Đặt vấn đề: Hiện nay tình trạng đề kháng kháng sinh đang ở mức báo động với sự xuất hiện của một số
chủng siêu vi khuẩn có khả năng đề kháng với nhiều loại thuốc. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra những kháng sinh
mới là điều cấp thiết.
Mục tiêu: Tổng hợp một số dẫn chất 1,4-naphthoquinon bằng cách thay một nhóm thế tại vị trí carbon số 2
với mục đích thu được các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn tốt.
Phương pháp: Một số phản ứng như nitroso hóa và khử hóa, diazo hóa, thế acyl và thế amin được thực
hiện trên khung cấu trúc 1,4-naphthoquinon. Các sản phẩm được khảo sát một số đặc tính lý hóa như điểm chảy,
phổ UV-Vis, IR, 1H-NMR. Hoạt tính kháng khuẩn sơ bộ được thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán trên
thạch. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) được xác định bằng phương pháp vi pha loãng trên bản nhựa 96 giếng.
Kết quả: Tổng cộng 12 dẫn chất 1,4-naphthoquinon đã được tổng hợp. Kết quả chạy sắc ký lớp mỏng, điểm
chảy và các dữ liệu phổ thu được cho thấy các chất có độ tinh khiết khá cao. Hoạt tính kháng khuẩn của các chất
được thử nghiệm trên 4 chủng vi khuẩn: 2 chủng gram (+) (MSSA và MRSA), 2 chủng gram (−) (E. coli và P.
aeruginosa). Các dẫn chất có tác dụng tốt trên vi khuẩn gram (+) hơn vi khuẩn gram (−). Việc thay thế vị trí
carbon số 2 bằng các nhóm amin khác nhau có ảnh hưởng đến hoạt tính kháng khuẩn nhưng nhìn chung hoạt
tính kháng khuẩn còn yếu.
Kết luận: Nghiên cứu liên quan giữa cấu trúc − tác động cho thấy nhóm thế cloro ở vị trí carbon số 3 là rất
cần thiết cho hoạt tính kháng khuẩn. Đặc biệt, dẫn chất thế 2-hydroxy-3-cloro-1,4-naphthoquinon (C3) có hoạt
tính tốt trên cả 4 chủng vi khuẩn thử nghiệm, có thể được xem như một cấu trúc cơ bản để tổng hợp những dẫn
chất mới có tác dụng kháng khuẩn.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp và khảo sát tác dụng kháng khuẩn một số dẫn chất 1,4-naphthoquinon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa
423
TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN
MỘT SỐ DẪN CHẤT 1,4-NAPHTHOQUINON
Trần Ngọc Châu*, Lý Thành Trung*, Trương Thị Mai Duyên*, Trần Thành Đạo*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay tình trạng đề kháng kháng sinh đang ở mức báo động với sự xuất hiện của một số
chủng siêu vi khuẩn có khả năng đề kháng với nhiều loại thuốc. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra những kháng sinh
mới là điều cấp thiết.
Mục tiêu: Tổng hợp một số dẫn chất 1,4-naphthoquinon bằng cách thay một nhóm thế tại vị trí carbon số 2
với mục đích thu được các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn tốt.
Phương pháp: Một số phản ứng như nitroso hóa và khử hóa, diazo hóa, thế acyl và thế amin được thực
hiện trên khung cấu trúc 1,4-naphthoquinon. Các sản phẩm được khảo sát một số đặc tính lý hóa như điểm chảy,
phổ UV-Vis, IR, 1H-NMR. Hoạt tính kháng khuẩn sơ bộ được thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán trên
thạch. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) được xác định bằng phương pháp vi pha loãng trên bản nhựa 96 giếng.
