Tổng hợp 22 bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng dành cho sinh viên Luật (Phần 2)

1. Thế nào là nghiên cứu khoa học? (Qua nội dung các vấn đề được trình bày sau đây hãy Tự đặt câu hỏi - Tự trả lời!) 2. Tại sao sinh viên (SV) phải nghiên cứu khoa học? - Mức độ nhận thức trong quá trình học tập của sinh viên (Bảng phân loại nhận thức của Bloom): + Bậc 1: Biết, hiểu + Bậc 2: Áp dụng để giải quyết các trường hợp thực tiễn + Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, phê phán. Để đạt được mức 3 thì SV phải tham gia tích cực vào quá trình thảo luận, viết báo, viết đề tài NCKH, viết khóa luận, viết luận văn tốt nghiệp. - Tham gia NCKH là một bước tập duyệt tốt cho việc viết luận văn tốt nghiệp. - Đề tài NCKH có thể được nâng cấp thành luận văn. - Cơ hội rèn luyện kỹ năng nghiên cứu với sự trợ giúp của giảng viên. - Mục đích để khi ra trường có thể thực hiện ngay được công việc nghiên cứu theo công việc được giao hoặc học lên cao học. 3. Những nhược điểm phổ biến trong việc NCKH của sinh viên: - Chọn đề tài một cách máy móc theo từng chế định hoặc từng bài học. - Đề tài không mang tính thực tiễn, không đáp ứng được tính thời sự. - Cấu trúc theo lối mòn (Lý luận – Quy định Pháp luật - Thực trạng và Kiến nghị). - Nội dung cắt dán từ các tài liệu có sẵn. - Lệ thuộc quá nhiều vào các quy định trong các Văn bản Pháp Luật. 4. Xác định Đề tài nghiên cứu và định hướng nghiên cứu: - Tính mới: Không trùng lặp hoàn toàn với các công trình khoa học trước đó. - Tính thời sự: Xã hội hiện nay đang quan tâm, thể hiện trên TV, mạng, báo chí, - Tính thực tiễn: Nhằm giải quyết các hiện tượng xã hội đang diễn ra, hoặc sắp diến ra trong tương lai gần đối với đất nước hoặc 1 địa phương. 5742 - Tính khả thi: Có thể được ứng dụng ngay để giải quyết các vấn đề đang đặt ra, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, không bị lệ thuộc vào quá nhiều điều kiện khách quan, - Tính hợp lý: Phải chứng minh được bằng những lý thuyết, những lập luận logic, những thông tin và số liệu thống kê, điều tra, - Tính ứng dụng: Có thể ứng dụng được các kiến thức được cung cấp trong quá trình học để giải quyết vấn đề. - Tính kế thừa: Cố gắng không bắt đầu từ đầu, phải tận dụng được những kết quả có sẵn của các công trình nghiên cứu trước đó, từ đó thể hiện rằng công trình của mình là một bước tiến mới so với các công trình trước đó. - Tính hấp dẫn và hữu ích đối với bản thân: Đề tài đó làm mình thấy lôi cuốn, phù hợp với sở thích riêng, phù hợp với công việc của mình trong tương lai. 5. Các kiểu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật: - Kiểu thứ 1: Nghiên cứu lý luận đơn thuần về 1 vấn đề lý thuyết. - Kiểu thứ 2: Khảo sát để đưa ra kết luận về thực trạng của một vấn đề xã hội có liên quan đến môn học. - Kiểu thứ 3: Phê phán, bình luận và nêu ý kiến sửa đổi một văn bản pháp luật, một Dự thảo luật hoặc một công trình nghiên cứu trước đó. - Kiểu thứ 4: Kết hợp nhiều mục đích. 6. Triển khai nghiên cứu: - Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu