Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh da và các yếu tố liên quan ở công nhân Công ty Dịch vụ
Công ích Quận 6 và Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 402 công nhân Công ty Dịch vụ Công ích Quận 6 và
Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 05 - 07/2010
Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 53,2%, trong đó theo thứ tự là các rối loạn sắc tố da (sạm da) chiếm tỷ lệ
cao nhất là 21,9%, các bệnh da nhiễm trùng là 19,4% (nấm móng là 7,0%), các bệnh da khác là 16,9%, các bệnh
da dị ứng là 8,5%, và trứng cá thông thường là 3,5%. Các đặc điểm lâm sàng của bệnh da bao gồm: (1) các yếu tố
khởi phát bệnh quan trọng và chủ yếu là nắng (41,1%), nước (18,7%), và nóng (5,6%); (2) 60,7% không có triệu
chứng cơ năng, trong số còn lại, ngứa là triệu chứng chủ yếu (38,3%); (3) vị trí sang thương da nhiều nhất là
đầu mặt cổ (53,3%), và lông tóc móng (22,4%); và (4) 16,8% có diện tích thương tổn trên 5%, và 49,5% có diện
tích thương tổn 1-5%. Các ảnh hưởng của bệnh da bao gồm: (1) 78,5% không có nhu cầu điều trị, chỉ 8,4% tìm
đến y tế; (2) 97,7% ít hoặc không ảnh hưởng đến năng suất lao động; và (3) 59,8% không ảnh hưởng chất lượng
sống, trong số còn lại, thẩm mỹ là mối quan tâm hàng đầu (27,1%). Sạm da có liên quan với giới tính. Bệnh da
nhiễm trùng, dị ứng, nấm móng có liên quan với các yếu tố dịch tễ giới tính, tuổi, học vấn, và các yếu tố nghề
nghiệp loại công việc, môi trường ẩm ướt.
Kết luận: Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 53,2%, Sạm da có liên quan với giới tính. Bệnh da nhiễm trùng, dị ứng,
nấm móng có liên quan với các yếu tố dịch tễ giới tính, tuổi, học vấn, và các yếu tố nghề nghiệp loại công việc, môi
trường ẩm ướt.
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan ở công nhân công ty dịch vụ công ích Quận 6 và Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 380
TỶ LỆ BỆNH DA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở CÔNG NHÂN CÔNG TY DỊCH VỤ CÔNG ÍCH QUẬN 6 VÀ QUẬN 8
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hoàng Thị Minh Yên*, Nguyễn Tất Thắng**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh da và các yếu tố liên quan ở công nhân Công ty Dịch vụ
Công ích Quận 6 và Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 402 công nhân Công ty Dịch vụ Công ích Quận 6 và
Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 05 - 07/2010
Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 53,2%, trong đó theo thứ tự là các rối loạn sắc tố da (sạm da) chiếm tỷ lệ
cao nhất là 21,9%, các bệnh da nhiễm trùng là 19,4% (nấm móng là 7,0%), các bệnh da khác là 16,9%, các bệnh
da dị ứng là 8,5%, và trứng cá thông thường là 3,5%. Các đặc điểm lâm sàng của bệnh da bao gồm: (1) các yếu tố
khởi phát bệnh quan trọng và chủ yếu là nắng (41,1%), nước (18,7%), và nóng (5,6%); (2) 60,7% không có triệu
chứng cơ năng, trong số còn lại, ngứa là triệu chứng chủ yếu (38,3%); (3) vị trí sang thương da nhiều nhất là
đầu mặt cổ (53,3%), và lông tóc móng (22,4%); và (4) 16,8% có diện tích thương tổn trên 5%, và 49,5% có diện
tích thương tổn 1-5%. Các ảnh hưởng của bệnh da bao gồm: (1) 78,5% không có nhu cầu điều trị, chỉ 8,4% tìm
đến y tế; (2) 97,7% ít hoặc không ảnh hưởng đến năng suất lao động; và (3) 59,8% không ảnh hưởng chất lượng
sống, trong số còn lại, thẩm mỹ là mối quan tâm hàng đầu (27,1%). Sạm da có liên quan với giới tính. Bệnh da
nhiễm trùng, dị ứng, nấm móng có liên quan với các yếu tố dịch tễ giới tính, tuổi, học vấn, và các yếu tố nghề
nghiệp loại công việc, môi trường ẩm ướt.
