Mở đầu: Phát triển của y học giúp cho tỉ lệ bệnh nhân sống sót sau nhồi máu cơ tim (NMCT) ngày càng
cao. Một vấn đề quan trọng nảy sinh là trầm cảm sau NMCT cũng ngày càng phổ biến.
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân sau NMCT.
Phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích từ tháng 3-7/2010 trên 102 bệnh nhân NMCT ngày
7-16. Dùng thang đo trầm cảm PHQ – 9 và tiêu chuẩn chẩn đoán NMCT của WHO.
Kết quả: Tỉ lệ trầm cảm sau NMCT là 24,5%, nữ nhiều hơn nam. Có mối liên quan giữa trầm cảm và
trình độ học vấn, tình trạng việc làm, tăng huyết áp. Không có sự liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố bệnh
học của NMCT như tiền căn NMCT, loại NMCT, vị trí NMCT, phân độ Killip, tình trạng sử dụng thuốc.
Kết luận: Cần lưu tâm đến trầm cảm trên bệnh nhân sau NMCT.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trầm cảm sau nhồi máu cơ tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 369
TRẦM CẢM SAU NHỒI MÁU CƠ TIM
Phan Thế Sang*, Trần Kim Trang*
TÓM TẮT
Mở đầu: Phát triển của y học giúp cho tỉ lệ bệnh nhân sống sót sau nhồi máu cơ tim (NMCT) ngày càng
cao. Một vấn đề quan trọng nảy sinh là trầm cảm sau NMCT cũng ngày càng phổ biến.
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân sau NMCT.
Phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích từ tháng 3-7/2010 trên 102 bệnh nhân NMCT ngày
7-16. Dùng thang đo trầm cảm PHQ – 9 và tiêu chuẩn chẩn đoán NMCT của WHO.
Kết quả: Tỉ lệ trầm cảm sau NMCT là 24,5%, nữ nhiều hơn nam. Có mối liên quan giữa trầm cảm và
trình độ học vấn, tình trạng việc làm, tăng huyết áp. Không có sự liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố bệnh
học của NMCT như tiền căn NMCT, loại NMCT, vị trí NMCT, phân độ Killip, tình trạng sử dụng thuốc.
Kết luận: Cần lưu tâm đến trầm cảm trên bệnh nhân sau NMCT.
Từ khóa: Trầm cảm, nhồi máu cơ tim.
ABSTRACT
POST-MYOCARDIAL INFARCTION DEPRESSION
Phan The Sang, Tran Kim Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 369 - 375
Background: Myocardial infarction (MI) survival rate is higher with medical development. Depression after
myocardial infarction is accordingly more common.
Objective: To study depression following MI.
Method: Cross – sectional survey was carried out during March – July 2010 to investigate 102 MI patients
at 7th – 10th day. Depression scale of PHQ- 9 and WHO criteria for MI was applied.
Result: The prevalence of depression following MI was 24,5%, women are more likely than men.
Depression was related to educational attainment, employment and hypertension. There were no relationship
between depression and the pathological factors of MI such as past history, type, site of MI, Killip classification or
pharmacological treatment.
Conclusion: Taking account of depression among post-myocardial infarction patients is needed.
Keywords: Depression, myocardial infarction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo dự báo của WHO, vào năm 2020, trầm
cảm sẽ là nguyên nhân gây tàn phế hàng thứ hai
sau bệnh tim mạch, trong đó có nhồi máu cơ tim
(NMCT). Khảo sát trầm cảm ở bệnh nhân sau
NMCT trong bệnh viện đã được đưa vào
khuyến cáo của Hiệp hội bác sĩ gia đình Hoa Kỳ
năm 2009(6) và thang đo PHQ-9 đã được Hội tim
Hoa Kỳ đề xuất đưa vào tầm soát trầm cảm ở
bệnh nhân có bệnh động mạch vành từ năm
2008(9). Tại Việt Nam, theo chúng tôi được biết,
hiện chưa có nghiên cứu nào về trầm cảm sau
NMCT.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân
sau Nhồi máu cơ tim đang nằm viện.
*BM Nội – ĐH Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Kim Trang, ĐT: 0989694263, Email: bskimtrang@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 370
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích.
Nơi thực hiện
Khoa tim mạch BV Chợ Rẫy.
