Tuyển chọn, sử dụng và sát hạch quan lại thời lê sơ (thế kỷ XV) – Những kinh nghiệm cần kế thừa

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập đòi hỏi gay gắt sự đổi mới nền hành chính nhà nước để kịp thích nghi và đồng điệu với xu thế quốc tế hóa. Trong ba nội dung cơ bản của sự đổi mới này, (gồm: các định chế pháp lý, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và vấn đề con người (tức đội ngũ cán bộ, công chức) thì vấn đề thứ ba trở nên cấp thiết và mang tính quyết định. Trước yêu cầu đổi mới đó, nhiều hội thảo, hội nghị, công trình nghiên cứu khoa học các cấp đã được triển khai để đưa ra những kiến nghị thiết thực giúp Đảng và nhà nước hoạch định chính sách về cán bộ, công chức hợp lý, khoa học. Vấn đề cán bộ, công chức (thời phong kiến nước ta gọi là quan lại) mang đậm dấu ấn lịch sử của mỗi quốc gia, gắn liền với sự hưng thịnh hay suy vong của mỗi triều đại. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu lịch sử về vấn đề này nhằm rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu và tránh những hạn chế, sai lầm trong quá. Cho đến nay, chỉ có một công trình nghiên cứu về quan chế nhà Nguyễn tương đối đầy đủ; trong khi đó, các triều đại trước, nhất là thời Lê sơ (thế kỷ XV) đã để lại những dấu ấn rực rỡ trong vấn đề hoàn thiện quan chế nhưng chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. Với nhận thức đó tác giả chọn đề tài “TUYỂN CHỌN, SỬ DỤNG VÀ SÁT HẠCH QUAN LẠI THỜI LÊ SƠ (THẾ KỶ XV) – NHỮNG KINH NGHIỆM CẦN KẾ THỪA” làm đề tài nghiên cứu khoa học.

doc28 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tuyển chọn, sử dụng và sát hạch quan lại thời lê sơ (thế kỷ XV) – Những kinh nghiệm cần kế thừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập đòi hỏi gay gắt sự đổi mới nền hành chính nhà nước để kịp thích nghi và đồng điệu với xu thế quốc tế hóa. Trong ba nội dung cơ bản của sự đổi mới này, (gồm: các định chế pháp lý, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và vấn đề con người (tức đội ngũ cán bộ, công chức) thì vấn đề thứ ba trở nên cấp thiết và mang tính quyết định. Trước yêu cầu đổi mới đó, nhiều hội thảo, hội nghị, công trình nghiên cứu khoa học các cấp đã được triển khai để đưa ra những kiến nghị thiết thực giúp Đảng và nhà nước hoạch định chính sách về cán bộ, công chức hợp lý, khoa học.. Vấn đề cán bộ, công chức (thời phong kiến nước ta gọi là quan lại) mang đậm dấu ấn lịch sử của mỗi quốc gia, gắn liền với sự hưng thịnh hay suy vong của mỗi triều đại. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu lịch sử về vấn đề này nhằm rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu và tránh những hạn chế, sai lầm trong quá. Cho đến nay, chỉ có một công trình nghiên cứu về quan chế nhà Nguyễn Đề tài “Đào tạo và sử dụng quan lại nhà Nguyễn” của T.S Phan Thị Thanh Hòa, năm 1995 tương đối đầy đủ; trong khi đó, các triều đại trước, nhất là thời Lê sơ (thế kỷ XV) đã để lại những dấu ấn rực rỡ trong vấn đề hoàn thiện quan chế nhưng chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. Với nhận thức đó tác giả chọn đề tài “TUYỂN CHỌN, SỬ DỤNG VÀ SÁT HẠCH QUAN LẠI THỜI LÊ SƠ (THẾ KỶ XV) – NHỮNG KINH NGHIỆM