Kết quả: Tổng cộng 12 dẫn chất 1,4-naphthoquinon đã được tổng hợp. Kết quả chạy sắc ký lớp mỏng, điểm
chảy và các dữ liệu phổ thu được cho thấy các chất có độ tinh khiết khá cao. Hoạt tính kháng khuẩn của các chất
được thử nghiệm trên 4 chủng vi khuẩn: 2 chủng gram (+) (MSSA và MRSA), 2 chủng gram (−) (E. coli và P.
aeruginosa). Các dẫn chất có tác dụng tốt trên vi khuẩn gram (+) hơn vi khuẩn gram (−). Việc thay thế vị trí
carbon số 2 bằng các nhóm amin khác nhau có ảnh hưởng đến hoạt tính kháng khuẩn nhưng nhìn chung hoạt
tính kháng khuẩn còn yếu.
Kết luận: Nghiên cứu liên quan giữa cấu trúc − tác động cho thấy nhóm thế cloro ở vị trí carbon số 3 là rất
cần thiết cho hoạt tính kháng khuẩn. Đặc biệt, dẫn chất thế 2-hydroxy-3-cloro-1,4-naphthoquinon (C3) có hoạt
tính tốt trên cả 4 chủng vi khuẩn thử nghiệm, có thể được xem như một cấu trúc cơ bản để tổng hợp những dẫn
chất mới có tác dụng kháng khuẩn.
Từ khóa: 1,4-naphthoquinon, hoạt tính kháng khuẩn, Staphylococcus aureus, MSSA, MRSA
ABSTRACT
SYNTHESIS AND ANTIBACTERIAL ACTIVITY
OF SOME 1,4-NAPHTHOQUINONE DERIVATIVES
Tran Ngoc Chau, Ly Thanh Trung, Truong Thi Mai Duyen, Tran Thanh Dao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 423 - 430
Background: Antibiotic resistance is a worldwide public health problem that continues to grow and it
recently becomes more dangerous with the presence of some bacteria strains resistant to nearly all antibiotics.
Therefore, screening for new antibiotics become a critical need.
Objectives: Synthesis of some 1,4-naphthoquinone derivatives by replacing the hydrogen atom at 2-position
by other chemical groups in order to improve the antibacterial activity.
Methods: 1,4-naphthoquinone structure has been modified by several reactions such as: nitrosonation
followed by reduction, diazonisation, acylation and amino substitution. Melting point, UV-Vis, IR and 1H-NMR
*Bộ môn Hóa Dược, Khoa Dược, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên hệ: ThS. Trần Ngọc Châu ĐT: 0938776635 Email: tranchau@uphcm.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 424
spectra of new compounds were determined. Their antibacterial activity is investigated by diffusion method.
Minimum Inhibitory Concentration (MIC) is mesured by micro-dilute method in 96 well plates.
Results: 12 new 1,4-naphthoquinone derivatives were obtained with high purity for the biological tests.
Antibacterial activity was evaluated on Methicillin-Sensitive Staphylococcus aureus (MSSA), Methicillin-
Resistant Staphylococcus aureus (MRSA), Pseudomonas aeruginosa and Escherichia coli. The results
showed that the substitution at carbon-number-2-position of 1,4-naphthoquinone structure influences on
antibacterial activity. The inhibition activity of these compounds on positive gram bacteria is stronger than
on negative gram bacteria strains.
Conclusions: Structure and Activity Relationship (SAR) study has indicated that the chloro atom at
carbon-number-3-position is essential for the antibacterial activity. Furthermore, compound 2-hydroxy-3-chloro-
1,4-naphthoquinone (C3) shows significant activity against both gram (+) and gram (−) bacteria. It may be
considered as a “lead compound” for generation of new naphthoquinone analogues for antibacterial agents.
