Trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, là hành trang tuyệt với giúp bạn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng chiếm được tình cảm của nhiều người. Dưới đây là là một số trắc nghiệm và hướng dẫn để bạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình. 1. Khi trò chuyện với một người nào đó, a. Bạn thường là người nói nhiều nhất b. Bạn thường để người khác nói nhiều hơn. c. Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại. Đáp án hay nhất: c 2. Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ: a. Đợi người khác giới thiệu. b. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay. c. Vui mừng và ôm chặt người đó. Đáp án hay nhất: b Rất tốt nếu bạn bắt đầu việc tự giới thiệu bằng việc bắt tay và mỉm cười. Nếu bạn không thích hoặc gặp khó khăn khi bắt tay thì cúi chào là một thay thế tuyệt vời. Việc chủ động giới thiệu bằng nụ cười, bắt tay (hoặc chào) sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với người đối diện.

docx9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, là hành trang tuyệt với giúp bạn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng chiếm được tình cảm của nhiều người. Dưới đây là là một số trắc nghiệm và hướng dẫn để bạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình. 1. Khi trò chuyện với một người nào đó,                 a. Bạn thường là người nói nhiều nhất                 b. Bạn thường để người khác nói nhiều hơn.                 c. Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại. Đáp án hay nhất: c 2. Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ:                 a. Đợi người khác giới thiệu.                 b. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay.                 c. Vui mừng và ôm chặt người đó. Đáp án hay nhất: b Rất tốt nếu bạn bắt đầu việc tự giới thiệu bằng việc bắt tay và mỉm cười. Nếu bạn không thích hoặc gặp khó khăn khi bắt tay thì cúi chào là một thay thế tuyệt vời. Việc chủ động giới thiệu bằng nụ cười, bắt tay (hoặc chào) sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với người đối diện. 3. Bạn thường,                 a. Mở đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện nhỏ.                 b. Tránh những những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện đi vào những vấn đề quan trọng hơn.                 c. Tránh né việc mở đầu một cuộc trò chuyện Đáp án hay nhất: a Rất hay nếu bạn bắt đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện nhỏ mà chủ đề có thể xoay quanh vấn đề về thời tiết, tin tức, hay ấn tượng về những hoạt động (nếu bạn tham gia một cuộc hội thảo, những buổi tiệc hoặc những cuộc họp) 4. Bạn thường,                 a. Cố gắng nhớ và gọi tên khi trò chuyện với người khác.                 b. Không chú ý đến tên và có khuynh hướng quên chúng.                 c. Chỉ nhớ tên những người quan trọng. Đáp án hay nhất: a Rất tốt để gọi người nào đó bằng tên ở bất cứ  nơi nào có thể. Nó sẽ để lại ấn tượng lâu dài và làm cho người đối diện thấy họ đặc biệt với bạn vì bạn đã nhớ tên họ. 5. Bạn sử dụng những từ và cụm từ - “vui lòng”; “cám ơn”; “rất vui”; “xin lỗi”                 a. Thường xuyên                 b. Thỉnh thoảng                 c. Không bao giờ Đáp án hay nhất: a Bạn nên thường xuyên sử dụng những từ và cụm từ lịch sự để làm cho đối phương thấy bạn là một người lịch sự và mong muốn kết bạn với bạn. 6. Bạn có khuynh hướng                 a. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện                 b. Luôn luôn cười lúc trò chuyện                 c. Cười đúng lúc Đáp án hay nhất: c Mỉm cười trong lúc chào hỏi và trong thời gian cuộc trò chuyện thể hiện bạn là một người hòa đồng vui vẻ. 7. Bạn dùng mắt để thể hiện thái độ trong  suốt câu chuyện                 a. Luôn luôn                 b. Thỉnh thoảng                 c. Không bao giờ Đáp án hay nhất: a Mắt phản ánh chân thật nhất tâm trạng của bạn, vì vậy việc nhìn chăm chú thể hiện bạn quan tâm và thích thú với vấn đề đang được thảo luận. Sự giao tiếp bằng mắt phải thỉnh thoảng gián đoạn để tránh nhìn chằm chằm vào người khác (như vậy sẽ rất bất lịch sự). Bạn có thể nhìn xuống hoặc nhìn ra cửa sổ và trở vể với điểm ban đầu, điều này tạo cho người đối diện biết bạn không xao lãng mà rất quan tâm đến những gì đang được nói. 8. Trong suốt câu chuyện, bạn:                 a. Giữ yên đầu.                 b. Gật đầu ở những thời điểm thích hợp                 c. Liên tục gật đầu. Đáp án hay nhất: b Thỉnh thoảng gật đầu để cho người đối diện biết những gì bạn đồng ý và hiểu thế nào về vấn đề. Điều này giúp người nói hăng hái hơn. 9. Trong cuộc nói chuyện, bạn:                 a. Đứng cách người nói 1 bước chân                 b. Đứng cách người nói 2 – 3 bước chân                 c. Đứng cách người nói 5 – 6 bước chân Đáp án hay nhất: b Chiều dài cánh tay của bạn là khoảng cách thích hợp nhất (2 – 3 bước chân), nếu bạn đứng gần hơn sẽ làm người khác cảm thấy không thoải mái. 10. Bạn thường,                 a. Đứng trong khi nói chuyện với một người đang ngồi.                 b. Ngồi khi nói chuyện với một người đang ngồi.                 c. Dựa xuống trong khi nói chuyện với một người đang ngồi. Đáp án hay nhất: b Sự trao đổi bằng mắt sẽ giúp cho mối quan hệ tốt hơn, vì thế nếu người trò chuyện với bạn đang ngồi và có 1 ghế trống bên cạnh, hãy ngồi vào ghế đó. Trừ trường hợp vào phòng sếp hay đồng nghiệp của bạn, hãy hỏi họ trước khi ngồi, tốt hơn hết là hãy đợi họ mời ngồi bởi vì có thể họ không có thời gian để nói chuyện với bạn tại thời điểm đó. 11. Để kết thúc 1 cuộc trò chuyện,                 a. Bạn thường chỉ bỏ đi                 b. Bạn bắt đầu trông thiếu kiên nhẫn và hy vọng người đó sẽ gợi ý.                 c. Bạn kết thúc những vấn đề trên với một sự phát biểu đóng. Đáp án hay nhất: c Nếu bạn không muốn tiếp tục cuộc nói chuyện hãy ra hiệu bằng một câu bình luận đóng, như là một tín hiệu cho người đối diện biết bạn đang muốn kết thúc câu chuyện một cách lịch sự. 12. Nếu đồng nghiệp của bạn càng ngày càng mập, bạn sẽ:                 a. Không nói gì cả.                 b. Nói với người khác rằng anh/chị ấy thay đổi nhiều kể từ lúc gặp.                 c. Nói với người khác rằng anh/chị ấy trông quá mập. Đáp án hay nhất: a 13. Khi  đang lắng nghe người khác nói, bạn thường:                 a. Khoanh tay trước ngực.                 b. Đứng tựa lưng, cách xa người nói.                 c. Hơi nghiêng người về phía trước và đứng đối diện với người nói. Đáp án hay nhất: c 14. Tư thế bắt chéo chân:                 a. Hướng về người nói.                 b. Hướng ra xa người nói.                 c. Nhịp chân. Đáp án hay nhất: a 15. Trong khi nghe:                 a.  Bạn nghe và giữ bình tĩnh trước mọi tình huống.                 