Tổng quan năm loại hình thiên tai
A. Mục tiêu bài học B. Chuẩn bị I. Một số khái niệm trong GNRRTT II. Giới thiện 05 loại hình thiên tai III. 05 loại hình thiên tai – thảo luận nhóm 1. Làm nhóm 2. Báo cáo kết quả và tổng hợp
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan năm loại hình thiên tai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU
TỔNG QUAN NĂM LOẠI HÌNH THIÊN TAI
A. Mục tiêu bài học
B. Chuẩn bị
I. Một số khái niệm trong GNRRTT
II. Giới thiện 05 loại hình thiên tai
III. 05 loại hình thiên tai – thảo luận nhóm
1. Làm nhóm
2. Báo cáo kết quả và tổng hợp
NỘI DUNG CHÍNH
A. Mục tiêu
Cung cấp cho học viên:
- Một số khái niệm phổ biến về Giảm nhẹ rủi
ro thiên tai.
- Năm loại hình thiên tai: Bão, lũ lụt, động
đất, sóng thần, sạt lở đất.
-Phương pháp KIDA trong dạy học
GNRRTT.
- Sự cần thiết phải giáo dục GNRRTT trong
nhà trường.
B. Chuẩn bị
- Các hình ảnh và video clip có nội dung liên
quan đến nội dung bài học.
- Giấy Ao, bút màu, băng keo 2 mặt, giá đỡ,
thước kẽ, ...
- Máy chiếu, màn hình, máy vi tính xách tay.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
TRONG GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
Một số Khái niệm trong GNRRTT
1. Hiểm hoạ là: Sự kiện, sự cố hay hiện tượng không
bình thường có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, hoặc đã
xảy ra nhưng chưa gây tác hại mà có khả năng đe
doạ đến tính mạng, tài sản và đời sống của con
người.
Các loại hiểm họa:
- Hiểm họa tự nhiên: Bão, Lũ lụt, Sạt lỡ đất, Hạn
hán, Động đất, Sóng thần...
- Hiểm họa do con người gây ra: Ô nhiễm môi
trường, rò rĩ khí độc, chiến tranh, khủng bố...
- Hiểm họa do tác động bởi các hoạt động của con
người: làm nhiệt ấm lên trên toàn cầu gây ra biến
đổi khí hậu, chặt phá rừng, đốt rừng để sản xuất,
xây dựng các công trình không phù hợp, ...
• Những hiện tượng nào sau đây được cho là hiểm họa?
A. Theo dự báo thời tiết, một đợt không khí lạnh đang tràn
xuống nước ta từ phía Bắc.
B. Hạn hán đang xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh miền Bắc
và miền Trung nước ta, tuy nhiên chưa có báo cáo thiệt
hại.
C. Cơn bão Ketsana năm 2009 đã gây thiệt hại lớn cho các
nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Nhiều tổ chức trong và ngoài nước đã đóng góp vật chất,
tài chính và kỹ thuật cho việc khắc phục hậu quả của cơn
bão này.
SEEDS Asia
Một số Khái niệm trong GNRRTT
2. Thảm họa: là khi hiểm họa xảy ra làm
ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư dễ bị
tổn thất và thiệt hại vì không đủ khả năng
chống đỡ với những tác hại của nó.
• Ví dụ: Lũ lụt xảy ra gây chết người, hư
hỏng công trình, nhà cửa, mất mát tài sản
gia súc, mùa màng. Hoặc, nhiệt độ tăng
dẫn đến nhiều dịch bệnh và làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người và
vật nuôi...
• Những hiện tượng nào sau đây được cho là thảm họa?
A. Hạn hán đang xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh miền
Bắc và miền Trung nước ta, tuy nhiên chưa có báo cáo
thiệt hại.
B. Theo dự báo thời tiết, một đợt không khí lạnh đang tràn
xuống nước ta từ phía Bắc.
C. Cơn bão Ketsana năm 2009 đã gây thiệt hại lớn cho
các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam. Nhiều tổ chức trong và ngoài nước đã đóng góp
vật chất, tài chính và kỹ thuật cho việc khắc phục hậu
quả của cơn bão này.
SEEDS Asia
Hiểm họa Thảm họa
Phân biệt hiểm họa - thảm họa
A B
3. Giảm nhẹ: Là các hoạt động nhằm làm thay đổi theo
chiều hướng tích cực nhằm giảm thiểu tác động của hiểm hoạ
và nhờ đó giảm nhẹ quy mô của thảm họa.