CẦN KẾ THỪA” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Phạm vi nghiên cứu: đây là đề tài mang tính lịch sử nhưng tác giả chỉ khai thác khía cạnh các yếu tố lịch sử chính trị - pháp lý về công tác cán bộ, công chức trong giai đoạn phong kiến thành công nhất ở nước ta - thời Lê sơ thế kỷ 15 (1428 – 1527). Hơn nữa, đề tài chủ yếu tập trung vào ba vấn đề cơ bản trong chính sách quan lại nhà Lê sơ: tuyển chọn - sử dụng - sát hạch. - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: qua việc nghiên cứu quan chế nhà Lê đề tài rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện công tác cán bộ, công chức ngày nay. Để đạt được mục đích đó, đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau: Phân tích một số khía cạnh mang tính lý luận về đội ngũ quan lại: nguồn gốc xuất thân, tước vị, phẩm hàm của quan lại và vị trí, vai trò của quan lại trong các chiết chế chính trị của nhà nước phong kiến thời Lê sơ. Khái quát về các hình thức tuyển chọn, sử dụng và sát hạch quan lại, trong đó tập trung nhất vào hoạt động đào tạo, thi cử và sát hạch quan lại. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt về công tác cán bộ, công chức hiện nay với chính sách quan lại thời nhà Lê sơ; đồng thời đánh giá sơ bộ thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Trên cơ sở đó, có thể vận dụng những kinh nghiệm, bài học kinh điển về các chính sách quan lại thời Lê sơ trong công tác cán bộ, công chức hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp quan trọng nhất được sử dụng là “duy vật lịch sử”; ngoài ra còn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh và phương pháp xã hội học. Đối với một số khái niệm cần được giải thích rõ, tác giả sử dụng kết hợp cả hai phương pháp diễn dịch và quy nạp. 4. Bố cục đề tài: Đề tài được kết cấu bởi các nội dung cơ bản sau: Lời mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về đội ngũ quan lại trong tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Lê sơ Chương 2: Tuyển chọn và sử dụng quan lại thời Lê sơ Chương 3: Kế thừa kinh nghiệm tuyển chọn, sử dụng quan lại thời Lê sơ trong giai đoạn hiện nay ở nước ta Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ QUAN LẠI TRONG TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ (THẾ KỶ XV) 1.1. Khái quát bối cảnh lịch sử xã hội và đội ngũ quan lại thời Lê sơ Khái quát về bối cảnh lịch sử xã hội Trần Quang Trung - Kế thừa các biện pháp phòng, chống tham nhũng thời nhà Lê (thế kỷ XV) trong giai đoạn hiện nay ở nước ta – năm 2008, trang 37. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thành công năm 1427, vua Lê Lợi bắt tay khôi phục lại trạng thái kinh tế, chính trị, xã hội vốn điêu tàn sau 20 nô lệ. - Về kinh tế: nhà Lê tiếp tục thực hiện chính sách trọng nông. Tuy nhiên, khác với những triều đại phong kiến trước, nhà Lê sơ xóa bỏ chế độ điền trang thái ấp; ban hành chính sách hạn điền và thừa nhận chế độ tư hữu rộng rãi trong xã hội nhằm khuyến khích nền sản xuất và tích lũy tài sản. - Về chính trị - pháp lý: Bên cạnh việc quan tâm đến đời sống kinh tế, nhà Lê còn hoàn thiện các thể chế chính trị - pháp lý. Có thể cho rằng, sau khi đại thắng quân Minh, uy