và thể loại công trình nghiên cứu của mình. - Bước 2: Cố gắng đọc lướt tất cả các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Bước 3: Qua quá trình nghiên cứu (tại bước 2) cố gắng phân nhóm các quan điểm về từng vấn đề của đề tài nghiên cứu. Có thể tham khảo thêm quan điểm của nhiều thầy cô và các bạn (gặp trực tiếp hoặc thông qua giờ thảo luận) - Bước 4: Suy nghĩ để định ra quan điểm của riêng mình. - Bước 5: Phác thảo Đề cương. Đề cương phải được thiết kế sao cho có tính logic, phù hợp với đề tài của mình và thể hiện được ý đồ sáng tạo tổng thể của mình. - Bước 6: Viết từng phần của công trình nghiên cứu theo Đề cương định sẵn. - Bước 7: Quên đi tất cả những gì đã viết (1-2 tuần). - Bước 8: Đọc lại, tự phản biện và nhờ thầy cô sửa giúp. - Bước 9: Chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp

pdf737 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp 22 bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng dành cho sinh viên Luật (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 2. TỔNG HỢP TÀI LIỆU DÀNH CHO SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (đặc biệt sử dụng cho sinh viên Luật, chuyên ngành Luật) 573 1KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO SINH VIÊN PGS-TS. Bùi Đăng Hiếu Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo - Trường Đại học Luật Hà Nội ====== 1. Thế nào là nghiên cứu khoa học? (Qua nội dung các vấn đề được trình bày sau đây hãy Tự đặt câu hỏi - Tự trả lời!) 2. Tại sao sinh viên (SV) phải nghiên cứu khoa học? - Mức độ nhận thức trong quá trình học tập của sinh viên (Bảng phân loại nhận thức của Bloom): + Bậc 1: Biết, hiểu + Bậc 2: Áp dụng để giải quyết các trường hợp thực tiễn + Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, phê phán. Để đạt được mức 3 thì SV phải tham gia tích cực vào quá trình thảo luận, viết báo, viết đề tài NCKH, viết khóa luận, viết luận văn tốt nghiệp. - Tham gia NCKH là một bước tập duyệt tốt cho việc viết luận văn tốt nghiệp. - Đề tài NCKH có thể được nâng cấp thành luận văn. - Cơ hội rèn luyện kỹ năng nghiên cứu với sự trợ giúp của giảng viên. - Mục đích để khi ra trường có thể thực hiện ngay được công việc nghiên cứu theo công việc được giao hoặc học lên cao học. 3. Những nhược điểm phổ biến trong việc NCKH của sinh viên: - Chọn đề tài một cách máy móc theo từng chế định hoặc từng bài học. - Đề tài không mang tính thực tiễn, không đáp ứng được tính thời sự. - Cấu trúc theo lối mòn (Lý luận – Quy định Pháp luật - Thực trạng và Kiến nghị). - Nội dung cắt dán từ các tài liệu có sẵn. - Lệ thuộc quá nhiều vào các quy định trong các Văn bản Pháp Luật. 4. Xác định Đề tài nghiên cứu và định hướng nghiên cứu: - Tính mới: Không trùng lặp hoàn toàn với các công trình khoa học trước đó. - Tính thời sự: Xã hội hiện nay đang quan tâm, thể hiện trên TV, mạng, báo chí, - Tính thực tiễn: Nhằm giải quyết các hiện tượng xã hội đang diễn ra, hoặc sắp diến ra trong tương lai gần đối với đất nước hoặc 1 địa phương. 