Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tương quan giữa kích thước ngang khối răng trước
trên với một số số đo ở vùng mặt, giúp góp thêm tư liệu cho việc chọn răng trước trên trong phục hình toàn hàm
đạt hiệu quả hơn.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, khảo sát qua ảnh chụp mặt thẳng và mặt nhai mẫu hàm trên
của 100 sinh viên khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tuổi từ 21 đến 28. Ảnh chụp
được đo bằng phần mềm AutoCAD và phân tích thống kê.
Kết quả: Cho thấy kích thước ngang khối răng trước trên có tương quan với một số số đo ở vùng mặt, ngoại
trừ khoảng cách giữa hai góc mắt trong. Mức độ tương quan với răng giảm dần từ khoảng cách giữa hai cánh
mũi, khoảng cách giữa hai khóe mép, khoảng cách giữa hai đồng tử.
Kết luận: Trong thực hành lâm sàng, có thể dùng khoảng cách giữa hai cánh mũi để dự đoán sơ khởi kích
thước ngang khối răng trước trên theo tỉ lệ sinh trắc học hoặc phương trình hồi quy tuyến tính.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương quan giữa kích thước ngang khối răng trước trên với một số số đo ở vùng mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 26
TƯƠNG QUAN GIỮA KÍCH THƯỚC NGANG KHỐI RĂNG
TRƯỚC TRÊN VỚI MỘT SỐ SỐ ĐO Ở VÙNG MẶT
Nguyễn Thái Phượng*, Lê Đức Lánh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tương quan giữa kích thước ngang khối răng trước
trên với một số số đo ở vùng mặt, giúp góp thêm tư liệu cho việc chọn răng trước trên trong phục hình toàn hàm
đạt hiệu quả hơn.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, khảo sát qua ảnh chụp mặt thẳng và mặt nhai mẫu hàm trên
của 100 sinh viên khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tuổi từ 21 đến 28. Ảnh chụp
được đo bằng phần mềm AutoCAD và phân tích thống kê.
Kết quả: Cho thấy kích thước ngang khối răng trước trên có tương quan với một số số đo ở vùng mặt, ngoại
trừ khoảng cách giữa hai góc mắt trong. Mức độ tương quan với răng giảm dần từ khoảng cách giữa hai cánh
mũi, khoảng cách giữa hai khóe mép, khoảng cách giữa hai đồng tử.
Kết luận: Trong thực hành lâm sàng, có thể dùng khoảng cách giữa hai cánh mũi để dự đoán sơ khởi kích
thước ngang khối răng trước trên theo tỉ lệ sinh trắc học hoặc phương trình hồi quy tuyến tính.
Từ khóa: Kích thước ngang khối răng trước trên, số đo ở vùng mặt, phục hình toàn hàm.
ABSTRACT
CORRELATION BETWEEN MAXILLARY ANTERIOR TEETH WIDTH AND SOME FACIAL
MEASUREMENTS
Nguyen Thai Phuong, Le Duc Lanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 26 - 33
Objectives: This study investigated the correlation between the mesiodistal width of the maxillary anterior
teeth and some facial measurements so that tooth selection in complete dentures can be improved to enhance the
final esthetic result.
Methods: The cross-sectional study with 100 Vietnamese dental students who ranged from 21 to 28 years of
age. Standardized digital images from the frontal aspect of the face and from the occlusal surface of the maxillary
casts were taken. AutoCAD software was used to measure dimensions. The data were statistically analyzed.
Results: The results showed the significant correlation between the combined width of the maxillary anterior
teeth and all facial segments, except for intercanthal distance. The strength of the relationship decreased from
interalar width to intercommissural width to interpupillary distance.
Conclusion: Within the limitation of this study, the results suggest that interalar width can be used as a
preliminary method for estimating the maxillary anterior teeth width through biometric ratios or linear regression
equations.