Thời gian nghiên cứu
Tháng 3-7/2010.
Đối tượng nghiên cứu
≥ 18 tuổi, được chẩn đoán và điều trị nội
khoa NMCT, đang ổn định, trong giai đoạn
ngày 7-16.
Cở mẫu
Theo công thức N= Z21- /2 P(1-P)/d2 . Tính
được n = 68,03. Cỡ mẫu là 69 người.
Theo Nghiên cứu PREMIER, tỉ lệ trầm cảm
sau NMCT là 22,3%.(20)
Với P: tỷ lệ đã biết trước đó: 22,3%.
z: với mức sai lầm loại I là 0,05, độ tin cậy
95% do đó Z2(1-/2) =1,96.
d: sai số cho phép của p, được lấy là 0.1
(10%)
Tiêu chuẩn lọai trừ
Bệnh nhân không hợp tác.
Bệnh nhân không có khả năng giao tiếp
chính xác: giảm thính lực, lú lẫn.
Liệt kê và định nghĩa biến số
Các yếu tố nhân khẩu học
Tuổi: Biến định lượng nhị giá (≤ 60 và > 60
tuổi), sau đó mã hóa thành biến định tính.
Giới: Biến nhị giá (Nam và nữ).
Tình trạng gia đình: Biến nhị giá (Sống một
mình và sống với người khác).
Tình trạng hôn nhân: Biến định tính, có bốn
giá trị: Độc thân, có gia đình (có chồng hoặc vợ),
ly thân – ly dị và nhóm góa.
Tình trạng việc làm: Biến định tính ba giá
trị: Có việc làm, không việc làm, không khả
năng lao động.
Trình độ học vấn: Biến định tính, có bốn giá
trị: Mù chữ, tiểu học, phổ thông cơ sở- trung học
và cao đẳng đại học.
Nơi sống: Biến nhị giá (Thành thị và nông
thôn).
Nhồi máu cơ tim và các yếu tố liên quan
Nhồi máu cơ tim: Chẩn đoán theo tiêu
chuẩn WHO.
Loại nhồi máu cơ tim: Biến nhị giá (Có và
không ST chênh lên).
Vị trí nhồi máu cơ tim: Biến định tính nhị giá
(Thành trước, thành khác).
Phân độ Killip lúc nhập viện: Biến định tính
gồm 4 giá trị: Killip I, II, III, IV.
Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, ức chế β, ức
chế Canxi: Biến nhị giá (Có và không).
Tăng huyết áp: Biến nhị giá (Có và không)
theo JNC VII.
Đái tháo đường, Tiền căn nhồi máu cơ tim,
Đột quỵ: Biến nhị giá (Ccó và không).
BMI: biến định tính nhị giá (Có và không
béo phì) theo tiêu chuẩn WHO cho châu Á Thái
Bình Dương 2/2002.
Trầm cảm và các yếu tố liên quan
Trầm cảm đánh giá bằng thang PHQ-9 Tổng
số điểm từ 0-27. ≥ 10: Có trầm cảm.
Uống rượu, hút thuốc lá: biến định tính nhị
giá (hiện dùng và không dùng) theo CDC.
Phương pháp thu thập số liệu
Bệnh nhân được khám và xét nghiệm để xác
định NMCT theo tiêu chuẩn của WHO. Ngày
NMCT được tính từ khi bệnh nhân có triệu
chứng đầu tiên.
Phỏng vấn các yếu tố gia đình xã hội, tiền
căn bệnh mạn tính, thang đo PHQ-9 sau khi
bệnh nhân đạt được tình trạng lâm sàng ổn định
7-16 ngày sau NMCT.
Thu thập các số liệu cận lâm sàng theo hồ sơ
bệnh án.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 371
Phân tích điện tâm đồ đầu tiên lúc nhập viện
(nếu sau đó vùng NMCT lan rộng hơn thì lấy
điện tâm đồ sau).
Phương pháp phân tích số liệu
Dùng chương trình EpiData để nhập số liệu.
Xử lý số liệu bằng chương trình STATA 10.0.
Biến số định lượng được trình bày dưới
dạng số trung bình (+/- độ lệch chuẩn), kiểm
định sự khác biệt thống kê bằng test student (t
test).