tín và vị thế của nhà Lê có sự chuyển biến rõ rệt, dân chúng ủng hộ nhà Lê; các công thần mưu lược ra sức cùng vua Lê khôi phục và phát triển mạnh mẽ thể chế quân chủ tập quyền. Nhà Lê sơ (nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông), được coi là thời kỳ cực thịnh trên tất cả các lĩnh vực không của hơn 1000 năm phong kiến Việt Nam. - Về tư tưởng: từ cuối thời Trần, Nho giáo đã dần dần lấn át Phật giáo. Đến thời Lê sơ, vua Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) đã khẳng định Nho giáo là ý thức hệ chủ đạo trong đời sống tư tưởng của toàn bộ xã hội. Nho giáo có mặt khắp nơi và được sử dụng trong việc giáo dục, học hành và thi cử của sĩ tử và thể chế hóa thành pháp luật Khái quát về đội ngũ quan lại thời Lê sơ So với các giai đoạn phong kiến trước (tức các triều đại Lý – Trần – Hồ), tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ được xây dựng trên những nguyên tắc cụ thể, trong đó đặc biệt đề cao vai trò đội ngũ quan lại. Khái quát về đội ngũ quan lại thời nhà Lê thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau: Thứ nhất: Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của đội ngũ quan lại. Có thể cho rằng hoạt động lập pháp và hệ thống pháp luật thời Lê sơ(nhất là thời vua Lê Thánh Tông) phát triển rực rỡ, nhất là các định chế pháp lý cho tổ chức và hoạt động của đội ngũ quan lại. Cụ thể các văn bản pháp luật sau quy định về quan chế nhà Lê Thiên Nam dư hạ tập - Các văn bản pháp luật thời Lê thế kỷ XV – XVIII – Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật : Bộ luật Hồng Đức: Chương Vi chế dành ra 144 điều quy định quyền và nghĩa vụ của quan lại cũng như các loại tội phạm về chức vụ. Lê triều hội điển quy định về ngạch bậc, quyền và nghĩa vụ của các quan lại trong Lục bộ Thiên Nam dư hạ tập: quy định về chế độ đãi ngộ quan lại; Lê triều quan chế: quy định về cơ cấu tổ chức và phương pháp hoạt động của quan lại trong bộ máy nhà nước trung ương và địa phương. Ngoài các đạo luật nêu trên còn có các văn bản (chiếu, chỉ,lệnh,...) quy định về quyền, nghĩa vụ, khảo khóa, đào tạo, tuyển dụng quan lại. Thứ hai: số lượng quan lại trong bộ máy nhà nước và nguồn gốc xuất thân của quan lại. Dưới thời vua Lê Thánh Tông số quan lại (ở vào thời điểm cao nhất) có khoảng 5370 người, trong đó có 2755 người ở cấp trung ương và 2615 người ở các cấp chính quyền địa phương. Số lượng kể trên chỉ bao gồm các quan và lại (tức chưa kể những người hầu kẻ hạ, binh lính,...)Lê Đức Tiết – vua Lê Thánh Tông – Vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại - NXB Tư pháp, năm 2007. . Giai đoạn 1428 -1460: là thời kỳ hậu chiến, nên nhu cầu chiêu hiền đãi sỹ luôn là bài toán nan giải. Hình thức tuyển dụng quan lại chủ yếu là tập ấm, tiến cử và bảo cử. - Giai đoạn 1460 - 1527: vua Lê Thánh Tông tiếp tục thừa nhận các hình thức tuyển dụng quan lại như trên nhưng chủ yếu nhất là bằng con đường khoa cử. Nội dung cơ bản trong việc học và thi chủ yếu là hệ thống lý luận kinh điển của Nho giáo. Thứ ba: Nho học là phương tiện cơ bản nhất để đào tạo, tuyển chọn và sử dụng quan lại. Bởi vượt hơn hẳn những ý thức hệ khác, Nho giáo yêu cầu đội ngũ quan lại phải có