574 2- Tính khả thi: Có thể được ứng dụng ngay để giải quyết các vấn đề đang đặt ra, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, không bị lệ thuộc vào quá nhiều điều kiện khách quan, - Tính hợp lý: Phải chứng minh được bằng những lý thuyết, những lập luận logic, những thông tin và số liệu thống kê, điều tra, - Tính ứng dụng: Có thể ứng dụng được các kiến thức được cung cấp trong quá trình học để giải quyết vấn đề. - Tính kế thừa: Cố gắng không bắt đầu từ đầu, phải tận dụng được những kết quả có sẵn của các công trình nghiên cứu trước đó, từ đó thể hiện rằng công trình của mình là một bước tiến mới so với các công trình trước đó. - Tính hấp dẫn và hữu ích đối với bản thân: Đề tài đó làm mình thấy lôi cuốn, phù hợp với sở thích riêng, phù hợp với công việc của mình trong tương lai. 5. Các kiểu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật: - Kiểu thứ 1: Nghiên cứu lý luận đơn thuần về 1 vấn đề lý thuyết. - Kiểu thứ 2: Khảo sát để đưa ra kết luận về thực trạng của một vấn đề xã hội có liên quan đến môn học. - Kiểu thứ 3: Phê phán, bình luận và nêu ý kiến sửa đổi một văn bản pháp luật, một Dự thảo luật hoặc một công trình nghiên cứu trước đó. - Kiểu thứ 4: Kết hợp nhiều mục đích. 6. Triển khai nghiên cứu: - Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu và thể loại công trình nghiên cứu của mình. - Bước 2: Cố gắng đọc lướt tất cả các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Bước 3: Qua quá trình nghiên cứu (tại bước 2) cố gắng phân nhóm các quan điểm về từng vấn đề của đề tài nghiên cứu. Có thể tham khảo thêm quan điểm của nhiều thầy cô và các bạn (gặp trực tiếp hoặc thông qua giờ thảo luận) - Bước 4: Suy nghĩ để định ra quan điểm của riêng mình. - Bước 5: Phác thảo Đề cương. Đề cương phải được thiết kế sao cho có tính logic, phù hợp với đề tài của mình và thể hiện được ý đồ sáng tạo tổng thể của mình. - Bước 6: Viết từng phần của công trình nghiên cứu theo Đề cương định sẵn. - Bước 7: Quên đi tất cả những gì đã viết (1-2 tuần). - Bước 8: Đọc lại, tự phản biện và nhờ thầy cô sửa giúp. - Bước 9: Chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp. - Bước 10: Tiếp tục nghiên cứu, đọc lại và chuẩn bị cho công việc bảo vệ. 7. Lưu ý trong quá trình viết: 575 3- Hoàn toàn tự do trong các quan điểm khoa học. - Hoài nghi, khắt khe và suy nghĩ đến cùng. - Cố gắng nghiên cứu và viết liên tục, không bị gián đoạn bởi các công việc khác (mỗi ngày 1 tiếng). - Cố gắng phân định thời gian hợp lý cho từng công đoạn. - Biết cách tìm, đọc và phân loại tài liệu 1 cách hợp lý, khoa học. - Không chạy theo thành tích, không lệ thuộc vào độ “hoành tráng”, không chạy theo số trang. 