Biến số định tính được trình bày dưới dạng
tỷ lệ phần trăm (n %), kiểm định sự khác biệt
thống kê bằng chi bình phương hay Fisher test.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
KẾT QUẢ
Khảo sát 102 bệnh nhân: nam 66 (64,7%), nữ
36 (35,3%).
Tuổi trung bình là 65,3, lớn nhất 85, nhỏ
nhất là 34 tuổi. 66 người (64,7%) > 60 tuổi.
Có 25 (24,5%) bệnh nhân trầm cảm.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
50.00%
32.14% 21.43% 15.79%
50.00%
67.86% 78.57% 84.21%
Biểu đồ 1: Trầm cảm ở bệnh nhân NMCT theo tuổi và giới
Bảng 1: Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân NMCT
Bệnh nhân NMCT Trầm cảm N (%) Không trầm cảm N (%) Tổng p
Tình trạng hôn nhân
Có gia đình
Ly thân- ly dị
Góa
Độc thân
25
18 (23,7%)
2 (40%)
5 (27,8%)
0 (0%)
77
58 (76,3%)
3 (60%)
13 (72,2%)
3 (100%)
102
76
5
18
3
0,703
Tình trạng sinh sống
Sống một mình
Với người thân
25
3 (37,5%)
22 (23,4%)
77
5 (62,5%)
72 (76,6%)
102
8
94
0,401
Trình độ học vấn
Mù chữ
Tiểu học
Phổ thông
Cao đẳng / Đại học
25
5 (50%)
14 (25,5%)
5 (15,2%)
1 (25%)
77
5 (50%)
41 (74,6%)
28 (84,8%)
3 (75%)
102
10
55
33
4
0,165
Nơi sống
Nông thôn
Thành thị
25
19 (26%)
6 (20,7%)
77
54 (74%)
23 (79,3%)
102
73
29
0,572
Tình trạng việc làm
Không việc
Không khả năng lao động
Có việc làm
25
3 (75%)
15 (30%)
7 (14,6%)
77
1 (25%)
35 (70%)
41 (85,4%)
102
4
50
48
0,012
Béo phì
Có
Không
25
6 (27,3%)
19 (23,7 %)
77
16 (72,7%)
61 (76,3 %)
102
22
80
0,734
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 372
Bệnh nhân NMCT Trầm cảm N (%) Không trầm cảm N (%) Tổng p
Tình trạng hút thuốc lá
Đang
Không đang
25
9 (20,93%)
16 (27,12%)
77
34 (79,07%)
43 (72,88%)
102
43
59
1,000
Tình trạng uống rượu
Đang
Không đang
25
4 (19,1%)
21 (25,9%)
77
17 (80,9%)
60 (74,1%)
102
21
81
0,514
Tăng huyết áp
Có
Không
25
22 (34,9%)
3 (7,7%)
77
41 (65,1%)
36 (92,3%)
102
63
39
0,001
Đái tháo đường
Có
Không
25
8 (40%)
17 (20,7%)
77
12 (60%)
65 (79,3%)
102
20
82
0,072
Tiền căn đột quỵ
Có
Không
25
4 (33,3%)
21(23,3%)
77
8 (66,7%)
69 (76,7%)
102
0,482
Tiền căn NMCT
Có
Không
25
3 (30%)
22 (23,9%)
77
7 (70%)
70 (76,1%)
102
10
92
0,704
Loại nhồi máu cơ tim
ST chênh lên
Không ST chênh
25
18 (22,5%)
7 (31,8%)
77
62 (77,5%)
15 (68,2%)
102
80
22
0,368
Vị trí nhồi máu cơ tim
Thành trước
Thành khác
18
12 (24,5%)
6 (19,4%)
62
37 (75,5%)
25 (80,6%)
80
49
30
0,592
Độ Killip
I
II
III
IV
25
22,4%
21,1%
25%
38,5%
77
87,6%
78,9%
75%
61,5%
102
0,650
Thuốc tiêu sợi huyết
Có
Không
25
2 (20%)
23 (25%)
77
8 (80%)
69 (75%)
102
10
92
1,000
Thuốc ức chế β
Có
Không
25
6 (24%)
19 (24,7%)
77
19 (76%)
58 (75,3%)
102
25
77
0,946
Thuốc ức chế Canxi
Có
Không
25
3 (42,9%)
22 (23,2%)
77
4 (57,1%)
73 (76,8%)
102
7
95
0,335
Tuy nhiên, những người mù chữ bị trầm
cảm nhiều hơn những người biết chữ, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê p=0,048.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ trầm cảm trên bệnh nhân NMCT
Trong dân số chung, tỉ lệ trầm cảm khoảng
6,6%(6). Ở bệnh nhân sau NMCT, tỉ lệ trầm cảm
nhìn chung khoảng 20%(6). Nghiên cứu
PREMIER, cũng sử dụng thang đo PHQ-9, là
22,3%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ
trầm cảm ở bệnh nhân sau NMCT là 24,51%, cao
hơn một chút so với nghiên cứu PREMIER và
cao hơn nhiều lần so với tỉ lệ trầm cảm trong
dân số chung. Điều này chứng tỏ rằng dù có
những khác biệt về dân số, tình trạng kinh tế xã
hội..., tỉ lệ trầm cảm sau NMCT ở người Việt
Nam cũng cao như ở các nước khác.
