Tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan

Đặt vấn đề: Tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan là một bệnh cảnh lâm sàng hiếm gặp, thường liên quan đến những bệnh lý như Eosinophilic gastroenteritis, hội chứng tăng quá mức bạch cầu ái toan máu (HES), một số trường hợp ký sinh trùng lạc chỗ trong hội chứng ấu trùng di chuyển, và những trường hợp hiếm khác như Lymphoma và lọc màng bụng trong thẩm phân phúc mạc. Mục tiêu: Xác định nguyên nhân Tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan ở những trường hợp nhập viện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 2012-2013. Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận được 2 trường hợp tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan do nhiễm Toxocara canis và Eosinophilic gastroenteritis tổn thương tại đoạn cuối hồi tràng và manh tràng. Cả hai trường hợp đều gây tràn dịch màng bụng kéo dài và dịch màng bụng có nhiều bạch cầu ái toan chiếm trên 70%.Hai trường hợp này đều được thực hiện xét nghiệm sinh thiết màng bụng và những xét nghiệm khác với đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán, đồng thời đáp ứng tốt với điều trị thích hợp. Kết luận: Tràn dịch màng bụng tăng bách cầu ái toan do nhiễm Toxocara canis và Eosinophilic gastroenteritis là những bệnh lý lành tính, hiếm gặp tuy nhiên bệnh có thể điều trị khỏi nếu chẩn đoán đúng

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 119 TRÀN DỊCH MÀNG BỤNG TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN Nguyễn Thị Nhã Đoan*, Phạm Thị Bảo Trâm**, Trần Ngọc Lưu Phương*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan là một bệnh cảnh lâm sàng hiếm gặp, thường liên quan đến những bệnh lý như Eosinophilic gastroenteritis, hội chứng tăng quá mức bạch cầu ái toan máu (HES), một số trường hợp ký sinh trùng lạc chỗ trong hội chứng ấu trùng di chuyển, và những trường hợp hiếm khác như Lymphoma và lọc màng bụng trong thẩm phân phúc mạc. Mục tiêu: Xác định nguyên nhân Tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan ở những trường hợp nhập viện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 2012-2013. Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận được 2 trường hợp tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan do nhiễm Toxocara canis và Eosinophilic gastroenteritis tổn thương tại đoạn cuối hồi tràng và manh tràng. Cả hai trường hợp đều gây tràn dịch màng bụng kéo dài và dịch màng bụng có nhiều bạch cầu ái toan chiếm trên 70%.Hai trường hợp này đều được thực hiện xét nghiệm sinh thiết màng bụng và những xét nghiệm khác với đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán, đồng thời đáp ứng tốt với điều trị thích hợp. Kết luận: Tràn dịch màng bụng tăng bách cầu ái toan do nhiễm Toxocara canis và Eosinophilic gastroenteritis là những bệnh lý lành tính, hiếm gặp tuy nhiên bệnh có thể điều trị khỏi nếu chẩn đoán đúng. Từ khóa: tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan, tăng bạch cầu ái toan, nhiễm Toxocara, Eosinophilic gastroenteritis. ABSTRACT CASE REPORT: EOSINOPHILIC ASCITES Nguyen Thi Nha Doan, Pham Thi Bao Tram, Tran Ngoc Luu Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 119 - 126 Introduction: Eosinophilic ascites is rarely observed in clinical practice, it may be associated with Eosinophilic gastroenteritis, hypereosinophilic syndrome, some migrant parasites, abdominal lymphoma and peritoneal dialysis. Aim: Finding out the etiology ofeosinophilic