8. Vai trò của giảng viên: - Định hướng: Gợi mở các vấn đề và hướng đi hợp lý. - Trợ giúp: Giúp tìm tài liệu, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, - Tư vấn: Giải đáp băn khoăn, chỉnh sửa sai sót, - Huấn luyện: Rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng tư duy, kỹ năng đọc, kỹ năng viết, kỹ năng phản biện, 576 4HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN TS. Lê Nết Phòng quản lý NCKH và HTQT, ĐH Luật TP.HCM (Scientia iuris giữ nguyên ghi chú về chức vụ của TS. Lê Nết tại thời điểm bài viết được đăng tải lần đầu. Hiện nay, TS. Lê Nết là Luật sư sáng lập hãng luật LNT & Partners, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC) Để phục vụ công tác NCKH cho sinh viên năm học này, chúng tôi xin nêu một số phương pháp NCKH sau đây làm cơ sở tham khảo. Các quan điểm trình bày dựa trên kinh nghiệm của người viết, vì thực sự chưa có qui định chính thức về phương pháp NCKH. Các sinh viên có thể chọn phương pháp khác, sao cho phù hợp với mình, miễn là đề tài giải quyết được mục tiêu đề ra và được nghiệm thu. CHỌN ĐỀ TÀI Qua đề tài NCKH, người nghiên cứu sẽ hiểu hơn những vấn đề mình đã nhận thức, vận dụng chúng như một công cụ để tìm những kiến thức mới hơn và truyền thụ những kiến thức này cho thế hệ sau. Mặc dù việc nghiên cứu và thực hành luật pháp có những đặc thù riêng, ví dụ mọi kiến thức truyền thụ phải thuộc những nội dung nhà nước cho phép, nhưng tính phổ biến của lợi ích nghiên cứu khoa học thì không hề thay đổi. Điều quan trọng số một của phương hướng nghiên cứu là phải có tính thực tiễn. Kết quả nhiên cứu phải có địa chỉ ứng dụng. Để có một kết quả KHCN mới và có tính ứng dụng, người làm NCKH nên chọn đề tài thực tế, đủ hẹp để đi sâu tìm tòi, khám phá. Có đào sâu suy nghĩ mới tìm ra cái mới. Có đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện, sâu sắc thì giải pháp đề xuất mới có tính ứng dụng. Thế nên, khi chọn đề tài, người dự định làm NCKH nên định rõ cho mình câu trả lời, chỉ một câu trả lời, và bảo vệ được câu trả lời đó trước những ý kiến phản biện. Không nên có quá nhiều câu trả lời. Công đoạn đầu của một quá trình nghiên cứu là quan sát. Việc quan sát có thể tiến hành thông qua đọc tài liệu của những người đi trước về lãnh vực mình quan tâm, đọc báo, quan sát những gì xã hội đang hay sẽ quan tâm. Sau đó, thu hẹp phạm vi quan sát để tìm mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu này được thể hiện qua tên đề tài. Tên đề tài NCKH là do người làm NCKH tự chọn, và được Hội đồng xét duyệt đề tài thông qua. Các danh mục đề tài của Khoa hay của Trường chỉ mang tính định hướng. 577 5Tên đề tài luôn là một câu hỏi thường xuyên, xuyên suốt đề tài NCKH để tìm câu giải đáp. Câu hỏi đấy phải là một câu hỏi có thực trong cuộc sống, đòi hỏi phải có câu trả lời ngay, gọi là tính cấp thiết của đề tài. Vì vậy chúng ta nên xem danh mục các đề tài đã NCKH, ít nhất để biết những người đi trước đã làm NCKH về đề tài này chưa, và họ đã giải quyết đến đâu, còn phần nào chưa giải quyết. Ngoài ra, nên tìm hiểu cụ thể cơ quan nào trong xã hội có thể ứng dụng đề tài mình chọn. Sau đó, đề tài phải có tính khoa học, nghĩa là vấn đề mà các nhà khoa học cần được giải thích rõ ràng bằng luận cứ khoa học. TÌM TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Tài liệu nghiên cứu có thể đa dạng, để đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện. Thông thường, thực tiễn luôn là tiêu chuẩn của chân lý. Tài liệu có được do khảo