Kết luận: Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 53,2%, Sạm da có liên quan với giới tính. Bệnh da nhiễm trùng, dị ứng,
nấm móng có liên quan với các yếu tố dịch tễ giới tính, tuổi, học vấn, và các yếu tố nghề nghiệp loại công việc, môi
trường ẩm ướt.
Từ khóa: Tỷ lệ hiện mắc, bệnh da, công nhân, công ty dịch vụ công ích
ABSTRACT
PREVALENCE OF SKIN DISEASES AND RELATED FACTORS AMONG WORKERS
IN THE PUBLIC SERVICES COMPANY IN DISTRICT 6 AND DISTRICT 8, HO CHI MINH CITY
Hoang Thi Minh Yen, Nguyen Tat Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 380 - 388
Objectives: Determine the prevalence of skin diseases and related factors among workers in Public Services
Company in District 6 and District 8, Ho Chi Minh City
Methods: Descriptive Crossectional, study on 402 workers working in the Public Services Company in
District 6 and District 8, Ho Chi Minh City, during the period from May to July, 2010
Results: The prevalence of skin diseases was 53.2%, rank from highest to lowest: skin pigmentation disorders
(hyperpigmented) occupied 21.9%, infectious skin diseases was 19.4% (nail mycosis 7.0%), other skin diseases
was 16.9%, skin allergies 8.5%, and acne vulgaris 3.5%. The clinical features of skin disease included: (1) the
important trigger factors for onset were mostly sunny (41.1%), unclean water (18.7%), and heat (5.6%); (2)
60.7% had no functional symptoms; among the rest, itching is a major symptom (38.3%); (3) the locations of
* Lớp Cao học Da Liễu 2008-2010, ĐHYD TPHCM ** Bộ môn Da Liễu ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 381
most skin lesions were head and neck (53.3%), nail and hair (22.4%) ; and (4) 16.8% of individuals showed skin
injury at more than 5% body area, while 49.5% affected 1-5% of the body area. The impact of skin diseases
included: (1) 78.5% did not need treatment, only 8.4% needed go to seek healthcare; (2) 97.7% had little or no
adverse impacts on labor productivity; and (3) 59.8 % did not affect the quality of life of the rest, and after all,
aesthetics is top concern (27.1%). Skin pigmentation was associated with gender. Infectious skin diseases,
allergies, fungal nail associated with the epidemiological factors of gender, age, education, and occupational factors
at different kinds of work, wet environments.
Conclusion: The prevalence of skin disease was 53.2%, Skin pigmentation was associated with gender.
Infectious skin disease, allergies, fungal nail associated with the epidemiological factors of gender, age, education,
occupational factors at different kinds of work, and wet environments.
Keywords: Prevalence, skin diseases, workers, public services company
MỞ ĐẦU
Công nhân vệ sinh là những người phải
thường xuyên tiếp xúc với chất thải các loại, hóa
chất, nước thải Vấn đề bệnh lý trên công nhân
vệ sinh là điều khó tránh khỏi, nhất là các vấn đề
về da.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ Tỷ lệ bệnh
da và các yếu tố liên quan ở công nhân Công ty
Dịch vụ Công ích Quận 6 và Quận 8 Thành phố
Hồ Chí Minh” trong thời gian từ 05 – 07/2010 với
mong muốn tìm hiểu tỷ lệ bệnh da và ảnh
hưởng của một số yếu tố liên quan bệnh da, từ
đó đề xuất một số biện pháp phòng chống nhằm
góp phần giảm bớt tỉ lệ hiện mắc bệnh da và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao
động trong đó có công nhân công ty dịch vụ
công ích.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh da và các yếu
tố liên quan ở công nhân Công ty Dịch vụ Công
ích Quận 6 và Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu chuyên biệt
- Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh da chung
và các loại bệnh da ở công nhân Công ty Dịch
vụ Công ích Quận 6 và Quận 8 Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng của
bệnh da (yếu tố khởi phát, triệu chứng cơ năng,
vị trí và diện tích thương tổn), và ảnh hưởng của
bệnh da (nhu cầu điều trị, năng suất lao động, và
chất lượng cuộc sống).