ascites patients admitted to Nguyen Tri Phuong Hospital in 2012-2013. Method: case series. Results: We reported two cases of eosinophilic ascites regarding to Toxocara infection in visceral larva migrant syndrome and Eosinophilic gastroenteritis involving the ileocecal area. The ascitic fluid of the two cases was dense with eosinophil > 70%. Diagnostic laparoscopy and others lab test were performed to confirm diagnosis. With proper treatment, two patients recovered, the ascites and eosinophilia were absent after 1 months. Conclusion: Eosinophilic ascites regarding to Toxocara infection in visceral larva migrant syndrome and Eosinophilic gastroenteritis are rarely observed, benign and curable diseases. Key words: ascites, eosinophilic ascites, Toxocara infection, eosinophilia, Eosinophilic gastroenteritis. * Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, ** Bệnh viện Nguyễn Tri Phương *** Bộ môn Nội tổng quát trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Nhã Đoan ĐT: 0918206883 Email: doan.ntn@umc.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 120 ĐẶT VẤN ĐỀ Tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan là một bệnh cảnh lâm sàng hiếm gặp, thường liên quan đến những bệnh lý như Eosinophilic gastroenteritis, hội chứng tăng quá mức bạch cầu ái toan máu (HES), lymphoma, lọc màng bụng trong thẩm phân phúc mạc và một số trường hợp ký sinh trùng lạc chỗ gây hội chứng ấu trùng di chuyển trong nội tạng(1). Như vậy về mặt nguyên nhân của nhóm bệnh lý tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan có thể tóm tắt thành hai nhóm nguyên nhân chính, nhóm nguyên nhân về các bệnh lý đường tiêu hóa như Eosinophilic gastroenteritis và do ký sinh trùng lạc chỗ, nhóm nguyên nhân do các bệnh lý huyết học như lymphoma và HES. Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa thường có những đặc điểm sau: chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa; không có bằng chứng ảnh hưởng đến những cơ quan khác; xác định được nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan từ ký sinh trùng hoặc tổn thương tại ống tiêu hóa; chẩn đoán xác định với sinh thiết màng bụng hoặc sinh thiết ống tiêu hóa. Trong khi đó nhóm bệnh lý huyết học thường có bằng chứng ảnh hưởng đến những cơ quan khác như gan, lách, hạch; không xác định được nguyên nhân nào khác gây tăng bạch cầu ái toan; chẩn đoán xác định với sinh thiết hạch, sinh thiết tủy hoặc tủy đồ. Do đó để tiếp cận chẩn đoán, chúng tôi thực hiện những nhóm xét nghiệm sau: Xét nghiệm về huyết học loại trừ nhóm nguyên nhân lymphoma và HES như phết máu ngoại biên, tủy đồ, sinh thiết tủy. Xét nghiệm tầm sóat nhiễm ký sinh trùng. Xét nghiệm dịch báng loại trừ lao, ung thư và các bệnh tự miễn. Xét nghiệm hình ảnh học chẩn đoán tổn thương các cơ quan nội tạng khác ngoài đường tiêu hóa như siêu âm, MSCT bụng. Xét nghiệm xác định những tổn thương trên đường tiêu hóa (nội soi thực quản dạ dày tá tràng, nội soi đại tràng, nội soi ổ bụng sinh thiết). Eosinophilic gastroenteritis là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng thấm nhuộm bạch cầu ái toan trong những lớp trên thành ống tiêu hóa.Cơ chế sinh bệnh học chưa được hiểu rõ nhưng trong 40% các trường hợp có liên quan đến dị ứng. Bệnh xảy ra trên người lớn và cả trẻ em ở bất kỳ vị trí nào của đường tiêu hóa tuy nhiên dạ dày và ruột non bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan có thể xem là một dạng của Eosinophilic gastroenteritis mà vị