Truyền thống khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ứng xử với các tai biến thiên nhiên và giữ gìn vệ sinh bản làng của cộng đồng dân tộc thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là vùng đất của những dãy, đỉnh núi cao và cao nguyên nằm về phía tây Sông Hồng, gồm khu vực phía Tây 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai; vùng núi cao phía Tây 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và toàn bộ 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Thái là một trong số ít dân tộc thiểu số ở Việt Nam có trên một triệu người, cư trú tập trung, lâu dài ở vùng Tây Bắc. Bài viết tập trung đề cập tới truyền thống khai thác, sử dụng, bảo vệ 3 nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản nhất, gắn bó chặt chẽ, hữu cơ nhất với CĐDT Thái ở Tây Bắc nói riêng, ở Việt Nam nói chung (tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng), truyền thống ứng xử của CĐDT Thái với các tai biến thiên nhiên (nhằm bảo vệ tính mạng con người, làng bản, các nguồn tài nguyên thiên nhiên) và giữ gìn vệ sinh làng bản (như một cách ứng xử nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên).

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền thống khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ứng xử với các tai biến thiên nhiên và giữ gìn vệ sinh bản làng của cộng đồng dân tộc thái ở Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam TRUYỀN THỐNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, ỨNG XỬ VỚI CÁC TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH BẢN LÀNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC19 Phạm Văn Lợi Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển *Email: ploivme@gmail.com Tóm tắt: Tây Bắc là vùng đất của những dãy, đỉnh núi cao và cao nguyên nằm về phía tây Sông Hồng, gồm khu vực phía Tây 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai; vùng núi cao phía Tây 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và toàn bộ 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Thái là một trong số ít dân tộc thiểu số ở Việt Nam có trên một triệu người, cư trú tập trung, lâu dài ở vùng Tây Bắc. Bài viết tập trung đề cập tới truyền thống khai thác, sử dụng, bảo vệ 3 nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản nhất, gắn bó chặt chẽ, hữu cơ nhất với CĐDT Thái ở Tây Bắc nói riêng, ở Việt Nam nói chung (tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng), truyền thống ứng xử của CĐDT Thái với các tai biến thiên nhiên (nhằm bảo vệ tính mạng con người, làng bản, các nguồn tài nguyên thiên nhiên) và giữ gìn vệ sinh làng bản (như một cách ứng xử nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên). Từ khóa: Vùng Tây Bắc, cộng đồng dân tộc Thái, tài nguyên thiên nhiên, tai biến thiên nhiên, vệ sinh bản làng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cho đến hiện nay, ít nhất có 3 cách hiểu khác nhau về Tây Bắc. Theo các nhà địa lý học, liên quan đến điều kiện địa lý tự nhiên, Tây Bắc là “miền đất của những núi cao và cao nguyên” nằm về phía Tây Sông Hồng, gồm khu vực phía Tây 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và vùng núi cao phía Tây 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An [1]. Tiếp theo, liên quan đến Ban Chỉ đạo Tây Bắc, vùng Tây Bắc bao gồm 12 tỉnh và 21 huyện phía Tây của 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An [2]. Quan niệm thứ 3, được sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu về người Thái (hoặc liên quan đến người Thái), Tây Bắc thực ra là Tây Bắc Bắc Bộ, vùng đất nằm về phía Tây Sông Hồng, bao gồm phần phía