Keywords: 1,4-naphthoquinone, antibacterial activities, Staphylococcus aureus, MSSA, MRSA
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cấu trúc 1,4-naphthoquinon được tìm thấy
khá nhiều trong tự nhiên, nhiều hợp chất được
phân lập từ các loài thực vật(1,14), và trong cả
các loại nấm(2). Các hợp chất mang cấu trúc
naphthoquinon nguồn gốc tự nhiên cũng như
các dẫn chất tổng hợp thể hiện nhiều hoạt tính
sinh học rất đa dạng như kháng nấm(15), kháng
khuẩn(15), kháng ung thư(1,2,3), chống kết tập
tiểu cầu(3), kháng viêm(9) và kháng ký sinh
trùng sốt rét(3). Trong đa số các trường hợp,
hoạt tính sinh học của các dẫn chất 1,4-
naphthoquinon được giải thích do khả năng
nhận một hoặc hai electron để tạo thành anion
mang gốc tự do, từ đó tham gia vào quá trình
oxy hóa–khử của tế bào(3,3,20).
2
3
5
6
7
8
O
O
Hình 1. Cấu trúc 1,4-naphthoquinon
Hiện nay, tình trạng đề kháng kháng sinh
trong điều trị nhiễm trùng đang ở mức báo
động, đặc biệt là sự xuất hiện của một số chủng
siêu vi khuẩn có khả năng đề kháng với rất
nhiều loại thuốc kháng sinh(3,7). Chính vì vậy việc
nghiên cứu tìm ra những loại kháng sinh mới là
điều cấp thiết. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu về
các tác dụng kháng khuẩn của các dẫn chất 1,4-
naphthoquinon(15,20,17-22) đã được công bố với
những kết quả ban đầu rất khả quan. Những
nghiên cứu về liên quan cấu trúc và tác dụng
kháng khuẩn trên cấu trúc 1,4-naphthoquinon
mở ra nhiều gợi ý về hướng nghiên cứu mới dựa
trên việc biến đổi các nhóm thế trên khung cấu
trúc này nhằm tìm ra các hợp chất mới có hoạt
tính kháng khuẩn tốt.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng
tôi tiến hành tổng hợp một số dẫn chất bằng
cách thế nhóm amin tại vị trí carbon số 2 trên
khung 1,4-naphthoquinon với hy vọng cải thiện
hoạt tính kháng khuẩn. Các chất tổng hợp được
thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn trên một số
chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus nhạy
với methicillin (MSSA) và kháng methicillin
(MRSA), Pseudomonas aeruginosa và Escherichia
coli.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng hợp hóa học
Lawson (2-hydroxy-1,4-naphthoquinon)
được tổng hợp theo quy trình được mô tả trong
tài liệu tham khảo(9). Hóa chất dùng trong tổng
hợp được mua từ các nhà cung cấp Sigma,
Fisher, Acros và được sử dụng trực tiếp. Tiến
trình phản ứng được theo dõi bằng sắc ký lớp
mỏng (TLC) trên bản mỏng nhôm tráng silica
gel 60 F254, bản mỏng sau khi triển khai được
quan sát dưới đèn UV tại 2 bước sóng 254nm và
365nm. Sắc ký tinh chế được thực hiện bằng sắc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa
425
ký cột nhanh, dùng silica gel loại Kieselgel 60
(230-400 mesh, Merck). Điểm chảy được đo bằng
máy Galenkampt với nhiệt kế không hiệu chỉnh.
Phổ hấp thu tử ngoại khả kiến (UV-Vis) được đo
trên máy Hitachi U-2010. Phổ hấp thu hồng
ngoại (IR) được quét trên máy Shimadzu FTIR
8201 PC. Phổ 1H-NMR được đo trên máy Bruker
Ultrashield 500 tại tần số 500MHz.