- Xác định sự liên quan giữa bệnh da và các
yếu tố dịch tễ (giới tính, tuổi, và học vấn), yếu tố
tiền sử dị ứng, yếu tố nghề nghiệp (tuổi nghề,
loại công việc, môi trường làm việc), và ý thức
bảo vệ chăm sóc da.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Là các công nhân lao động trực tiếp trong
ngành nghề dịch vụ công ích. Các nhân viên làm
việc ở các bộ phận văn phòng, hành chính cũng
như các đội trưởng, phó, tổ trưởng, phó làm
công việc quản lý không nằm trong đối tượng
nghiên cứu.
Dân số chọn mẫu
Là các công nhân lao động trực tiếp tại các
khâu khác nhau như vệ sinh đường phố, thu
gom rác thải, nạo vét cống rãnh, công viên cây
xanh, và vận chuyển cơ khí của Công ty Dịch
vụ Công ích Quận 6 và Quận 8 Thành phố Hồ
Chí Minh.
Dân số chọn mẫu
Đồng ý và hợp tác tham gia nghiên cứu
(trả lời câu hỏi, khám da, ghi lại hình ảnh khi
cần thiết).
Trả lời đầy đủ bộ câu hỏi
Tiêu chuẩn loại trừ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 382
Lao động thời vụ hay dưới 1 năm.
Vắng mặt.
Cỡ mẫu
N = Z2/2P(1-P)/d2 = 385, với mức ý nghĩa =0,05
(Z=1,96), độ chính xác mong muốn d=0,05, P=0,5
Vì tổng số công nhân vệ sinh của 2 Công ty
Dịch vụ Công ích Quận 6 và 8 hiện nay là 402
công nhân nên chúng tôi lấy trọn mẫu.
Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện
Phương pháp xác định
Phỏng vấn (I: interwiew) và khám lâm sàng
(E: clinical examination).
Thu thập dữ liệu
Phỏng vấn trực tiếp và khám da, chẩn đoán
và ghi nhận các đặc điểm lâm sàng). Các trường
hợp khó chẩn đoán, tiến hành hội chẩn với Bộ
môn Da liễu Trường Đại Học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh (lâm sàng, hình ảnh).
Công cụ thu thập dữ liệu
Mẫu bệnh án thiết kế sẵn.
Bút bi, đèn pin.
Máy ảnh kỹ thuật số.
Thống kê dữ liệu
So sánh thống kê để xác định sự liên quan
giữa bệnh da, các loại bệnh da và một số yếu tố
dịch tễ, yếu tố nghề nghiệp, và ý thức bảo vệ
chăm sóc da bằng phép kiểm 2 và phép kiểm
chính xác Fisher (khi tần số lý thuyết < 5).
Vấn đề y đức
Nghiên cứu không vi phạm y đức.
KẾT QUẢ
Tất cả 402 đối tượng tham gia nghiên cứu
(trọn mẫu) đều thỏa mãn các tiêu chuẩn nghiên
cứu, bao gồm: Công ty Dịch vụ Công ích Quận 6
– 203 đối tượng, và Công ty Dịch vụ Công ích
Quận 8 – 199 đối tượng.
Mô tả mẫu
Các đặc điểm dịch tễ
Nam chiếm tỷ lệ gấp đôi nữ; Nhóm tuổi 40-
49 chiếm tỷ lệ cao nhất (50,7%), thấp nhất là hai
nhóm tuổi trên 49 (9,0%) và dưới 30 (9,5%); Học
vấn chủ yếu là cấp 2 (71,1%).
Tiền sử dị ứng bản thân
Tiền sử dị ứng bản thân có 68/402 (16,9%)
trường hợp.
Các đặc điểm nghề nghiệp
Nhóm tuổi nghề 10-19 chiếm tỷ lệ cao nhất
(56,7%); 2 loại công việc thu gom rác thải và vệ
sinh đường phố chiếm hầu hết nhân sự (41,3%
và 37,8%); 5,0% đối tượng (công viên cây xanh)
sử dụng găng cao su khác với các công việc khác
sử dụng găng vải; 8,5% đối tượng (nạo vét cống
rãnh) không bảo hộ lao động khi làm việc dưới
cống rãnh. Nắng, nóng là do “không có mái
che”, 54,7% đối tượng làm các công việc ẩm ướt
là thu gom rác thải, nạo vét cống rãnh, và công
viên cây xanh.