sát tình hình thực tế được đánh giá cao hơn tài liệu do đọc lại những tài liệu của người khác đã viết; và trong số đó thì các tài liệu có số liệu thống kê có giá trị cao hơn các tài liệu nặng về lý luận. Tuy vậy, do đặc thù nghiên cứu ngành luật thiên về định tính hơn định lượng, số liệu thực tế của ngành luật thường là những vụ việc hơn là những số liệu thống kê. Các tài liệu này có thể thu thập tại toà án, tại các sở ban ngành, hay trong quá trình khảo sát, phỏng vấn các đối tượng quan tâm. Nếu được phân tích kỹ lưỡng và có phương pháp, các tài liệu như vậy thường được đáng giá cao hơn là các trích dẫn của các tác giả lý luận trong và ngoài nước. Nhược điểm của các số liệu này là thường vụn vặt, xử lý rất khó khăn. Vì thế, người làm NCKH muốn tìm các tài liệu dạng này cần học qua một lớp về lập, phân tích và đánh giá khảo sát. Như vậy, trước khi tìm tài liệu, nên đánh giá đúng khả năng của mình, sở thích của mình để chọn cách tìm tài liệu thích hợp nhất. Về phương pháp nghiên cứu, có ba phương pháp thông dụng nhất: phân tích (còn gọi là diễn dịch), tổng hợp (còn gọi là qui nạp) và so sánh. Các phương pháp này có thể kết hợp, tuy nhiên để có câu trả lời tập trung và có quan điểm dứt khoát, nên chọn một phương pháp chủ đạo, và giải thích tại sao lại chọn phương pháp này mà không phải là phương pháp khác. Nhìn chung, phương pháp NCKH phụ thuộc vào mục tiêu NCKH và nguyên nhân các vướng mắc. Thời gian nghiên cứu phụ thuộc vào khả năng người viết NCKH. Karl Marx có thể viết bộ “Tư bản” toàn tâm toàn ý trong hơn 30 năm, nhưng một đề tài cấp bộ chỉ tối đa 2 năm, cấp trường là 6 tháng. Vì thế, nếu thời gian nghiên cứu không cho phép, nên thu hẹp phạm vi đề tài. Bắt đầu nghiên cứu bằng các nguồn của luật (văn bản pháp luật, điều ước quốc tế), các quyết định của toà án, các số liệu thống kê, sau đó mới đọc các bài báo hay quan điểm của 578 6các học giả. Điều này cho phép người đọc có cái nhìn khách quan về vấn đề, không bị ảnh hưởng bởi trường phái chủ đạo nào. Kết thúc nghiên cứu khi nhận thấy các tài liệu nghiên cứu mình đọc bắt đầu có nội dung như nhau, có thể dự đoán được. Đó là lúc bắt đầu viết NCKH. Điều cần tránh trong NCKH là thu thập tài liệu thiếu chiều sâu (quá ít tài liệu từ một nguồn) hay thiếu chiều rộng (sử dụng quá ít nguồn tài liệu). Không ai phê phán một người sử dụng “quá nhiều” tài liệu tham khảo. SOẠN ĐỀ CƯƠNG Thông thường, đề cương NCKH có thể bắt đầu bằng “cơ sở lý luận”, chương tiếp theo là “thực trạng”, chương cuối cùng là “giải pháp”. Cách trình bày như vậy giúp người đọc nắm vấn đề một cách có hệ thống. Tuy nhiên, điểm yếu của cách trình bày này là phần “cơ sở lý luận” dễ trở nên quá dài và quá mỏng (nói quá ít thì thiếu hệ thống, nói quá nhiều thì xa mục tiêu). Chương 1 của đề tài NCKH giống giáo trình hay bách khoa toàn thư hơn là công trình chuyên khảo. Trong chương 2, phần thực trạng chỉ nêu được 1 vài vương mắc trong số các lý luận đã trình bày ở chương 1 (như vậy một số cơ sở lý luận đã nêu trở nên thừa). Vì thời gian và số chữ trong