Cơ sở: Khảo sát dẫn truyền của các dây thần kinh ngoại biên là một thăm dò cận lâm sàng then chốt trong
quy tình chẩn đoán các bệnh thần kinh-cơ. Qui ước chung của ngành chẩn đoán điện sinh lý thần kinh quốc tế là
mỗi đơn vị thăm dò điện cơ ký cần thiết lập được bảng trị số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh vận động và
cảm giác của riêng đơn vị mình để phục vụ cho hoạt động chẩn đoán diện thần kinh thường ngày.
Mục tiêu: Thiết lập các trị số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh vận động và dẫn truyền thần kinh cảm
giác ở người Việt Nam trưởng thành và lành mạnh.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt đối tượng.
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác của người trưởng thành
lành mạnh bằng máy điện cơ Medtronic A/S Tonshakken 16-18 DK- 2740 Skovlunde –Denmark. Kỹ thuật khảo
sát được thực hiện theo các chuẩn đã hướng dẫn của Preston và Shapiro. Cơ sở tiến hành khảo sát là phòng điện
cơ ký của Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh. Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm R.
Kết quả: Đã khảo sát được dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác của 100 người trưởng thành lành
mạnh với các đặc điểm dân số gồm có nam giới (47%), nữ giời (53%), tuổi trong khoảng 18-54 tuổi với tuổi
trung bình là 23,44, cân nặng trung bình 53,3 kg, và chiều cao trung bình bằng 1,62 m. Đã xác lập được các trị
số tham chiếu về dẫn truyền của dây thần kinh ngoại biên gồm có: Dây thần kinh giữa: DML: < 3,8 ms, biên độ
CMAP: > 5,5 mV, MCV: > 50,6 m/s; sóng F: <21,7 ms; DSL: < 3 ms, biên độ SNAP: > 24,9 µV, SCV: > 57,8
m/s. Dây thần kinh trụ: DML: < 2,4 ms, biên độ CMAP: > 7,6 mV, MCV: > 52,1 m/s, sóng F: < 22,5 ms; DSL: <
2,7 ms, biên độ SNAP: > 17,1 µV, SCV: > 48,6 m/s. Dây thần kinh quay: DSL: < 2,6 ms, biên độ SNAP: > 14
µV, SCV: > 61,9 m/s. Dây thần kinh chày sau: DML: < 4,5 ms, biên độ CMAP: > 6,6 mV, MCV: > 41,5 m/s,
sóng F: < 40,2 ms. Dây thần kinh mác sâu: DML: < 3,6 ms, biên độ CMAP: > 4,4 mV, MCV: > 42 m/s, sóng F: <
40,6 ms. Dây thần kinh mác nông: DSL < 3,4 ms, biên độ SNAP: > 14 µV, SCV: > 53,6 m/s. Dây thần kinh hiển
mác: DSL: < 3,5 ms, biên độ SNAP: > 16µV, SCV: > 42 m/s.
Kết luận: Khảo sát này đã áp dụng nghiêm ngặt các quy định kinh điển về kỹ thuật đo dẫn truyền thần
kinh do đó kết quả về các trị số dẫn truyền tham chiếu này có giá trị ứng dụng cho phòng điện cơ ký của
Bệnh Viện Đại Học Y Dược. Kết quả về các tốc độ dẫn truyền của đề tài này có tương hợp với các trị số có
trong y văn tham khảo, riêng các tiềm thời thì ngắn hơn và biên độ của CMAP và SNAP có cao hơn. Sự
khác biệt này có thể được giải thích là do sự khác biệt chủng tộc, hoặc do tuổi của quần thể nghiên cứu ở đây
có trẻ hơn, hoặc do cỡ mẫu của đề tài có lớn hơn. Việc tiếp tục thực hiện thêm khảo sát này về sau để bổ sung
thêm dân số thuộc lứa tuổi trung niên và đứng tuổi hơn sẽ giúp hoàn chỉnh hơn độ tin cậy của các trị số
tham chiếu về dẫn truyền thần kinh.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trị số dẫn truyền thần kinh tham chiếu thông dụng: Kết quả khảo sát trên 100 người trưởng thành tại Phòng điện cơ ký Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 652
TRỊ SỐ DẪN TRUYỀN THẦN KINH THAM CHIẾU THÔNG DỤNG:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRÊN 100 NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
TẠI PHÒNG ĐIỆN CƠ KÝ BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ
MINH
Lý Thị Kim Lài, Phạm Nguyễn Bảo Quốc∗, Lê Minh∗∗
TÓM TẮT
Cơ sở: Khảo sát dẫn truyền của các dây thần kinh ngoại biên là một thăm dò cận lâm sàng then chốt trong
quy tình chẩn đoán các bệnh thần kinh-cơ. Qui ước chung của ngành chẩn đoán điện sinh lý thần kinh quốc tế là
mỗi đơn vị thăm dò điện cơ ký cần thiết lập được bảng trị số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh vận động và
cảm giác của riêng đơn vị mình để phục vụ cho hoạt động chẩn đoán diện thần kinh thường ngày.