những tố chất: khả năng tham chính – trung thành và thanh liêm. Nội dung chính trị bao trùm lên học thuyết Nho giáo là hướng con người vào triết lý sống: “Tu thân - tề gia - trị quốc – bình thiên hạ” mà ở đó, đội ngũ giai cấp cầm quyền giữ vai trò tiên phong. Tước vị và phân loại quan lại Tước vị của quan lại Bàn về tước vị trong nhà nước phong kiến Việt Nam, có ba loại chính cần đề cập: tước – phẩm – tư . Tước: đây là một loại tước vị cơ bản nhất nên chủ thể được thụ hưởng tước vị loại này rất hạn chế. Theo Lê triều quan chế, vua Lê Thánh Tông đã chia ra sáu bậc tước theo thứ tự cao thấp như sau: Œ Tước vương: đây là loại tước cao nhất và chỉ để dành phong cho các hoàng tử hay người thừa kế ngôi vua.  Tước công: phong cho các con trai của hoàng thái tử và hoàng tử (trừ cháu nội đích tôn), có 24 tư . Ž Tước hầu: phong cho quan đại thần ở vào hàng thượng liên với 22 tư. Ngoài ra những người được phong quận công thì cha và ông được phong hầu.  Tước bá: phong cho quan đại thần ở vào hàng Thượng ban với 21 tư được bá. Ngoài ra những người được phong hầu thì cha và ông được phong bá.  Tước tử: phong cho quan đại thần ở vào hàng Thượng tư với 20 tư. Ngoài ra những người được phong bá thì cha và ông được phong tước tử. ‘ Tước nam: phong cho quan đại thần ở vào hàng Thượng chế với 19 tư. Phẩm: được phong theo chức vụ của quan lại. Vua Lê Thánh Tông đã định ra 9 bậc phẩm từ cao xuống thấp, cao nhất là chánh nhất phẩm và thấp nhất là tòng cửu phẩm. Trong cùng một bậc được phân thành hai loại: chánh và tòng. Cao nhất là Chánh nhất phẩm và thấp nhất là Tòng cửu phẩm. Tư: (hay còn gọi là thông tư) nhà làm luật không đưa ra khái niệm về tư nhưng có thể hiểu tư là một loại tước vị được nhà vua dùng để ban tặng nếu lập công; nếu quan lại phạm tội thì sẽ bị hạ ngạch tư. Chính vì vậy mà trong Bộ Luật Hồng Đức, tư được xem như là một loại chế tài áp dụng cho quan lại phạm tội. Tư có 24 bậc, ứng với mỗi bậc có một tên cụ thể. Phân loại quan lại Thứ nhất: căn cứ vào chuyên môn: quan văn và quan võ. Tập hợp những quan văn gọi là Ban văn, tập hợp các võ quan gọi là Ban võ. Ban văn giúp nhà vua trong các vấn đề về kinh bang tế thế; hoạch định các chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại về giáo dục, văn hóa, tôn giáo, ý thức hệ,... Thứ hai: căn cứ vào địa vị, vai trò trong bộ máy nhà nước có hai ngạch quan và lại. Quan là những vụ cao cấp của triều đình (ví dụ quan đại thần) hay những người giữ chức vụ thủ trưởng; lại là những người giúp việc, trợ lý cho quan (tương đương với chức danh chuyên viên trong cơ quan nhà nước ngày nay Thứ ba: căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: quan lại trung ương và quan lại địa phương. Quan lại ở trung ương làm việc triều đình hay những nơi được nhà vua biệt phái; quan lại ở địa phương làm việc ở các nha môn trong tổ chức chính quyền địa phương. Theo thống kê của sử cũ, dưới thời vua Lê Thánh Tông trong cả nước có khoảng 5370 quan lại, trong đó 2755 quan lại trung ương và 2615 quan lại làm việc ở địa phương Xem Lê Đức Tiết (sđd), trang 41 . Thứ tư: căn cứ vào chức năng: quan lại hành pháp và quan lại tư pháp. Quan lại với chức năng hành pháp