Tây 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai (như trên) và địa bàn các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Vì vậy, để tiện cho việc trình bày, phân tích các vấn đề có liên quan, bài viết này sẽ sử dụng khái niệm “Tây Bắc” cho quan điểm đầu tiên, “Tây Bắc 12+2” (quan điểm 2) và “Tây Bắc truyền thống” (quan điểm 3). Dân tộc Thái là một trong số ít dân tộc thiểu số ở Việt Nam có trên một triệu người, cư trú tập trung, đông đảo, lâu dài ở Tây Bắc. Trong khoảng trên dưới 1.000 năm cư trú tại đây, cộng đồng dân tộc (CĐDT) Thái đã tạo dựng nên một nền văn hóa với nhiều di sản to lớn, độc đáo, rực rỡ, từ các di sản văn hóa vật thể, như nhà cửa, trang phục, ẩm thực, đến các di sản văn hóa phi vật thể, như phong tục, tập quán, lễ hội, âm nhạc, văn hóa dân gian, tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có nhiều thành tố văn hóa, nhiều di sản văn hóa các CĐDT khác không có được, bao gồm cả những tri thức tộc người/địa phương, truyền thống khai thác, sử dụng, bảo vệ các nguồn tài nguyên nhiên nhiên, ứng xử với các tai biến thiên nhiên và giữ gìn vệ sinh bản làng. Theo kết quả Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số vào ngày 01/7/2015, CĐDT Thái ở Việt Nam có 1.719.654 người, trong đó 1.644.110 người cư trú ở vùng Tây Bắc, chiếm 95,60 % tổng số dân cư của dân tộc. Cũng theo kết quả cuộc điều tra này Thái là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất trong vùng, vượt trên số dân của tất cả các dân tộc thiểu số khác, như dân tộc Mường (1.024.926), Mông (813.277), Tày (283.700), Nùng (47.076),... Đây là cơ sở cần thiết tạo cho CĐDT Thái một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, phát triển bền vững vùng Tây Bắc và cả nước, trong thời điểm hiện tại và tương lai, trong đó có vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả những thứ có sẵn trong tự nhiên, mà con người có thể (hoặc chưa thể) khai thác, sử dụng phục vụ các nhu cầu sống của mình. Tài nguyên thiên nhiên có thể 19 Bài viết có sử dụng kết quả của đề tài“Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc (Đề tài KH&CN cấp Nhà nước, thuộc Chương trình Tây Bắc - Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc), những phần viết do tác giả bài viết này thực hiện. 614 Phạm Văn Lợi được phân thành nhiều loại, theo nhiều tiêu chí khác nhau, như cách phân loại tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên có thể tái tạo, tài nguyên không thể tái tạo, tài nguyên hữu hạn, tài nguyên vô hạn (trong đó có tài nguyên năng lượng vĩnh cửu/vô hạn),... Phổ biến hơn, tài nguyên thiên nhiên được phân thành các bộ phận, thành tố như: (1) Tài nguyên đất, (2) Tài nguyên rừng, (3) Tài nguyên nước (ngọt), (4) Tài nguyên gió, (5) Tài nguyên không khí, (6) Tài nguyên biển và (7) Tài nguyên khoáng sản. Từ thực tế tồn tại và phát triển của CĐDT Thái và hầu hết các CĐDT trên đất nước ta, bài viết tập trung đề cập tới truyền thống khai thác, sử dụng, bảo vệ 3 nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản nhất, gắn bó chặt chẽ, hữu cơ nhất với CĐDT Thái ở Tây Bắc nói riêng, cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam nói chung. Đó là nguồn tài nguyên đất, nguồn tài nguyên nước, nguồn tài nguyên rừng; truyền thống ứng xử của CĐDT Thái với các tai biến thiên nhiên (nhằm bảo vệ tính mạng con người, làng bản, các nguồn tài nguyên thiên nhiên) và việc giữ gìn vệ sinh làng bản (như một cách thức ứng xử nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên). 