Mục tiêu: Thiết lập các trị số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh vận động và dẫn truyền thần kinh cảm
giác ở người Việt Nam trưởng thành và lành mạnh.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt đối tượng.
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác của người trưởng thành
lành mạnh bằng máy điện cơ Medtronic A/S Tonshakken 16-18 DK- 2740 Skovlunde –Denmark. Kỹ thuật khảo
sát được thực hiện theo các chuẩn đã hướng dẫn của Preston và Shapiro. Cơ sở tiến hành khảo sát là phòng điện
cơ ký của Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh. Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm R.
Kết quả: Đã khảo sát được dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác của 100 người trưởng thành lành
mạnh với các đặc điểm dân số gồm có nam giới (47%), nữ giời (53%), tuổi trong khoảng 18-54 tuổi với tuổi
trung bình là 23,44, cân nặng trung bình 53,3 kg, và chiều cao trung bình bằng 1,62 m. Đã xác lập được các trị
số tham chiếu về dẫn truyền của dây thần kinh ngoại biên gồm có: Dây thần kinh giữa: DML: < 3,8 ms, biên độ
CMAP: > 5,5 mV, MCV: > 50,6 m/s; sóng F: 24,9 µV, SCV: > 57,8
m/s. Dây thần kinh trụ: DML: 7,6 mV, MCV: > 52,1 m/s, sóng F: < 22,5 ms; DSL: <
2,7 ms, biên độ SNAP: > 17,1 µV, SCV: > 48,6 m/s. Dây thần kinh quay: DSL: 14
µV, SCV: > 61,9 m/s. Dây thần kinh chày sau: DML: 6,6 mV, MCV: > 41,5 m/s,
sóng F: 4,4 mV, MCV: > 42 m/s, sóng F: <
40,6 ms. Dây thần kinh mác nông: DSL 14 µV, SCV: > 53,6 m/s. Dây thần kinh hiển
mác: DSL: 16µV, SCV: > 42 m/s.
Kết luận: Khảo sát này đã áp dụng nghiêm ngặt các quy định kinh điển về kỹ thuật đo dẫn truyền thần
kinh do đó kết quả về các trị số dẫn truyền tham chiếu này có giá trị ứng dụng cho phòng điện cơ ký của
Bệnh Viện Đại Học Y Dược. Kết quả về các tốc độ dẫn truyền của đề tài này có tương hợp với các trị số có
trong y văn tham khảo, riêng các tiềm thời thì ngắn hơn và biên độ của CMAP và SNAP có cao hơn. Sự
khác biệt này có thể được giải thích là do sự khác biệt chủng tộc, hoặc do tuổi của quần thể nghiên cứu ở đây
có trẻ hơn, hoặc do cỡ mẫu của đề tài có lớn hơn. Việc tiếp tục thực hiện thêm khảo sát này về sau để bổ sung
thêm dân số thuộc lứa tuổi trung niên và đứng tuổi hơn sẽ giúp hoàn chỉnh hơn độ tin cậy của các trị số
tham chiếu về dẫn truyền thần kinh.
Từ khóa: Bệnh thần kinh-cơ, điện cơ ký, dẫn truyền thần kinh vận động, dẫn truyền thần kinh cảm giác, trị
số tham chiếu.
