Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum

1. Tính cấp thiết chọn đề tài Huyện Tu Mơ Rông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, trung tâm của huyện cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 80km về phía Bắc theo Quốc lộ 14 và Quốc lộ 40B đi qua địa bàn huyện, tổng diện tích tự nhiên là 85.744ha, với dân số là 25.835 người, chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng chiếm hơn 95% tổng dân số toàn huyện.Những năm vừa qua, nền kinh tế của huyện Tu Mơ Rông cũng đã đạt được một số chỉ tiêu tăng trưởng đáng kể. Giai đoạn từ năm 2015-2018 từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nhiều nguồn vốn hợp pháp khác, huyện Tu Mơ Rông đã đầu tư hơn 569 tổng số dự án với tổng vốn đầu tư hơn 298.404 triệu đồng (chưa bao gồm nguồn vốn TPCP).Công tác QLNN về đầu tư c,ông trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông cũng đã đạt được nhiều kết quả nhất định, các dự án đã được đầu tư xây dựng hoàn thành, góp phần thúc đẩy phát triển, tăng trưởng nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được đó, công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông vẫn còn một số tồn tại một số vướng mắc, hạn chế nhất định.Nhưng cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có được công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về vấn đề công tác QLNN về đầu tư công được thực hiện ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Do vậy, với trách nhiệm là một cán bộ đang sống, công tác và làm việc trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tôi nhận thấy sự quan trọng và cần thiết cấp bách của vấn đề là phải tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư công để áp dụng thực hiện trên địa bàn huyện, nên tôi đã xác định chọn hướng nghiên cứu “Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum” để làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình. Với nội dung luận văn này, tôi hy vọng sẽ nâng cao hiệu lực và mang lại nhiều kết quả nhất định trong công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông trong thời gian tới.

pdf26 trang | Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 11/04/2025 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÁP VĂN HOÀNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết chọn đề tài Huyện Tu Mơ Rông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, trung tâm của huyện cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 80km về phía Bắc theo Quốc lộ 14 và Quốc lộ 40B đi qua địa bàn huyện, tổng diện tích tự nhiên là 85.744ha, với dân số là 25.835 người, chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng chiếm hơn 95% tổng dân số toàn huyện. Những năm vừa qua, nền kinh tế của huyện Tu Mơ Rông cũng đã đạt được một số chỉ tiêu tăng trưởng đáng kể. Giai đoạn từ năm 2015-2018 từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nhiều nguồn vốn hợp pháp khác, huyện Tu Mơ Rông đã đầu tư hơn 569 tổng số dự án với tổng vốn đầu tư hơn 298.404 triệu đồng (chưa bao gồm nguồn vốn TPCP). Công tác QLNN về đầu tư c,ông trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông cũng đã đạt được nhiều kết quả nhất định, các dự án đã được đầu tư xây dựng hoàn thành, góp phần thúc đẩy phát triển, tăng trưởng nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được đó, công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông vẫn còn một số tồn tại một số vướng mắc, hạn chế nhất định. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có được công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về vấn đề công tác QLNN về đầu tư công được thực hiện ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Do vậy, với trách nhiệm là một cán bộ đang sống, công tác và làm việc trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tôi nhận thấy sự quan trọng và cần thiết cấp bách của vấn đề là phải tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư công để áp dụng thực hiện trên địa bàn huyện, nên tôi đã xác định chọn hướng nghiên cứu “Quản lý Nhà nước về đầu tư 2 công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum” để làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình. Với nội dung luận văn này, tôi hy vọng sẽ nâng cao hiệu lực và mang lại nhiều kết quả nhất định trong công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Luận văn nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đầu tư công ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum trong những năm vừa qua, đồng thời cũng đánh giá, phân tích và đề xuất một số nhiệm vụ quan trọng để hoàn thiện công tác QLNN về đầu tư công từ nguồn ngân sách Nhà nước ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Rà soát, lập lại tất cả những cơ sở lý luận về QLNN về đầu tư công. - Đánh giá sát với thực trạng công tác QLNN về đầu tư công ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. - Xây dựng, đưa ra các nhiệm vụ sát với công việc thực hiện, sát với điều kiện thực tế để hoàn thiện công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum trong những năm tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác QLNN về đầu tư công ở huyện Tu Mơ Rông. - Phạm vi nghiên cứu: Công tác QLNN về đầu tư công ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. 3 - Mốc thời gian: Rà soát, xác nhận lại thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đầu tư công ở huyện trong khoảng thời gian 2015- 2018 và đề xuất đưa các giải pháp có hiệu quả để có cơ sở thực hiện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu + Dữ liệu thứ cấp: Tổng hợp tất cả các nguồn số liệu của các cơ quan như: Thống kê huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Phòng Tài chính Kế hoạch, Báo cáo của các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, báo cáo của UBND huyện trong giai đoạn thực hiện + Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua việc điều tra trong năm 2018. Thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra gửi bảng câu hỏi thu thập với số lượng hơn 100 mẫu, đối tượng khảo sát và thu thập thông tin là người dân thụ hưởng trực tiếp từ các dự án đầu tư công, các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, các doanh nghiệp, các đơn vị có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. 