b. Bạn lắng nghe để hiểu rõ ý nghĩa và hỏi lại nếu cần.                 c. Bạn nhìn chăm chú, vờ như đang nghe. Đáp án hay nhất: b 16. Khi người khác nói với bạn về những điều bất hạnh hoặc những kinh nghiệm buồn, bạn sẽ:                 a. Không bình luận gì thêm về điều đó.                 b. Cố gắng thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện.                 c. Cố gắng cảm thông với cảm giác của người đó và chứng tỏ rằng họ quá nhạy cảm với tình huống, mọi     việc không tồi tệ đến mức như thế. Đáp án hay nhất: c 17. Khi bạn thảo luận về một chủ đề, bạn thường:                 a. Tập trung vào những mặt tốt của vấn đề.                 b. Tập trung vào những mặt xấu của vấn đề.                 c. Tập trung vào những lời phê bình. Đáp án hay nhất: a. Tập trung vào mặt tốt của vấn đề sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý từ phía người nghe và làm họ thích thú với cuộc nói chuyện hơn. Thông thường, người nghe sẽ dễ bị cuốn hút khi người phát biểu có khả năng nhìn thấy khía cạnh tốt đẹp của cuộc sống. Người lạc quan cũng sẽ đánh giá công việc tốt hơn. 18. Khi bạn có những ý kiến phản đối hay lời phê bình trước một vấn đề,                 a. Đơn giản, bạn sẽ phát biểu.                 b. Bạn đưa ra những lời nhận xét khả quan trước.                 c. Bạn chẳng nói gì cả. Đáp án hay nhất: b. Tốt hơn bạn nên khen hoặc đưa ra những nhận xét tốt trước, và sau đó hãy nói ý kiến của bạn về những vấn đề đang tồn tại, những quan điểm tiêu cực hay những lời bình luận một cách lịch thiệp. 19. Khi nhận được những ý kiến phản hồi tiêu cực, bạn sẽ:                 a. Ghi nhận và tìm cách cải thiện vấn đề.                 b. Nổi giận và bảo vệ quan điểm của mình.                 c. Phủ nhận vấn đề, xin lỗi hoặc biện hộ cho sự thiếu hiểu biết của mình. Đáp án hay nhất: a Những ý kiến phản hồi từ người khác sẽ giúp bạn biết cách làm thế nào để cải thiện bản thân. Có thể có một vài người luôn làm tốt mọi việc, nhưng chắn bạn cũng biết câu “ không có ai hoàn hảo”, vì vậy hãy biết điểm yếu của mình và cố gắng thay đổi nó. Những lời góp ý chân thành là một món quà mà người khác đã trao tặng cho bạn và mong muốn bạn tốt hơn và thành công hơn trong cuộc sống. 20. Khi bạn nhận được ý kiến phản đối từ người khác, bạn sẽ:                 a. Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ.                 b. Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ.                 c. Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng. Đáp án hay nhất: a Khi nhận được lời phản đối, bạn nên tập trung vào việc họ đã truyền đạt những điều gì hữu ích cho bạn, không nên tập trung vào việc phán xét cá nhân. 21. Khi bạn muốn đưa ra ý kiến phản đối, bạn sẽ:                 a. Nói cho tất cả mọi người đều biết.                 b. Nói thẳng ý kiến của mình trước mặt người quản lý.                 c. Nói riêng với người đó tại một nơi riêng tư. Đáp án hay nhất: c Tốt nhất là bạn nên nói trực tiếp với người đó một cách khéo léo tại một nơi riêng tư, như vậy lời góp ý của bạn sẽ được tiếp thu và trân trọng, bạn không nên nói qua một người khác vì sẽ làm mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. 22. Khi không đồng ý với một người,                 a. Đầu tiên bạn sẽ lắng nghe, hỏi lại những điều chưa sáng tỏ và nói lên ý kiến phản đối của mình.                 b. Nhanh chóng chỉ ra cho người đó những điểm sai và tại sao sai.                 c. Nói ý kiến thật nhỏ hoặc không nói gì. Đáp án hay nhất: a Đưa ra ý kiến phản đối là điều tốt, nhưng quan trọng là bạn phải nói một cách nhẹ nhàng, điều này có nghĩa là bạn nên: 1.  Tỏ ý tôn trọng ý kiến của người nêu. 2.  Lắng nghe chăm chú cho đến khi họ trình bày xong. 3.  Hỏi lại nếu cần. 4.  Nêu ra những điểm bạn đồng ý/ không đồng ý và tại sao. 5.  