Trongnền kinhtế thị trường hiện nay, ngân hàng làmột
loại hình tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng – làmạch
máucủanền kinhtế. Có thể xem đây làmột ngành kinhtếtổnghợp,
là trung tâm thanh toán, tíndụng và đặc biệt làmột trong những
ngành huyếtmạch quyết định đếnsự phát triểncủamột quốc gia, có
ảnhhưởngmạnhmẽ đến các hoạt động kinh doanhcủa doanh
nghiệp, tâm lýcủa người dân và các chủ thể khác trongnền kinhtế.
Do hoạt động kinh doanhcủa ngân hàngrất nhạycảm, liên quan đến
nhiều đốitượng khách hàng khác nhau, đồng thờicũng chịusự tác
độngcủa nhiều nhântố khách quan và chủ quan như kinhtế, chính
trị, xãhội nên có thể nói hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng khó
tránh khỏinhữngrủi ro tiềm ẩn.
Trong thựctế hoạt động kinh doanhcủa các NHTMnước
ta, hoạt động tíndụng có vai trò chủyếu nênrủi ro trong hoạt động
ngân hàng phầnlớn làrủi ro tíndụng. Đâyvừa là hoạt động manglại
nhiềulợi nhuận nhưngcũnglại làlĩnhvực tiềm ẩn nhiềurủi ro.
Chính vì thế,vấn đềtồn tại vàbức xúc nhấthiện nay trong hoạt động
ngân hàng là các khoảnnợ cóvấn đề và làm thế nào để quản trị loại
rủi ro này.Tỷlệnợ cóvấn đề thấpsẽ chứng minh chấtlượng tín
dụng cao, và khitỷlệ này quá caosẽ đặt ngân hàng vào nguycơrủi
ro lớn. Có thể nói, nợ cóvấn đề làmột hình thức biểuhiệncụ thểcủa
rủi ro tíndụng, là nguyên nhân gây thất thoátvốn
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản trị nợ có vấn đề trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
VÕ THỊ THÚY HẰNG
QUẢN TRỊ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
– CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng – Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân
Phản biện 2: TS. Trịnh Thị Thúy Hồng
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà
Nẵng vào ngày 26 tháng 01 năm 2015.
Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng là một
loại hình tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng – là mạch
máu của nền kinh tế. Có thể xem đây là một ngành kinh tế tổng hợp,
là trung tâm thanh toán, tín dụng và đặc biệt là một trong những
ngành huyết mạch quyết định đến sự phát triển của một quốc gia, có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, tâm lý của người dân và các chủ thể khác trong nền kinh tế.
Do hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm, liên quan đến
nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đồng thời cũng chịu sự tác
động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính
trị, xã hộinên có thể nói hoạt động kinh doanh của ngân hàng khó
tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn.
Trong thực tế hoạt động kinh doanh của các NHTM nước
ta, hoạt động tín dụng có vai trò chủ yếu nên rủi ro trong hoạt động
ngân hàng phần lớn là rủi ro tín dụng. Đây vừa là hoạt động mang lại
nhiều lợi nhuận nhưng cũng lại là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chính vì thế, vấn đề tồn tại và bức xúc nhất hiện nay trong hoạt động
ngân hàng là các khoản nợ có vấn đề và làm thế nào để quản trị loại
rủi ro này. Tỷ lệ nợ có vấn đề thấp sẽ chứng minh chất lượng tín
dụng cao, và khi tỷ lệ này quá cao sẽ đặt ngân hàng vào nguy cơ rủi
ro lớn. Có thể nói, nợ có vấn đề là một hình thức biểu hiện cụ thể của
rủi ro tín dụng, là nguyên nhân gây thất thoát vốnChính vì những
hệ lụy như trên, việc tìm ra hướng quản trị nợ có vấn đề là một
nhiệm vụ hết sức cấp bách của các ngân hàng hiện nay nhằm lành
mạnh hóa hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho các NHTM thực
hiện tốt nghiệp vụ kinh doanh của mình trong lĩnh vực tín dụng và
2
góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Làm tốt
công tác này, không chỉ đảm bảo tính ổn định trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng mà còn góp phần đưa nền kinh tế phát triển
lành mạnh.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Quản trị nợ có vấn đề
trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank) – CN Hùng Vương” được lựa chọn nhằm giảm thiểu rủi
ro trong hoạt động cho vay tại Eximbank Hùng Vương, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của CN.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị nợ có vấn
đề trong hoạt động cho vay của NHTM.
Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị nợ có vấn
đề trong hoạt động cho vay tại Eximbank Hùng Vương.
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nợ có
vấn đề trong hoạt động cho vay tại Eximbank Hùng Vương trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những lý luận và thực
tiễn về quản trị nợ có vấn đề trong hoạt động cho vay tại Eximbank
Hùng Vương, xác định đúng các khoản nợ có vấn đề và có biện pháp
phù hợp để quản trị.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Cách tiếp cận của đề tài là nghiên
cứu công tác quản trị nợ có vấn đề trong hoạt động cho vay khi nó đã
xảy ra, không bao gồm tất cả các vấn đề về rủi ro tín dụng và việc
ngăn ngừa các khoản nợ có vấn đề này.
- Về không gian: tại Ngân hàng Eximbank Hùng Vương
3
- Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2013.
4. Cách tiếp cận nghiên cứu:
Nghiên cứu quy trình quản trị nợ có vấn đề qua các tài liệu
tham khảo và lý luận về mặt học thuật. Khảo sát thực tế, đánh giá
những thành công và mặt hạn chế trong công tác quản trị nợ có vấn
đề tại Eximbank Hùng Vương; tìm ra những nguyên nhân, trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị, tăng cường và nâng cao công
tác quản trị nợ có vấn đề nhằm tránh rủi ro và đảm bảo hoạt động tín
dụng có hiệu quả.
5. Câu hỏi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Bố cục của đề tài: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nợ có vấn đề trong
hoạt động cho vay của NHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị nợ có vấn đề tại
Eximbank Hùng Vương.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nợ có
vấn đề tại Eximbank Hùng Vương.
8. Tổng quan tài liệu
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM
1.1.1. Định nghĩa
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín
dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc có
hoàn trả gốc và lãi.
4
1.1.2. Nguyên tắc cho vay
- Nguyên tắc hoàn trả.
- Nguyên tắc mục đích.
- Nguyên tắc vay có đảm bảo.
1.1.3. Phân loại hoạt động cho vay của NHTM
- Phân loại theo thời hạn vay.
- Phân loại theo phương thức cho vay.
- Phân loại cho vay theo TSĐB.
1.2. CÁC KHOẢN NỢ CÓ VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA NHTM
1.2.1. Định nghĩa nợ có vấn đề
“Nợ có vấn đề là các khoản nợ mà khách hàng không trả gốc
và lãi đúng hạn, hoặc không trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng
tín dụng và cả các khoản vay trong hạn nhưng có dấu hiệu không an
toàn có thể dẫn đến rủi ro” [1].
- Xét về góc độ kế toán: nợ có vấn đề bao gồm các khoản nợ
từ nhóm 2 đến nhóm 5 ở nội bảng và các khoản nợ đã được xử lý rủi
ro bằng nguồn dự phòng của NHTM, nợ được Chính phủ cấp nguồn
xử lý đang hạch toán ở tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán.
- Xét về bản chất: Nợ có vấn đề là các khoản tín dụng cấp
cho khách hàng có dấu hiệu không thu hồi được theo đúng cam kết
trong hợp đồng tín dụng. Nợ có vấn đề bao gồm những khoản vay
trong hạn tiềm ẩn rủi ro; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, kể
cả chưa quá hạn và đã quá hạn; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm
lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi; nợ thanh toán không
đúng kỳ hạn, đã quá hạn thanh toán (nợ quá hạn thông thường, nợ
khó đòi, nợ chờ xử lý, nợ khoanh, nợ tồn đọng cả ở nội bảng và
ngoại bảng cân đối kế toán ngân hàng).
5
1.2.2. Phân loại nợ có vấn đề
a. Phân loại nợ theo phương pháp định tính (theo điều 11-
Thông tư số 01/VBHN-NHNN)
b. Phân loại nợ theo phương pháp định lượng (theo điều
10 - Thông tư số 01/VBHN-NHNN)
1.2.3. Phân biệt nợ có vấn đề và nợ xấu trong ngân hàng
a. Khái niệm nợ xấu: Tại Việt Nam, nợ xấu theo khoản 8
Điều 3 của Thông tư số 01/VBHN-NHNN “là các khoản nợ thuộc các
nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có
khả năng mất vốn)”. [7]
b. Phân biệt nợ có vấn đề và nợ xấu: nợ xấu là một bộ phận
trong thuật ngữ “nợ có vấn đề” của NHTM.
