Truyền thông và tác động của truyền thông trong lĩnh vực y tế

Từ xa xưa, khi con người biết trao đổi thông tin với nhau bằng những cử chỉ, hành động hay tín hiệu nào đó để thông báo cho nhau nơi săn bắt, hái lượm là khi đó đã xuất hiện truyền thông. Truyền thông là một hoạt động gắn liền với phát triển của loài người. Nhờ truyền thông giáo tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người xã hội. Khi con người biết sống chung với nhau và có tổ chức thì cần có truyền thống để hiểu và bảo vệ nhau. Bắt đầu từ những tín hiệu đơn giản, con người thông báo cho nhau mục đích phương pháp cách thức, hành động tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc. Quá trình lao động sản xuất chinh phục thiên nhiên, làm ra của cải vật chất nuôi sống mình, con người tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu, phát hiện ra những quy luật và tìm ra phương thức chinh phục thiên nhiên một cách hiệu quả. Đồng thời xã hội hình thành nhu cầu truyền thống trao đổi kinh nghiệm phương thức sản xuất, chia sẻ tình cảm, truyền lại hay thông báo những tri thức mới cho nhau. Thiếu truyền thông xã hội loài người khó hình thành và phát triển được. Sự ra đời của tiếng là nấc thang đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển truyền thông giao tiếp trong xã hội loài người. Tiếp sau quá trình truyền thông đơn giản là những hình thức truyền thông hiện đại và phức tạp như truyền hình, vệ tinh nhân tạo, internet, báo in và đã trở thành phần không thể thiếu trong quá trình giữ vững ổn định và phát triển xã hội.

doc17 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền thông và tác động của truyền thông trong lĩnh vực y tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ ------  TIỂU LUẬN MÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG TRUYỀN THÔNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Giảng viên : Sinh viên thực hiện : Lớp : Hà Nội - I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRUYỀN THÔNG Từ xa xưa, khi con người biết trao đổi thông tin với nhau bằng những cử chỉ, hành động hay tín hiệu nào đó để thông báo cho nhau nơi săn bắt, hái lượm… là khi đó đã xuất hiện truyền thông. Truyền thông là một hoạt động gắn liền với phát triển của loài người. Nhờ truyền thông giáo tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người xã hội. Khi con người biết sống chung với nhau và có tổ chức thì cần có truyền thống để hiểu và bảo vệ nhau. Bắt đầu từ những tín hiệu đơn giản, con người thông báo cho nhau mục đích phương pháp cách thức, hành động tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc. Quá trình lao động sản xuất chinh phục thiên nhiên, làm ra của cải vật chất nuôi sống mình, con người tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu, phát hiện ra những quy luật và tìm ra phương thức chinh phục thiên nhiên một cách hiệu quả. Đồng thời xã hội hình thành nhu cầu truyền thống trao đổi kinh nghiệm phương thức sản xuất, chia sẻ tình cảm, truyền lại hay thông báo những tri thức mới cho nhau. Thiếu truyền thông xã hội loài người khó hình thành và phát triển được. Sự ra đời của tiếng là nấc thang đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển truyền thông giao tiếp trong xã hội loài người. Tiếp sau quá trình truyền thông đơn giản là những hình thức truyền thông hiện đại và phức tạp như truyền hình, vệ tinh nhân tạo, internet, báo in… và đã trở thành phần không thể thiếu trong quá trình giữ vững ổn định và phát triển xã hội. Như vậy có thể nói truyền thông là một quá trình trao đổi, chia sẻ tình cảm, kĩ năng liên tục của con người nhằm tạo ra sự liên kết lẫn nhau dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của truyền thông, càng ngày truyền thông càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là