Qui trình tổng hợp các dẫn chất C1-C2 từ
nguyên liệu lawson: Thực hiện phản ứng
nitroso hóa nguyên liệu lawson, với tác nhân là
natri nitrit trong môi trường acid ở nhiệt độ lạnh
(0-5 oC) sẽ thu được sản phẩm 2-hydroxy-3-
nitroso-1,4-naphthoquinon (C1). Khử hóa nhóm
nitroso trong C1 với tác nhân natri dithionit
trong ethanol để thu được dẫn chất 2-hydroxy-3-
amino-1,4-naphthoquinon (C2)(12). (xem sơ đồ 1)
O
O
OH
O
O
OH
O
O
OH
NO NH2
(C1) (C2)
Lawson
( i) (i i)
(i): NaNO2, HCl, 0-5oC ; (ii): Na2S2O4, EtOH, 50oC
Sơ đồ 1. Qui trình tổng hợp một số dẫn chất 1,4-
naphthoquinon từ nguyên liệu lawson
Tổng hợp các dẫn chất C3-C5 từ nguyên liệu
2-amino-3-cloro-1,4-naphthoquinon
Thực hiện phản ứng diazo hóa trên nguyên
liệu 2-amino-3-cloro-1,4-naphthoquinon, sau đó
thủy phân muối diazonium sẽ thu được sản
phẩm 2-hydroxy-3-cloro-1,4-naphthoquinon
(C3). Acyl hóa 2-amino-3-cloro-1,4-
naphthoquinon với tác nhân là các anhydric
acetic và anhydric propionic với xúc tác acid
H2SO4 đậm đặc sẽ thu được lần lượt các dẫn chất
1,4-naphthoquinon C4 và C5. (xem sơ đồ 2)
Tổng hợp các dẫn chất C6-C12 từ nguyên liệu
2,3-dicloro-1,4-naphthoquinon
Từ nguyên liệu ban đầu là 2,3-dicloro-1,4-
naphthoquinon, các dẫn chất 1,4-naphthoquinon
được tổng hợp bằng phản ứng thế 1 nhóm cloro
trên khung 1,4-naphthoquinon bằng nhóm amin
thơm. Phản ứng xảy ra dưới xúc tác của kali
hydroxyd trong methanol ở nhiệt độ 50-60 oC.
Khi phản ứng kết thúc, sản phẩm tạo thành sẽ
được tinh chế bằng phương pháp thích hợp để
thu được các dẫn chất 1,4-naphthoquinon tinh
khiết (C6-C12)(20,23)( sơ đồ 3)
O
O
NH2
Cl
O
O
N(COCH3)2
Cl
O
O
OH
Cl
O
O
NHCOC2H5
Cl
(iii)
(iv)
(v)
(C3)
(C4)
(C5)
(i i i): NaNO2, HCl-AcOH-H2O, 0-5oC --> 50oC ;
(iv): (CH3CO)2O, AcOH, H2SO4®®, 70
oC ;
(v): (C2H5CO)2O, C2H5COOH, H2SO4®®, 70
oC.
Sơ đồ 2. Qui trình tổng hợp một số dẫn chất từ
nguyên liệu 2-amino-3-cloro-1,4-naphthoquinon
O
O
Cl
Cl
O
O
R3
R2
C6: R2 =
KOH, MeOH
N
H
N
C7: R2 =
; R3 = Cl
N
O
; R3 = Cl
C8: R2 =
N
; R3 = Cl
amin
C9: R2 = NHCH2CH2OH ; R3 = Cl
C10: R2 = ; R3 = ClCH
CH3
N
H
CH3
C11: R2 = ; R3 = ClN
CH3
CH3
C12: R2 = NHCH3 ; R3 = NHCH3
50oC
Sơ đồ 3. Qui trình tổng hợp một số dẫn chất từ
nguyên liệu 2,3-dicloro-1,4-naphthoquinon
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn của chất thử nghiệm
được khảo sát sơ bộ bằng phương pháp khuếch
tán trên thạch. Giá trị nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) của các chất có kết quả định tính sơ bộ tốt
(đường kính vòng ức chế ≥ 10mm) được xác