Ý thức bảo vệ da
Vệ sinh đồng phục lao động
290/402 (72,1%) đối tượng sử dụng đồng
phục lao động mỗi ca.
Vệ sinh tay chân hằng ngày trong công việc
164/402 (40,8%) đối tượng vệ sinh tay chân
trên 5 lần/ngày công.
Bệnh da và các loại bệnh da
Bệnh da: tỷ lệ hiện mắc, đặc điểm lâm sàng
Bảng 1: Tỷ lệ hiện mắc bệnh da
Bệnh da và các loại bệnh da Tần số (N=402) Tỷ lệ (%)
Bệnh da Bệnh da chung 214 53,2
Các loại
bệnh da
Dị ứng* 34 8,5
Nhiễm trùng
†
78 19,4
Nấm móng 28 7,0
Rối loạn phần phụ
(trứng cá)
14 3,5
Rối loạn sắc tố da
(sạm da)
88 21,9
Bệnh da khác
‡
68 16,9
Ghi chú: Một số có nhiều hơn 1 chẩn đoán.
*Các bệnh da dị ứng bao gồm chàm các loại,
tổ đỉa, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, mề đay.
† Các bệnh da nhiễm trùng bao gồm chàm bội
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 383
nhiễm, viêm da mủ, viêm quanh móng, rôm sảy,
viêm nang lông, nấm sợi tơ, lang ben, nấm
móng, viêm da tiết bã.
‡ Các bệnh da khác bao gồm các rối loạn sắc
tố da khác sạm da, cục chai, chấn thương và loạn
dưỡng móng, lão hóa da, da vảy cá, u tuyến mồ
hôi, nevus sắc tố, đốm vang đỏ, Fordyce, trướng
tĩnh mạch, sao mạch.
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh da chung cao (53,2%).
Rối loạn sắc tố da (sạm da) chiếm tỷ lệ cao
nhất (21,9%), trong số còn lại bệnh da dị ứng
chiếm tỷ lệ 8,5% và bệnh da nhiễm trùng chiếm
tỷ lệ 19,4% (riêng nấm móng là 7,0%).
Bệnh da: yếu tố khởi phát và triệu chứng cơ
năng
Đa số biết rõ yếu tố khởi phát bệnh (54,2%),
cao nhất là yếu tố nắng (41,1%), và nước (18,7%),
thấp nhất là 2 yếu tố nóng và thức ăn (5,6%).
60,7% bệnh da không có triệu chứng cơ
năng, trong số còn lại ngứa là triệu chứng phổ
biến nhất (38,3%).
Bệnh da: vị trí và diện tích thương tổn
Vị trí thương tổn nhiều nhất là đầu mặt cổ
(53,3%), theo sau là lông tóc móng (22,4%), ít
nhất là cánh tay, cẳng tay (6,5%).
49,5% bệnh da có diện tích thương tổn ở
mức 1-5%, 16,8% bệnh da có diện tích thương
tổn trên 5%.
Bệnh da và ảnh hưởng
Bệnh da và điều trị
78,5% trường hợp bệnh da không có nhu cầu
điều trị. Chỉ 8,4% tìm đến cơ sở y tế.