Có thể khái quát hóa: Nợ có vấn đề = Nợ xấu (các khoản nợ
từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong bảng) + nợ nhóm 2 + các khoản nợ đã
xử lý đang hạch toán ngoại bảng.
1.2.4. Tác động của nợ có vấn đề đối với NHTM và nền
kinh tế
a. Đối với các NHTM
- Trước hết, nợ có vấn đề làm giảm lợi nhuận của các NHTM.
- Thứ hai, nợ có vấn đề sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng.
- Thứ ba, nợ có vấn đề làm ảnh hưởng xấu đến khả năng
thanh toán và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.
- Thứ tư, nợ có vấn đề làm cản trở quá trình hội nhập của các
NHTM.
b. Đối với nền kinh tế: nợ có vấn đề làm ảnh hưởng tới hoạt
động kinh doanh của ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
của nền kinh tế.
6
1.3. SỰ CẦN THIẾT VÀ NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ NỢ CÓ VẤN ĐỀ
1.3.1. Sự cần thiết phải quản trị nợ có vấn đề
1.3.2. Nhiệm vụ của hoạt động quản trị nợ có vấn đề
- Hoạch định phương hướng nhằm nhận biết các dấu hiệu,
xác định nguyên nhân dẫn đến các khoản cho vay có vấn đề.
- Tổ chức cơ cấu và xác định công việc cụ thể cần làm liên
quan đến hoạt động quản trị nợ có vấn đề.
- Lãnh đạo nhân viên thực hiện xử lý và giải quyết hậu quả
do nợ có vấn đề gây ra một cách nghiêm túc.
- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng
kế hoạch đã hoạch định.
1.4. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NỢ CÓ VẤN ĐỀ
1.4.1. Xác định khoản nợ có vấn đề
a. Các dấu hiệu từ phía khách hàng
- Nhóm 1: Dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng.
- Nhóm 2: Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của
khách hàng.
- Nhóm 3: Các dấu hiệu liên quan đến các thông tin tài
chính, kế toán của khách hàng.
b. Các dấu hiệu từ khoản vay
- Khoản vay thường xuyên chậm trả lãi.
- Hồ sơ cho vay thiếu chặt chẽ, thông tin trong hồ sơ vay bị
nghi ngờ; giá trị thực tế của TSĐB thấp; Qui trình cho vay không được
tuân thủ theo đúng qui định; CBTD có mối quan hệ với khách hàng.
c. Các dấu hiệu khác: như khó khăn trong việc phát triển
sản phẩm, sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá, thị hiếu, kỹ thuật mới hay
mất nhà cung ứng hoặc xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh.
7
Những nguyên nhân thường gây ra vấn đề trong các khoản
vay thương mại và kinh doanh có thể được chia ra làm 4 loại, là:
quản lý sai, suy giảm tài chính, bất lợi khác và lừa dối.
1.4.2. Đánh giá khoản nợ có vấn đề
Sau khi CBTD đã thu nhập được nhiều thông tin, bước tiếp
theo là liên lạc trực tiếp với khách hàng để đánh giá khoản nợ này.
1.4.3. Kiểm soát thông qua việc giảm thiểu tổn thất khi
xảy ra nợ có vấn đề
- Áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
- Trích lập DPRR tín dụng: gồm Trích lập dự phòng cụ thể
và trích lập dự phòng chung.
1.4.4. Thực hiện phương án xử lý nợ có vấn đề
- Cho vay duy trì hoạt động (cho vay thêm).
- Bổ sung tài sản đảm bảo.
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: gồm Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và
Gia hạn nợ vay.
- Phạt quá hạn và chuyển nhóm nợ phù hợp.
- Thực hiện khoanh nợ, xóa nợ.
- Xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay: gồm Xử lý theo thỏa
thuận và Xử lý theo cơ quan tài phán (Tòa án).
- Giảm/miễn lãi vay.
- Chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp.
- Xử lý nợ tồn đọng.
- Thanh lý doanh nghiệp.
- Khởi kiện.
- Bán nợ.
- Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
8
1.4.5. Kiểm tra việc thực hiện phương án
1.5. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TRONG CHO VAY CỦA NHTM
1.5.1. Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5/tổng dư nợ (nội bảng)
1.5.2. Tỷ lệ các khoản nợ có vấn đề đã thu hồi /Tổng dư nợ
1.5.3. Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã cấu trúc/tổng dư nợ
1.5.4. Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ
1.5.5. Tỷ lệ trích lập dự phòng/ tổng dư nợ
1.5.6. Mức giảm dư nợ ngoại bảng
1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN
TRỊ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NHTM
1.6.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng
1.6.2. Các nhân tố từ phía khách hàng
1.6.3. Các nhân tố khách quan từ môi trường bên ngoài
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NỢ CÓ VẤN ĐỀ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
EXIMBANK HÙNG VƯƠNG
2.1.1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của Eximbank
Hùng Vương
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Eximbank Hùng Vương
và cơ cấu tổ chức
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank
Hùng Vương giai đoạn 2011 – 2013
9
a. Tình hình hoạt động huy động vốn
Eximbank Hùng Vương đã chú trọng đến công tác huy động
vốn nên hàng năm đều có tốc độ tăng trưởng tăng qua các năm. Cụ
thể đạt được kết quả là năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đạt
765.465 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 15,78%. Năm 2012 tổng
nguồn vốn là 661.120 triệu đồng tăng 10,79% so với năm 2011
b. Tình hình cho vay
Chi nhánh đã bám sát mục tiêu, chủ động tăng trưởng gắn
liền với kiểm soát chất lượng tín dụng. Dư nợ tăng là điều đáng
mừng, đây là hệ quả tất yếu của việc doanh số cho vay nhiều hơn
doanh số thu nợ.
Qua 3 năm tỷ lệ nợ xấu/dư nợ đều giảm, đặc biệt, qua năm
2013 tỷ lệ nợ xấu/dư nợ có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ
năm này giảm xuống còn 0,66%, điều này cho thấy công tác quản lý
nợ của chi nhánh đang được hoàn thiện, chất lượng cho vay được
nâng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh đã có những biện
pháp nhằm thích ứng với thị trường giá cả và lãi suất ngày càng biến
động, nên đã góp phần giảm tỷ lệ này.
c. Kết quả hoạt động kinh doanh
Chi nhánh ngày càng mở rộng quy mô hoạt động và kinh
doanh ngày càng có hiệu quả, nhất là năm 2013.
d. Đánh giá chung
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NỢ CÓ VẤN ĐỀ
TẠI EXIMBANK HÙNG VƯƠNG
2.2.1. Mô hình quản lý hoạt động cho vay và định hướng
quản trị nợ của Eximbank Hùng Vương
a. Mô hình quản lý hoạt động cho vay
Việc quản lý hoạt động cho vay được bố trí theo hướng
10
phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng doanh nghiệp được
phân chia thành mô hình ba bộ phận gồm có: bộ phận quan hệ khách
hàng (FO), bộ phận thẩm định tín dụng (MO), bộ phận hỗ trợ tín
dụng (BO). Ban tín dụng Chi nhánh gồm có Giám đốc và các Phó
giám đốc đều tham gia trực tiếp vào việc ký xét duyệt tín dụng. Tại
Chi nhánh còn có Phòng Kiểm soát nội bộ trực thuộc Phòng kiểm tra
kiểm soát nội bộ Hội sở.
b. Định hướng về quản trị nợ của Eximbank Hùng Vương
- Tỷ lệ Nợ có vấn đề/ Tổng dư nợ dưới 5% và Tỷ lệ Nợ
xấu/Tổng dư nợ dưới 3%
- Triển khai quyết liệt công tác thu hồi nợ có vấn đề - nợ xấu,
nợ đã xử lý rủi ro.
- Thực hiện tốt Quy định của Eximbank Hội sở về giao dịch
bảo đảm trong cho vay.
- Phân loại nợ và tiến hành trích lập dự phòng theo đúng quy định.