Keywords: Maxillary anterior teeth width, facial measurement, complete dentures.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những thử thách về mặt thẩm mỹ
khi thực hiện phục hình toàn hàm là việc chọn
răng trước; sao cho hình dạng, kích thước, màu
* Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Thái Phượng ĐT: 0909397242 Email: thaiphuong1982vn@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 27
sắc răng hài hòa với cấu trúc khuôn mặt và
miệng. Khi không còn dữ liệu từ răng thật, để
ước tính kích thước khối răng trước trên theo
chiều gần xa (kích thước ngang khối răng trước
trên), Wilson (1914)(13), Lee (1962)(2),
Mavroskoufis (1981)(13), Scandrett (1982)(15),
Hoffman (1986)(8), Abdullah (1997)(1), Gomes
(2006)(7), Lucas (2009) đề nghị dựa vào các số
đo ở vùng mặt như: khoảng cách giữa hai cánh
mũi, khoảng cách giữa hai góc mắt trong,
khoảng cách giữa hai đồng tử, khoảng cách giữa
hai khóe mép... Tuy nhiên, vài nhà lâm sàng
nghi ngờ phương pháp trên và cho rằng nguyên
nhân là do yếu tố chủng tộc và giới tính (16,19,20).
Tại Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa được khảo
sát cụ thể, các sách giáo khoa về phục hình răng
dựa vào tài liệu nước ngoài nên thường dùng
khoảng cách giữa hai cánh mũi để chọn răng,
trong khi dễ nhận thấy rằng mũi người Việt
Nam rộng hơn người Bắc Mỹ.
Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu nhằm xác định mối tương quan giữa
kích thước ngang khối răng trước trên với một
số số đo ở vùng mặt của người Việt Nam, theo
những mục tiêu sau:
Xác định một số số đo ở vùng mặt gồm:
khoảng cách giữa hai cánh mũi, khoảng cách
giữa hai góc mắt trong, khoảng cách giữa hai
đồng tử, khoảng cách giữa hai khóe mép.
Xác định kích thước ngang khối răng trước
trên gồm: khoảng cách giữa hai đỉnh răng nanh
hàm trên theo đường thẳng, khoảng cách giữa
hai đỉnh răng nanh hàm trên theo đường cong,
khoảng cách giữa mặt xa hai răng nanh hàm
trên theo đường thẳng, khoảng cách giữa mặt xa
hai răng nanh hàm trên theo đường cong.
Xác định sự khác biệt về các kích thước răng,
mặt giữa nam và nữ.
Xác định tương quan giữa kích thước ngang
khối răng trước trên với một số số đo ở vùng
mặt.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Gồm 100 sinh viên (50 nam và 50 nữ) khoa
Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh, tuổi từ 21 đến 28, đồng ý tham gia
nghiên cứu và thỏa các điều kiện sau: Có cha mẹ
là người Việt Nam. Chỉ số khối cơ thể BMI trong
giới hạn bình thường. Khớp cắn Angle hạng I.
Có đầy đủ răng vĩnh viễn trên, không chỉnh
hình hoặc nhổ răng, cung răng tương đối cân
xứng. Các răng trước trên ngay ngắn, đúng vị
trí, không có khe hở, không sâu, di lệch hoặc
mòn nặng, không có phục hình hoặc miếng
trám lớn. Không có dị dạng mặt bẩm sinh, bệnh
về mắt, tiền sử chấn thương hay phẫu thuật mặt.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Phương tiện nghiên cứu
Bút lông kim đầu nhỏ. Máy ảnh kỹ thuật số
Canon, loại SLR, hiệu EOS 300D. Máy tính với
phần mềm đo đạc AutoCAD 2006. Cân đồng hồ,
thước nhân trắc, thước thủy tĩnh. Khay lấy dấu
làm sẵn bằng inox dùng cho hàm trên. Alginate,
thạch cao cứng, thạch cao thường. Hệ thống
chụp ảnh khuôn mặt với giá cố định đầu của
máy chụp phim đo sọ. Hệ thống chụp ảnh mẫu
hàm với bộ dụng cụ định vị mẫu hàm.