Đưa ra giải pháp. 23. Khi bạn làm việc trong một nhóm, bạn:                 a. Giữ vẻ mặt thật nghiêm trang, khó chịu.                 b. Vẫn hài hước và cười đùa những lúc thích hợp.                 c. Tạo vẻ mặt thật nghiêm túc. Đáp án hay nhất: b Câu 1: Theo bạn để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất.  Nội dung thông điệp.  Giọng nói.  Hình ảnh và cử chỉ. Câu 2: Bạn hãy cho biết những định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác nhất bản chất của giao tiếp.  Giao tiếp là sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe.  Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc cùng nhau.  Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp một cách chính xác từ người nói đến người nghe.  Giao tiếp bao gồm sự tương tác giữa người nói và người nghe trong một hoàn cảnh nhất định.  Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến người nghe nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác nhất, tránh gây hiểu nhầm. Câu 3: Theo bạn, hiệu suất lắng nghe trung bình của những người tham gia vào quá trình giao tiếp là bao nhiêu.  80%  30%  50%  20% Câu 4: Khi hai đồng nghiệp của bạn xung đột với nhau. Theo bạn quy trình nào sau đây mô tả phương pháp giải quyết xung đột trong giao tiếp một cách hiệu quả nhất.  Lắng nghe – Đặt câu hỏi thu thập thông tin – Đưa ra giải pháp.  Tách ra – Uống nước – Lắng nghe – Đặt câu hỏi – Đưa ra giải pháp.  Đặt câu hỏi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp.  Mời ngồi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp. Câu 5: Lắng nghe và nghe thấy là hai khái niệm giống nhau theo bạn đúng hay sai.  Đúng  Sai Câu 6: Trong quá trình giao tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian để gây ấn tượng tốt cho người khác?  20 giây.  5 phút.  1 phút. Câu 7: Khi giao tiếp xã giao với phụ nữ, theo bạn ai sẽ là người chủ động được quyền bắt tay người kia?  Bạn.  Phụ nữ. Câu 8: Theo bạn kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn trong công việc và cuộc sống?  20%  50%  85%  70% Câu 9: Cách tư duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong quá trình giao tiếp?  Hãy đơn giản hóa vấn đề.  Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực.  Xem người khác sai gì để mình trách.  Luôn xem mình có thể học được gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào để tốt hơn. Câu 10: Ba bí quyết nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn được những người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc?  Góp ý thẳng thắn, Lắng nghe và Tôn trọng.  Luôn tươi cười, Học cách khen ngợi, Lắng nghe.  Đặt câu hỏi, Giúp đỡ nhiệt tình, Phê bình khi có sai sót. Câu 11: Đáp án nào sau đây mô phỏng chuẩn xác nhất quy trình lắng nghe trong giao tiếp?  Tập trung – Tham dự - Hiểu – Ghi nhớ - Hồi đáp – Phát triển  Tập trung – Hiểu – Hồi đáp  Tập trung – Hiểu – Tham dự - Hồi đáp – Phát triển  Tập trung – Quan sát – Hiểu – Hồi đáp – Tham dự Câu 12: Khi bạn giao tiếp, ấn tượng đầu tiên bạn ghi điểm là yếu tố nào?  Dáng điệu, cử chỉ và trang phục.  Cách nói chuyện hài hước.  Lời chào thân ái.  Cách mở đầu câu chuyện của bạn. Câu 13: Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả chính nào?  Xảy ra hiểu nhầm.  Mọi người không lắng nghe nhau.  Người nói không thể đưa ra chỉ dẫn rõ ràng.  Mọi người không làm theo bạn. Câu 14: Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của cơ thể.  Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng.  Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi.  Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu.  Ngôn ngữ hành vi phụ thuộc vào văn hóa. Câu 15: Trong các yếu tố gây nhiễu trong quá trình giao tiếp, đâu là các yếu tố chính?  Môi trường ồn ào.  Yếu tố bên trong.  