- Xây dựng và thực hiện giới hạn cho vay trên cơ sở tuân thủ
các giới hạn an toàn mà Eximbank Hội sở đã đưa ra.
- Điều hoà cân đối vốn cho vay theo các loại kỳ hạn để tránh rủi ro.
- Thực hiện cho vay theo hướng đa dạng hoá ngành nghề,
lĩnh vực, đối tượng khách hàng, thời hạn vay...
- Quản trị con người tốt để tạo môi trường làm việc lành mạnh.
2.2.2. Thực trạng hoạt động quản trị nợ có vấn đề
a. Xác định nợ có vấn đề
Nhìn chung việc xác định đúng các khoản nợ có vấn đề trong
thời gian qua tại Eximbank Hùng Vương đã hỗ trợ đáng kể cho việc
hạn chế các rủi ro xảy ra.
Tuy nhiên vẫn còn bất cập đó là bên cạnh những nguyên nhân
chủ quan như tính đầy đủ và trung thực từ nguồn thông tin của khách
11
hàng thì nguyên nhân chủ yếu hạn chế khả năng nhận dạng nợ có vấn
đề tại ngân hàng vẫn là nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng.
b. Lên kế hoạch gặp gỡ khách hàng để đánh giá mức độ
của khoản nợ và thống nhất phương án xử lý
- Cán bộ phụ trách hồ sơ liên hệ khách hàng để sắp xếp thời
gian làm việc.
- Nội dung làm việc:
+ Xác nhận số nợ còn lại, tài sản bảo đảm nợ vay của khách
hàng tại thời điểm làm việc;
+ Đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách
hàng;
+ Kế hoạch, phương án và cam kết trả nợ của khách hàng.
- Hiện nay, tại Chi nhánh đã có Tổ xử lý nợ có vấn đề, là đội
ngũ có trình độ chuyên về việc theo dõi và xử lý các khoản nợ có vấn
đề đã phát sinh.
c. Kiểm soát để giảm thiểu tổn thất nếu có phát sinh nợ có
vấn đề
- Kiểm soát bằng biện pháp bảo đảm tiền vay.
- Kiểm soát bằng biện pháp trích lập dự phòng.
d. Các biện pháp xử lý nợ có vấn đề
- Đôn đốc khách hàng để thu hồi nợ
- Cơ cấu thời hạn trả nợ
- Cấn trừ nợ
- Bán nợ cho VAMC
- Tái cấu trúc doanh nghiệp
- Khởi kiện khách hàng
e. Kiểm tra việc thực hiện phương án
12
2.2.3. Kết quả của hoạt động quản trị nợ có vấn đề tại
Chi nhánh
a. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 (nợ có vấn đề nội bảng)
Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Dư nợ nhóm 2 đến nhóm 5 17.639 20.455 17.511
Tổng dư nợ nội bảng 1.063.511 1.174.640 1.280.308
Tỷ lệ 1,66% 1,74% 1,37%
(Nguồn: Báo cáo kết quả xử lý nợ của Eximbank Hùng Vương năm 2011-2013)
Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 không ngừng tăng lên qua các
năm, tuy nhiên, tỷ lệ này luôn ở mức khá an toàn (dưới 5%).
b. Tỷ lệ các khoản nợ có vấn đề đã thu hồi/Tổng dư nợ
Bảng 2.5. Tỷ lệ các khoản nợ có vấn đề đã thu hồi/Tổng dư nợ
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1 Nợ có vấn đề nội bảng 17.639 20.455 17.511
2 Nợ đã XLRR ngoại bảng 1.769 2.236 3.024
3 Dư nợ nội bảng 1.063.511 1.174.640 1.280.308
4 Tổng dư nợ (4=2 + 3) 1.065.280 1.176.876 1.283.332
5 Nợ đã thu hồi 1.854 2.555 7.395
6
Tỷ lệ NCVĐ thu hồi
/tổng dư nợ (6=5/4) 0,17% 0,22% 0,58%
(Nguồn: Báo cáo kết quả xử lý nợ của Eximbank Hùng Vương năm 2011-2013)
Mức giảm tỷ lệ nợ có vấn đề tăng qua các năm cho thấy
Eximbank Hùng Vương đã có những tiến bộ vượt bậc trong công
13
cuộc xử lý các khoản nợ có vấn đề đã phát sinh. Cụ thể, công tác xử
lý nợ có vấn đề nội bảng rất tốt, bên cạnh đó xử lý nợ ngoại bảng thì
chưa thật thuyết phục.
c. Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã cấu trúc/Tổng dư nợ
Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ xấu được cấu trúc thành nợ tốt hơn
ĐVT : (%)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tỉ lệ đầu kỳ 1,05 0,78 0,81
Tỉ lệ tái cấu trúc trong kỳ 0,27 -0,03 0,15
Tỉ lệ nợ xấu cuối kỳ 0,78 0,81 0,66
(Nguồn: Báo cáo kết quả xử lý nợ của Eximbank Hùng Vương năm 2011-2013)
Chi nhánh đã thực hiện việc cấu trúc những khoản nợ xấu
thành khoản nợ tốt hơn (nhóm nhỏ hơn) một cách hữu hiệu.
d. Tỷ lệ xóa nợ ròng/Tổng dư nợ
Bảng 2.7. Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng dư nợ 1.063.511 1.174.640 1.280.308
Xóa nợ ròng 442 467 788
Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ 0,04 % 0,04 % 0,06%
(Nguồn: Báo cáo kết quả xử lý nợ của Eximbank Hùng Vương năm 2011-2013)
Bảng 2.7 cho thấy tình trạng Chi nhánh bị mất vốn ngày
càng gia tăng, tuy số tiền tổn thất không lớn nhưng công tác xử lý nợ
có vấn đề, đặc biệt là công tác thu hồi nợ ngoại bảng còn nhiều bất
cập.
14
e. Tỷ lệ trích DPRR/ Tổng dư nợ nội bảng
Bảng 2.8. Tình hình trích lập và sử dụng DPRR để xử lý nợ của
Chi nhánh ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tăng,
giảm
2012/2011
Tăng,
giảm
2013/2012
Số dư quỹ
DPRR đầu năm 9.876 10.183 10.836 307 653
DPRR trích lập
tăng trong năm 760 1.129 804 369 -325
Sử dụng quỹ
DPRR để xử lý
nợ trong năm
453 476 307 23 -169
Số dư quỹ
DPRR cuối năm 10.183 10.836 11.333 653 497
(Nguồn: Báo cáo kết quả xử lý nợ của Eximbank Hùng Vương năm 2011-2013)
Trong suốt thời gian từ năm 2011 đến 2013, Eximbank Hùng
Vương đã sử dụng tổng cộng 1.236 triệu đồng từ quỹ DPRR để xử lý nợ
xấu, điều này đồng nghĩa với việc giảm được 1.236 triệu đồng nợ xấu.
Số quỹ DPRR dùng để xử lý nợ giảm vào năm 2013, chỉ còn
307 triệu đồng cho thấy thành công của Chi nhánh trong việc đốc thúc
khách hàng trả nợ hoặc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Bảng 2.9. Tỷ lệ trích DPRR/ Tổng dư nợ nội bảng tại Chi nhánh
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1 Số trích lập DPRR 10.183 10.836 11.333
2 Tông dư nợ nội bảng 1.063.511 1.174.640 1.280.308
3 Tỷ lệ (1/2) 0,96 % 0,92 % 0,89 %
(Nguồn: Báo cáo kết quả xử lý nợ của Eximbank Hùng Vương năm 2011-2013)
Từ bảng trên cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng qua các năm
tại Chi nhánh đều giảm, điều đó chứng tỏ công tác xử lý nợ có vấn
15
đề phần nội bảng tại Chi nhánh rất tốt.
f. Kết quả áp dụng các biện pháp thu hồi nợ có vấn đề tại
Chi nhánh
Bảng 2.10. Các biện pháp Chi nhánh đã áp dụng để giảm nợ
có vấn đề nội bảng giai đoạn 2011-2013
ĐVT: triệu đồng
2011 2012 2013 Chỉ tiêu
ST TT ST TT ST TT
Thu hồi nợ trực
tiếp từ nguồn thu
của khách hàng
552 30% 979 38% 4.710 64%
Thu hồi nợ từ
phát mại TSĐB
838 45% 191 8% 662 9%
Cấn trừ nợ 0 0% 900 35% 1.700 23%
Sử dụng DPRR
để xử lý
453 25% 476 19% 307 4%