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Như chú thích ở trang đầu đã khẳng định, bài viết có sử dụng kết quả của đề tài“Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc (Đề tài KH&CN cấp Nhà nước, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc (Chương trình Tây Bắc). Tuy nhiên, để trực tiếp hoàn thành bài viết này, tôi đã sử dụng một phần tư liệu từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước. Tôi cũng đã sử dụng một số tư liệu thu được từ các báo cáo, thống kê của các địa phương trong khu vực, từ tỉnh đến bản, mà tôi thu thập được trên sách, báo. Tuy nhiên, là một nhà dân tộc học/nhân học, tôi vẫn sử dụng nhiều nhất nguồn tư liệu thực tế được thu thập tại thực địa, bằng phương pháp điền dã Dân tộc học/Nhân học với các kỹ năng cơ bản như quan sát (tham dự, không tham dự), phỏng vấn (phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn Bảng hỏi), chụp ảnh, quay video và thảo luận nhóm,... Có thể khẳng định, những tư liệu và nhận thức mà tôi thể hiện trong bài viết phần lớn là do tôi thu thập trong qua quá trình nghiên cứu thực địa tại khu vực cư trú của người Thái ở Việt Nam, trong quá trình triển khai thực hiện đề tài thuộc Chương trình Tây Bắc kể trên, từ năm 2016 - 2018, tại 8 bản/điểm thuộc 7 tỉnh Tây Bắc, nơi người Thái cư trú tập trung và lâu dài nhất ở Việt Nam. Trước đó, tôi đã chủ trì 01 đề tài cấp tỉnh với tiêu đề “Nghiên cứu những biến đổi điều kiện sống, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các cộng đồng cư dân khu vực tái định cư thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La” (2013 -2014). Để hoàn thành đề tài, tôi đã có điều kiện đến nghiên cứu thực địa tại một số bản của người Thái và người Kháng trên địa bàn tỉnh Sơn La (TP Sơn La, các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Mộc Châu). Trước đó, trong thời gian tôi công tác tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (1995 - 2010), tôi cũng đã tiến hành một số chuyến nghiên cứu thực địa tại địa bàn cư trú của người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An. Đặc biệt, năm 1984, tôi đã có chuyến đi đầu tiên đến vùng cư trú của người Thái, Bản Mòn, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Trong khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên 3.1.1. Với nguồn tài nguyên nước và đất ruộng nước Trong vấn đề bảo vệ môi trường, cụ thể là việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước và đất ruộng nước, CĐDT Thái có rất nhiều kinh nghiệm, tri thức cần được lưu truyền, phát huy, chia sẻ. Quan trọng nhất, đáng ghi nhận nhất là những kinh nghiệm/cách nghĩ/cách làm của họ trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất, rừng và nguồn tài nguyên nước phục vụ canh tác, sản xuất và cuộc sống, sinh hoạt của cộng đồng. Người Thái đã và đang được thừa nhận là chủ nhân của các thung lũng chân núi vùng Tây Bắc. Họ đã sáng tạo ra và duy trì cách thức khai thác, sử dụng và bảo vệ hiệu quả vùng đất và nguồn nước dành cho vùng đất này trong hơn 1.000 năm qua, với việc đắp đập ngăn cho nước suối, nước sông dâng cao chảy vào các con mương đã được tạo sẵn, đưa nước vào ruộng. Một số nơi, để hỗ trợ cho hệ thống mương, phai, lái, lịn, người Thái tạo dựng những chiếc cọn đưa nước lên mương, vào ruộng, thay cho những con đập. Nước được chảy từ ruộng cao xuống ruộng thấp rồi quay lại với sông, suối chỉ “được/bị” bổ sung thêm một số chất bẩn hữu cơ từ các loại phân hữu cơ bón ruộng và bản thân các loại cây cỏ tự mọc hoặc được trồng trên ruộng bị ngâm lâu ngày trong nước phân hủy ra. Các chất bẩn hưu cơ này sẽ lắng đọng dần và được cát, đá và các loại thủy sinh ở trong các dòng sông, con suối loại bỏ; Nước sẽ trong sạch trở lại trước khi tiếp tục phục vụ mục đích sinh