quan trọng trong cuộc sống con người, là nhu cầu tất yếu không thể thiếu truyền thông đã có tác dụng rất lớn trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, ở lĩnh vực nào truyền thông cũng có vị trí và vai trò nhất định trong việc phát triển củng cố lĩnh vực đó. II. NỘI DUNG 1. Truyền thông trong lĩnh vực y tế và tác động của nó. Vấn đề mà con người luôn quan tâm hàng đầu từ trước đến nay đó chính là sức khoẻ , đó chính là vì vấn đề về y tế rất được coi tọng. Con người luôn quan tâm đến nó như một nhu cầu tất yếu, vì thế mà nhu cầu truyền thông lúc này trở thành cực kỳ quan trọng. Từ xưa, y học chưa phát triển trong quá trình lao động, sản xuất, quan hệ con người đã được tích luỹ những kinh nghiệm phương thức, mẹo vặt chữa một số bệnh đơn giản sau đó trao đổi, chia sẻ cho nhau biết hoặc những cách thức phòng chống một số bệnh truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác hay ghi chép lại nhờ vậy mà ngày nay những bài thuốc vẫn được lưu giữ và sử dụng. Nhưng người xưa thường khi mắc bệnh mới tìm cách chữa chứ không quan tâm lắm đến việc phòng bệnh. Ngày nay, khi xã hội phát triển, có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật, đời sống được nâng ao, nhu cầu của con người ngày càng được nâng lên. Lúc này, người ta quan tâm đến phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh hay làm thế nào để tốt cho sức khoẻ tránh mọi bệnh tật, vì thế mà vai trò của truyền thông ngày càng quan trọng hơn. 2. Ví dụ: Truyền thông bằng các phương tiện gián tiếp hay trực tiếp, truyền thông, phát thanh, báo in, báo ảnh, báo điện tử… đều rất thu hút sự chú ý của công chúng để thấy được tầm quan trọng của truyền thông trong vấn đề y tế có thể xét những ví dụ cụ thể điển hình những tác động mà truyền thông đem lại. Một đại dịch đang hoành hành và đe doạ các nước trên thế giới đó chính là cúm gia cầm H5N1. Nhưng ở Việt Nam, dịch đã được ngăn chặn hoàn toàn và việc sử dụng thịt gia cầm trở lại bình thường đó chính là nhờ quá trình truyền thông diễn ra liên tục không ngừng. Dưới mọi hình thức: đài truyền hình, đài phát thanh, báo in… Bộ Y tế đã thông báo được mức độ nguy hiểm của đại dịch và biện pháp kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh. Mỗi một bệnh nhân bị nhiễm vi rút H5N1, mỗi một ổ dịch bệnh được phát hiện đều được thông tin ngay trên đài, báo giúp mọi người dân ý thức được mối nguy hiểm của dịch để từ đó có trách nhiệm phòng chống dịch, bảo vệ bản thân bên bạnh thông tin mối nguy hiểm các đài báo đều đưa ra các biện pháp hướng dẫn người dân phòng ngừa dịch bệnh như thiêu huỷ gia cầm ngay sau khi phát hiện có dịch, cách ly vùng dịch, phun thuốc phòng. Đối với người nhiễm vi rút cũng cần nhanh chóng cách ly và điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan sang người khác. Ngoài ra, đối với tất cả gia cầm chưa mắc bệnh đều được tiêm thuốc phòng dịch. Một trong 6 biện pháp cấp bách được đưa ra trong Nghị quyết 15/2005 của Chính phủ đó là xoá bỏ mầm dịch, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như các bộ, các ngành, địa phương liên quan sẽ phải triển khai tiến hành quy hoạch và triển khai các cơ sở chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp giết mổ buôn bán gia cầm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại các thành phố, thị xã, thị trấn… việc nuôi gia cầm sẽ bị cấm hoàn toàn, nhát là tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, tạm dựng việc nhập khẩu gia cầm, kể cả chim cảnh, sản phẩm gia cầm tươi sống và lông vũ chưa qua xử lí hoá chất. Tất cả những nghị định, chỉ thị của Chính phủ về xoá bỏ mầm dịch đều được các đài, các báo đăng tải đầy đủ cho người dân biết cùng thực hiện. Đồng thời hướng dẫn nhân dân sử dụng thịt trứng gia