Các biện pháp giảm nhẹ có thể bao gồm nhiều biện pháp
khác nhau, từ các biện pháp vật chất như các công trình chắn
lũ, thiết kế vành an toàn đến các biện pháp phi vật chất như
ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ rừng, đê điều
4. Phòng ngừa: là các biện pháp được tiến hành trước khi
thiên tai xảy ra để đảm bảo phản ứng hiệu quả và kịp thời.
Phòng ngừa bao gồm các hoạt động như đưa ra cảnh báo kịp
thời và hiệu quả, sơ tán người dân và tài sản ra khỏi khu vực
nguy hiểm.
Một số Khái niệm trong GNRRTT
5. Ứng phó: là các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp những nhu cầu
thiết yếu cho nạn nhân của thiên tai; được thực hiện trong và ngay
sau khi thiên tai xảy ra, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, sức
khỏe cho cá nhân và cộng đồng.
6. Phục hồi: là các hoạt động sau thảm họa nhằm giúp cá
nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm họa khôi phục
cơ sở vật chất và các điều kiện sản xuất sinh hoạt.
Một số Khái niệm
trong GNRRTT
7. Rủi ro là nguy cơ thiệt hại về người, tài sản, môi trường sống,
sinh kế và các hoạt động kinh tế xã hội do sự tương tác giữa hiểm
họa tự nhiên hoặc do con người gây ra và tình trạng dễ bị tổn
thương. (UN‐ISDR)
Một số Khái niệm trong GNRRTT
8. Tình trạng dễ bị tổn thương là đặc điểm, hoàn cảnh một cộng
đồng, hệ thống hay tài sản khiến cho cộng đồng, hệ thống hoặc tài
sản đó dễ bị ảnh hưởng trước tác hại của hiểm họa.(UN-ISDR)
Một số Khái niệm trong GNRRTT
Ví dụ: việc xây dựng nhà cửa, công trình chưa kiên cố gần nơi dễ xảy ra thiên tai
như sông, suối, thiếu thông tin về thiên tai, không có biện pháp bảo vệ tài sản
tốt khi có thiên tai xảy ra.
Do đó tình trạng dễ bị tổn thương có thể khắc phục bằng việc nâng cao năng lực
cho người dân để giảm tình trạng dễ bị tổn thương
SEEDS Asia
9. Đối tượng dễ bị tổn
thương
là nhóm người có đặc điểm và
hoàn cảnh khiến họ có khả năng
phải chịu nhiều tác động bất lợi
hơn từ thiên tai so với những
nhóm người khác trong cộng
đồng. Đối tượng dễ bị tổn
thương bao gồm trẻ em, người
cao tuổi, phụ nữ đang mang thai
hoặc đang nuôi con dưới 12
tháng tuổi, người khuyết tật,
người bị bệnh hiểm nghèo và
người nghèo – (Luật phòng, chống
thiên tai)
10. Năng lực là sự kết hợp tất cả sức mạnh, kiến thức, kỹ
năng và nguồn lực sẵn có trong cộng đồng, xã hội hay tổ chức
để đạt được những mục tiêu đề ra. (UN-ISDR)
Ví dụ: tham gia các lớp tập huấn GNRRTT, giảng dạy cho học sinh
các kiến thức về GNRRR giúp NÂNG CAO NĂNG LỰC
SEEDS Asia
là khái niệm giảm thiểu hoặc hạn chế các tác hại
của thiên tai thông qua những nỗ lực mang tính hệ
thống nhằm phân tích và quản lý những nhân tố
thiên tai bằng việc giảm nhẹ nguy cơ dẫn đến thiên
tai, giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương đối với
người, tài sản, quản lý đất và môi trường một cách
khôn ngoan và cải thiện việc phòng ngừa đối với
những sự kiện xấu. (UNISDR)
11. Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Tình trạng dễ bị tổn thương
Rủi ro = Hiểm họa x -------------------------------------------
Năng lực
Tình trạng dễ bị tổn thương
Rủi ro = Hiểm họa x -------------------------------------------
Năng lựctự nhiên
tự nhiên
MỐI LIÊN HỆ GIỮA RỦI RO – TT DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
VÀ NĂNG LỰC
SEEDS Asia
SỰ CẦN THIẾT CỦA GD GNRRTT
• Trường hợp thảm họa lớn xảy ra, vào thời điểm đó, sự phối
hợp với cư dân lận cận, chẳng hạn như tham gia chia sẻ các
biện pháp phòng chống thiên tai trước đó, có thể làm giảm tác
động của thiệt hại.
• Tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, nên
việc chuẩn bị kiến thức là cần thiết đặc biệt là trang bị
cho học sinh.
• Tạo ra sự chuyển biến tích cực từ một “ Cộng đồng
dễ bị tổn thương” sang một “cộng đồng có năng
lực”, cùng nhau phòng ngừa, ứng phó và phục hồi” bằng
cách phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng và
các nguồn lực khác.
SEEDS Asia
MỤC
ĐÍCH
Phát triển năng lực để bảo vệ cuộc sống bản thân
Phát triển năng lực để phối hợp với người khác
ứng phó với thiên tai
Mục đích của GD GNRRTT
Phát triển năng lực để giúp những người xung quanh
Phát triển thành một xã hội có khả năng ứng phó
thiên tai
MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG:
BẢO VỆ TÍNH MẠNG CON NGƯỜI
Áp dụng mô hình KIDA vào giáo dục GNRRTT
SEES Asia
1.Mục đích của GD GNRRTT
GD GNRRTT có mục đích gì?
Trả lời: Bảo vệ tính mạng con người
Anh/chị làm gì để bảo vệ tính mạng khi thiên tai xảy ra?
Khi có kiến thức + kinh nghiệm về GNRRTT anh/chị có
đảm bảo được tính mạng không?
2. Làm thế nào bảo vệ tính mạng trong thiên tai?
Kiến thức - kinh nghiệm: chưa đủ
Mà cần phải có Ý THỨC _-> NĂNG LỰC HÀNH ĐỘNG
Phải suy nghĩ phải làm gì để mọi người
CÓ HÀNH ĐỘNG ngay cả khi họ có kinh
nghiệm bảo vệ tính mạng của mình.
SEEDS Asia
SEEDS Asia
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
MÔ HÌNH CÂY KIDA
( Knowledge-Interest-Desire-Action)
Hành động
Có nhận
thức
về hiểm
họa và rủi
ro liên
quan.
Hình
thành tính
tò mò và
mong
muốn biết
thêm về
hiểm họa
và công
tác phòng
ngừa.
Chủ động,
mong
muốn và
sẵn sàng
ứng phó
hiểm họa
và cần biết
được cách
thức thực
hiện.
Thực hiện
các bước
chuẩn bị
ứng phó
thiên tai.
Kiến thức Quan tâm Mong muốn Hành động
Kiến thức Quan tâm Mong muốn
SEEDS Asia
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
K Bài giảng, xem video
K Phòng ngừa và giảm
nhẹ
QM Làm túi dụng cụ khẩn
cấp
QM Kể chuyện theo tranh
QM Vẽ
H Khảo sát thực địa
H Làm bao cát
H PCCC
H Diễn tập sơ tán
H Sơ cấp cứu
K Bài giảng về các hiểm
họa
KQ
M
Chiếu vide/ảnh về
ảnh hưởng của thiên
tai từ BCV
QM
H
Suy nghĩ về cách ứng
phó trong mỗi nhóm
H Trình bày kết quả sau
khi thảo luận nhóm
H Về nhà và chia sẻ
kiến thức với người
thân/gia đình
Áp dụng KIDA vào GD GNRRTT
Bão
II. Giới thiệu 5 loại thiên tai phổ biến
Sóng thần
Động đất
Lũ lụt
Sạt lở đất
5 loại thiên tai
Phổ biến
III. THẢO LUẬN NHÓM NĂM LOẠI HÌNH THIÊN TAI
1. Thảo luận nhóm: (15 phút)
- Nhóm 1: Hiện tượng Bão: Khái niệm; nguyên nhân; hậu quả;
những việc cần làm trước, trong và sau bão.
- Nhóm 2: Hiện tượng Lũ lụt: Khái niệm; nguyên nhân; hậu quả;
những việc cần làm trước, trong và sau lũ lụt.
- Nhóm 3: Hiện tượng Động đất: Khái niệm; nguyên nhân; hậu
quả; những việc cần làm trước, trong và sau động đất.
- Nhóm 4: Hiện tượng Sóng thần: Khái niệm; nguyên nhân; hậu
quả; những việc cần làm trước, trong và sau sóng thần.
- Nhóm 5: Hiện tượng Sạt lở đất: Khái niệm; nguyên nhân; hậu
quả; những việc cần làm trước, trong và sau sạt lở đất.