có nghĩa vụ triển khai, thi hành các đạo luật của nhà vua trên thực tế; giữ vai trò quản lý nhà nước trên các lĩnh vực bằng các chủ trương, quyết sách của nhà vua. Trong khi đó, quan lại tư pháp có chức năng xét xử. Khái quát về đội ngũ quan lại trước thời Lê sơ Thứ nhất: về đào tạo, tuyển dụng quan lại. Đội ngũ quan lại của nhà Lý – Trần còn được hình thành bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó nổi bậc hai nguồn cơ bản: Những công thần khai quốc có công lớn với triều đình. Nhà Lý - Trần sở hữu đội ngũ công thần khai quốc, tướng lĩnh võ biền trung thành nên họ được trọng dụng và cất nhắc vào những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Tập ấm làm quan (cha truyền con nối). nhà Lý - Trần chỉ dành cho con cháu các vương hầu. Nhà Trần áp dụng chính sách hôn nhân nội tộc suy cho cùng để duy trì dòng dõi vương triều Trần và là lực lượng hậu duệ để tập ấm làm quan. Thứ hai: sử dụng quan lại. Nhìn chung việc sử dụng quan lại thời Lý – Trần không theo nguyên tắc nhất quán nào, vừa thể hiện tính chắp vá, vừa thể hiện cảm tính của các hoàng đế, lúc cần nhân tài mới tổ chức khoa thi. Bên cạnh tính chắp vá, việc sử dụng quan lại còn mang nặng cảm tính. Vì không thực sự coi trọng việc sàng lọc quan lại, nhân tài bằng khoa cử nên hoạt động cất nhắc, bổ nhiệm và sử dụng quan lại theo cảm nhận chủ quan duy ý chí của hoàng đế và bầy tôi cao cấp (tức hàng quan ngũ đại thần). Thứ ba: chế độ đãi ngộ: các vương triều Lý – Trần gần như không trả lương, bổng trực tiếp (bằng tiền) cho quan lại. Chế độ đãi ngộ, lương bổng giai đoạn này được thực hiện bằng hai cách: tùy theo phẩm hàm, tước vị, địa vị trong bộ máy nhà nước mà mỗi quan lại, thân vương được nhà vua giao cho việc thu thuế của dân chúng trong một vùng (giao cho dân một miền để đặt người thuộc viên thuế ruộng đất hồ, ao đánh vào dân cày dân cá mà lấy lợi); hoặc giao cho họ một vùng đất (gọi là điền trang thái ấp) để họ chiêu mộ dân cày nghèo khổ tứ tán khắp nơi cày cấy trên mảnh ruộng đó và nộp một phần sản phẩm cho điền chủ. CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI THỜI LÊ SƠ 2.1. Các hình thức tuyển chọn quan lại 2.1.1. Lệ tập ấm (hay còn gọi là lệ ấm sung) Tập ấm (còn gọi là nhiệm tử) là hình thức tuyển chọn quan lại xuất hiện sớm nhất ở nước ta, trở một tập quán chính trị theo kiểu “con vua thì lại làm vua”. Theo lệ này, con cháu trai nhờ vào ân trạch của cha ông mà được tuyển bổ vào một chức quan nào đó. Trường hợp không có con trai thì được phép nhận nuôi một người thân thích trong họ để cho hưởng tập ấm. 2.1.2. Lệ bảo cử, tiến cử Sau khi lên ngôi được một năm, Lê Thái Tổ đã ra sắc chỉ cầu người hiền tài, chỉ dụ rằng:“ Ta nghĩ việc thịnh trị tất do dùng được người hiền; muốn có người hiền phải có người tiến cử, là vua thiên hạ phải lấy việc ấy làm trước đã... Nay ta gánh công việc nặng, ngày đêm lo sợ như đến chỗ vực sâu, chỉ vì chưa tìm được người hiền giúp nước nên hạ lệnh cho đạo thần văn võ, công hầu đại phu từ tam phẩm trở lên mỗi người tiến cử một người, hoặc ở triều đình hoặc ở thôn quê, hoặc đã làm quan hoặc chưa làm quan, nếu có tài văn võ, trí thức, có thể cai trị dân chúng, tâu lên ta sẽ tuỳ tài bổ dụng”. 