Các bước tiến hành
Giai đoạn 1: Đo đạc các số đo ở vùng mặt.
Bước 1: Chụp ảnh khuôn mặt nhìn thẳng của
đối tượng ở tư thế nghỉ sinh lý theo các tiêu
chuẩn.
Đối tượng ngồi trên ghế, mắt nhìn thẳng
theo đường ngang, thả lỏng cơ mặt miệng, thư
giãn hàm dưới và hai môi chạm nhẹ.
Hai nút tai của giá cố định đầu được cài vào
lỗ ống tai ngoài của đối tượng, chỉnh sao cho ba
điểm: bờ trên của lỗ ống tai ngoài (Po), điểm
dưới ổ mắt (Or), điểm định vị phía mũi của máy
chụp X quang nằm trên cùng một đường thẳng.
Như vậy, ta xác định được mặt phẳng Frankfort
của đối tượng song song với mặt phẳng ngang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 28
và đầu đối tượng được giữ yên ở một vị trí
(Hình 1).
Hình 1: Chụp ảnh khuôn mặt nhìn thẳng.
Hình 2: Đo đạc các số đo ở vùng mặt.
Bước 2: Chuyển hình ảnh vào máy vi tính.
Bước 3: Xác định các điểm chuẩn (Hình 2).
A1:Điểm về phía bên nhất của mỗi cánh
mũi.
En: Điểm nằm ở khóe trong của rãnh mi
mắt.
P: Tâm đồng tử.
Ch: Điểm nằm ở khóe mép.
Bước 4: Dùng phần mềm AutoCAD đo đạc
(Hình 2).
Khoảng cách giữa hai cánh mũi (ký hiệu
KCM): là chiều dài Al-Al.
Khoảng cách giữa hai góc mắt trong (ký hiệu
KGMT): là chiều dài En-En.
Khoảng cách giữa hai đồng tử (ký hiệu
KĐT): là chiều dài P-P.
Khoảng cách giữa hai khóe mép (ký hiệu
KKM): là chiều dài Ch-Ch.
Giai đoạn 2: Đo đạc kích thước ngang khối
răng trước trên.
Bước 1: Dùng khay làm sẵn và alginate lấy
dấu hàm trên của đối tượng rồi đổ mẫu bằng
thạch cao cứng trong vòng 15 phút.
Bước 2: Chụp ảnh mặt nhai mẫu hàm với bộ
dụng cụ định vị mẫu hàm(14) (Hình 3).
Máy ảnh kỹ thuật số được cố định trên giá
đỡ sao cho mặt ống kính song song với mặt
phẳng ngang và tấm thủy tinh.
Đặt mẫu hàm lên lò xo, điều chỉnh mặt nhai
chạm phía dưới tấm thủy tinh ít nhất tại 3 điểm:
một điểm trên răng trước và hai điểm ở vùng
răng sau hai bên. Như vậy, ta đã chuẩn hóa mặt
nhai mẫu hàm song song với mặt phẳng chuẩn
nằm ngang.
Hình 3: Chụp ảnh mẫu hàm. Hình 4: Xác định điểm A, B, C, D.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 29
Bước 3: Chuyển hình ảnh vào máy vi tính.
Bước 4: Xác định các điểm chuẩn (Hình 4).
A: Đỉnh răng nanh hàm trên phải
B: Đỉnh răng nanh hàm trên trái
C: Tiếp điểm phía xa răng nanh và phía gần
răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên phải
D: Tiếp điểm phía xa răng nanh và phía gần
răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên trái
Bước 5: Dùng phần mềm AutoCAD đo đạc
(Hình 5,6).
Khoảng cách giữa hai đỉnh răng nanh hàm
trên theo đường thẳng (ký hiệu KĐRT): là chiều
dài đoạn thẳng AB.