* Phân Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Bộ Môn Thần Kinh, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Lý thị Kim Lài ĐT: 0975498545 Email: lythikimlai@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 653
ABSTRACT
COMMON NERVE CONDUCTION REFERENCE VALUES: RESULTS OF A STUDY ON 100
NORMAL SUBJECTS AT THE ELECTROMYOGRAPHY UNIT
OF HCMC UNIVERSITY MEDICAL CENTER
Ly Thi Kim Lai, Pham Nguyen Bao Quoc and Le Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 652 - 661
Background: Conduction study is a key and routine investigation in the diagnostic approach of
neuromuscular disorder, and because of this each EMG unit should establish its own reference values of nerve
conduction.
Objective: To establish the reference values of nerve conduction on normal vietnamese adults.
Study design: Descriptive case-series study
Methods: We studied motor nerve conduction and sensory nerve conduction of the currently used nerves in
the electro-diagnostic approach. The EMG apparatus was Medtronic A/S Tonshakken 16-18 DK- 2740
Skovlunde –Denmark, and the technical stimulation and recording methods were those of Preston and Shapiro.
We performed statistical analysis with software R.
Results: Nerve conduction studies were done on 100 healthy adults with the following demographical
characteristics: female (53%), male (47%), mean age 23.44 year, mean body weight 53.3 Kg, and mean body
height 1.62 m.The resulting reference values on nerve conduction studies of our EMG unit are the following:
Median nerve: DML: 5.5 mV, MCV: > 50.6 m/s; F wave: <21.7 ms; DSL: < 3
ms, SNAP amplitude: > 24.9 µV, SCV: > 57.8 m/s. Ulnar nerve: DML: 7.6
mV, MCV: > 52.1 m/s, F wave: 17.1 µV, SCV: > 48.6 m/s.
Radial nerve: DSL: 14 µV, SCV: > 61.9 m/s. Posterior tibial nerve: DML: <
4.5 ms, CMAP amplitude: > 6.6 mV, MCV: > 41.5 m/s, F wave: < 40.2 ms. Deep peroneal nerve: DML: < 3.6
ms, CMAP amplitude: > 4.4 mV, MCV: > 42 m/s, F wave: < 40.6 ms. Superficial peroneal nerve: DSL < 3.4
ms, SNAP amplitude: > 14 µV, SCV: > 53.6 m/s. Sural nerve: DSL: 16 µV,
SCV: > 42 m/s.
Conclusion: The nerve conduction velocities of our results were similar to those of the referred literatures,
but the latencies and the CMAP and SNAP amplitudes were higher. These differences could be explained by the
characteristics of our studied population including the asian race particularity, the younger age of the population
of this study, and the bigger size of the sample. These results on nerve conduction reference values or constants
could be used at our EMG unit but further study on a more aged population would be necessary for increasing
the confidence of these reference values.
Key words: Neuromuscular disorder, electromyography, motor and sensory nerve conduction, reference
values.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điện thần kinh-cơ ký (electro-
neuromyography, viết tắt là ENMG) hay gọi một
cách ngắn gọn hơn là điện cơ ký
(electromyography, viết tắt là EMG) là một trong
những thăm dò cận lâm sàng then chốt giúp
chẩn đoán các bệnh của hệ thần kinh ngoại
biên và các bệnh của hệ cơ vốn được gọi chung
là bệnh thần kinh cơ (neuromuscular
disorders). Như vậy ENMG hay EMG gồm có
hai phần khác nhau luôn luôn được khảo sát
trong mọi lần thăm khám bằng máy điện cơ
ký: hai phần này gồm có phần khảo sát dẫn
truyền của dây thần kinh (conduction study) và
phần khảo sát điện cơ khi đâm kim hay điện
cơ kim (needle EMG)(1,3,6).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 654
Để tiến hành khảo sát điện cơ ký có chất
lượng và đúng các quy định quốc tế đã thống
nhất, mỗi phòng điện cơ ký cần thiết lập các trị
số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh vận động
và cảm giác bình thường của riêng phòng chẩn
đoán điện cơ ký đó(3). Hiện này các phòng điện
cơ ký ở thành phố vẫn thường sử dụng các trị số
tham chiếu về dẫn truyền thần kinh của các tác
giả ngoài nước. Mặc dù việc áp dụng trị số tham
chiếu của nước ngoài vẫn có thể đáp ứng được
trong chừng mực nhu cầu của chẩn đoán bệnh
thần kinh cơ trên lâm sàng, việc xác định được
các trị số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh ở
các dây thần kinh thông dụng vẫn là một mục
đích rất cần thiết cho bất kỳ phòng điện cơ ký
nào của Việt Nam nói chung, và cũng là yêu cầu
khẩn trương đối với phòng điện cơ ký của bệnh
viện Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh.