định bằng phương pháp vi pha loãng trên bản
nhựa 96 giếng(10).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 426
Vi sinh vật thử nghiệm gồm các vi khuẩn đại
diện gram (+) như Staphylococcus aureus nhạy với
methicillin ATCC 29213 (Methicillin-Sensitive
Staphylococcus aureus, MSSA) và kháng
methicillin ATCC 43300 (Methicillin-Resistant
Staphylococcus aureus, MRSA), vi khuẩn đại diện
nhóm gram (−) như Pseudomonas aeruginosa
ATCC 27853 (P. aeruginosa), Escherichia coli
ATCC 25922 (E. coli) do Bộ môn Vi sinh - Kí
sinh, Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành Phố
Hồ chí Minh cung cấp.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả tổng hợp
2-Hydroxy-3-nitroso-1,4-naphthoquinon
(C1)
hòa tan hỗn hợp bao gồm 1g (0,057mol)
lawson với 7,5 ml HCl 10% trong 20 ml 1,4-
dioxan. Làm lạnh dung dịch phản ứng tới nhiệt
độ 5 oC, giữ nhiệt độ đó trong suốt quá trình
phản ứng. Cho từ từ 1,16 g tinh thể NaNO2 (0,17
mol), vừa thêm vừa khuấy mạnh. Phản ứng
được theo dõi bằng sắc ký lớp mỏng cho đến khi
kết thúc (khoảng 1 giờ). Sau khi phản ứng kết
thúc, để nhiệt độ của bình phản ứng trở lại nhiệt
độ phòng, rồi chiết bằng dicloromethan (3 lần,
mỗi lần 20 ml). Phần dịch dicloromethan thu
được sẽ được rửa với nước lạnh (3 lần, mỗi lần
15 ml), sau đó đem làm khan với Na2SO4, rồi
đem cô quay, thu được 0,7 g tinh thể màu vàng.
Kết tinh lại sản phẩm trong methanol, sau đó
rửa sản phẩm bằng n-hexan thu được sản phẩm
tinh khiết (hiệu suất 40%).
Điểm chảy: 166-167 oC. Phổ UV-Vis (1%,
methanol) λmax 363; 229,5 nm; Phổ IR (KBr) υmax
3379 (υO-H), 1693 (υC=O), 1638 (υC=C), 1575 (υN=O)
cm-1; Phổ 1H NMR (500 MHz, CD3OD) δ 8,13
(dd, J = 8,5 Hz ; 1,0 Hz, 2H, H5 và H8); 7,89 (t,
1H, H7/H6); 7,83 (t, 1H, H7/H6).
2-Hydroxy-3-amino-1,4-naphthoquinon (C2)
Hòa tan 1g (4,9 mmol) 2-hydroxy-3-nitroso-
1,4-naphthoquinon (C1) vào trong ethanol, đun
nóng đến 50 oC. Cho từ từ 15 ml dung dịch
Na2S2O4 10% mới vừa pha (3 lần, mỗi lần 5 ml).
Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu tím
đậm, sau 15 phút sẽ xuất hiện tinh thể rắn. Phản
ứng được giữ yên ở nhiệt độ phòng trong vòng
24 giờ. Lọc dưới áp suất giảm thu được tinh thể
màu tím đậm. Kết tinh lại trong dicloromethan
thu được sản phẩm tinh khiết (hiệu suất 32%).
Điểm chảy: 129-130 oC. Phổ UV-Vis (1%,
methanol) λmax 282,5; 232,5 nm. Phổ IR (KBr) υmax
3490 (υO-H), 3384 (υN-H), 1693 (υC=O) cm-1. Phổ 1H-
NMR (500 MHz, CDCl3) δ 8,00 (m, 2H, H6 và
H7); 7,66-7,59 (m, 2H, H5 và H8); 6,44 (s, 1H,
OH); 4,69 (s, 2H, NH2).