Khoảng cách giữa hai đỉnh răng nanh hàm
trên theo đường cong (ký hiệu KĐRC): là chiều
dài cung AB, đi qua bờ cắn răng cửa và đỉnh
múi răng nanh.
Khoảng cách giữa mặt xa hai răng nanh hàm
trên theo đường thẳng (ký hiệu KXRT): là chiều
dài đoạn thẳng CD.
Khoảng cách giữa mặt xa hai răng nanh hàm
trên theo đường cong (ký hiệu KXRC): là chiều
dài cung CD, đi qua bờ cắn răng cửa và đỉnh
múi răng nanh.
Hình 5: Đo khoảng cách giữa hai đỉnh
răng nanh hàm trên theo đường thẳng và
cong.
Hình 6: Đo khoảng cách giữa mặt xa
hai răng nanh hàm trên theo đường
thẳng và cong.
Các ảnh đều được chụp và đo đạc bởi tác
giả, với sự tập huấn của GS-TS Hoàng Tử Hùng
và TS Lê Hồ Phương Trang (Khoa Răng Hàm
Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM). Đồng thời,
khoảng cách từ ống kính đến đối tượng, ánh
sáng, tiêu cự đều giống nhau trong các lần chụp.
Xử lý số liệu
Dùng phần mềm thống kê SPSS 11.5 để
nhập và xử lý số liệu: tính chỉ số khối cơ thể
(BMI); tính trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số
biến thiên các giá trị đo đạc; dùng kiểm định t
cho hai mẫu độc lập để so sánh các giá trị đo
đạc giữa nam và nữ; dùng hệ số tương quan
Pearson để đánh giá tương quan giữa kích
thước ngang khối răng trước trên với các số đo ở
vùng mặt; lập phương trình hồi quy và tỉ lệ sinh
trắc học thể hiện tương quan răng-mặt (nếu có
tương quan ý nghĩa); dùng kiểm định t bắt cặp
để so sánh giá trị tiên đoán và giá trị đo thực tế.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Các kích thước răng-mặt
Bảng 1: Kết quả đo đạc các kích thước vùng mặt và
răng trên toàn bộ mẫu (n=100).
Kích thước
(mm)
TB ĐLC HSBT GTNN GTLN
KCM 40,25 2,54 6,31 34,97 47,38
KGMT 35,28 2,28 6,46 28,49 40,59
KĐT 63,21 3,06 4,84 56,01 71,52
KKM 49,34 3,54 7,17 41,98 57,34
KĐRT 35,49 1,52 4,28 31,69 38,98
KĐRC 41,67 1,89 4,54 36,53 47,23
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 30
Kích thước
(mm)
TB ĐLC HSBT GTNN GTLN
KXRT 38,40 1,59 4,14 33,85 42,04
KXRC 50,19 2,26 4,50 43,51 56,75
Khi so sánh giữa nam và nữ, các kích thước
đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), ngoại
trừ khoảng cách giữa hai góc mắt trong. Cụ thể, giá
trị trung bình của nam lớn hơn của nữ.
Về khoảng cách giữa hai cánh mũi: Kết quả
này gần với khảo sát của Isa(9) trên người
Malaysia nhưng nhỏ hơn ở người da đen
Brazil(19) và lớn hơn khá nhiều so với người da
trắng Mỹ(8) và Ả Rập Saudi(12). Tương tự,
Gomes(7), Leong(11) cũng có cùng quan điểm khi
cho rằng mũi người châu Á rộng hơn người
châu Âu và Bắc Mỹ cũng như mũi nam rộng
hơn mũi nữ.