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo giới tính
Ở dân số chung, phụ nữ dể bị trầm cảm hơn
nam giới. Ở bệnh nhân NMCT, các nghiên cứu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 373
cũng cho thấy phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn nam
giới 1,5 đến 2 lần. Lý do chưa rõ, có thể liên
quan đến yếu tố sinh lý, xã hội như hormon giới
tính, mang thai, chịu stress từ gia đình và công
việc ngày càng tăng như nam giới, phụ nữ có
tuổi thọ cao hơn, và cái chết của người chồng
cũng làm tăng tỉ lệ trầm cảm ở nữ giới. Một lý
do khác là phụ nữ dể nhận biết hay nhớ các
triệu chứng trầm cảm hơn nam giới.
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo tuổi
Theo Bùi Quang Huy(2), trầm cảm có thể
khởi phát bệnh ở bất cứ tuổi nào nhưng sau tuổi
65, tỉ lệ trầm cảm giảm dần ở cả nam và nữ.
Ở bệnh nhân NMCT, cũng có nghiên cứu
cho thấy không có sự liên quan giữa độ tuổi và
nguy cơ trầm cảm.
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo tình trạng hôn nhân
Trong dân số chung, những người đã ly
hôn, ly thân hoặc góa bụa có tỉ lệ trầm cảm cao
hơn. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Siêm, thứ tự
tăng dần ở người trầm cảm là: sống độc thân
(0,86%), ly thân (1,44%), góa bụa (10,95%)(15).
Ở những người NMCT, phần lớn các
nghiên cứu ít chú ý đến tình trạng hôn nhân
của bệnh nhân. Lauzon(8) cho thấy những
người không kết hôn có tỉ lệ trầm cảm cao
hơn. Mallik(12) thấy rằng nam giới kết hôn có tỉ
lệ trầm cảm cao hơn nữ giới nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo trình độ học vấn
Trong dân số chung, những người có học
vấn thấp có tỉ lệ trầm cảm cao hơn. Ở bệnh
nhân NMCT, những người có trình độ văn
hóa thấp cũng có tỉ lệ trầm cảm cao hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh
nhân mù chữ và tiểu học chiếm tỉ lệ khá cao.
Có thể khi điều kiện kinh tế xã hội chưa phát
triển, người dân ít có điều kiện đi học hơn thế
hệ hiện tại do phần lớn các bệnh nhân trong
nhóm nghiên cứu đều lớn tuổi. Có thể những
người mù chữ gặp khó khăn nhiều hơn trong
sinh hoạt hằng ngày, trong cuộc sống,
mưu sinh.
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo nơi sinh sống
Sự khác biệt giữa đời sống thành thị và nông
thôn ảnh hưởng đến các rối loạn tâm thần.
Những người sống ở thành thị có vẻ có nguy cơ
trầm cảm cao hơn như có sự suy giảm tính cộng
đồng, sự tách biệt xã hội ở những thành phố,
nhịp sống nhanh hơn và nhiều stress hơn ...
Nhưng có một điều đáng ngạc nhiên là theo Bùi
Quang Huy(2), Ngô Tích Linh(14), tỉ lệ trầm cảm
lại gặp nhiều ở nông thôn hơn.