2-Hydroxy-3-cloro-1,4-naphthoquinon (C3)
Hòa tan 0,5g 2-amino-3-cloro-1,4-
naphthoquinon trong 20 ml hỗn hợp dung dịch
acid acetic đậm đặc – nước cất – acid HCl đậm
đặc (7:2:1), làm lạnh dung dịch này ở 10-15oC,
thêm từ từ 10,7 ml NaNO2 1%. Duy trì nhiệt độ
này cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
dung dịch chuyển từ màu đỏ sang vàng cam.
Sau đó đem đun nhẹ ở 50 oC trong vòng 30 phút
cho phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn. Chiết
dung dịch phản ứng với dicloromethan (3 lần
mỗi lần 10 ml), làm khan dung dịch
dicloromethan thu được bằng Na2SO4 khan,
đem cô quay dung dịch dicloromethan ta thu
được chất rắn có màu cam nhạt. Kết tinh lại
trong hỗn hợp CHCl3 - methanol (3 : 1) thu được
sản phẩm tinh khiết (hiệu suất 60%).
Điểm chảy: 297-299 oC. Phổ UV-Vis (1%,
methanol) λmax 332; 275,5; 249,5; 243,5 nm. Phổ
IR (KBr) υmax 3186 (υO-H), 1674 (υC=O), 719(υC-Cl)
cm-1. Phổ 1H NMR (500 MHz, CD3OD) δ 8,27-
8,23 (m, 2H, H6 và H7); 7,96-7,87 (m, 2H, H5
và H8).
2-(N-acetyl)-acetamido-3-cloro-1,4-
naphthoquinon (C4)
Cho 10 ml acid acetic vào hỗn dịch bao gồm
6,2 g 2-amino-3-cloro-1,4-naphthoquinon (0,03
mol) với 20 g (0,2 mol) anhydric acetic, cho thêm
1 giọt acid sulfuric đậm đặc vào hỗn hợp phản
ứng. Hỗn hợp phản ứng được khuấy và đun hồi
lưu ở 70 oC trong vòng 6 giờ. Sau khi phản ứng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa
427
xảy ra hoàn toàn, làm nguội bình phản ứng đến
nhiệt độ phòng, sau đó làm lạnh ở 0 oC trong
vòng 2 giờ sẽ xuất hiện tủa. Đem lọc lấy tủa, thu
được sản phẩm có màu vàng đậm. Kết tinh lại
trong hỗn hợp CHCl3 - methanol (3 : 1) thu được
sản phẩm tinh khiết (hiệu suất 45%).
Điểm chảy: 205-206 oC ; Phổ UV-Vis (1%,
methanol) λmax 314, 288, 254, 248 nm. Phổ IR
(KBr) υmax 1699 (υC=O); 1637 (υC=C); 1363cm-1. Phổ
1H-NMR (500 MHz, CD3OD) δ 8,18-8,13 (m, 2H,
H6 và H7); 7,87-7,85 (m, 2H, H5 và H8); 2,24 (s,
3H, CH3); 2,17 (s, 3H, CH3).
2-Ethylcarboxamido-3-cloro-1,4-
naphthoquinon (C5)
cho 10 ml acid n-propionic vào hỗn dịch bao
gồm 6,2 g 2-amino-3-cloro-1,4-naphthoquinon
(0,03 mol) với 6,7 g anhydric propionic (0,05
mol), nhỏ thêm 1 giọt acid sulfuric đậm đặc vào.
Hỗn hợp phản ứng được khuấy và đun hồi lưu
ở 70 oC trong vòng 6 giờ. Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, làm nguội bình phản ứng ở nhiệt
độ phòng, sau đó đem làm lạnh ở 0 oC trong
vòng 2 giờ sẽ xuất hiện tủa. Lọc lấy tủa, thu
được sản phẩm có màu vàng nhạt. Kết tinh lại
trong hỗn hợp CHCl3 - methanol (3 : 1) thu được
sản phẩm tinh khiết (hiệu suất 45%).