cầm sao cho đảm bảo, tìm mua ở những siêu thị, cửa hàng mà trứng thịt đã được dán tem kiểm dịch, thịt từ những trung tâm giết mổ đã có thương hiệu, đảm bảo chất lượng. Ngành Y tế từ trung ương đến địa phương tổ chức các buổi tập duyệt phòng chống dịch cúm H5N1 với quá trình truyền thông liên tục, đều đặn, quy mô như vậy đã có tác động cực lớn đến người dân, giúp họ hiểu được cum H5N1 là gì, dịch nguy hiểm như thế nào, cách phòng chống ra sao để từ đó tất cả mọi người cùng quyết định xoá bỏ tận gốc mầm mống dịch bệnh và kết quả là Việt Nam đã hoàn toàn ngăn chặn được dịch bệnh. Cũng có những căn bệnh đã xuất hiện từ lâu xong vẫn chưa rõ nguyên nhân và không tìm ra cách điều trị nhưng nhờ có giới truyền thông mà ngành y tế mới thực sự vào cuộc. Theo báo “Tuổi trẻ”, số ra ngày 12/12/2005 đến huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đi trên bất kì đoạn đường nào cũng bắt gặp những trẻ em vai dô, chân lết, lưng vẹo, tay khèo… Người dân gọi các em mắc bệnh “chim sệ cánh”. Theo Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em huyện Nghi Xuân, xã Xuân thành có 164 em mắc bệnh “chim sệ cánh” cách gọi của người dân địa phương về căn bệnh quái gở mà con em họ mắc phải. Nhà anh Trần Ngọc Bé và chị Nguyễn Thị Nghĩa ở thôn 8 có 3 chú chim sệ cánh với mức độ khác nhau. Cả 3 đứa trẻ có vẻ ngơ ngá và hồn nhiên trước vè gù lưng vai sệ của chúng. Chị Trịnh Thị Hạnh án bộ dân số xã Xuân Thành cho biết ở xã này có 19 gia đình có 2 con và 4 gia đình có 3 con mắc chứng bệnh này. Cũng theo uỷ ban dân số gia đình trẻ em huyện Nghi Xuân hầu hết các cháu bị mắc bệnh đều ở lứa tuổi 12 đến 16. Năm 2003 mới bắt đầu xuất hiện 3 trường hợp ở xã Xuân Phổ, đến nay đã có hơn 600 trường hợp mắc bệnh. Biểu hiện ban đầu của mắc bệnh là teo cơ bắp tay, tiếp theo là biến dạng xương bả vai và lồng ngực, và hạn chế vận động. Hiện tại bà con địa phương rất hoang mang và cho rằng nguyên nhân xảy ra hiện tượng làm con cháu họ teo tóp là do chất lượng vác xin tiêm phòng không đảm bảo. Ông Trịnh Huy Cần - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Xuân Thành đã xác nhận rằng các gia đình, ngành y tế, chính quyền địa phương phát hiện căn bệnh ở các cháu quá muộn nên để lại hậu quả nặng nề. Trong tờ trình của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em huyện Nghi Xuân, căn bệnh được gọi là chứng “sơ teo cơ delta không rõ nguyên nhân”. Sau đó ngành y tế vào cuộc. Ngày 15/1 ba cơ quan chủ trì đề tài nghiên cứu về bệnh teo cơ delta là Bệnh viện Nhi trung ương, Đại học Y tế công cộng và Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có cuộc làm việc với giáo sư đầu ngành nhi khoa thần kinh, ngoại khoa… thông tin tại cuộc họp cho thấy đã phát hiện bệnh teo cơ delta ở nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội,… tại một số khu vực ở tỉnh Phú Thọ đã có tới trên 100 bệnh nhân mắc căn bệnh này Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, chủ nhiệm đề tài nói trên nghiên cứu sẽ được tiến hành trong 8 tháng đầu năm 2006 nhằm phát hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa căn bệnh teo cơ delta nếu không có báo chí lên tiếng liệu căn bệnh này có được ngành y tế quan tâm và đầu tư nghiên cứu không hay mặc kệ các em mắc bệnh và không có biện pháp phòng ngừa (mặc dù bệnh đã xuất hiện từ rất lân?). Sau đó các em đã được hỗ trợ phẫu thuật, có tới 91% các em được phẫu thuật đều được phục hồi và phận động gần như bình thường. Tiếp sau đó là vụ cá chết hàng loạt trên sông tiền, sông Hậu, trong các ao, bè ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… khiến người dân hết sức lo lắng hoang mang trước nguy cơ lỗ nặng. Nhưng sau khi lên báo, ngành Ytế đã tiến hành xét nghiệm từ các mẫu cá chết được gửi tới và đã phát hiện ra cá