Bệnh da và ảnh hưởng lao động, cuộc sống
Không có trường hợp bệnh da nào nghỉ việc,
chỉ 2,3% trường hợp bệnh da có ảnh hưởng đến
công việc; nhưng có 23,4% bệnh da gây khó chịu,
và 27,1% bệnh da ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
Bệnh da và các yếu tố liên quan
Bệnh da và các yếu tố dịch tễ
Bảng 2: Bệnh da và các yếu tố dịch tễ
Yếu tố Bệnh da Dị ứng Nhiễm trùng Nấm móng Sạm da
Tần số (%) 214 (53,2) 34 (8,5) 78 (19,4) 28 (7,0) 88 (21,9)
G
iớ
I
tí
n
h
Nam 140 (52,2) 26 (9,7) 64 (23,9) 20 (7,5) 50 (18,7)
Nữ 74 (55,2) 8 (6,0) 14 (10,4) 8 (6,0) 38 (28,4)
PR (95% CI) 0,95 (0,78-1,14) 1,63 (0,76-3,49) 2,29 (1,33-3,92) 1,25 (0,57-2,76) 0,66 (0,46-0,95)
P(÷
2
) 0,572 (0,32) 0,205 (1,61) 0,001 (10,31) 0,579 (0,31) 0,027 (4,92)
T
u
ổ
i
< 30 6 (15,8) 2 (5,3) 2 (5,3) 0 (0,0) 2 (5,3)
30-39 66 (53,2) 12 (9,7) 20 (16,1) 4 (3,2) 26 (21,0)
40-49 121 (59,3) 18 (8,8) 45 (22,1) 21 (10,3) 51 (25,0)
> 49 21 (58,3) 2 (5,6) 11 (30,6) 3 (8,3) 9 (25,0)
P(÷
2
3) 0,000 (24,81) 0,761 (1,17) 0,023 (9,49) 0.028 (9,11) 0,056 (7,56)
H
ọ
c
vấ
n
Cấp 1 12 (66,7) 6 (33,3) 10 (55,6) 4 (22,2) 2 (11,1)
Cấp 2 160 (55,9) 20 (7,0) 60 (21,0) 24 (8,4) 66 (23,1)
Cấp 3 42 (42,9) 8 (8,2) 8 (8,2) 0 (0.0) 20 (20,4)
P(÷
2
2) 0,041 (6,39) 0,001 (15,19) 0,000 (23,42) 0,001 (14,70) 0,453 (1,58)
Ghi chú
Nhận xét: Bệnh da nhiễm trùng và rối loạn
sắc tố da (sạm da) có liên quan với giới tính.
Bệnh da, bệnh da nhiễm trùng, trong đó có
nấm móng có liên quan với tuổi đời.
Bệnh da, bệnh da dị ứng, và bệnh da nhiễm
trùng, trong đó có nấm móng có liên quan với
trình độ học vấn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 384
Bệnh da và yếu tố tiền sử dị ứng
Bảng 3: Bệnh da và yếu tố tiền sử dị ứng
Yếu tố Bệnh da Dị ứng Nhiễm trùng Nấm móng Sạm da
Tần số (%) 214 (53,2) 34 (8,5) 78 (19,4) 28 (7,0) 88 (21,9)
T
u
ổ
I
n
g
h
ề
< 10 58 (45,3) 10 (7,8) 16 (12,5) 8 (6,3) 22 (17,2)
10-19 126 (55,3) 20 (8,8) 52 (22,8) 16 (7,0) 52 (22,8)
> 19 30 (65,2) 4 (8,7) 10 (21,7) 4 (8,7) 14 (30,4)
P(÷
2
2) 0,044 (6,26) 0,951 (0,10) 0,056 (5,75) 0,854 (0,31) 0,155 (3,73)
C
ô
n
g
v
iệ
c
VSĐP 62 (40,8) 6 (3,9) 16 (10,5) 8 (5,3) 32 (21,1)
TGRT 102 (61,4) 18 (10,8) 36 (21,7) 14 (8,4) 40 (24,1)
NVCR 21 (61,8) 4 (11,8) 11 (32,4) 1 (2,9) 6 (17,6)
CVCX 14 (70,0) 3 (15,0) 7 (35,0) 5 (25,0) 4 (20,0)
VCCK 15 (50,0) 3 (10,0) 8 (26,7) 0 (0,0) 6 (20,0)
P(÷
2
4) 0,002 (17,33) 0,142 (6,89) 0,003 (15,98) 0,006 (14,37) 0,910 (1,00)
CVCX 14 (70,0) 3 (15,0) 7 (35,0) 5 (25,0) 4 (20,0)
Khác 200 (52,4) 31 (8,1) 71 (18,6) 23 (6,0) 84 (22,0)
PR (95% CI) 1,34 (0,99-1,81) 1,85 (0,62-5,53) 1,88 (1,00-3,55) 4,15 (1,76-9,78) 0,91 (0,37-2,23)
P(÷
2
) 0,123 (2,38) 0,234* 0,082* 0,008* 1,000*