Điểm chảy: 165-166 oC; Phổ UV-Vis (1%,
methanol) λmax 273, 252, 216 nm. Phổ IR (KBr)
υmax 3068 (υN-H); 1660 (υC=O); 1608 cm-1. Phổ 1H-
NMR (500 MHz, CD3OD) δ 8,15-8,09 (m, 2H, H6
và H7); 7,85-7,83 (m, 2H, H5 và H8); 1,31 (s, 2H,
CH2), 1,23 (s, 3H, CH3).
Phản ứng chung tổng hợp các dẫn chất 3-
cloro-1,4-naphthoquinon thế amin dị vòng
(C6-C8)
Hòa tan 2,3-dicloro-1,4-naphthoquinon
(1mmol) trong 50 ml methanol. Thêm lượng
amin vừa đủ (1,5 mmol) vào hỗn hợp phản
ứng, đun nóng ở 50oC, theo dõi bằng sắc ký
lớp mỏng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hỗn hợp sau phản ứng được cô dưới áp suất
giảm để loại hoàn toàn methanol, chất rắn thu
được đem đi tinh chế bằng sắc ký cột với hệ
dung môi thích hợp.
2-(Pyridin-2-ylamino)-3-cloro-1,4-
naphthoquinon (C6)
Sản phẩm thô là chất rắn màu vàng đất
được tinh chế bằng sắc ký cột với hệ dung môi
n-hexan- aceton (7:3) thu được sản phẩm C6
tinh khiết là chất rắn màu vàng (hiệu suất
20%) ; điểm chảy: 260- 263 oC. Phổ UV-Vis
(methanol) λmax 393,0 ; 242,5 nm. Phổ IR (KBr)
υmax 3391 (υN-H), 1686, 1647(υC=O), 1600, 1570,
1477 cm -1. Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δ
9,32 (d, J=7,0 Hz, 1H, H6’) ; 8,20 (d, J=8,0 Hz,
1H, H5/ H8) ; 8,14 (dd, J=8,0 Hz, 1H, H8/ H5) ;
7,83 (d, J=9,0 Hz,1H, H3’) ; 7,70 (dt, J=7,5, 1,0
Hz, 1H, H6/H7) ; 7,65 (dt, J=6,5, 1,0 Hz, 1H,
H7/H6) ; 7,53 (dt, J=8,0, 1,0 Hz, 1H, H4’) ; 7,21
(dt, J=7,0, 1,0Hz, 1H, H5’).
2-Cloro-3-morpholino-1,4-naphthoquinon
(C7)
Sản phẩm thô là chất rắn màu đỏ được tinh
chế bằng sắc ký cột với hệ dung môi n-hexan-
aceton (7:3) thu được sản phẩm C7 tinh khiết
là chất rắn màu đỏ thẫm có ánh kim (hiệu suất
58%); điểm chảy: 126 - 128 oC. Phổ UV-Vis
(methanol) λmax 490,5 ; 278,5 nm. Phổ IR (KBr)
υmax 1670, 1647(υC=O), 1589, 1558, 1541, 721(υC-Cl)
cm -1. Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δ 8.13
(dd, J=7,5 ; 1,5 Hz, 1H, H5/H8) ; 8,02 (dd, J=7,5 ;
1,5 Hz, 1H, H8/H5) ; 7,72 (dt, J=7,5 ; 1,0 Hz, 1H,
H6/H7), 7,68 (dt, J=7,5 ; 1,0 Hz,1H, H7/H6) ;
3,87 (t, J=5,0 Hz, 4H, 2 x CH2 ) ; 3,63 (t, J=5,0 Hz,
4H, 2 x CH2).