2.1.3. Lệ khoa cử 2.1.3.1. Khái quát về hoạt động đào tạo quan lại Hoạt động đào tạo quan lại dưới thời Lê sơ được thể hiện qua các nội dung: cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo và quy chế thi cử: Thứ nhất: cơ sở giáo dục Ngay sau khi giành lại độc lập dân tộc, năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất, vua Lê Lợi hạ chiếu cho trong nước dựng nhà học để dạy dỗ nhân tài, trong kinh có quốc tử giám, bên ngoài có nhà học các phủ Xem: Trần Quang Trung (sđd) trang 55 . * Quốc tử giám: đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Lễ và thực hiện những nhiệm vụ, chức năng: giảng dạy kinh sách, phối hợp với Bộ Lễ thực hiện việc thi cử, tổ chức các buổi lễ xướng danh những người đỗ đạt; lưu trữ kinh sách (kiêm chức năng của thư viện);... * Nhà học ở các phủ huyện: theo chỉ dụ năm 1428, vua Lê Lợi cho lập các nhà học ở các phủ huyện trong cả nước đào tạo, giảng dạy cho những học sinh đã vượt qua cuộc sát hạch ban đầu để chuẩn bị bước vào các kỳ thi hương. * Các trường lớp tư: Thường việc đào tạo này diễn ra tại nhà thầy giáo – những người vốn từng đỗ đạt trong các cuộc thi, từng làm quan nhưng vì nghỉ hưu hay lý do nào đó “treo áo từ quan” về quê dạy học. Ngoài ra, việc dạy học tư còn có thể được tiến hành tại các nhà chùa do các vị sư sãi, cao tăng giảng dạy. Thứ hai: Nội dung học tập và thi cử Nội dung của Nho giáo thể hiện trong Tứ thư và Ngũ kinh, gồm: Tứ thư tức gồm bốn sách: Đại học: nội dung cốt lõi của sách Đại học bàn về đạo đức, nhân cách nguyên tắc sống của bậc quân tử là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nói cách khác, sách đại học là sách có trình độ dành cho người trưởng thành có ý chí cầu tiến trở thành bậc quân tử hay thánh nhân, thánh hiền. Người học Đại học sẽ thấy “trở vào trong nội tâm làm sáng tỏ minh đức của mình; trở ra ngoài xã hội thấy rõ minh đức của thiên hạ” Lý Minh Tuấn – Đại học thuyết minh – NXB Văn hóa – Thông tin, năm 2004, trang 5 . Trung dung: đây là sách dạy làm người giữ cái tâm không chênh lệch bên này bên kia gọi là trung – giữa; còn nếu giữ thường đúng mực không thay đổi gọi là dung; trung là đường ngay mà mọi người phải theo, dung là cái lẽ sẵn định để quản mọi người) Xem: Đoàn Trung Còn – Tứ thư (sđd) trang 40 . Là bậc chăn dân (vua và quan lại) không giữ đạo Trung dung thì trật tự xã hội sẽ đổ nát, chính thể suy vong, dân chúng lầm than. Luận ngữ: sách Luận Ngữ rất coi trọng vấn đề giáo dục với câu nói nổi tiếng của Khổng Tử “hữu giáo vô loài” (giáo dục không phân biệt đẳng cấp) Trí Tuệ - Luận Ngữ tinh hoa – NXB Mũi Cà Mau, năm 2003, trang 173 . Người làm quan được học Luận Ngữ sẽ tránh được bốn điều mà Khổng Tử cảnh báo “vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã” (không dựa vào suy đoán chủ quan; không khẳng định tuyệt đối; không câu nệ, cố chấp và không tự cho mình là đúng) Trí Tuệ - Luận Ngữ tinh hoa (sđd) trang 182 . Mạnh Tử: sách do Mạnh tử viết bàn về vai trò của thiên tử cũng như của tầng lớp quan lại (bậc quân tử) trong quá trình trị dân. Điểm nhấn trong bộ Mạnh Tử là bàn về chế độ chính trị và kinh tế (các chính sách kinh bang tế thế). Người