hoạt, canh tác, của những cộng đồng cư dân ở vùng thấp hơn. Bản sắc trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của người Thái đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, như Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam [3], Người Thái ở miền Tây Nghệ An [4] và Tri thức dân gian của người Thái ở Thanh Hóa [5], Truyền thống khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ứng xử với các tai biến thiên nhiên 615 và giữ gìn vệ sinh bản làng của cộng đồng dân tộc Thái ở Tây Bắc Điều rất đáng ghi nhận là người Thái không chỉ quan tâm tới việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước mà họ còn dành sự quan tâm thích đáng đến việc giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Luật tục cũng như phong tục tập quán của người Thái ghi nhận nhiều điểm/nhiều quy định liên quan đến việc giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Thứ nhất, luật tục Thái quy định trách nhiệm và các hình thức xử phạt đối với những người làm ô nhiễm nguồn nước; những người vi phạm quy định cấm đánh bắt cá ở những “vũng cấm”; những người vi phạm quy định cấm ăn cắp nước ở ruộng người khác, tháo máng nước, Người Thái cũng có những quy định cụ thể, chặt chẽ đối với việc tổ chức xây dựng, quản lý và khai thác, sử dụng nước từ những công trình thủy lợi chung của bản [6]. Với nguồn tài nguyên đất, người Thái duy trì hoạt động canh tác lúa nước trên các cánh đồng một vụ/năm. Người Thái cũng là chủ nhân của bộ công cụ làm đất (cày, bừa thủ công, sử dụng trâu làm sức kéo) được sử dụng phù hợp với đất đai trong khu vực, đảm bảo cho đất tơi xốp. Tuy nhiên, người Thái cũng là cư dân đã từng duy trì và sử dụng hình thức trâu quần trong một thời gian tương đối dài trong lịch sử[7, 8], một hình thức canh tác/làm đất ít tác động đến kết cấu cơ học của đất, ít ảnh hưởng đến độ bền chắc của nền đất ở khu vực thung lũng chân núi. Đôi khi và đôi chỗ, vụ lúa duy nhất trong năm của người Thái được kết hợp với hoạt động nuôi thả cá, đem lại một nguồn đạm thủy sinh đáng kể phục vụ cho các bữa ăn hằng ngày của cư dân. Nhưng dù sao thì đất ruộng ở đây cũng chỉ được/bị người dân khai thác trong một thời gian nhất định trong năm (khoảng 4 - 6 tháng, tùy vào từng giống lúa). Thời gian còn lại, đất được để trong trạng thái hưu canh/nghỉ ngơi. Trong thời gian ấy trên mặt ruộng nhiều loại cây cỏ mọc lên, cộng với toàn bộ phần thân cây lúa được bỏ lại sau khi thu hoạch và nguồn phù sa (đất mầu), mùn từ các khu rừng núi theo sông, suối, qua hệ thống mương, phai dẫn vào ruộng và lượng phân trâu, bò, gà, vịt, từ trong bản trôi theo dòng nước mưa chảy vào ruộng [9, 10], là nguồn/lượng chất mùn cần thiết bổ sung cho đất tiếp tục được khai thác trong các vụ gieo cấy sau. Với người Thái ở miền Tây 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, tình hình khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước và đất ruộng nước cũng gần tương tự như người Thái ở vùng Tây Bắc truyền thống. Họ cũng chủ yếu sống dựa vào hoạt động canh tác ruông nước (kết hợp với canh tác nướng rẫy); là chủ nhân của hệ thống “mương, phai, lái, lín” và những chiếc cọn dẫn nước vào ruộng [11]. 