Thiếu tập trung.  Sức khỏe. Câu 1: Theo bạn để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất.  Nội dung thông điệp.  Giọng nói.  Hình ảnh và cử chỉ. Câu 2: Bạn hãy cho biết những định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác nhất bản chất của giao tiếp.  Giao tiếp là sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe.  Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc cùng nhau.  Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp một cách chính xác từ người nói đến người nghe.  Giao tiếp bao gồm sự tương tác giữa người nói và người nghe trong một hoàn cảnh nhất định.  Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến người nghe nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác nhất, tránh gây hiểu nhầm. Câu 3: Theo bạn, hiệu suất lắng nghe trung bình của những người tham gia vào quá trình giao tiếp là bao nhiêu.  80%  30%  50%  20% Câu 4: Khi hai đồng nghiệp của bạn xung đột với nhau. Theo bạn quy trình nào sau đây mô tả phương pháp giải quyết xung đột trong giao tiếp một cách hiệu quả nhất.  Lắng nghe – Đặt câu hỏi thu thập thông tin – Đưa ra giải pháp.  Tách ra – Uống nước – Lắng nghe – Đặt câu hỏi – Đưa ra giải pháp.  Đặt câu hỏi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp.  Mời ngồi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp. Câu 5: Lắng nghe và nghe thấy là hai khái niệm giống nhau theo bạn đúng hay sai.  Đúng  Sai Câu 6: Trong quá trình giao tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian để gây ấn tượng tốt cho người khác?  20 giây.  5 phút.  1 phút. Câu 7: Khi giao tiếp xã giao với phụ nữ, theo bạn ai sẽ là người chủ động được quyền bắt tay người kia?  Bạn.  Phụ nữ. Câu 8: Theo bạn kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn trong công việc và cuộc sống?  20%  50%  85%  70% Câu 9: Cách tư duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong quá trình giao tiếp?  Hãy đơn giản hóa vấn đề.  Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực.  Xem người khác sai gì để mình trách.  Luôn xem mình có thể học được gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào để tốt hơn. Câu 10: Ba bí quyết nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn được những người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc?  Góp ý thẳng thắn, Lắng nghe và Tôn trọng.  Luôn tươi cười, Học cách khen ngợi, Lắng nghe.  Đặt câu hỏi, Giúp đỡ nhiệt tình, Phê bình khi có sai sót. Câu 11: Đáp án nào sau đây mô phỏng chuẩn xác nhất quy trình lắng nghe trong giao tiếp?  Tập trung – Tham dự - Hiểu – Ghi nhớ - Hồi đáp – Phát triển  Tập trung – Hiểu – Hồi đáp  Tập trung – Hiểu – Tham dự - Hồi đáp – Phát triển  Tập trung – Quan sát – Hiểu – Hồi đáp – Tham dự Câu 12: Khi bạn giao tiếp, ấn tượng đầu tiên bạn ghi điểm là yếu tố nào?  Dáng điệu, cử chỉ và trang phục.  Cách nói chuyện hài hước.  Lời chào thân ái.  Cách mở đầu câu chuyện của bạn. Câu 13: Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả chính nào?  Xảy ra hiểu nhầm.  Mọi người không lắng nghe nhau.  Người nói không thể đưa ra chỉ dẫn rõ ràng.  Mọi người không làm theo bạn. Câu 14: Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của cơ thể.  Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng.  Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi.  Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu.  Ngôn ngữ hành vi phụ thuộc vào văn hóa. Câu 15: Trong các yếu tố gây nhiễu trong quá trình giao tiếp, đâu là các yếu tố chính?  Môi trường ồn ào.  Yếu tố bên trong.  Thiếu tập trung.  Sức khỏe.
Tài liệu liên quan