làm quan phải biết làm cho dân giàu: giàu về nhân cách, đạo đức (hằng tâm) và giàu về đời sống vật chất (hằng sản). Ngũ kinh: Ngoài Tứ thư, các nho sinh còn phải nắm vững các kinh văn của bộ Ngũ kinh, gồm năm sách Xem: Trần Trọng Kim (sđd), trang 150. : Kinh Thi: nghiên cứu và học kinh Thi sẽ biết được tính tình, tập quán và các hoạt động chính trị, xã hội từ đời nhà Chu trở về trước và sẽ giải mã được sự thịnh suy, hưng phế của các chế độ chính trị xã hội đó để mở rộng tri thức, tu dưỡng tâm tính. Kinh Thư: nghiên cứu Kinh Thư sẽ để học lối hành văn (của người xưa) là “chấp trung” – tính trung thực, không ba hoa, ngôn từ sáo rỗng hay xảo ngôn. Đây là điều rất cần thiết cho các nho sinh trong việc thi cử. Kinh Dịch: bàn về nguồn gốc, sự biến hóa, phát triển của vạn vật, đất trời trong vũ trụ, trong đó đặc biệt bàn về thuyết “âm dương ngũ hành”. Vì vậy nói Dịch là thay đổi để theo đạo; đạo ấy là trung chính, lẽ phải, lẽ hay mà sửa mình, chứ không phải theo đạo ấy để làm trái lẽ công minh, chính đáng. Đây là những tố chất cần thiết cho đấng minh quân hay bậc chăn dân kiệt xuất. Kinh lễ: chép về cung cách, hình thức lễ nghi để hàm dưỡng những tình cảm tốt đẹp, để giữ trật tự cho phân minh và tiết chế tình dục. Kinh Xuân Thu: sách chép về trạng thái xã hội nước Lỗ thời Xuân Thu – thời đại loạn của của Trung Quốc cổ đại (thế kỷ thứ V TCN). Trong bối cảnh đó, nước Lỗ là nơi thể hiện tột đỉnh của sự đại loạn, ở đó tôi giết vua, vợ chửi chồng,... Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong nội dung của kinh Xuân Thu là cuốn sách tâm truyền về cái đại nghĩa danh và phận, về đường luân lý chính trị. 2.1.3.2. Thể lệ thi tuyển bằng khoa cử Thứ nhất: Lệ thi hương: cuộc thi được tổ chức tại địa phương mà nho sinh đang sinh sống nên đây là cấp thi thấp nhất, được tổ chức hàng năm. Thi hương được chia thành 4 kỳ nên hỏng ở bất kỳ kỳ nào thì lập tức bị loại, người đỗ ở kỳ cuối được xem là thi đỗ kỳ thi hương (gọi là hương cống) và được quyền thi ở những bậc cao hơn. Mỗi một kỳ thi với nội dung khác nhau. Thứ hai: Lệ thi hội: ba năm một kỳ tại triều đình, nhà vua ra đề và chấm bài. Người vượt qua bốn kỳ thi hương thì vào thi hội. Người đỗ được 4 vòng trên thì được coi vượt qua kỳ thi hội và có quyền thi đình. Thứ ba: Lệ thi đình: Sáu năm tổ chức một lần tại triều đình. Vua ra đề và chấm bài. v Xếp loại thí sinh trúng tuyển: những người trúng tuyển kỳ thi đình được gọi chung là tiến sĩ nhưng có sự phân biệt cao thấp như sau:  Ba người đỗ đầu được gọi Đệ nhất giáp hay Tam khôi, gồm; Ø Đệ nhất giáp Đệ nhất danh: tức Trạng nguyên Ø Đệ nhất giáp Đệ nhị danh: tức Bảng nhãn Ø Đệ nhất giáp Đệ tam danh: tức Thám hoa. ‚ Những người đỗ hạng thứ nhì gọi là Đệ nhị giáp hay Hoàng giáp. ƒ Những người đỗ hạng thứ ba gọi là Đệ tam giáp hay còn có danh hiệu chung là Đồng Tiến sĩ. Với nguyên tắc “hữu giáo vô loài”, nhà Lê sơ đã hình thành đội ngũ quan lại bằng khoa bảng nổi trội hơn các giai đoạn phong kiến trước và sau đó, cả về chất lẫn lượng. Nguyễn Viết Chức – Bùi Xuân Đính – Các làng khoa bảng Thăng Long – Hà Nội – NXB Chính trị quốc gia, năm 2006, trang 23. : STT Giai đoạn Số khoa thi Số tiến sỹ 1 Lý –