trí tổn thương thuộc lớp thanh mạc của đường tiêu hóa(2). Nhiễm Toxocara ở người thường do nuốt phải trứng của giun đũa chó mèo trong môi trường. Ở người trưởng thành quá trình nhiễm có thể từ rau nhiễm bẩn, từ thịt hoặc gan của gia cầm là những ký chủ trung gian. Sau khi vào ruột non ấu trùng nở ra xuyên qua thành ruột vào máu sau đó theo hệ cửa đến gan phổi tim trái và tiếp tực theo vòng tuần hoàn lớn. Những ấu trùng này có thể xuyên qua mao mạch máu vào mô kẽ và được những tổ chức liên kết bao bọc thành những u hạt. Những nghiên cứu trước đây có nhận thấy sự hiện diện của ấu trùng trong gan phổi tim mắt não, hay còn gọi là bệnh ấu trùng di chuyển trong nội tạng. Tràn dịch màng phổi hay tràn dịch màng bụng gây ra do Toxocara canis di chuyển đến các lớp thanh mạc này và gây viêm cũng được mô tả trong y văn(3). Chúng tôi đã chẩn đoán và điều trị hai trường hợp báng bụng tăng bạch cầu ái toan, một trường hợp do nhiễm Toxocara trong bệnh cảnh ấu trùng lạc chỗ và một trường hợp Eosinophilic gastroenteritis mà vị trí tổn thương nằm ở đoạn cuối hồi tràng. Tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan do Toxocara Bệnh nhân nữ 49 tuổi nhập viện vì đau bụng lan tỏa, bệnh 2 tháng nay thường xuyên bị đau bụng quặn cơn khắp bụng không rõ vị trí nhất định, kèm theo nôn ói, chán ăn, tiêu lỏng ít và bụng to dần ra, không phù, sụt cân 15 kg trong 5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 121 tháng. Khám thấy da niêm hồng nhợt, bụng bè, gõ đục vùng thấp, không sờ thấy khối u nào trong ổ bụng, gan lách không to, không hạch cổ hay hạch ở các vị trí khác, không sang thương ở da. Xét nghiệm dịch báng ghi nhận dịch vàng chanh, về sinh hóa bản chất là dịch tiết, không tăng áp với Protein trong dịch báng là 38,9 g/l (> 25 g/l), LDH 222,7 Glucose 5,24 và hiệu số SAAG là 5g/l. BC dịch báng 1100/ml bạch cầu ái toan chiếm 71%. Xét nghiệm huyết học có tăng bạch cầu ái toan với tỉ lệ 56,4 % BC 13,5 G/L, Hgb 10,1 g/dl Tiểu cầu 401 G/L. Các xét nghiệm khác như chức năng gan, chức năng thận, ion đồ trong giới hạn bình thường, riêng albumin giảm nhẹ, tỉ số A/G bình thường > 1. Các dấu ấn ung thư bao gồm CEA, CA 19,9 CA 125 trong giới hạn bình thường. Các xét nghiệm khác như ADA, Amylase, LDH dịch báng trong giới hạn bình thường.Một số xét nghiệm về bệnh lý tự miễn như ANA, antidsDNA âm tính. Xét nghiệm hình ảnh như X quang phổi không tổn thương. Siêu âm bụng có dịch ổ bụng lượng trung bình, gan lách không to. Những xét nghiệm về hình ảnh khác bao gồm MSCT bụng và MRI bụng chậu ghi nhận có hình ảnh lượng dịch ổ bụng trung bình và dầy phúc mạc thành. Nội soi dạ dày và soi đại tràng bình thường. Phết máu ngoại biên và tủy đồ bình thường giúp chúng tôi loại trừ hoàn toàn nhóm bệnh lý huyết học. Xét nghiệm phân không phát hiện ký sinh trùng hay trứng nhưng các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán dương tính với Toxocara canis (1/800) và Strongyloides stercoralis 1/1600. Do vậy chẩn đoán được nghi ngờ nhiều nhất lúc này ký sinh trùng lạc chỗ, tuy nhiên vẫn chưa loại trừ được Eosinophilic gastroenteritis. Cả hai trường hợp này đều là những bệnh lý hiếm trong y văn, trong các tài liệu về tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan, chúng tôi nhận thấy có 5 tài liệu trong Pubmed ghi nhận về nguyên nhân ký sinh trùng lạc chỗ gây ra tràn dịch màng bụng dịch tiết tăng bạch cầu ái toan còn về chẩn đoán Eosinophilic gastroenteritis chúng tôi ghi nhận khoảng gần 300 bài báo về