Riêng ở những bệnh nhân sau NMCT,
Akhtar(1) không thấy có sự liên quan giữa trầm
cảm và nơi sống là thành thị hay nông thôn,
trong khi theo Mohapata(13), trầm cảm gặp nhiều
ở nông thôn hơn thành thị nhưng sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo tình trạng việc làm
Căng thẳng trong công việc có thể là nguyên
nhân trầm cảm nhưng thất nghiệp cũng là một
trong những biến cố lớn trong cuộc đời. Ở bệnh
nhân NMCT, người thất nghiệp có tỉ lệ trầm
cảm cao hơn(16).
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo tình trạng béo phì
Trong dân số chung, một nghiên cứu gộp
gồm 15 nghiên cứu gần đây đã kết luận béo
phì và trầm cảm có liên hệ tương hỗ(11). Ngoài
những cơ chế sinh học phức tạp, còn có
những yếu tố tâm lý góp phần. Ở cả châu Âu
và Hoa Kỳ, gầy được xem như thể hình lý
tưởng, béo phì cũng là yếu tố làm gia tăng sự
không hài lòng về bản thân, tăng sự tự ti ... là
những yếu tố dể gây nên trầm cảm. Số lượng
nghiên cứu mối liên hệ giữa béo phì và trầm
cảm sau NMCT chưa nhiều, kết quả không
đồng nhất, kết luận chưa rõ, cần nghiên cứu
thêm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 374
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo tình trạng hút thuốc lá
Trong khi người ta tin rằng những người
trầm cảm hút thuốc lá nhiều hơn thì theo nhiều
tác giả, thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ gây nên
trầm cảm.
Ở những bệnh nhân NMCT, phần lớn các
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở những
bệnh nhân có hút thuốc lá không cao hơn những
bệnh nhân đã bỏ hoặc không hút thuốc lá(7,8,17,21).
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo tình trạng uống rượu
Trầm cảm và nghiện rượu đã từ lâu được
biết hay đi kèm với nhau. Gần 1/3 những người
trầm cảm có vấn đề với rượu, ngược lại, nhiều
nghiên cứu đã chứng minh nghiện rượu làm gia
tăng nguy cơ trầm cảm.
Ở bệnh nhân NMCT, không nhiều nghiên
cứu vai trò của nghiện rượu trong trầm cảm.
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo tình trạng tăng huyết áp
Những người trầm cảm có tỉ lệ tăng huyết
áp cao hơn. Những người tăng huyết áp cũng có
tỉ lệ trầm cảm cao hơn người không tăng huyết
áp(19). Theo WHO, tỉ lệ trầm cảm ở người tăng
huyết áp lên tới 29%. Ngoài tâm lý phải uống
thuốc suốt đời, những người tăng huyết áp còn
phải đối mặt với những vấn đề khác như chi phí
điều trị, vấn đề kiểm soát huyết áp, tác dụng
phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp ... cũng làm
tỉ lệ trầm cảm tăng lên.
Ở bệnh nhân NMCT, một số nghiên cứu
thấy tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân có tăng huyết
áp không cao hơn người NMCT không tăng
huyết áp(7,8,18).
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo đái tháo đường
Trầm cảm và đái tháo đường cũng có mối
liên hệ tương hỗ. Trầm cảm liên quan đến thừa
cân, giảm vận động ... là yếu tố nguy cơ của
bệnh đái tháo đường. Ngược lại, những bệnh
nhân đái tháo đường có nguy cơ bị trầm cảm
cao hơn người không bị bệnh mãn tính. Theo
WHO, tỉ lệ trầm cảm ở người đái tháo đường
khoảng 27%. Tỉ lệ trầm cảm ở người NMCT có
và không đái tháo đường khác nhau hay không
chưa được thống nhất qua các công bố.
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo tiền căn đột quỵ
Theo WHO, 30% những người đột quỵ có
trầm cảm, nhưng có làm tăng tỉ lệ trầm cảm ở
bệnh nhân NMCT hay không, cần phải nghiên
cứu thêm.
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim phân bố theo loại nhồi máu cơ tim
Ngay từ những nghiên cứu đầu tiên, người
ta đã chú ý đến tỉ lệ trầm cảm ở các loại NMCT
và ghi nhận không có sự khác biệt về tỉ lệ trầm
cảm ở NMCT có và không có sóng Q, có và
không ST chênh lên(12).