TỔNG QUAN
Khảo sát điện cơ ký (EMG) được sử dụng để
giúp chẩn đoán các rối loạn của hệ thống thần
kinh ngoại biên. Khảo sát dẫn truyền thần kinh
(nerve conduction study hay conduction study)
bao gồm khảo sát tiềm thời vận động ngoại vi
(distal motor latency, DML), tiềm thời cảm giác
ngoại vi (distal sensory latency, DSL); tốc độ dẫn
truyền của dây thần kinh (nerve conduction
velocity NCV) bao gồm tốc độ dẫn truyền vận
động (motor conduction velocity, MCV) và tốc
độ dẫn truyền cảm giác (sensory conduction
velocity, SCV); tiềm thời sóng F (F- wave latency).
Phương pháp khảo sát dẫn truyền của dây thần
kinh thường chỉ dùng trên một số dây thần kinh
dễ dàng thực hiện được và đại diện cho một chi
của cơ thể. Khảo sát dẫn truyền vận động và
cảm giác của các dây thần kinh ngoại biên chính
là biện pháp giúp đánh giá về tình trạng của các
bao myelin(1,6). Để khảo sát sự dẫn truyền của
một dây thần kinh người ta cần tạo ra một kích
thích điện với một cặp điện cực bề mặt, gồm một
cực dương (anode) và một cực âm (cathode). Khi
ta cho phóng điện (tạo một xung kích thích),
điện cực âm sẽ tạo ra ở dưới nó một điện thế âm
và gây khử cực dây thần kinh ở dưới nó. Nếu
xung khử cực này có độ lớn vượt quá ngưỡng
điện áp xuyên màng dành cho hoạt hóa natri thì
sẽ phát sinh một điện thế hoạt động có khả năng
tự lan tỏa. Để ghi được điện thế hoạt động này
ta cần một cặp điện cực ghi, thường sử dụng
giống như điện cực kích thích. Cặp điện cực ghi
bao gồm: điện cực hoạt động (active electrode)
và điện cực đối chiếu (reference electrode).
Trong suốt quá trình khảo sát dẫn truyền của
các dây thần kinh ngoại biên có nhiều yếu tố tác
động, gây ảnh hưởng đến kết quả thu thập
được. Các yếu tố này bao gồm những yếu tố
sinh học và kỹ thuật(1,7).
Các yếu tố sinh học
Tuổi
Sự dẫn truyền thần kinh phụ thuộc vào quá
trình myelin hóa hoàn chỉnh của những sợi thần
kinh ngoại biên. Bởi vì quá trình myelin hóa xảy
ra trong suốt những năm đầu đời của cuộc sống,
do đó tuổi là một trong những yếu tố cần phải
được đề cập đến. Một vài nghiên cứu đã cho
thấy tốc độ dẫn truyền thần kinh của thai nhi
phản ảnh giai đoạn phát triển của bào thai, điều
đó đó gợi ý rằng sự phát triển của hệ thần kinh
xảy ra từ trong giai đoạn bào thai. Trong thời kỳ
sơ sinh, tốc độ dẫn truyền thần kinh xấp xỉ phân
nữa của người trưởng thành. Ở người trưởng
thành, tốc độ dẫn truyền thần kinh có sự thay
đổi không đáng kể từ thập niên này sang thập
niên khác. Tuy nhiên sự khác biệt này có ý nghĩa
ở lứa tuổi trên 60 tuổi. Ở những người lớn tuổi
tốc độ dẫn truyền sẽ chậm hơn, đáp ứng về biên
độ cũng thấp hơn và đặc biệt có ý nghĩa trong
dẫn truyền cảm giác.