3.1.2. Với nguồn tài nguyên rừng và đất rừng Là chủ nhân của những thung lũng ruộng nước nổi tiếng ở Tây Bắc Việt Nam, nhưng trong quá khứ người Thái vẫn khai thác đất rừng để phục vụ hoạt động canh tác nương rẫy. Hiện nay, theo định hướng của Đảng và Nhà nước, hầu như toàn bộ diện tích nương rẫy của người Thái đã được trả lại thành rừng hoặc chuyển thành diện tích trồng cây lâu năm. Cụ thể, người Thái ở Bản Đêu 1 (xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) chuyển diện tích nương rẫy thành nơi trồng cây lấy gỗ (với cây bạch đàn là chính); người Thái ở bản Pa Nặm Cúm (xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) sử dụng đất nương rẫy để trồng chuối (cùng một ít cao su, cây sưa và ngô); người Thái ở Mường Chanh (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) dành diện tích nương rẫy để trồng cà phê; người Thái ở Bản Bơn (xã Mường Min, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trồng các cây họ tre, nứa (như nứa, vầu, luồng), Đặc biệt, người Thái ở Bản Lác (xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) từ lâu đã không sử dụng diện tích đất nương rẫy, giao cho kiểm lâm quản lý, để cho rừng cây mọc lại (trở thành rừng tự nhiên). Người Thái ở bản Cắm (xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) cũng để diện tích nương rẫy cho rừng cây mọc lại, nhưng các gia đình vẫn giữ nguyên quyền quản lý, khai thác, sử dụng các sản phẩm trên diện tích nương rẫy này. Bên cạnh đó, vẫn còn một vài nơi, người Thái vẫn đang duy trì hoạt động canh tác nương rẫy trồng lúa và các loại cây hoa mầu, rau xanh và cây gia vị, như người Thái ở bản Ang (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) và người Thái ở bản Suối Lư 3 (xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên). Vì vậy, vẫn cần khẳng định bản sắc, tri thức, kinh nghiệm của người Thái trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ đất rừng và rừng phục vụ hoạt động canh tác nương truyền thống. Ngay ở những nơi vẫn duy trì hoạt động canh tác nương trồng lúa, ngô, sắn, phục vụ cuộc sống hàng ngày, những cây trồng lâu năm (đặc biệt là các loại cây lấy quả, lấy gỗ) đã xuất hiện trên nương của họ và xu hướng kết hợp giữa cây lương thực/thực phẩm hàng năm và cây lâu năm cũng là một nét mới trong bản sắc của CĐDT Thái trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và đất rừng. Đặc biệt, ở những bản của người Thái đã chuyển đổi cây trồng trên diện tích nương rẫy, dù mới được thực hiện trong thời gian gần đây, nhưng cũng rất đáng ghi nhận, như những bản sắc mới được hình thành trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng và đất rừng. Có thể nói, với những nơi/bản, người Thái vẫn duy trì hoạt động canh tác nương rẫy trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô, sắn,) và cây thực phẩm (cây rau xanh, cây gia vị,), bản sắc của họ trong mối giao lưu đa văn hóa với các dân tộc khác ở Tây Bắc về môi trường (ở đây là việc bảo vệ tài nguyên đất rừng) vẫn cần khẳng định 616 Phạm Văn Lợi là kỹ thuật xen canh (trồng nhiều loại cây trên một mảnh đất, trong nhiều thời điểm khác nhau để tạo thảm thực vật xanh quanh năm giúp chống xói mòn cho đất), luân canh hay luân khoảnh (canh tác trên một mảnh nương rẫy trong thời gian một vài năm rồi bỏ hoang cho rừng cây mọc lại, trước khi quay trở lại canh tác lần sau); vẫn là việc sử dụng dụng cụ chọc lỗ (gậy chọc lỗ, thuổng chọc lỗ,...) tra hạt ở những đám nương rẫy trên đất dốc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động đến lớp đất mặt, chống xói mòn đất; vẫn là việc tạo ra những hành lang sạch (không có cây, que) để tránh ngọn lửa đốt rẫy cháy lan sang các cánh rừng bên canh,... Đây là những kỹ thuật/bản sắc trong canh tác nương rẫy hầu như chung cho tất cả các dân tộc có truyền thống canh tác nương rẫy ở Việt Nam, trong đó có CĐDT Thái. Rất có thể, những kỹ thuật, công cụ này đã được người Thái học hỏi, tiếp thu, trao đổi và nâng cấp dần trong mối quan hệ với các dân tộc nhóm Môn-Khơ me có truyền thống canh tác nương rẫy, cư trú cạnh họ, như Khơ Mú, Xinh Mun, Mảng, Kháng,... Điều