đề tài NCKH bị giới hạn, chương 3 (giải pháp) được trình bày sơ sài, không đủ chỗ để chứng minh tại sao giải pháp nêu ra lại giải quyết được vấn đề. Vì thế, gần đây ở các nước như Anh, Mỹ đã xuất hiện phương pháp soạn đề cương mới - đó là nêu thực trạng trước, lý luận sau. Do mục tiêu của báo cáo NCKH không phải là để trình bày kiến thức, mà để giải quyết một vấn đề đang tranh cãi, điều đầu tiên người đọc quan tâm sẽ là “cho tôi biết vấn đề ở đâu?” Sau khi nhìn thấy vấn đề (thực trạng, chương 1), thì chương 2 mới bắt đầu phân tích các qui định của pháp luật về vấn đề đang tranh cãi. Quá trình phân tích không thể chỉ mô tả luật, mà phải giải thích nguồn gốc, nguyên nhân của các điều luật, ưu điểm và khuyết điểm của các điều luật đó. Sau đó, tìm nguyên nhân tại sao các qui định hiện hành không giải quyết được vấn đề đang tranh cãi. Chương 3 đề ra giải pháp để khắc phục, giải thích tại sao chọn giải pháp này mà không phải giải pháp khác, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của giải pháp này, thu hẹp phạm vi áp dụng của giải pháp và đề ra mục tiêu nghiên cứu trong những đề tài NCKH tiếp theo. Cách trình bày này khiến người đọc đi ngay vào vấn đề và lôi cuốn ngay từ đầu. Nó cũng tiết kiệm thời gian cho người làm đề tài. Viết đề cương theo trình tự như thế nào cũng đều chấp nhận được, miễn là trả lời được câu hỏi chính của đề tài. Tuy nhiên người viết nên lưu ý đến ưu điểm và khuyết điểm của mỗi 579 7cách viết. Điều cần tránh là đi lòng vòng quá lâu trước khi đi thẳng vào vấn đề chính; và việc đưa ra kết luận mà không phân tích một cách khách quan, toàn diện. Thông thường, viết mở đầu sẽ là phần khó nhất, vì thế không nên bắt đầu viết bằng phần mở đầu (chờ làm xong đề tài mới quay lại viết phần mở đầu). Khi viết đề tài NCKH nên đọc đề cương xem phần nào mình thấy dễ viết thì viết trước. Nếu cảm thấy khó viết quá thì hãy trao đổi với đồng nghiệp, sinh viên, diễn đạt ý tưởng của mình, sau đó viết lại thành đoạn văn. Việc trao đổi ý kiến và tham gia hội thảo cũng giúp cho người viết tìm ý tưởng dễ hơn. Việc khó viết trong NCKH là do tư tưởng bị bế tắc. Trao đổi sẽ giúp khai thông tư tưởng và viết trôi chảy hơn. Sau khi viết bản thảo đầu tiên, người viết có thể sẽ không hài lòng với bố cục; đừng ngần ngại sắp xếp lại, cho dù đề cương mới có khác với đề cương đề ra. Đề cương là để giải quyết mục tiêu của đề tài, chứ không phải đề tài phải viết cho đúng với đề cương ghi trong bản đăng ký NCKH. VIẾT Có rất nhiều cách viết báo cáo NCKH, vì thế người làm NCKH không nên ép buộc vào một cách viết “tốt nhất” (thí dụ: cơ sở lý luận – thực trạng – giải pháp). Ơ đây chỉ xin đề cập đến hai yêu cầu: (i) tập trung; và (ii) thuyết phục. Cách viết tập trung yêu cầu người viết NCKH phải nêu câu hỏi chính và đề xuất được hướng giải quyết ngay trong phần mở đầu, sau đó mới phân tích tại sao hướng giải quyết như vậy là cần thiết. Cần tránh trường hợp đọc đến trang 20 mà vẫn chưa hiểu người viết muốn gì. Sau khi làm người đọc tập trung vào vấn đề, từng chương cần nêu các vấn