những trường hợp này, tuy nhiên số lượng bệnh nhân báo cáo trên lâm sàng cũng còn hạn chế. Vì vậy để xác định chẩn đoán trong trường hợp này chúng tôi quyết định sinh thiết màng bụng và sinh thiết niêm mạc dạ dày để xem sự tẩm nhuộm của các bạch cầu ái toan trong mẫu sinh thiết như thế nào. Đối với những trường hợp Eosinophilic gastroenteritis thường gây ảnh hưởng lên đường tiêu hóa theo ba lớp bao gồm lớp niêm mạc, cơ và lớp thanh mạc. Nếu ảnh hưởng lên lớp thanh mạc thì sẽ có bệnh cảnh tương tự như bệnh cảnh mà chúng tôi đang nêu ra. Kết quả sinh thiết của chúng tôi như sau: 5 mẫu tại dạ dày với kết quả niêm mạc dạ dày viêm mạn không thấy tẩm nhuộm bạch cầu ái toan, sinh thiết màng bụng qua phẫu thuật nội soi chỉ thấy các tế bào mô mỡ. Do vậy chúng tôi quyết định điều trị cho bệnh nhân với Ivermectin 300 mg x 2 viên uống/ ngày trong 3 ngày. Sau khoảng 1 tháng tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ, dịch ổ bụng giảm dần đến hết, cải thiện về chỉ số bạch cầu ái toan trong máu. Bệnh nhân tăng cân trở lại và hoàn toàn bình thường sau 2 tháng. BÀN LUẬN Chẩn đóan phân biệt với nhiễm Strongyloides stercoralis gây tràn dịch màng bụng Về nhiễm Strongyloides stercoralis gây ra tràn dịch màng bụng chúng tôi ghi nhận được 3 trường hợp được báo cáo trên dữ liệu của Pubmed(7,8). Các trường hợp này thường là những bệnh nhân tràn dịch màng bụng có nguyên nhân trước đó như xơ gan, viêm tụy, HIV, trong đó có một bệnh nhân tràn dịch màng bụng đơn thuần do Strongyloides stercoralis, sau điều trị dịch mất hoàn toàn. Trong cả 3 trường hợp trên chúng tôi đều nhận thấy bệnh xảy ra trên những đối tượng suy giảm miễn dịch, đều Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 122 có biểu hiện của tình trạng nhiễm giun lan tỏa hay còn gọi là tình trạng tăng nhiễm (hyperinfection). Dịch màng bụng cả 3 trường hợp trên đều nhận thấy có Strongyloides stercoralis bên trong dịch màng bụng và đều tìm thấy giun trong phân. Đối với trường hợp bệnh nhân của chúng tôi. Chúng tôi chỉ ghi nhận được một bằng chứng là có huyết thanh chẩn đoán dương tính với Strongyloides stercoralis, tuy nhiên vì huyết thanh chẩn đoán Toxocara canis lại dễ gây phản ứng chéo với những nhóm giun tròn khác. Đồng thời khi Strongyloides stercoralis gây tràn dịch màng bụng hay các triệu chứng đường tiêu hóa rầm rộ hoặc tình trạng tăng nhiễm chứng tỏ quá trình phát triển của giun trong lòng đại tràng rất nhiều. Và việc phát hiện trứng cũng như giun trong phân là hoàn toàn có thể, tuy nhiên đối với bệnh nhân này chúng tôi không ghi nhận được bằng chứng gì khác nên chúng tôi không kết luận đây là một trường hợp tràn dịch màng bụng do nhiễm Strongyloides stercoralis mà nghĩ do Toxocara canis nhiều hơn. Hội chứng ấu trùng di chuyển trong nội tạng do Toxocara)(10) Hiện tượng ấu trùng di chuyển trong nội tạng thường do các loại giun tròn như Toxocara canis (giun đũa chó), Toxocara cati (giun đũa mèo), Trichinella spiralis, Ascaris suum, Cappilaria hepatica, Anisakis. Nhiễm giun đũa chó, mèo là một bệnh do ký sinh trùng ký sinh lạc chủ gây ra, lạc chủ bởi vì vật chủ ký sinh của chúng là chó, mèo không phải người. Bệnh giun đũa ở chó, mèo ở người có thể có ba loại hội chứng: u hạt do ấu trùng (larva granulomatosis), ấu trùng di chuyển nội tạng ở (Viceral larva migrans), ấu trùng di chuyển ở mắt (Ocular larva migrans). Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ký sinh của giun đối với vật chủ, và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị nhiễm. Có thể không có triệu chứng nếu nhiễm trùng nhẹ, ấu trùng có thể đi trong gan, phổi, tim, não, mắt và có thể gây ra hội chứng tăng bạch cấu ái toan mạn tính, sốt, gan to, viêm phế quản, giả hen, viêm phổi, viêm cơ tim, động kinh hoặc sa sút trí tuệ, viêm võng mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm nhãn cầu...Và phần lớn là nhiễm giun đũa chó mèo không triệu chứng . Xét nghiệm phân không có vai trò gì trong chẩn đoán nhiễm Toxocara. Chẩn đoán bệnh nhiễm giun đũa chó mèo hiện tại dựa vào các xét nghiệm huyết thanh học sử dụng các kháng nguyên tiết từ ấu trùng giai đoạn 2 của Toxocara canis, vì khó phát hiện một ấu trùng Toxocara giai đoạn nhiễm trên mẫu sinh thiết. Các xét nghiệm ELISA có sử dụng kháng nguyên Toxocara canis thì cho độ đặc hiệu cao (86 - 100%) và độ nhạy cao (80 - 100%). Phản ứng dương tính chéo đã được báo cáo về xét nghiệm huyết thanh học ở nhiễm trùng giun sán như dương tính chéo với 14 loại bệnh giun sán khác nhau: giun chỉ, giun xoắn, Strongyloides stercoralis, giun đầu gai, giun mạch, bệnh do ký sinh trùng Anisakiasis, giun đũa, giun móc, sán máng, sán lá phổi, sán lá gan lớn, sán nhái và bệnh spirometriasis khi sử dụng các kháng nguyên Toxocara canis để xét nghiệm tìm kháng thể mặc dù đã sử dụng kháng nguyên tái tổ hợp. Hiện nay, các phòng xét nghiệm phần lớn chỉ dừng lại đọc kết quả dương tính dạng hiệu giá kháng thể 1/800; 1/1600; 1/3200; 1/6400 chứ chưa áp dụng các phương pháp đo quang, nên kết quả xét nghiệm còn hạn chế trong việc đánh giá giữa âm tính và dương tính. Vì xét nghiệm ELISA chẩn đoán cả những trường hợp nhiễm cấp tính và mãn tính nên để xác định nhiễm Toxocara đang hoạt động nên dựa vào tình trạng tăng Bạch cầu ái toan trong máu, và tăng IgE > 500 U/l. Tràn dịch màng bụng và tràn dịch màng phổi do hội chứng ấu trùng di chuyển trong nội tạng hiếm gặp và được mô tả ít trong các báo cáo của Van Leehem(15), Rust C, Hirasawa SK(11). Những trường hợp tràn dịch màng bụng do Toxocara thường biểu hiện lâm sàng giống như Eosinophilic gastroenteritis, cũng có hiện tượng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 123 thấm nhiễm bạch cầu ái toan vào dịch báng, màng bụng hay vào các lớp biểu mô, cơ hay thanh mạc của đường tiêu hóa. Tuy nhiên quá trình điều trị với các thuốc như Albendazole hoặc nhóm Ivermectin sẽ làm giảm các triệu chứng.Những trường hợp này khi tra khảo lại y văn chúng tôi ghi nhận khoảng 5 bài báo cáo về các trường hợp này. Đa phần các trường hợp bệnh tự giới hạn hoặc đáp ứng với thuốc sau thời gian từ 1-2 tháng với biểu hiện biến mất các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu lỏng , đau bụng , tràn dịch màng bụng và bình thường hóa các xét nghiệm máu về số lượng bạch cầu ái toan. Bệnh nhân sau điều trị với Ivermectin đã đáp ứng hoàn toàn, hết dịch báng sau 1 tháng.Các biểu hiện thay đổi về máu bình thường hoàn toàn. Bệnh nhân tăng cân trở lại nên về nguyên nhân chúng tôi nghĩ nhiều vẫn là do Toxocara canis. Tràn dịch màng bụng tăng bạch cầu ái toan do Eosinophilic gastroenteritis(5) Chúng tôi mô tả một trường hợp Eosinophilic gastroenteritis với biểu hiện lâm sàng là báng bụng và bán tắc ruột. Bệnh nhân nữ 22 tuổi nhập viện 9/2012 vì đau quặn bụng nhiều ở vùng quanh rốn và hố chậu trái. Bệnh kéo dài từ nhiều năm trước đây với triệu chứng đau bụng quặn cơn, tiêu phân lỏng thỉnh thoảng có đàm nhầy không lẫn máu, ăn uống kém, không kèm sốt, gầy, đã từng được chẩn đoán bệnh