III. THẢO LUẬN NHÓM NĂM LOẠI HÌNH
THIÊN TAI
2. Báo cáo kết quả thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Hiện tượng Bão
-Khái niệm
-Nguyên nhân
-Hậu quả
-Những việc cần làm trước, trong và sau bão
=> Các nhóm nhận xét, bổ sung và kết luận.
1. Định nghĩa
Bão hình thành từ các giai đoạn của áp thấp nhiệt đới và bão
nhiệt đới.Nhiệt độ nước biển đạt đến 26 gây ra không khí đối lưu và ở
trên cao không khí ngưng tụ,hình thành nên nhiệt ngưng kết của
lượng hơi nước khổng lồ bốc lên từ mặt biển dần dần tạo ra bão nhiệt
đới, và sau đó hình thành bão khi sức gió bão đạt đến cấp 11 hoặc
119km/h.
PHIM VỀ BÃO
2. Cơ chế hình thành
2.1/ Điều kiện khí quyển không ổn định
2.2/ Xảy ra hiện tượng mây tích loạn do dòng chảy hướng lên
2.3/ Bão nhiệt đới xảy ra
2.4/ Hướng gió thổi vào tâm bão
2.5. Bảng mô tả cấp độ của bão
-Tiếp tục theo dõi thông tin của Bão trên đài, báo, tivi và trên
Internet.Tàu thuyền không được di chuyển ra biển khi có bão, mọi
người phải ẩn nấp vào nơi an toàn.Tránh xa cửa sổ và cửa kính ra vào,
nơi dây điện bị đứt, nhà sập đổ. Tắt hết các cầu dao, công tắc điện.
- Tìm kiếm và cứu nạn các nạn nhân, sơ cấp cứu cho những người bị
thương. Kiểm tra nhà an toàn sau khi trở về từ nơi sơ tán và sửa chữa
các vật dụng hư hỏng. Vệ sinh môi trường xung quanh. Xử lí nước và
đun sôi để uống và nấu ăn. Cung cấp và chia sẻ thức ăn, nước uống
với cộng đồng.
2. Báo cáo kết quả thảo luận nhóm:
(50 phút)
Nhóm 2: Hiện tượng Lũ lụt
-Khái niệm
-Nguyên nhân
-Hậu quả
-Những việc cần làm trước, trong và sau lũ
lụt
=> Các nhóm nhận xét, bổ sung và kết
luận.
1. Định nghĩa
Lũ lụt là hiện tượng nước dâng từ sông, hồ hoặc những
dòng chảy bất thường khác làm ngập một phần hoặc hoàn
toàn một vùng đất mà trước đó vốn khô ráo. Nguyên nhân
gây ra lũ: Do mưa lớn; bão; hệ thống thoát nước kém; phá
rừng.
Cơ chế hình thành Lũ lụt :
XEM PHIM VỀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH
- Nhận và chia sẻ thông tin về Lũ. Mặc áo phao hoặc vịn vào
các vật nổi như thùng nhựa rỗng, ống nướctrong trường
hợp di chuyển ở vùng bị ngập lụt. Tiếp tục di chuyển đến nơi
cao hơn nếu có thể. Giữ vệ sinh trong ăn uống và môi trường
xung quanh. Không được đi bộ, lội nước nơi khu vực bị ngập
lụt. Tránh xa bờ sông, suối trong khu vực có lụt vì có thể đất bị
suy yếu và sụt lún.
- Tìm kiếm và cứu nạn các nạn nhân, sơ cấp cứu cho những người bị
thương. Khử trùng nhà sau Lũ, kiểm tra nguồn điện trước khi sử dụng.
Không ăn thức ăn bị hỏng hoặc bị ngâm trong nước lũ. Kiểm tra chất
lượng nước và vệ sinh giếng trước khi sử dụng lại. Kiểm tra và hỗ trợ
các thành viên trong gia đình và hàng xóm bị ảnh hưởng của lũ lụt.
Ngủ phải mắc mùng, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
2. Báo cáo kết quả thảo luận nhóm:
(50 phút)
Nhóm 3: Hiện tượng Động đất
- Khái niệm
- Nguyên nhân
- Hậu quả
- Những việc cần làm trước, trong và sau
động đất
=> Các nhóm nhận xét, bổ sung và kết
luận.
