻ nội
địa của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định nói riêng và các
NHTM nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ nội địa
của NHTM.
2
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại ACB
Bình Định, xác định những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại ACB
Bình Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ thẻ nội
địa tại ACB Bình Định.
Phạm vi:
- Về nội dung: phát triển dịch vụ thẻ nội địa của ngân hàng.
- Về thời gian: Trong ba năm 2012, 2013 và 2014.
- Về không gian: nghiên cứu phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại Ngân
hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Bình Định, Tỉnh Bình Định.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: thống kê mô tả, thu thập và xử lý thông tin từ
các nguồn tìm kiếm từ đó phân tích diễn giải.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn kết
hợp với lý luận để đưa ra giải pháp cho vấn đề đặt ra.
Phương pháp lịch sử
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Đề tài thực hiện thành công sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về
phát triển dịch vụ thẻ nội địa của NHTM, giúp Ban lãnh đạo ACB Bình Định
sẽ có được cái nhìn đúng đắn về thực trạng dịch vụ thẻ nội địa tại đơn vị mình
cả góc nhìn từ chính những người trong đơn vị lẫn ý kiến của khách hàng.
Quan trọng hơn đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp giúp chi nhánh hoàn thiện
hơn nữa hoạt động phát triển dịch vụ thẻ nội địa, góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh thẻ tại chi nhánh.
3
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và mục
lục, gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ nội địa của NHTM.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại Ngân hàng
TMCP Á Châu chi nhánh Bình Định.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại Ngân hàng
TMCP Á Châu chi nhánh Bình Định.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả đã đọc và nghiên cứu một số
nguồn tài liệu sau đây:
TS. Vũ Văn Thực; Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam; Tháng 11-12/2012; Tạp chí phát triển và hội
nhập. Nội dung của nghiên cứu này đã trình bảy khá rõ về thực trạng dịch vụ
thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở
những nguyên nhân tồn tại, tác giả đã đề ra một số giải pháp để phát triển dịch
vụ thẻ tại Agribank cụ thể như: đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ; Tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; Chính sách phí phát hành; Tăng cường
công tác tiếp thị quảng cáo.
Phạm Thị Bích Hạnh; Định hướng phát triển Thẻ thanh toán trong nền
kinh tế Việt Nam; 2008; Tạp chí công nghệ ngân hàng. Trong đề tài này tác
giả đã đề cập về sự cần thiết của thẻ thanh toán trong xã hội hiện đại, đánh giá
những kết quả đạt được về phát triển dịch vụ thẻ. Trên cơ sở định hướng phát
triển thanh toán không dùng tiền mặt tác giả đã đề xuất các giải pháp phát
triển thẻ thanh toán ở Việt Nam. Bên cạnh những vấn đề được giải quyết, đề
tài vẫn còn những tồn tại: Đề tài nghiên cứu đã được thực hiện trong những
4
năm trước nên không còn phù hợp với điều kiện hiện tại do có nhiều thay đổi
trong các chính sách chung.
Trần Công Sơn; Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Chi nhánh ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lai; Năm 2013; Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh; Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã giải quyết những nội dung sau: hệ thống
hóa các vấn đề lý luận chung về phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, làm rõ nội
dung và các tiêu chí phát triển dịch vụ thẻ. Tác giả đã phân tích thực trạng,
qua đó đánh giá được những kết quả, những hạn chế trong việc phát triển dịch
vụ thẻ tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lai. Nghiên cứu và
đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh
ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lai.
Đỗ Quang Thạch; Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam; 2012;
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã giải quyết
được những nội dung sau: Nêu ra những lý luận chung như: khái niệm, tiện
ích, rủi ro của dịch vụ thẻ, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh thẻ của NHTM. Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát
triển dịch vụ kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho
khách hàng, tạo sự hài lòng và tin cậy, củng cố duy trì và phát triển thị phần
thẻ tại địa phương. Tuy nhiên đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động kinh
doanh thẻ quốc tế đặc biệt là thẻ tín dụng, không phù hợp với thực trạng và
tồn tại của ACB Bình Định.
Trần Thu Thảo; Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu –
Chi nhánh Thủ Đức; Năm 2013; Luận văn Thạc sĩ; Đại học Ngân hàng TP Hồ
Chí Minh. Đề tài đã giải quyết được những nội dung sau: nêu ra những lý
luận chung như khái niệm, đặc điểm, chủ thể tham gia, quy trình phát hành
5
thẻ ngân hàng. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng
TMCP Á Châu – Chi nhánh Thủ Đức, bao gồm thực trạng về xác định nhiệm
vụ, mục tiêu kinh doanh thẻ trong những năm gần đây, thực trạng về phân
đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và triển khai các chiến lược
kinh doanh thẻ. Trên cơ sở đó nêu ra những ý kiến đánh giá của khách hàng
về dịch vụ thẻ và đánh giá của chính tác giả về những thành công đạt được
cũng như những tồn tại của hoạt động phát triển dịch vụ thẻ hiện tại của Ngân
hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thủ Đức. Tuy nhiên đề tài vẫn còn tồn tại:
tập trung nghiên cứu, phân tích và đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ
thẻ quốc tế, ít đề cập đến thẻ nội địa. Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP
Á Châu – Chi nhánh Thủ Đức, khác địa bàn hoạt động kinh doanh nên không
áp dụng trực tiếp vào thực trạng hoạt động và những tồn tại ở ACB Bình Định
6
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THẺ NỘI ĐỊA CỦA NHTM
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA CỦA NHTM
1.1.1. Khái niệm và phân loại
a. Khái niệm
Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ (thường là ngân
hàng) phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản
được các bên thỏa thuận.