4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Tất cả các nguồn dữ liệu thứ cấp được tổng hợp, xử lý bằng các phương pháp như: phân nhóm, so sánh, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp nội suy, tổng hợp, phương pháp phân tích chỉ số, phương pháp tỷ lệ. Các dữ liệu sơ cấp được xử lý dưới dạng Min, Max, Mean, Mode cùng với một số kiểm định thống kê như: kiểm định phương sai, kiểm định sự khác biệt T-test. 4.3. Phương pháp phân tích Trong thời gian nghiên cứu tác giả dùng tổng hợp các phương pháp phân tích sau: - Phương pháp khảo cứu tài liệu: Để tổng hợp và hệ thống hoá 4 các cơ sở lý thuyết và hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước, các nghiên cứu khoa học để phân tích, làm rõ về lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư công hiện nay. - Phân tích thống kê: Sử dụng phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian và phương pháp phân tích tương quan. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Dựa trên các tài liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu của các đơn vị có liên quan để phân tích, làm rõ những thực trạng về QLNN về đầu tư công từ nguồn ngân sách Nhà nước. 5. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng công tác QLNN về Đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông như thế nào? - Những Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông trong thời gian đến? 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Đối với, công tác QLNN về đầu tư công ở nước ta được thực hiện theo quy định Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn triền khai thực hiện của trung ương và địa phương. Do vậy, trong quá trình làm luận văn, ngoài tham khảo các văn bản pháp luật quy định của Nhà nước, tác giả đã thao khảo các giáo trình có liên quan để phục vụ cho nghiên cứu của mình như: Giáo trình QLNN về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội của GS.TS Phan Huy Đường; Giáo trình Kinh tế phát triển của PGS. TS. Bùi Quang Bình; Bài giảng Kinh tế đầu tư dành cho các lớp sau đại học của TS. Lê Bảo. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng luận văn tác giả đã nghiên cứu tham khảo một số tài liệu để phục vụ cho đề tài Quản lý Nhà nước 5 về Đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông như: Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ NSNN của Nguyễn Minh Phong (2013); Kinh nghiệm quản lý đầu tư công tại Nhật Bản và Vương Quốc Anh của Hà Thị Tuyết Minh (2016); Thấy gì từ kinh nghiệm quản lý đầu tư công tại Trung Quốc và Brazil của Nguyễn Thị Kim Chung (2017); Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư công cho vùng Trung Bộ vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của Hoàng Dương Việt Anh (2015) 7. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học của luận văn Nhằm đánh giá lại thực trạng công tác quản lý về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông trong những năm qua, xác định được những ưu điểm cần phát huy, bên cạnh đó cần rà soát, xác định lại các nhiệm vụ trọng tâm, đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới để công tác quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đạt được hiệu quả cao nhất. 8. Cấu trúc của luận văn Phần nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đầu tư công Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƢ CÔNG VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG 1.1.1. Một số khái niệm a. Khái niệm Đầu tư công Hiên nay, có rất nhiều khái niệm về đầu tư công, theo quy định tại Luật Đầu tư công thì: Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. b. Đặc điểm đầu tư công - Đầu tư công của ngân sách Nhà nước là khoản chi tích lũy. - Quy mô và cơ cấu chi đầu tư công của Ngân sách Nhà nước không cố định và phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. - Chi đầu tư công phải gắn chặt chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. - Đầu tư công thường đòi hỏi lượng vốn lớn và vốn này nằm khê đọng không vận động trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. - Hoạt động đầu tư công mang tính chất lâu dài. c. Vai trò của đầu tư công trong nền kinh tế. - Đầu tư công góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Đầu tư công đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 7 - Đầu tư công góp phần định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của quốc gia. - Đầu tư công làm gia tăng tổng cung và làm gia tăng tổng cầu của xã hội. - Đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Khi tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng và giá cân bằng cũng tăng. - Đầu tư công định vị và củng cố nền kinh tế trong mối quan hệ của khu vực và quốc tế. Tạo niềm tin và động lực cho các nguồn đầu tư khác vào trong nước góp phần tăng trưởng kinh tế. - Đầu tư công góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thu nhập cho toàn xã hội. d. Khái niệm quản lý đầu tư công Quản lý đầu tư công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu nhà nước trong các dự án công, ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án, kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí Ngân sách nhà nước; đảm bảo hoạt động đầu tư công đạt được tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất. 1.1.2. Nguyên tắc quản lý đầu tƣ công - Tuân thủ các quy định của Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. - Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của đất nước và quy hoạch có liên 8 quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. - Thực hiện đúng tinh thần trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. - Quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư không tràn lang, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối các nguồn lực; không gây thất thoát, lãng phí. - Bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình hoạt động đầu tư công. 1.1.3. Vai trò của quản lý đầu tƣ công - Có tác động lớn đến sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của địa phương. - Tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công. - Nâng cao hiệu quả của việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, phát triển hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội ở địa phương. - Thực hiện các biện pháp đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ đề ra, ngăn ngừa các tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả. 1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG CỦA HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM 1.2.1. Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trƣơng, kế hoạch đầu tƣ công a. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách cấp huyện b. Lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân
Tài liệu liên quan