Nhiệt độ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nhiệt độ
có tác động lên tốc độ dẫn truyền thần kinh ở
người. Theo Barbara E. Shapiro, tốc độ dẫn
truyền vận động và cảm giác giảm từ 1,5 đến
2,5 m/s khi giảm 1ºC và thời gian tiềm kéo dài
khoảng 0,2 ms/ độ. Theo Kimura, vận tốc dẫn
truyền dao động từ 0.7 đến 2.4 m/s cho mỗi
một độ. Ảnh hưởng này sẽ giảm khi nhiệt độ
càng cao, sự tác động của nhiệt độ lên tốc độ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 655
dẫn truyền thần kinh sẽ giảm đáng kể khi
nhiệt độ da sấp xỉ 30ºC. Hình dạng của những
song đáp ứng cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
Thời gian tiềm, thời khoảng và biên độ sẽ tăng
khi nhiệt độ hạ xuống thấp. Một nghiên cứu
của Ludin và Beyeler đã cho thấy có thể khắc
phục được sự gia tăng biên độ do ảnh hưởng
của nhiệt độ bằng cách duy trì nhiệt độ chung
quanh trong khoảng 22- 26ºC. Bởi lẽ này, nhiệt
độ của phòng đo điện cơ ký cần luôn luôn
được kiểm soát và điều chỉnh cho phù hợp với
yêu cầu của kỹ thuật EMG.
Giới tính
Sự khác biệt về dẫn truyền thần kinh giữa
nam giới với nữ giới cũng đả được ghi nhận
trong vài khảo sát về dẫn truyền cảm giác của
các dây thần kinh giữa, trụ, quay và mác nông.
Bolton và Carter cũng đã ghi nhận được sự ảnh
hưởng của chu vi ngón tay lên trên biên độ của
các song đáp ứng.
Tay thuận
Vài nghiên cứu có cho thấy tốc độ dẫn
truyền của các dây thần kinh bên tay thuận có
nhanh hơn so với tốc độ dẫn truyền của các dây
bên tay không thuận. Các khảo sát khác thì lại
không ghi nhận được hiện tượng này.
Các yếu tố kỹ thuật
Điện cực
Điện cực dán bề mặt hay điện cực kim đều
có giá trị trong việc kích thích và ghi đáp ứng.
Tuy nhiên ở đây cần nên quan tâm đến kích
thước, hình dạng và đặc biệt là khoảng cách
giữa hai điện cực hoạt động (active electrode) và
điện cực đối chiếu (reference electrode). Biên độ,
đặc biệt bị ảnh hưởng bởi vị trí đặt điện cực ghi.
Điện cực kim để ghi thường được sử dụng trong
những trường hợp kiểm tra dẫn truyền cảm
giác. Mặc dù có nhiều khó khăn, điện cực kim
nên được sử dụng trong những trường hợp đáp
ứng ghi được quá nhỏ.
Kích thích
Thông thường kích thích trên mức tối đa,
tuy nhiên trong những khảo sát về dẫn truyền
cảm giác do đáp ứng cảm giác nhỏ hơn đáp ứng
vận động nên nó có thể bị nhầm lẫn hoặc che lấp
bởi đáp ứng vận động khi kích thích trên mức
tối đa. Đôi khi sử dụng điện áp thấp, kích thích
trong thời khoảng ngắn sẽ khắc phục được khó
khăn này. Kích thích trên mức tối đa cũng có thể
gặp khó khăn ở những nơi mà dây thần kinh kề
bên gây khử cực. Hơn nữa, kích thích với điện
áp thấp hơn có thể sử dụng cho kích thích bề
mặt và cho kết quả khả quan hơn.
Điện cực đất
Để giảm bớt các tín hiệu nhiễu thông thường
nên đặt thêm một điện cực đất vào giữa cặp
điện cực kích thích và điện cực ghi. Điện cực này
được nối sâu vào lòng đất, thường là một dải
quấn quanh một chi, đôi khi cũng có thể là một
điện cực hình đĩa.