Về khoảng cách giữa hai góc mắt trong:
Nghiên cứu cho thấy khoảng cách giữa hai góc
mắt trong có giá trị xấp xỉ người Malaysia(9) và
Brazil nhưng khá lớn so với người Ấn Độ(17), Ả
Rập Saudi(3) và Thụy Sĩ(5). Đồng thời, đây cũng là
số đo duy nhất không khác biệt giữa nam và nữ, phù
hợp với phát biểu của Al Wazzan(3), Freihofer(5),
Lucas và Tandale(17).
Về khoảng cách giữa hai đồng tử: Qua khảo
sát, khoảng cách giữa hai đồng tử có giá trị
trung bình tương đối ít chênh lệch nhất giữa các
dân tộc. Nó cũng bị chi phối bởi giới tính với sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, tương
tự như kết quả của Al-el-Sheikh(2) và Gomes(7).
Về khoảng cách giữa hai khóe mép: Trị số
trung bình đạt 49,34 ± 3,54 mm với sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa hai giới. Như vậy, khoảng
cách giữa hai khóe mép của người Việt Nam
nhỏ hơn người Mỹ(12).
Về kích thước ngang khối răng trước trên:
Khoảng cách giữa hai răng nanh nhỏ hơn so với
người Brazil nhưng lớn hơn người Mỹ da
trắng(8) cũng như có sự khác biệt theo giới. Điều
này phù hợp với nhận xét của Lavelle (1972)(10)
khi ông sắp xếp kích thước răng theo thứ tự
giảm dần: từ người da đen đến người da vàng
và cuối cùng là người da trắng.
0
10
20
30
40
50
60
70
G
iá
t
rị
t
ru
n
g
b
ìn
h
(
m
m
)
KCM KGMT KĐT KKM
Toàn Bộ
Nam
Nữ
Biểu đồ 1: Các số đo ở vùng mặt trên toàn bộ mẫu và
theo giới.
0
10
20
30
40
50
60
G
iá
t
rị
t
ru
n
g
bì
n
h
(
m
m
)
KĐRT KĐRC KXRT KXRC
Toàn Bộ
Nam
Nữ
Biểu đồ 2: Các kích thước răng trên toàn bộ mẫu và
theo giới.
Tương quan răng-mặt
Xét trên tổng mẫu, các kích thước răng đều
có tương quan với các số đo ở mặt (p<0,05),
ngoại trừ khoảng cách giữa hai góc mắt trong (Bảng
2). Nhìn chung, mức độ tương quan của 4 kích
thước răng với một số số đo vùng mặt theo thứ
tự giảm dần như sau:
Với khoảng cách giữa hai cánh mũi: tương
quan trung bình (0,3<r<0,5).
Với khoảng cách giữa hai khóe mép: tương
quan trung bình (0,3<r<0,5).
Với khoảng cách giữa hai đồng tử: tương
quan yếu (r<0,3).
Tóm lại, tương quan răng với khoảng cách
giữa hai cánh mũi là mạnh nhất và tương quan
răng với khoảng cách giữa hai đồng tử là yếu
nhất (Biểu đồ 3).
Khi phân chia theo giới, sự tương quan
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 31
khoảng cách giữa hai cánh mũi-răng thể hiện
đầy đủ ở cả nam và nữ (p<0,05). Riêng khoảng
cách giữa hai khóe mép chỉ tương quan với 2
kích thước răng theo đường thẳng, còn với
khoảng cách giữa hai đồng tử thì chưa thấy mối
tương quan theo giới (Bảng 2).
Bảng 2: Tương quan giữa kích thước ngang khối răng trước trên với các số đo ở vùng mặt.