chết là do bệnh gan mủ. Biểu hiện của bệnh có 2 trường hợp: bên ngoài cá vẫn bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt hơi lồi, nhưng khi mổ ra thì gan, thận, tim, tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ). Đó là biểu hiện của bệnh lý của bệnh gan mủ, trường hợp thứ 2nếu là cá bệnh có kết hợp yếu tố do mưa lớn gây xốc đột ngột sẽ làm cá phù mắt đỏ thân càng làm ra tăng bệnh mủ gan. Những thông tin trên rất hữu ích cho người nuôi cá, giúp họ nhận ra nhanh chóng khi bệnh mới xuất hiện để kịp thời điều trị ngoài việc thông tin về những biểu hiện của vật đó còn là do thời tiết nhiễu động quá lớn, thời tiết lạnh và mưa kéo dài là điều thuận tiện cho vi rút xâm nhập và tấn công đàn cá, bên cạnh đó, ngành y tế còn đưa ra biện pháp phòng ngừa là hạn chế thay nước và giảm thức ăn cho cá, phải xử lí với bột CaCo3 trong môi trường nước một tuần/1 lần (1 tháng/1 lần). Trong trường hợp cá giống bị nhiễm bệnh mủ gan nên xử dụng thuốc kháng sinh trộn với thức ăn của cá cho ăn liên tục 7 ngày, nên bổ sung Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá. Đối với cá chết thì nên chôn và xử lí vôi bột để hạn chế lây lan. Việc tìm ra nguyên nhân, biểu hiện cách điều trị, cách phòng chống bệnh gây cá chết hàng loạt đã giúp người dân nuôi cá bớt lo lắng và sớm khắc phục những tình huống xấu nhất có thể xảy ra nếu cá chết mà không tìm rõ nguyên nhân có thể gây nên dịch gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá nói riêng và Bộ Thuỷ sản nói chung. Qua những ví dụ điển hình nói trên ta thấy truyền thông là một quá trình hoàn toàn khép kín. Từ người tạo ra thông tin cho đến người nhận thông tin và ý kiến phản hồi là biểu hiện kết quả của quá trình truyền thông. Như đã nói ở trên, nhờ có một quá trình truyền thông khép kín như vậy trong y tế mà người dân sớm hiểu biết, tìm ra nguyên nhân và cách phóng chống bệnh tật để tránh mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Không chỉ vậy truyền thông còn khơi dậy tình yêu trong con người, sự cảm thông chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Tiêu biểu là những căn bệnh do chất độc Điôxin gây nên do chiến tranh đẻ lại mà ngành y tế vô phương cứu chữa. Báo “Tuổi trẻ” cơ quan đại diện phía Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức buổi tổng kết chương trình “Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam”. Chương trình được tổ chức trong 4 tháng và đã vận động được 6 tỷ đồng. Đó là một kết quả tuyệt vời, đầy tình nhân ái đã mang lại niềm vui cho hàng vạn nạn nhân chất độc da cam, nó không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn có ý nghĩa tinh thần to lớn. Số tiền đó được dùng để hỗ trợ cho cuộc sống, công việc chữa bệnh, thuốc thang cho những nạn nhân chất độc da cam giúp họ phần nào quên đi được nỗi đau và có một cuộc sống bình thường. Càng ngày sức khoẻ càng được quan tâm. Đã có hàng loạt chương trình truyền hình, các loại báo như “Sức khoẻ và đời sống”, “tri thức trẻ”,… các loại báo đều có mục sức khoẻ, tư vấn chăm sóc sức khoẻ, rất thu hút được sự quan tâm của độc giả và có lợi ích to lớn đối với ngành y tế. Dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khoẻ từ trẻ em đến người già, hỏi đáp các vấn đề sức khoẻ. Truyền thông về cách chữa bệnh cho trẻ em như chữa bệnh chảy nước miếng, bệnh đi ngoài… Như điều trị các bệnh lé ở trẻ em. Người mắc bệnh lé chiếm 3% dân số nhưng nhiều bậc cha mẹ chỉ biết chung chung rằng lẽ làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt chứ không có hại cho mắt nên không quan tâm tương xứng. Một hiểu lầm có hại nữa là cho rằng trẻ em còn quá bé không thể khám được, hoặc cho là “lé duyên”, không cần khám. Trước đây theo một nghiên cứu của phòng khám lé bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 