Bệnh da dị ứng có liên quan với yếu tố tiền sử dị ứng bản thân. (P= 0,003)
Bệnh da và các yếu tố nghề nghiệp
Bảng 4: Bệnh da và các yếu tố nghề nghiệp
B
ả
o
h
ộ
(t
h
ư
ờ
n
g
x
u
yê
n
)
Không 21 (61,8) 4 (11,8) 11 (32,4) 1 (2,9) 6 (17,6)
Có 193 (52,4) 30 (8,2) 67 (18.2) 27 (7.3) 82 (22.3)
PR
(95% CI)
1,18
(0,89-1,56)
1,44
(0,54-3,85)
1,78
(1,04-3,03)
0,40
(0,06-2,86)
0,79
(0,37-1,68)
P(÷
2
) 0,297 (1,09) 0,514* 0,077 (3,13)
†
0,494* 0,532 (0,39)
M
ô
i t
rư
ờ
n
g
(ẩ
m
ư
ớ
t)
Có 137 (62,3) 25 (11,4) 54 (24,5) 20 (9,1) 50 (22,7)
Không 77 (42,3) 9 (4,9) 24 (13,2) 8 (4,4) 38 (20,9)
PR
(95% CI)
1,47
(1,21-1,79)
2,30
(1,10-4,80)
1,86
(1,20-2,89)
2,07
(0,93-4,58)
1,09
(0,75-1,58)
P(÷
2
) 0,000 (15,95) 0,021 (5,30) 0,004 (8,22) 0,066 (3,39) 0,656 (0,20)
Ghi chú: VSĐP-Vệ sinh Đường phố, TGRT-
Thu gom rác thải, NVCR-Nạo vét cống rãnh,
CVCX-công viên cây xanh, VCCK-vận chuyển
cơ khí.
*Phép kiểm chính xác Fisher (giá trị P 2 đuôi); †Điều
chỉnh Yates.
Nhận xét: Bệnh da có liên quan với tuổi
nghề.
Bệnh da, bệnh da dị ứng, và bệnh da nhiễm
trùng, trong đó có nấm móng có liên quan với
các loại công việc khác nhau.
Nấm móng có liên quan với công việc công
viên cây xanh (các đối tượng sử dụng găng cao
su thay vì găng vải).
Bệnh da không có liên quan với công việc
nạo vét cống rãnh (các đối tượng không bảo hộ
lao động khi làm việc trực tiếp dưới cống rãnh).
Bệnh da và bệnh da nhiễm trùng có liên
quan với các công việc ẩm ướt là thu gom rác
thải, nạo vét cống rãnh, và công viên cây xanh.
Bệnh da và ý thức bảo vệ da
Bệnh da không có liên quan với việc vệ sinh
đồng phục mỗi ca hay mỗi ngày (2 hoặc 3 ca).
Bệnh da không có liên quan với việc vệ
sinh tay chân hằng ngày trong công việc
thường xuyên (trên 5 lần) hay không thường
xuyên (0-5 lần).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 385
BÀN LUẬN
Các đặc điểm mẫu
Các đặc điểm dịch tễ học (bảng 1)
Giới tính: Trong tổng số 402 đối tượng tham
gia nghiên cứu, 268 là nam chiếm tỷ lệ 66,7%,
gấp đôi nữ (33,3%). Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ
lao động nam nói chung ở Việt Nam. Theo thống
kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Việt Nam 2007, tỷ lệ lao động nam nói chung
trên cả nước, ở khu vực thành thị, và ở Thành
phố Hồ Chí Minh theo thứ tự lần lượt là 51,6%,
52,4%, và 53,9%.
Tuổi: Phân bố lệch phải của tuổi (40 - 49) cho
thấy ngành nghề dịch vụ công ích vệ sinh đô thị
không là sự lựa chọn của các lao động trẻ.
Học vấn: Mặc dù chỉ có 4,5% đối tượng có
trình độ học vấn cấp 1, nhưng có đến 75,6% đối
tượng có trình độ học vấn cấp 2 trở xuống. Điều
này phù hợp với đặc điểm công việc lao động
thủ công phổ thông của ngành nghề dịch vụ
công ích vệ sinh đô thị.