đề nhỏ. Các vấn đề nhỏ nhằm mục đích giải quyết vấn đề chính, và nên có liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Giải quyết dứt điểm từng vấn đề, tránh tình trạng nhắc đi nhắc lại một vấn đề đã nói từ trước. Đưa ra giải pháp cho những trường hợp đơn giản trước, sau đó phát triển để đưa ra giải pháp cho trường hợp phức tạp. Cách viết thuyết phục yêu cầu người viết phải (i) giới hạn điểm tranh luận, và (ii) sử dụng phép biện chứng. Để giới hạn điểm tranh luận, nên tìm nguyên nhân sâu xa của vấn đề và đề ra giải pháp, chứ không thể chỉ dừng ở nguyên nhân trực tiếp. Để sử dụng phép biện chứng, cần đặt nghi vấn cho giải pháp mình đưa ra, tự mình phản biện mình, sau đó tự mình bảo vệ giải pháp của mình chống lại những ý kiến phản biện. Vì bảo vệ một giải pháp không hề đơn giản, nên không nên nêu quá ba giải pháp cho một đề tài NCKH (các giải pháp khác nên dành cho người khác phân tích). Người đọc khó nhớ nổi nhiều hơn ba vấn đề trong một đề tài. 580 8Cách hành văn cần dùng ngôn ngữ viết trong luật, tránh dùng từ quá nặng như “lừa đảo, kẻ, tên, bọn ” cho dù đó là ngôn ngữ dùng trên báo chí. Hạn chế sử dụng những ngôn từ quá trang trọng hay nặng về tình cảm hơn lý trí như “nâng cao hiểu biết”, “đẩy mạnh công tác”, “quán triệt”, “cực kỳ quan trọng”. Cách viết như vậy làm người đọc cảm thấy bài NCKH không thuyết phục bằng lập luận mà bằng cảm tính. Làm NCKH khác với hô khẩu hiệu. Tránh dùng những từ không rõ ràng như “có ý kiến cho rằng ” (phải nói ý kiến của ai v.v.), hay thiếu tự tin: “có lẽ”, “có khả năng là” (trừ trường hợp thích hợp). Khi trích dẫn phải đầy đủ theo thứ tự: tên, năm xuất bản, tên bài báo, số phát hành, số trang. Việc chú thích tuỳ tiện dễ làm người đọc có cảm giác người viết NCKH không nghiêm túc với đề tài. Câu văn nên càng đơn giản, ngắn gọn càng tốt. Vì người đọc là hội đồng phản biện, họ không cần phải chứng minh lại các quan điểm phổ biến. Tuy nhiên, các vấn đề khó hiểu cần có dẫn chứng và phân tích. Sau cùng, Samuelson(1) đưa ra một số qui tắc chung có thể khiến bài NCKH trở nên hấp dẫn hơn, là: 1. Nên có phần mở đầu lôi cuốn (như phần đầu của một bản giao hưởng); 2. Các đề mục phải giới thiệu cụ thể nội dung chính của vấn đề sẽ trình bày; 3. Các vụ việc phải được phân tích dựa trên hoàn cảnh cụ thể; 4. Các vấn đề phân tích phải mở đầu bằng câu gây hứng thú cho người đọc; 5. Câu văn phải trôi chảy, sao cho người đọc tự cảm thấy câu sau là hệ quả hiển nhiên của câu trước; 6. Không nên “biện chứng” một vấn đề đến vô cùng, nêu ra vấn đề tới đâu, giải quyết tới đó bằng quan điểm của mình; 7. Tôn trọng các ý kiến phản biện và phân tích chúng một cách khách quan; 8. Sử dụng chú thích một cách thống nhất và chi tiết; 9. Không nên kết thúc đoạn văn hay mục bằng một câu trích dẫn; 10. Các trích dẫn càng ngắn càng tốt và phải liên quan đến mục tiêu đề tài; 11. Mặc dù nhiều tài liệu tham khảo là tốt (xem mục 2), không nên trích dẫn quá nhiều (4-5 trích dẫn trong 1 trang), khiến cho người đọc có cảm giác người viêt chỉ biết bắt chước ý tưởng