14,8% trẻ em lé bẩm sinh được cha mẹ đưa đến phòng khám dưới 2 tuổi. Mới đây thống kê cho thấy có 29% trong 87 trẻ bị lé bẩm sinh được cha mẹ đưa đi khám trước 2 tuổi. Trong khi ở cách nước phát triển tỷ lệ bệnh lé chiếm đa số ở các khoa mắt nhi. Trẻ em được khám và điều trị mắt từ sớm lúc 1 tuổi nên không để lại hậu quả. Còn ở nước ta chỉ ở một vài thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… có chuyên khoa lé. Sau đó các bác sĩ đã cảnh báo rằng nhiều trẻ em bị cận thị, viễn thị, loạn thị nhưng cha mẹ không biết. Đến lúc mắt trẻ xuất hiện nhiều chứng lé cũng chưa đi khám, có khi để lâu đến 4-5 năm. Trong khi được phát hiện sớm, đeo kính điều chỉnh, thị lực có thể dần dần được tăng lên. Nhưng nếu để quá lâu nhất là mắt viễn thị, sẽ có nguy cơ không thể phục hồi thị lực. Sau đó cũng đưa ra phương pháp điều trị bệnh lé. Việc điều trị bệnh lé không chỉ làm hết lé mà còn phục hồi chức năng của Mắt. Sự điều trị đòi hỏi sự kiên trì, phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ chuyên khoa và gia đình của trẻ. Vì vậy những năm gần đây phòng khám lé quan tâm đến cả nghề nghiệp của cha mẹ, vì điều này ảnh hưởng tới chất lượng điều trị. Bá sĩ chữa bệnh lé có 2 nỗi khổ: nếu gia đình trẻ nghèo, con nheo nhóc, không có thời gian chăm sóc con thì trẻ sẽ không quan tâm tập luyện tốt; thế nhưng gia đình giàu có, cha mẹ ông bà qua quan tâm thì trẻ cũng chẳng tập luyện tốt vì đã quan được cưng chiều, không quen chịu đựng, còn người nhà lại không kiên quyết. Từ việc quan tâm đến sức khoẻ của trẻ em, ngành y tế cũng đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của người gia, thống báo cánh phòng ngừa một số bệnh thường hay mắc phải ở người già thông qua các tạp chí, báo sức khoẻ. Các bác sĩ thường xuyên xuất hiện trên truyền thông để tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho mọi người nhưthế nào để luôn lạc quan, yêu đời, trẻ khoẻ, không già trước tuổi… Vấn nạn của con người hiện nay là các tế bào đua nhau già trước tuổi. Bên cạnh hàng loạt động chất ngoại lai từ môi trường ô nhiễm, cơ thể đối đầu liên tục với vô số nội sinh từ quy trình biến dưỡng, từ phản ứng bất lợi của hiện tượng tích luỹ nội tố chống Stress. Chất huỷ hoại tế bào đó là chất Oxi hoa. Mọi hoạt động của cơ thể đều là cơ sở hình thành chất Oxi hoá. Để vô hiệu hoá chất Oxi hoá, nhờ sự giúp đỡ của các hoạt chất được xếp vào nhóm kháng Oxi hoá như tiền tố A, sinh tố C, E hay kháng tó như selen, kẽm, Crôm, Mangan, hay hoạt chất sinh học trong dược liệu thiên nhiên, hoặc men phân giải chất đạm… cơ thể luôn tìm cách phân giải chất Oxi hoá bằng nhiều cách. Cần uống nhiều nước, chất kháng Oxi hoá tuy là phương tiện trì hoãn tuổi già nhưng nó chỉ là điều kiện cần. Tối thiểu trong cơ thể có 70% là nước. Quan trọng hơn nữa, các thành phần giúp con người cao tuổi như endosphine, serotonie lại rất cao, thậm chí cao hơn nhiều người đang trong độ tuổi xuân thì. Truyền thông còn cung cấp các thông tin về các phương thức điều trị bệnh hiện đại, áp dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến để người dân được biết và điều trị. Như phương pháp triển khai kỹ thuật mới chữa vô sinh, đây là phương pháp lấy trứng non trong môi trường đặc biệt đến khi trưởng thành rồi tiêm tinh trùng vào cho thụ tinh. Đây là một kỹ thuật phức tạp để điều trị các trường hợp vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang, chỉ các trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn trên thế giới mới thực hiện thành công với tỷ lệ có thai lâm sàng 20 - 30%. Trước đó đã có 2000 em bé ra đời thụ tinh trong ống nghiệm theo phương pháp cũ. Theo y văn, trên toàn thế giới mới có khoảng 300 em bé ra đời từ kĩ thuật hiện đại, mới được áp dụng từ nay và