1. Định nghĩa
Là hiểm họa thiên tai do mảng đất đá ngầm, nứt ra khỏi sự
liên kết và bị đẩy ra khỏi khu vực xung quanh đường ranh giới
của bề mặt trái đất
CƠ CHẾ HÌNH THÀNH
ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG THẦN
2. Cơ chế hình thành
2.1/ Động đất xuyên đĩa ( xảy ra ngay đường ranh giới )
2.2/ Động đất bên trong ( chấn tâm )
3.1/ Tòa nhà bị rung lắc cực mạnh và sụp đổ
3. Hiện tượng
3.2/ Người không thể đi lại và xe không thể chạy một cách êm ái
3.3/ Đồ đạc và tài sản bị đổ xuống
3.4/ Hiện tượng đứt gãy xảy ra
3.5/ Đất hóa lỏng
- Gọi cứu hỏa và dập tắt đám cháy bằng bình chữa cháy.
- Nấp dưới bàn và giữ chặt chân bàn, né người di chuyển vào
sát tường nhà.
- Nhận và chia sẻ
thông tin đúng về
Động đất và hỏa hoạn
trên tivi, đài báo
- Sau khi hết rung lắc, kiểm tra hiện trạng xung quanh và đi ra
khỏi tòa nhà nếu tòa nhà đó không có khả năng chống chịu
động đất và hỏa hoạn.Không nên sử dụng thang máy, phải sử
dụng thang bộ.
-Tránh xa các tòa nhà cao tầng, cây cối lớn và các cột điện.
Đừng cố gắng chạy xe qua cầu hoặc vượt cầu
- Tạo tiếng động để kêu cứu nếu bị mắc dưới đống đất đá.
- Tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ hàng xóm và người cần giúp đỡ khôi
phục thiệt hại sau động đất
- Kiểm tra nguồn điện và các thiết bị điện trước khi sử dụng. Khử
trùng nhà cửa, nhanh chóng ổn định lại sản xuất và đời sống
hàng ngày. Dọn vệ sinh môi trường xung quanh.
2. Báo cáo kết quả thảo luận nhóm:
(50 phút)
Nhóm 4: Hiện tượng Sóng thần
- Khái niệm
- Nguyên nhân
- Hậu quả
- Những việc cần làm trước, trong và sau
sóng thần
=> Các nhóm nhận xét, bổ sung và kết
luận.
1. Định nghĩa
Sóng thần là sự chuyển động hàng loạt của sóng biển
(sóng thủy triều) gây ra bởi sự biến đổi đột ngột địa chất
dưới đáy biển do động đất.
2. Cơ chế hình thành
3. Hiện tượng
- Bình tĩnh mang theo túi dụng cụ khẩn cấp đã chuẩn bị sẵn đi
đến nơi an toàn sau khi nhận được lệnh sơ tán. Không được
quay lại nhà hoặc văn phòng để lấy hành lý. Có thể ở lại nơi an
toàn trong một vài giờ vì sóng thần có thể ập tới rất nhanh sau
khi nhận thông tin cảnh báo. Nếu bạn đang ở trên thuyền ngoài
biển không được quay vào bờ; ở trên cùng biển rộng đến khi
các đợt sóng chấm dứt hẳn.
- Tìm kiếm và cứu nạn những nạn nhân, sơ cấp cứu cho
những người bị thương. Vệ sinh môi trường chung quanh.
Hỗ trợ mọi người khôi phục thiệt hại, kiểm tra thực phẩm và
nguồn nước, cung cấp và chia sẻ thức ăn, kiểm tra nguồn
điện và khử trùng nhà cửa. Tham gia khôi phục lại nhà cửa
và các công trình công cộng nhanh chóng ổn định sản xuất
và cuộc sống.
2. Báo cáo kết quả thảo luận nhóm:
(50 phút)
Nhóm 5: Hiện tượng Sạt lở đất
- Khái niệm
- Nguyên nhân
- Hậu quả
- Những việc cần làm trước, trong và sau
sạt lở đất
=> Các nhóm nhận xét, bổ sung và kết
luận.
1. Định nghĩa
Một phần đất bắt đầu chuyển động từng lớp nghiêng trượt
xuống/ rung chuyển.
Lớp đất dễ thấm nước
Lớp đất khó thấm nước
1.1. Sạt lở đất xảy ra ở sườn đồi núi:
Là hiểm họa thiên tai trên bề mặt của dốc đá, vách lõm của
ngọn đồi, xói mòn vách núi, đồi núi nhấp nhô bị sập xuống do
mưa kéo dài, mưa lớn, động đất và núi lửa vv..