Các đặc điểm nghề nghiệp
Tuổi nghề: Phân bố tuổi nghề khá tương ứng
với phân bố tuổi.
Công việc: Có 5 loại công việc. Công việc vệ
sinh đường phố là quét rác đường phố; thu gom
rác thải là thu gom rác hằng ngày ở từng hộ dân;
nạo vét cống rãnh là loại công việc duy tu hệ
thống thoát nước thải; đội công viên cây xanh
phụ trách chăm sóc các công viên và cây xanh
trong khu vực; và đội vận chuyển cơ khí phụ
trách việc tập kết rác thải đến nơi xử lý.
Bảo hộ lao động: Bảo hộ lao động đầy đủ ở
tất cả các loại công việc và là nội qui bắt buộc
nhưng khác nhau về chi tiết giữa các loại công
việc. Các đối tượng phụ trách công viên cây
xanh do phải tỉa cây, nhổ cỏ nên sử dụng găng
cao su thay vì găng vải như các công việc khác.
Môi trường: Môi trường lao động nói chung
là “không có mái che”. Các đối tượng làm công
việc vệ sinh đường phố thường làm việc tối
thiểu 2 ca từ 2h-6h và 12h-16h, đôi khi là 3 ca (ca
thứ 3 từ 18h-20h).
Ý thức bảo vệ da
Vệ sinh đồng phục lao động
290/402 (72,1%) đối tượng, trong đó 100/152
(65,8%) đối tượng làm công việc vệ sinh đường
phố; 160/166 (96,4%) đối tượng làm công việc thu
gom rác thải.
Bệnh da và các loại bệnh da
Bệnh da và các loại bệnh da: tỷ lệ hiện mắc,
đặc điểm lâm sàng
Bệnh da: Tỷ lệ hiện mắc bệnh da chung của
nghiên cứu là 53,2%. Trong nghiên cứu của Shao
Y-H và cộng sự về tỷ lệ hiện mắc bệnh da liên
quan công việc trên hơn 22.000 lao động mọi
ngành nghề ở Đài Loan năm 2001, ước lượng tỷ
lệ hiện mắc bệnh da chung là 8,2%, trong đó, ước
lượng tỷ lệ hiện mắc bệnh da liên quan công việc
là 4,3%.
Loại bệnh da: Các rối loạn sắc tố da (sạm
da) chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu
(21,9%); các bệnh da nhiễm trùng chiếm tỷ lệ
19,4%, trong đó nấm móng là 7,0%; và bệnh da
dị ứng chiếm tỷ lệ 8,5%. Các tỷ lệ này phản
ánh các tính chất đặc thù ngành nghề “không
có mái che”, “ẩm ướt”, và “dơ bẩn” của các
dịch vụ vệ sinh đô thị.
Cũng như sạm da, tỷ lệ bệnh da nhiễm
trùng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
so với hầu hết các nghiên cứu bệnh da ở các
ngành nghề khác. Levine N cho rằng các công
nhân làm việc trong môi trường nóng, ẩm, và
dơ bẩn thì dễ có nguy cơ mắc phải các nhiễm
khuẩn da (viêm da mủ, nhọt, viêm nang lông,
viêm quanh móng)(6,11).
Nấm móng chiếm tỷ lệ 7,0% trong nghiên
cứu. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên
cứu của Smith DR và cộng sự trên các đối tượng
là các nhân viên viện điều dưỡng ở thành phố
Tainan, Nam Đài Loan năm 2002 (6,7%).
Tỷ lệ các bệnh da dị ứng (8,5%) thấp hơn
rất nhiều so với tỷ lệ các bệnh da nhiễm trùng
trong nghiên cứu của chúng tôi (19,4%) và tỷ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 386
lệ các bệnh da dị ứng trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn so với nhiều ngành nghề
khác. Kết quả này tương đối giống với kết quả
nghiên cứu của Smith DR.
Yếu tố khởi phát: Hơn phân nửa đối tượng
có vấn đề về da (54,2%) biết rõ hoặc được