hy vọng sẽ có thêm nhiều em bé mới ra đời từ khi áp dụng phương pháp này. Bệnh biện Từ Dũ đã trở thành trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn nhất Đông Nam Á về số chu kì và kỹ thuật điều trị. Mỗi năm bệnh viện còn thu hút bệnh nhân nước ngoài đến điều trị vô sinh. Đây là những thông tin rất quan trọng, hữu ích đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh mong muốn có một mụn con và họ cũng biết được phương thức cũng như nơi cần điều trị tốt nhất là ở đâu. Mục đích của truyền thông là làm cho người tiếp nhận hiểu được cặn kẽ thông điệp và có những hành động tương tự. Nói một cách khác, người cung cấp, khởi xướng truyền thông khi chuyển thông điệp cho người tiếp nhận, mong muốn họ biết được thông tin gì, muốn việc làm của mình ảnh hưởng đến thái độ và cách ứng xử của người tiếp nhận. Người cung cấp khởi xướng phải cố gắng gây được ảnh hưởng và làm thay đổi cách suy nghĩ và hành động của người tiếp nhận. Việc tạo lập nên hiểu biết chung, sự thông cảm qua truyền thông, không phải tự nhiên mà có được. Nó có vô vàn hàng rào chắn làm cho người khởi xướng, người truyền tin khó thực hiện được mục đích như: Lứa tuổi, điều kiện kinh tế - xã hội… Những người ở lứa tuổi khác nhau rất khó thông cảm với nhau. Những người thuộc giới chính trị, trường phái tư tưởng, đảng phái khác nhau ít giao tiếp truyền thông có hiệu quả và khó có thể thuyết phục được nhau. Những người có chuyên môn khác nhau rất khó truyền thông khi dùng những thuật ngữ kĩ thuật. Biết được đối tượng truyền thông cũng là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên hiệu quả trong quá trình truyền thông. Đối tượng của truyền thông là con người. Mỗi người có thể trả lời đáp ứng thông điệp của người khởi xướng tuỳ theo xu hướng, thái độ. Trình độ học vấn, địa vị xã hội của riêng họ. Vì vậy biết đối tượng không phải là đơn giản. Nó đòi hỏi truyền thông phải đi sâu vào bản chất, nhu cầu, nghiên cứu kĩ đối tượng, dùng ngay chính ngôn ngữ của đối tượng để làm giảm bớt những rào cản. Quá trình truyền thông là quá trình hai chiều. Người làm công tác truyền thông luôn phải đặt các câu hỏi: có giành được sự chú ý của đối tượng không? Người tiếp nhận có chấp nhận những suy nghĩ và hành động thực hiện có kết quả như mong muốn của người cung cấp, người khởi xướng không? Nếu đạt được các câu hỏi trên một cách tích cực có nghĩa truyền thông có hiệu quả, nếu không đạt được thì kết quả sẽ ngược lại. Người khởi xướng phải luôn nhớ rằng mọi tư tưởng, ý nghĩa quan trọng sẽ vô ích nếu như chũng không được truyền bá và những kỹ năng trên lĩnh vực truyền thông sẽ vô ích không có những thông tin quan trọng được truyền đạt. III. LỜI KẾT. Trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay, truyền thông đã trở thành nhu cầu tất yếu không thể thiếu được của con người. Lợi ích nó đem lại không thể đong đếm trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ là vấn đề y tế đã nêu trên mà còn nhiều lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá,… truyền thông là công cụ đắc lực của con người để phát triển xã hội, có truyền thông con người mới phát triển mới tiếp thu được những tri thức, kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật mới để từ đó phát triển xã hội, xây dựng một xã hội giàu mạnh hiện đại./. ĐĂNG KÝ BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM... Họ và tên sinh viên: Lớp: Giáo viên hướng dẫn: G Tên đề tài: TÓM TẮT BÁO CÁO: Dự báo tổ hợp là phương pháp dự báo hiện đại đang được phát triển và ứng dụng tại các trung tâm dự báo khí tượng nghiệp vụ trên thế giới. Nội dung báo cáo gồm 3 phần: Phần 1: Tìm hiểu chung về bão Phần 2: Cơ sở lý thuyết của phương pháp dự báo tổ hợp Phần 3: áp dụng phương pháp dự báo tổ hợp với
Tài liệu liên quan