Sự khác nhau giữa sạt lở đất nông cạn và sạt lở đất sâu
Sạt lở đất sâuSạt lở đất nông cạn
Đất bùn đá (trầm tích) nông
cạn trên mặt đất (sâu 1-2m)
1.2/ Sạt lở bùn
Là hiện tượng đất, bùn và đá (trầm tích) trộn lẫn với nước
mưa/ nước ngầm chảy xuống sông, suối
Trầm tích trộn lẫn nước mưa/ nước ngầm
2. Cơ chế hình thành
2.1/ Nước ngầm dâng cao do mưa lớn xối xả/ mưa kéo dài
Khi lượng mưa lớn và tuyết tan ra thấm vào lớp đất đá
dễ bị sạt lở, mực nước ngầm bắt đầu tăng dần lên.
2.2/ Ma sát của tầng địa chất giảm dần và mặt đất bắt đầu
rung chuyển từ từ.
- Tiếng nổ phát ra trong mạch nước ngầm, bắt đầu di chuyển
các khối núi rơi xuống
2.3/ Sạt lở đất gây thiệt hại nhà cửa/ mùa màng/ đường xá
- Nhà cửa/ cây cối bị chôn vùi bởi đất đá, trầm tích
3. Dự báo: Rất khó dự báo xảy ra
3.1/ Bị ảnh hưởng nghiêm trọng do xảy ra với tốc độ nhanh
Tốc độ trầm tích gây ra bởi hiểm
họa trầm tích là từ 20~ 40km/h
trong trường hợp bị cuốn trôi và
sụp xuống đột ngột trong trường
hợp sạt lở vách núi vì thế tốc độ sạt
lở cực kỳ nhanh. Kết quả là làm
cho lượng đất đá ngày càng dày
hơn và vùi lấp nhà cửa trong tích
tắc.
a. Xảy ra một cách đột ngột.
b. Hầu như không có thời gian
để sơ tán.
3.2. Rất khó cảnh báo xảy ra ở đâu và khi nào
Các loại thiên tai liên quan đến chấn động trầm tích của
quả đất rất khó lường trước được nơi xảy ra và mức độ nguy
hiểm do sự biến đổi khí hậu toàn cầu vì thế rất khó để biết
được xảy ra khi nào và ở đâu.
Dự báo
Nước tràn ra khe nứt
Núi phát ra tiếng
động mạnh và đất đá
cát sạn bị rơi xuống
Nứt gãy sườn núi
4. Đặc điểm và hiện tượng
4.1/ Sạt lở đất
4.2/ Sạt trượt mái dốc
4.3/ Sạt lở bùn
XEM PHIM VỀ SẠT LỞ
ĐẤT
- Nhanh chóng chạy khỏi đường đi của sạt lở đất. Di chuyển
đến nơi an toàn gần nhất. Lấy tay che đầu và cuộn người ra
khỏi nơi nguy hiểm. Nếu còn sống trong đống đổ nát và trầm
tích, dùng còi để kêu cứu. Không được quay lại nhà gần khu
vực sạt lở đất cho đến khi được xác định là an toàn. Cẩn thận
với Rắn vì chúng sẽ bò lên những nơi cao hơn.
- Khẩn trương tìm kiếm nạn nhân và tiến hành sơ cấp
cứu cho những người bị thương. Xác định nhà an
toàn và khu vực xung quanh nhà.
- Dọn sạch vệ sinh môi trường đất đá. Kiểm tra thiết
bị đồ đạc như điện, nước, ga để duy trì cuộc sống
thường ngày. Khẩn trương khôi phục sản xuất và ổn
định cuộc sống hàng ngày.
- Tiếp tục theo dõi thông tin về các khu vực không ổn
định. Di chuyển đến nơi an toàn hơn nếu cần thiết.
- Trồng cây quanh sườn núi để ngăn ngừa sạt lở đất.
- Cung cấp và chia sẻ thức ăn, nước uống đến cộng
đồng trong trường hợp cần thiết.
* Lưu ý:
Thiên tai này thường kéo theo thiên tai
khác:
- Động đất => Sóng thần => Sạt lở đất
- Bão => Lũ lụt => Sạt lở đất
=> Điều đó làm cho thảm họa chất
chồng lên thảm họa, gây ra những thiệt
hại to lớn