Số đo khoảng cách
Trị số về khoảng cách giữa điện cực kích
thích và điện cực ghi hoạt động nên được
chuẩn hóa. Khoảng cách này có thể được giữ
hằng định hoặc là các mốc giải phẩu giống
nhau nên được sử dụng để xác định vị trí điện
cực. Số đo này luôn được thực hiện trong một
tư thế chuẩn vì sự thay đổi độ uốn qua các
khớp có thể tác động đến số đo khoảng cách.
Do đó nên sử dụng dụng cụ đo khoảng cách là
một dải hoặc dây có thể vòng quanh trên bề
mặt da để tránh sai lệch.
Cài đặt máy
Sự cài đặt bộ phận khuếch đại và hệ thống
lọc có thể ảnh hưởng đến kết quả khảo sát,
thời gian tiềm sẽ giảm khi tăng khuếch đại và
cài đặt hệ thống lọc có thể ảnh hưởng đến biên
độ, do đó cài đặt bộ phận khuếch đại và hệ
thống lọc nên được giữ hằng định trong suốt
quá trình kiểm tra.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này có mục tiêu chung là khảo
sát các trị số tham chiếu về dẫn truyền thần kinh
trên các dây thần kinh thông dụng trong chẩn
đoán điện cơ ký ở người Việt Nam trưởng thành
khỏe mạnh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 656
Các mục tiêu chuyên biệt gồm có:
- Khảo sát trị số tham chiếu về dẫn truyền
thần kinh vận động;
- Khảo sát trị số tham chiếu về dẫn truyền
thần kinh cảm giác.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số được chọn mẫu
Người Việt Nam trưởng thành từ 18 tuổi trở
lên và được chọn trong các sinh viên y khoa, và
công nhân viên của bệnh viện Đại Học Y Dược.
Cỡ mẫu
- 100 người.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Những người tham gia trong nghiên cứu để
được đo trị số tham chiếu về dẫn truyền thần
kinh cần thỏa các tiêu chuẩn lựa chọn sau đây:
- Hoàn toàn tình nguyện và khỏe mạnh
- Không có bất thường về cấu trúc và thể
hình ở tứ chi.
- Không đang bị mắc hoặc có tiền sử về một
trong các bệnh sau đây: bệnh phong, bệnh đái
tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh thận nhất là
đã có suy thận, bệnh viêm gan B hay C, có tiền
sử gia đình về bệnh thần kinh cơ di truyền, tiền
sử về bệnh đa dây thần kinh mắc phải, tiền sử
về bệnh một dây thần kinh, nhất là hội chứng
ống cổ tay.
- Không có bất kỳ triệu chứng nào về cảm
giác (chủ quan và khách quan) cho đến thời
điểm được khảo sát dẫn truyền thần kinh.
- Không có bất kỳ triệu chứng bất thường
nào về cơ lực và phản xạ gân cơ cho đến thời
điểm khảo sát dẫn truyền.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Không hội đủ các tiêu chuẩn để lựa chọn
đã nêu ở trên.
- Không khảo sát được đầy đủ các thông số
cần thiết.
- Có bất kỳ một thông số nào biểu hiện quá
bất thường trong quá trình khảo sát.
Trang thiết bị dùng trong nghiên cứu
Các thông số chẩn đoán điện dẫn truyền
thần kinh được khảo sát trên máy Medtronic
(Medtronic A/S Tonshakken 16-18 DK- 2740
Skovlunde Denmark) tại phòng điện cơ Bệnh
Viện Đại Học Y Dược TPHCM trong các điều
kiện sau đây:
- Nhiệt độ phòng đảm bảo trong khoảng 22-
26 độ.
- Dùng dòng điện một chiều, thời khoảng
của mỗi kích thích là vào khoảng 0,2 ms.