Crohn và điều trị với Pentasa liều 2g/ngày không giảm. Khám ghi nhận bệnh nhân gầy, suy kiệt, báng bụng độ 2, ấn đau nhiều vùng quanh rốn, không hạch, không phù. Bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm công thức máu với tăng cao bạch cầu ái toan chiếm tỉ lệ 63%, các xét nghiệm chức năng gan, thận bình thường, dịch báng là dịch tiết với Protein dịch 65g/l và SAAG < 11g/l, Bạch cầu dịch báng 6300/ mm3 tăng cao thành phần tế bào bạch cầu ái toan với tỉ lệ 71%. Trên hình ảnh siêu âm nhận thấy có một đoạn ruột dầy thành nghi ngờ Crohn, chúng tôi quyết định chụp MRI xác định thấy dầy đều lan tỏa đoạn cuối hồi tràng nghĩ do tổn thương viêm. Tương tự như trường hợp trước, chúng tôi cũng lần lượt thực hiện những xét nghiệm tìm nguyên nhân về sinh hóa, ký sinh trùng và hình ảnh học. Các xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân có nhiễm Toxocara canis, các xét nghiệm ANA bình thường, không ghi nhận có KST trên hình ảnh soi phân bằng phương pháp tập trung Willis, trên hình ảnh soi trực tiếp, chúng tôi thấy có tinh thể Charcot Leyden tế bào hạt mỡ và sợi thịt và tinh bột trong phân Nội soi dạ dày ghi nhận viêm sung huyết hang môn vị, sinh thiết mẫu mô ở dạ dày và tá tràng đều thấy hình ảnh viêm mãn thấm nhiễm bạch cầu lympho. Trên nội soi đại tràng chúng tôi quan sát thấy tổn thương phù nề gây chít hẹp tại van hồi manh tràng khiến chúng tôi không thể đưa máy qua van hồi manh tràng để vào được đoạn cuối hồi tràng để sinh thiết xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm phết máu ngoại biên và tủy đồ đều bình thường. Vì trước đây trong quá trình chẩn đoán bệnh nhân đã từng được nội soi ổ bụng sinh thiết nên chúng tôi không thực hiện lại nữa vì đây là biện pháp xâm lấn đối với bệnh nhân, kết quả trước ghi nhận mẫu mô sinh thiết vùng thanh mạc đoạn hồi tràng viêm ghi nhận thấm nhiễm nhiều bạch cầu ái toan... Với những kết quả trên chúng tôi quyết định điều trị Toxacara canis với Albendazole 14 ngày, nhưng bệnh không cải thiện, các triệu chứng vẫn kéo dài sau điều trị khoảng 1 tháng, do vậy chúng tôi lên kế hoạch sẽ nội soi ổ bụng để hỗ trợ cho việc đưa máy nội soi qua lỗ van hồi manh tràng đưa vào ruột non để sinh thiết nhằm loại trừ bệnh Crohn và xác định xem chẩn đoán Eosinophilic gastroenteritis. Tuy nhiên vì tổng trạng bệnh nhân kém nên chúng tôi sau khi đã loại trừ nhóm bệnh lý huyết học và các nguyên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 124 nhân Lao màng bụng, K màng bụng, Viêm do nguyên nhân bệnh lý tự miễn nên chúng tôi quyết định điều trị cho bệnh nhân với Coricoides với liều tấn công là 1mg/kg/ngày ngay khi chưa có chẩn đoán xác định là Eosinophilic gastroenteritis. Sau 1 tháng bệnh nhân nhập viện trở lại để kiểm tra thì các triệu chứng hoàn toàn biến mất, nội soi kiểm tra chúng tôi thấy van hồi manh tràng bình thường đã có thể đưa máy qua được lỗ van hồi manh tràng và lấy mẫu sinh thiết tại vùng hồi tràng. Kết quả xét nghiệm cho thấy tổn thương thâm nhiễm nhiều bạch cầu ái toan trên 50 bạch cầu trở lên trên một quang trường 40 với đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Eosinophilic gastroenteritis. Eosinophilic gastroenteritis là một bệnh hiếm biểu hiện bằng những triệu chứng của đường tiêu hóa tùy thuộc vào đọan tiêu hóa nào bị ảnh hưởng và đã ảnh hưởng đến lớp nào trong các lớp của ống tiêu hóa.Hầu hết các trường hợp Eosinophilic gastroenteritis biểu hiện bệnh tại dạ dày và ruột non đoạn gần. Eosinop
Tài liệu liên quan