2-Cloro-3-(piperidin-1-yl)-1,4-
naphthoquinon (C8)
Phản ứng được thực hiện trong môi trường
nước. Sản phẩm thu được đem kết tinh lại trong
methanol thu được chất rắn màu đỏ (hiệu suất
77%) ; điểm chảy: 76- 78 oC. Phổ UV-Vis
(methanol) λmax 502,5 ; 282,0 nm ; Phổ IR (KBr)
υmax 1670, 1641(υC=O), 1587, 1545, 1508(υC=C),
719(υC-Cl)cm-1. Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δ
8,12 (dd, J=7,5 ; 1,5 Hz, 1H, H5/H8) ; 8,00 (dd,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 428
J=7,5 ; 1,5 Hz, 1H, H8/H5) ; 7,69 (dt, J=7,5 ; 1,0
Hz, 1H, H6/H7) ; 7,65 (dt, J=7,5 ; 1,0 Hz,1H, H7/
H6) ; 3,54 (t, J=5,0 Hz, 4H, H3’và H5’) ; 1,79-1,75
(m, 4H, H2’và H6’).
Phản ứng chung tổng hợp các dẫn chất 3-
cloro-1,4-naphthoquinon thế amin mạch
thẳng
Hòa tan nguyên liệu 2,3-dicloro-1,4-
naphthoquinon (1mmol) trong methanol. Thêm
lượng amin vừa đủ (1,5mmol) vào hỗn hợp
phản ứng, đun nóng ở 50oC, theo dõi bằng sắc
ký lớp mỏng đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Hỗn hợp sau phản ứng được cô quay dưới
áp suất giảm để loại methanol. Chất rắn thu
được đem hòa tan trong nước nóng cho tan
hoàn toàn, lọc nóng. Để nguội, làm lạnh dịch lọc,
sản phẩm sẽ kết tinh trở lại. Lọc thu tủa, sấy ở
500C, thu được sản phẩm tinh khiết.
2-Cloro-3-(2-hydroxyethylamino)-1,4-
naphthoquinon (C9)
Chất rắn màu cam (hiệu suất tổng hợp 52%)
; điểm chảy: 120 - 122 oC. Phổ UV-Vis (methanol)
λmax 465,5; 273,5 nm. Phổ IR (KBr) υmax 3304(υN-H),
1684, 1603(υC=O), 1570, 1522, 1447(υC=C), 725(υC-Cl)
cm-1. Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δ 8,14 (dd,
J=7,5, 1Hz, 1H, H5/ H8); 8,02 (dd, J=7,5; 1,0 Hz,
1H, H8/H5); 7,72 (dt, J=7,5; 1,0 Hz, 1H, H6/H7);
7,62 (dt, J=7,5 ; 1,0 Hz,1H, H7/H6); 6,4 (bs, 1H,
NH); 4,07 – 4,03 (m, 2H, CH2); 3,93 – 3,91 (m, 2H,
CH2); 1,85 (bs, 1H, OH).
2-Cloro-3-(isopropylamino)-1,4-
naphthoquinon (C10)
Chất rắn màu cam (hiệu suất tổng hợp 45%)
; điểm chảy: 92 - 95 oC. Phổ UV-Vis (methanol)
λmax 468,0 ; 273,5 nm. Phổ IR (KBr) υmax 3273(υN-H),
1680, 1634(υC=O), 1597, 1564, 1522(υC=C), 723(υC-Cl)
cm-1. Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δ 8.15 (dd,
J=7,5 ; 1,5 Hz, 1H, H5/H8); 8,03 (dd, J=7,5 ; 1,0
Hz, 1H, H8/H5); 7,72 (dt, J=7,5; 1,0 Hz, 1H,
H6/H7); 7,62 (dt, J=7,5; 1,0 Hz,1H, H7/H6); 5,9 (s,
1H, NH); 4,75-4,78 (m, 1H, CH); 1,32 (d, J=6,5
Hz, 6H, 2xCH3).
2-Cloro-3-(dimethylamino)-1,4-
naphthoquinon (C11)
Chất rắn màu đỏ (hiệu suất 48%) ; điểm
chảy: 62 - 65 oC. Phổ UV-Vis (methanol) λmax
490,5 ; 280,5 nm. Phổ IR (KBr) υmax 3240(υN-H),
1674, 1636(υC=O), 1597,