Cường độ kích thích để ghi đáp ứng vận
động của cơ là cường độ trên mức tối đa (từ
mức 0mA chúng tôi tăng dần cường độ của
dòng điện kích thích lên, đồng thời quan sát
biên độ (amplitude) của phức hợp điện thế
hoạt động của cơ (complex muscle action
potential: CMAP). Biên độ này cũng tăng cao
dần theo cường độ kích thích tới khi dù có
tăng tiếp cường độ kích thích thì biên độ co cơ
cũng không tăng lên nữa, lúc đó biên độ đáp
ứng đã đạt tới mức tối đa, chúng tôi tăng
cường độ kích thích lên thêm khoảng 20-30%
nữa. Kích thích với cường độ đó được gọi là
kích thích trên tối đa (supramaximal stimulus)
sẽ đảm bảo là tất cả các sợi nằm trong dây thần
kinh đều bị kích thích).
Khi kích thích để ghi cảm giác chỉ kích thích
với cường độ thấp trong khoảng vài mA cho tới
15 mA. Cường độ càng cao thì điện thế đáp ứng
càng có biên độ lớn, nhưng nếu cao quá gây co
giật cơ mạnh thì hay cho nhiễu xen lẫn vo với
điện thế cảm giác. Vì thế chúng tôi dùng kỹ
thuật trung bình hóa- averaging vốn có sẵn trên
máy để ghi 10-20 đáp ứng rồi tính trung bình
cộng lại thì các sóng nhiễu sẽ bị triệt tiêu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành khảo sát mô tả, hàng
loạt trường hợp trên nhóm người Việt Nam tình
nguyện khỏe mạnh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 657
Số liệu được thu thập tại phòng điện cơ ký
Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
trong khoảng thời gian từ tháng 6/2009 đến hết
tháng 10/2009.
Số liệu được thu thập bằng bảng thu thập
số liệu, sau đó được xử lý bằng phần mềm
thống kê R.
Kỹ thuật đo dẫn truyền thần kinh
Chúng tôi tiến hành khảo sát sự dẫn
truyền thần kinh ở tứ chi trên nhóm dân số đã
được lựa chọn.
Kỹ thuật đo dẫn truyền điện thần kinh được
thực hiện theo chuẩn hướng dẫn của David C.
Preston & Barbara E. Shapiro(8).
Ở chi trên: chúng tôi đa khảo sát đáp ứng
vận động của dây thần kinh giữa (median n),
dây thần kinh trụ (ulnar n); đáp ứng cảm giác
của dây thần kinh giữa, dây thần kinh trụ và
dây thần kinh quay (radial n); đáp ứng sóng F
của dây giữa và dây trụ.
Ở chi dưới: chúng tôi khảo sát đáp ứng vận
động của dây thần kinh chày sau (posterior
tibial n), dây thần kinh mác sâu (deep peroneal
n), dây thần kinh đùi (femoral n); đáp ứng cảm
giác của dây thần kinh mác nông (superficial
peroneal n), dây thần kinh hiển mác hay mác
ngoài (sural n); đáp ứng sóng F của dây chày
sau và dây mác sâu.
Dây thần kinh giữa (Median nerve)
Đáp ứng vận động
- Kích thích tại hai vị trí, S1: ở cổ tay giữa gân
gan bàn tay dài và gân gấp cổ tay quay ngay tại
nếp gấp thứ 2, S2: tại nếp gấp khuỷu, giữa gân
cơ nhị đầu và động mạch cánh tay.
- Điện cực đất đặt trên lưng bàn tay.
- Dùng điện cực ghi bề mặt, với điện cực
hoạt động được đặt trên bụng của cơ dạng
ngắn ngón cái, điện cực đối chiếu đặt trên gân
cơ này.
Đáp ứng cảm giác:
- Dùng kỹ thuật ghi ngược chiều
(antidromic), kích thích tại vị trí S1 như trên,
điện cực ghi dạng nhẫn, được đặt tại đốt 1 và 3
của ngón trỏ.
Dây thần kinh trụ (Ulnar nerve)
Đáp ứng vận động:
- Kích thích tại hai vị trí S1: tại nếp gấp thứ 2
cổ tay, giữa hoặc bên của gân gấp cổ tay trụ, S2:
tại rãnh khuỷu.
- Điện cực đất đặt trên lưng bàn tay.
- Điện cực ghi đặt trên bụng củ