Thẻ ngân hàng được làm bằng plastic theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế
và bao gồm các yếu tố: Nhãn hiệu thương mại của thẻ (Visa, Master...); Tên
và logo của ngân hàng phát hành thẻ; Loại thẻ (ATM, debit, prepaid,
credit...); Thời hạn hiệu lực của thẻ; Hạng thẻ (Chuẩn, vàng, bạch kim...); Số
thẻ, tên chủ thẻ, các yếu tố bảo mật. Ngoài ra trên thẻ còn có tên công ty chịu
trách nhiệm thanh toán hoặc thêm một số yếu tố khác theo quy định của tổ
chức thẻ quốc tế.
Thẻ nội địa là thẻ do tổ chức phát hành thẻ phát hành sử dụng thay thế
tiền mặt để thanh toán hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi quốc gia
và đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Thông thường, thẻ nội
địa của các NHTM phát hành chỉ sử dụng tại hệ thống máy ATM và mạng
lưới các đơn vị chấp nhận thẻ của ngân hàng phát hành và ngân hàng đại lý,
ngân hàng liên kết với ngân hàng phát hành trong phạm vi một nước.
b. Phân loại thẻ nội địa
Có nhiều tiêu thức phân loại thẻ khác nhau, chẳng hạn:
· Theo tính chất thanh toán của thẻ:
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ
7
trong hạn mức tín dụng tuần hoàn được cấp và chủ thẻ phải thanh toán toàn
bộ các khoản dư nợ phát sinh theo quy định. Thẻ tín dụng là phương thức
thanh toán cho phép người sử dụng chi tiêu trước trả tiền sau. Tại thời điểm
khách hàng thanh toán hàng hóa dịch vụ, ngân hàng sẽ đứng ra tạm ứng thanh
toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ và sau đó sẽ tiến hành thu hồi
khoản tiền này từ khách hàng sau một khoảng thời gian nhất định theo thỏa
thuận giữa ngân hàng và chủ thẻ. Khoảng thời gian kể từ khi thẻ được dùng
để thanh toán hàng hóa tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có độ dài
tùy thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của từng tổ chức thẻ khác nhau. Nếu chủ
thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành
thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ.
Tuy vậy nếu hết thời gian này mà chủ thẻ vẫn chưa thanh toán hoặc chưa
thanh toán hết dư nợ cuối kỳ cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ phải chịu những
khoản phí và lãi chậm trả trên dư nợ còn lại. Sau khi thanh toán hết dư nợ
phát sinh trong kỳ, hạn mức tín dụng của chủ thẻ sẽ được khôi phục như ban
đầu. Đây chính là tính chất tuần hoàn của thẻ tín dụng.
Ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành thẻ tín dụng cho khách
hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng. Khả
năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên các tiêu chí như: thu nhập, tình
hình chi tiêu, uy tín, mối quan hệ sẵn có với các tổ chức tài chính, tài sản thế
chấp... của khách hàng. Khi sử dụng thẻ, thay bằng tiền mặt, chủ thẻ xuất
trình thẻ của mình tại các điểm cung ứng hàng hóa dịch vụ có chấp nhận thẻ
để thanh toán.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): Là thẻ kết nối với tài khoản, cho phép
khách hàng có thể rút tiền trong tài khoản của mình tại các máy ATM hoặc
thực hiện các giao dịch mua sắm hàng hóa, thanh toán hóa đơn.
Giống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng là phương tiện thanh toán
8
không dùng tiền mặt. Nó cho phép khách hàng tiếp cận với số dư tài khoản
của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hóa dịch vụ tại
các ĐVCNT hoặc thực hiện các giao dịch liên quan tới tài khoản tại các máy
ATM. Mức chi tiêu của chủ thẻ phụ thuộc chủ yếu vào số dư trong tài khoản.
Ngân hàng giữ vai trò cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ và thu phí dịch vụ. Đối
với thẻ ghi nợ, giữa ngân hàng và khách hàng không diễn ra quá trình cho vay
tín dụng, không có việc phân loại khách hàng nên mọi khách hàng chỉ cần có
tài khoản tại ngân hàng đều có thể tiếp cận với sản phẩm thẻ ghi nợ của ngân
hàng. Chính vì vậy về mức độ có thể thay thế tiền mặt, thẻ ghi nợ chiếm ưu
thế vượt trội hơn so với thẻ tín dụng.
- Thẻ trả trước (Prepaid Card): Là loại thẻ do các ngân hàng và tổ
chức tín dụng phát hành cho phép khách hàng nộp trước một khoản tiền và
dùng để thanh toán khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ. Tính năng sử dụng của
thẻ trả trước giống như thẻ ghi nợ. Nhưng có một sự khác biệt là thẻ không
kết nối với tài khoản, chủ thẻ phải