Hầu hết các nghiên cứu cũng đều xác định
vị trí NMCT không ảnh hưởng lên tỉ lệ trầm
cảm.
Có vẻ hợp lý khi nghĩ rằng những người
bệnh nặng hơn thì có nhiều khả năng trầm cảm
hơn. Tuy nhiên, phân độ Killip phản ánh độ
nặng của NMCT thì không có liên quan với
trầm cảm(7,21). Do đó chúng ta không nên chỉ chú
ý tới trầm cảm ở những bệnh nhân có phân độ
Killip cao, nằm viện lâu mà cần chú ý cả những
bệnh nhân có phân độ Killip thấp, thời gian nằm
viện ngắn. Hơn nữa những bệnh nhân có phân
độ Killip thấp, tiên lượng sống cao hơn, cần
theo dõi sau khi xuất viện để điều trị bệnh nhân
một cách toàn diện hơn, giúp cải thiện tiên
lượng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ
tim liên quan đến thuốc sử dụng
Đã có nhiều nghiên cứu về thuốc ức chế β và
trầm cảm, nhưng kết quả trái ngược nhau. Một
số nghiên cứu lớn sau này cho thấy không khác
nhau có ý nghĩa về trầm cảm ở người có và
không sử dụng ức chế β(3,22). Do đó cần đặt lại
vấn đề thuốc ức chế β có thật sự gây nên trầm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 375
cảm hay không để tận dụng một loại thuốc quý
cho người bệnh NMCT.
Đã có vài báo cáo thuốc ức chế Canxi có thể
gây trầm cảm, làm gia tăng tỉ lệ tự tử(10). Tuy
nhiên, những dữ liệu về thuốc ức chế Canxi và
trầm cảm còn ít.
KẾT LUẬN
Tất cả bệnh nhân NMCT cần được khám và
phát hiện sớm rối loạn trầm cảm bằng thang đo
PHQ-9, nhất là những bệnh nhân nữ, không có
việc làm, mù chữ, tăng huyết áp. Từ đó, việc
điều trị bệnh nhân được toàn diện hơn, giúp
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akhtar MS, Malik SB, Ahmed MM (2004) "Symptoms of
depression and anxiety in post-myocardial infarction patients". J
Coll Physicians Surg Pak 14:(10) 615-618.
2. Bùi Quang Huy (2008). Trầm cảm. Trong: Bùi Quang Huy.
Trầm cảm. Nhà xuất bản Y học. TPHCM. tr 12.
3. Bright RA, Everitt DE (1992) "Beta-blockers and depression.
Evidence against an association". JAMA 267:(13) 1783-1787.
4. Đặng Hoàng Hải (2008). Trầm cảm ở người trưởng thành tại
Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ mắc và hiệu quả của giáo dục trong
điều trị. Luận án tiến sĩ y học. tr 66.
5. Freedland KE, Carney RM, Skala JA (2005) "Depression and
smoking in coronary heart disease". Psychosom Med 67 Suppl
1S42-46.
6. Green LA DW, Nease DE Jr, et al.(2009) "AAFP guideline for the
detection and management of post-myocardial infarction
depression". Ann Fam Med 7:(1) 71-79.
7. Lane D, Carroll D, Ring C, et al.(2002) "In-hospital symptoms of
depression do not predict mortality 3 years after MI". Int J
Epidemiol 31:(6) 1179-1182.
8. Lauzon C, Beck CA, Huynh T, et al. (2003) "Depression and
prognosis following hospital admission because of acute
myocardial infarction". CMAJ 168:(5) 547-552
9. Lichtman JH, Bigger JT, Jr., et al. (2008) "Depression and CHD:
recommendations endorsed by the APA". Circulation 118:(17)
1768-1775.
10. Lindberg G, Bingefors K, et al.(1998) "Use of calcium channel
blockers & risk of suicide: ecological findings confirmed in
population based cohort study". BMJ 316:(7133) 741-745.
11. Luppino FS, de Wit LM, Bouvy PF, et al. (2010) "Overweight,
obesity, and depression: a systematic review and meta-analysis
of longitudinal studies". Arch Gen Psychiatry 67:(3) 220-229.
12. Mallik S, Spertus JA, Reid KJ, et al.