KĐRT KĐRC KXRT KXRC
r p r p r p r p
KCM Toàn bộ 0,431 <0,001 0,445 <0,001 0,463 <0,001 0,463 <0,001
Nam 0,424 0,002 0,304 0,032 0,429 0,002 0,314 0,026
Nữ 0,301 0,034 0,325 0,021 0,291 0,041 0,281 0,048
KGMT Toàn bộ 0,069 0,492 0,068 0,502 0,071 0,482 0,013 0,895
Nam 0,199 0,165 0,198 0,169 0,189 0,189 0,116 0,421
Nữ -0,132 0,360 -0,153 0,287 -0,119 0,410 -0,200 0,164
KĐT Toàn bộ 0,236 0,018 0,237 0,018 0,226 0,024 0,243 0,015
Nam 0,268 0,060 0,225 0,117 0,166 0,250 0,184 0,201
Nữ -0,015 0,919 -0,082 0,571 0,006 0,965 -0,085 0,557
KKM Toàn bộ 0,412 <0,001 0,282 0,004 0,422 <0,001 0,337 0,001
Nam 0,343 0,015 0,166 0,251 0,291 0,041 0,178 0,216
Nữ 0,349 0,013 0,100 0,488 0,357 0,011 0,162 0,260
r: Hệ số tương quan Pearson; p: Xác suất (có tương quan khi p<0,05).
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
KĐRT KĐRC KXRT KXRC
H
ệ
s
ố
t
ư
ơ
n
g
q
u
a
n
P
e
a
r
s
o
n
KCM
KĐT
KKM
Biểu đồ 3: Hệ số tương quan Pearson giữa các kích
thước răng-mặt.
Kích thước ngang khối răng trước trên và
khoảng cách giữa hai cánh mũi: Theo Halmiton
và Mossman, trong quá trình phát triển, mỏm
mũi giữa xuất phát từ mỏm trán mũi sẽ xác định
kích thước mũi và vị trí răng nanh(4). Luận điểm
này góp phần giải thích mối tương quan mũi-
răng ở nghiên cứu Al-el-Sheikh(2), Hoffman(8),
Scandrett(15) cũng như nghiên cứu của chúng tôi.
Tuy nhiên, tương quan chỉ được xếp ở mức độ
trung bình.
Kích thước ngang khối răng trước trên và
khoảng cách giữa hai góc mắt trong: Nghiên
cứu của Al Wazzan(3), Lucas, Tandale(17) cho thấy
mắt-răng có tương quan trung bình yếu với hệ
số Pearson từ 0,2 đến 0,4. Tuy nhiên, khi đo đạc
trên 100 người Việt Nam, chúng tôi không tìm
thấy mối tương quan nào, cả trên tổng mẫu lẫn khi
phân chia theo giới. Điều này có thể là do sự khác
biệt vể chủng tộc và cỡ mẫu.
Kích thước ngang khối răng trước trên và
khoảng cách giữa hai đồng tử: Trong ba số đo ở
mặt tương quan với răng, khoảng cách giữa hai
đồng tử có mức tương quan yếu nhất. Còn khi
phân chia nam nữ, chúng tôi chưa tìm thấy mối
tương quan nào, cả đường thẳng lẫn đường
cong. Al-el-Sheikh(2) cũng ghi nhận rằng đồng tử
tương quan với răng kém hơn cánh mũi
(r=0,304) và khi chia theo giới thì chỉ nữ có
tương quan.
Kích thước ngang khối răng trước trên và
khoảng cách giữa hai khóe mép: Kết quả cho
thấy, khoảng cách giữa hai khóe mép có tương
quan với kích thước ngang khối răng trước trên
theo đường thẳng nhiều hơn đường cong ở mức
trung bình. Còn khi chia theo giới, nó chỉ tương
quan với hai kích thước răng theo đường thẳng.
Nhận xét này khá giống Gomes(6), nhưng tương
quan mép-răng trong nghiên cứu của Gomes là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 32
mạnh nhất so với những số đo khác ở mặt.
Lieb(12) khảo sát 150 người Mỹ cũng tính được
mép-hai đỉnh răng nanh thẳng tương quan theo
hệ số 0,45.