của người khác; 12. Không viết sai chính tả; hình thức câu văn là một phần của nội dung; 13. Bố cục hợp lý (mở đầu có độ dài 5% chiều dài bài viết, kết luận bằng 5-10% chiều dài của bài viết, độ dài của phân tích mỗi luận điểm (argument) gần bằng nhau (25-30% chiều 581 9dài của bài viết cho mỗi luận điểm). Sau khi viết, nhờ người khác đọc lại xem phần nào dài quá, nên bớt đi; và 14. Tìm “lối ra” cho đề tài: các giải pháp đưa ra trong trường hợp nào không áp dụng được, còn vấn đề nào phải giải quyết mà đề tài chưa kịp phân tích./. 582 10 MỘT SỐ CHIA SẺ VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU TRONG KHOA HỌC PHÁP LÝ Cao Thị Hoàng Oanh (Công ty luật Phuoc & Partners) Về tác giả: Chị Cao Thị Hoàng Oanh sinh năm 1990. Sinh viên khoa Luật thương mại, Đại học Luật TP.HCM. Giải Nhất cuộc thi Sinh viên NCKH, Đại học Luật TP.HCM năm 2011. Làm việc tại Phuoc & Partner từ tháng 09/2012, chuyên về lao động, việc làm, mua bán sáp nhập (M&A) và các vấn đề doanh nghiệp khác. ===== Tôi còn nhớ ngày đầu tiên tôi đến với nghiên cứu khoa học không phải là mục tiêu gì quá lớn lao, chỉ đơn thuần là giết thời gian và chứng tỏ với một ai đó rằng “Tôi có thể làm được điều mà bạn không làm được“. Loay hoay mãi mà tôi cũng không biết nên chọn đề tài gì, làm cái gì, sống gì với đề tài này. Cho đến một ngày, tôi gặp Thầy. Hai thầy trò nói chuyện với nhau suốt 2 tiếng đồng hồ. 2/3 thời gian tôi và thầy nói chuyện “trên trời dưới đất”, đông tây kim cổ. Và 1/3 thời gian còn lại, thầy chỉ hỏi tôi đúng 3 câu hỏi thôi. Nghe thì chỉ có 3 câu thôi, nhưng thực tế nó khiến tôi phải mất hơn 1 tháng để tìm ra câu trả lời. Còn nhớ hôm ấy, trước khi ra khỏi phòng, thầy còn nói với theo rằng, khi nào trả lời được thì hãy quay lại gặp thầy. Đơn giản vậy đấy!!! Nhưng cũng chỉ có 3 câu hỏi này thôi, tôi đã tự tay làm ra được công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của riêng mình, tự thân biết cách tiếp cận vấn đề và cho ra đời các tác phẩm sau này. Vì kiến thức và kinh nghiệm đâu chỉ của riêng mình nên tôi xin mạn phép chia sẻ với các bạn và các anh chị một số vấn đề, đặc biệt cho những ai bắt đầu làm quen với nghiên cứu khoa học để tham khảo thêm. À, cũng xin nói luôn rằng nếu ai đang mong đợi tôi sẽ chỉ ra cho các bạn bước 1, bước 2, bước 3, n bước là gì thì tốt nhất các bên nên bấm next hoặc out ra khỏi trang này ngay vì nó không chứa đựng những điều mà các bạn/anh/chị muốn đâu. Tôi không mong là bài chia sẻ này có thể chạm được đến cái gốc của vấn đề nhưng hy vọng chí ít nó cũng chạm đến gần cái lõi. Như đã nói ở trên, tôi đoán rằng hẳn các anh chị và các bạn cũng đang thắc mắc 3 câu hỏi mà thầy tôi đã hỏi tôi ngày hôm ấy là gì? Thực tế, nó chính là: 1. Nghiên cứu khoa học để làm gì? 2. Nghiên cứu khoa học về cái gì? và 3. Nghiên cứu khoa học trong phạm vi nào? Nói cách khác, để bắt tay nghiên cứu, bạn phải xác định được mục tiêu nghiên cứu (để làm gì?), đối tượng nghiên cứu (về cái gì?) và trong phạm vi nào (phạm vi nghiên cứu?). Chắc 583 11 hẳn một số b
Tài liệu liên quan