này đã phần nào được thể hiện trong các công trình nghiên cứu như Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam [12], Người Thái ở miền Tây Nghệ An[13] và Tri thức dân gian của người Thái ở Thanh Hóa [14],... Tuy nhiên, CĐDT Thái còn có những kỹ thuật, phương thức của riêng mình, được đúc kết, trao truyền qua thực tế canh tác nương rẫy của chính họ trong thời gian dài từ hàng trăm năm đến hàng ngàn năm cư trú trong khu vực. Cụ thể là để bảo vệ đất, rừng trong hoạt động canh tác nương rẫy, người Thái ở Tây Bắc (truyền thống) và miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An đã tạo cho mình những nét/bản sắc riêng biệt, không lẫn vào đâu được. Đó là cách tạo bờ cản chống xói mòn (bằng cách gom các phần thân, cành cây,... chưa cháy hết đặt chắn ngang phía trên nương, ngăn dòng chảy của nước); là việc đào rãnh chống xói mòn (tạo ra các rãnh thoát nước mưa từ trên đỉnh rẫy chảy theo hai bên sườn rẫy, ngăn không cho nước mưa chảy tràn trên mặt rẫy gây xói mòn đất và ảnh hưởng xấu tới cây trồng) và trồng cây, rào nương, xếp đá chống xói mòn (khi phát rẫy họ có thể để lại những thân cây ở những vị trí cần thiết đề tạo ra hàng rào tự nhiên sau đó được gia cố thêm bằng các thân cây, cành cây không cháy hết hoặc đá (nếu trên mặt nương rẫy có lẫn đá). Những biện pháp này góp phần chống xói mòn (đặc biệt là xói mòn lớp đất mầu trên bề mặt), bảo vệ nương rẫy nói riêng và bảo vệ đất rừng nói chung [15]. 3.2. Trong ứng xử với tai biến thiên nhiên và giữ gìn vệ sinh bản làng 3.2.1. Trong ứng xử với tai biến thiên nhiên Về bản sắc của người Thái ở Việt Nam nói chung, người Thái ở Tây Bắc nói riêng, trong việc ứng phó với các tai biến thiên nhiên, có thể và cần phải đề cập đến truyền thống chống chọi với các trận lũ lụt và sạt lở đất. Vùng cư trú của người Thái là nơi tập trung các con suối nhỏ chảy từ các khe núi hợp thành suối lớn, sông nhỏ rồi đổ vào sông lớn. Mạng lưới sông suối ở đây khá dày đặc. Những khe suối chảy tập trung vào 4 hệ thống sông lớn/ là Sông Hồng, Sông Đà, sông Mã và sông Nặm U (Lào). Các sông suối ở đây thường có độ dốc rất lớn, nước chảy xiết, độ dội mạnh và sức nước xói lòng cũng rất lớn nên lòng sông, lòng suối thường hẹp và sâu. Sông, suối nơi đây thường chảy trong các khe sâu, vực thẳm. Về mùa mưa, nước sông chảy rất dữ dội. Người Thái có những câu chuyện cổ tích ví sông suối như những “con thú thuộc loại rắn khổng lồ” vùng dậy để cướp cuộc sống của con người. Con rắn khổng lồ đó khi đã làm hại thì con người thường rất khó chống lại. Lịch sử định cư của người Thái ở Tây Bắc đã chứng kiến nhiêu lần cảnh tượng nước lũ xóa sạch cả một vùng cư dân và đồng ruộng. Quắm tố mướng đã ghi lại sự kiện “ Năm 1927, ở Mường Chai và vùng tả ngạn Sông Đà thuộc Sơn La bị lụt lớn. Bốn mươi chín người Thái, sáu người Mèo (người Mông), 4 người Xá (Khơ Mú) bị chết trôi. Ruộng mất đến 286 mẫu” [16]. Trải qua nhiều thế hệ làm bạn với “những con thú dữ (sông suối)” này, người Thái đã nắm được đặc tính, đặc điểm của nó. Vì vậy, họ không dựng nhà ở miệng khe, vực. Họ giải thích đó là đường đi của các loại ma. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy miệng khe, vực là nơi tập trung gió xoáy, gió lạnh và đặc biệt hơn, đó chính là miệng của những dòng nước lũ đột ngột. Tục ngữ Thái có câu “ khe vực cạn có lúc làm trôi cả trâu (huổi hong cạng mí tưa lay quái)”. Rất ít khi người Thái dựng bản ở giữa đồng hoặc nơi quá trũng (trừ ở vùng lòng chảo rộng mênh mông). Thứ nhất, dựng bản làm nhà ở đó sẽ chiếm mất diện tích ruộng lúa và thứ 2, sẽ không tránh được cơn lốc xoáy và luôn là nơi hứng
Tài liệu liên quan