Từ kết quả trên, chúng tôi đưa ra tỉ lệ sinh
trắc học và phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến
giúp dự đoán sơ khởi kích thước răng từ các số
đo ở vùng mặt (Bảng 3,4). Tuy nhiên, số đo mặt
chỉ được ứng dụng khi nó có tương quan với
kích thước răng cả đường thẳng lẫn đường cong
tại cùng điểm mốc (ở đỉnh răng nanh hoặc mặt
xa răng nanh). Như vậy, với khoảng cách giữa
hai cánh mũi, chúng tôi lập tỉ lệ và phương trình
hồi quy cho toàn bộ và theo giới. Với khoảng
cách giữa hai khóe mép, chúng tôi chỉ xét toàn
bộ vì chưa thấy sự tương quan theo giới với các
kích thước răng cả đường thẳng lẫn đường
cong. Với khoảng cách giữa hai đồng tử, chúng
tôi không xét vì tương quan yếu.
Bảng 3: Tỉ lệ sinh trắc học R ứng dụng để chọn kích
thước ngang khối răng trước trên.
KĐRT KXRT KĐRC KXRC
R R R R
KCM
Toàn bộ 0,88 1,04 0,96 1,25
Nam 0,86 1,02 0,93 1,23
Nữ 0,91 1,06 0,98 1,27
KKM
Toàn bộ 0,72 0,85 0,78 1,02
Kích thước răng = Số đo mặt * R.
Bảng 4: Phương trình hồi quy ứng dụng để chọn kích thước ngang khối răng trước trên.
KĐRT KĐRC KXRT KXRC
KCM Toàn bộ y=0,26x+25,13 y=0,33x+28,29 y=0,29x+26,70 y=0,41x+33,59
Nam y=0,29x+23,61 y=0,25x+31,92 y=0,29x+26,73 y=0,29x+38,87
Nữ y=0,23x+26,12 y=0,31x+29,06 y=0,24x+28,53 y=0,32x+37,02
KKM Toàn bộ y=0,18x+26,79 y=0,15x+34,21 y=0,19x+29,02 y=0,22x+39,57
x: Số đo mặt; y: Kích thước răng.
Dùng kiểm định t bắt cặp để so sánh giá trị
tiên đoán theo tỉ lệ sinh trắc học và phương
trình hồi quy với giá trị đo thực tế, kết quả cho
thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
Từ đó, chúng tôi xin đề nghị phương pháp
chọn răng trước trên cho phục hình toàn hàm
như sau:
- Trong giai đoạn thử nền tạm gối cắn, điều
chỉnh sơ khởi mặt ngoài gối cắn.
- Xác định số đo mặt, ví dụ khoảng cách
giữa hai cánh mũi.
- Xác định kích thước răng theo đường cong,
từ đó so trên bảng chọn răng.
- Xác định kích thước răng theo đường
thẳng, mở thước trượt đến giá trị mới tính và
đánh dấu trên gối cắn.
- Dùng thước dẻo đo chiều dài cung cong.
Điều chỉnh phần trước gối cắn đến khi khoảng
cách theo đường cong trên gối cắn bằng với
khoảng cách đã ước tính (với điều kiện không
chạm vào điểm đã đánh dấu theo đường thẳng).
Thao tác này góp phần kiểm tra tính thẩm mỹ
và sự nâng đỡ môi má của gối cắn, giúp phục
hồi vẻ hài hòa giữa mặt và miệng nên đặc biệt
cần thiết cho các bác sĩ ít kinh nghiệm.
KẾT LUẬN
Đây là nghiên cứu bước đầu về tương quan
giữa kích thước ngang khối răng trước trên với
các số đo ở vùng mặt của người Việt Nam. Dù
đối tượng sinh viên chưa đại diện cho toàn bộ
dân số, nhưng chúng tôi hy vọng nghiên cứu sẽ
góp thêm tư liệu giúp hướng dẫn sơ khởi việc
chọn răng trước trên trong phục hình toàn hàm
sao cho hài hòa, tự nhiên và thẩm mỹ, nhằm
nâng c