Tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT tại khoa tim mạch tổng quát Bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 02/2010 đến tháng 08/2011. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh. Cỡ mẫu là 96. Chọn mẫu thuận tiện. Chẩn đoán BPTNMT theo GOLD 2008. Chẩn đoán suy tim theo Framingham. Chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VII. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0. Kết quả: Các bệnh lý tim mạch chính được ghi nhận trong nghiên cứu này là rối loạn nhịp tim (70,8%), tăng huyết áp (66,7%), bệnh mạch vành (48,9%), bệnh van tim người lớn tuổi (43,8%), tăng áp động mạch phổi (27,1%) và suy tim trái (18,8%). Kết luận: Bệnh lý tim mạch thường gặp ở BPTNMT. Trong các bệnh tim mạch đi kèm với BPTNMT, suy tim trái là một thách thức cho các thầy thuốc vì triệu chứng lâm sàng(khó thở khi gắng sức, ho về đêm, phù ngoại biên, ran ở phổi ) tương tự với BPTNMT và thường được quy là do tuổi tác. Tầm soát các bệnh lý tim mạch cùng tồn tại với BPTNMT là rất cần thiết, giúp việc điều trị được tốt hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 27 TỶ LỆ CÁC LOẠI BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Nguyễn Ngọc Phương Thư*,**, Nguyễn Thanh Hiền**, Dương Hiệp Hồ**, Phan Mậu Khánh**, Nguyễn Thị Kim Chi**, Nguyễn Thị Lệ*** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT tại khoa tim mạch tổng quát Bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 02/2010 đến tháng 08/2011. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh. Cỡ mẫu là 96. Chọn mẫu thuận tiện. Chẩn đoán BPTNMT theo GOLD 2008. Chẩn đoán suy tim theo Framingham. Chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VII. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0. Kết quả: Các bệnh lý tim mạch chính được ghi nhận trong nghiên cứu này là rối loạn nhịp tim (70,8%), tăng huyết áp (66,7%), bệnh mạch vành (48,9%), bệnh van tim người lớn tuổi (43,8%), tăng áp động mạch phổi (27,1%) và suy tim trái (18,8%). Kết luận: Bệnh lý tim mạch thường gặp ở BPTNMT. Trong các bệnh tim mạch đi kèm với BPTNMT, suy tim trái là một thách thức cho các thầy thuốc vì triệu chứng lâm sàng(khó thở khi gắng sức, ho về đêm, phù ngoại biên, ran ở phổi) tương tự với BPTNMT và thường được quy là do tuổi tác. Tầm soát các bệnh lý tim mạch cùng tồn tại với BPTNMT là rất cần thiết, giúp việc điều trị được tốt hơn. Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh lý tim mạch, tỷ lệ ABSTRACT THE PROPORTION OF CARDIOVASCULAR DISEASES IN COPD PATIENTS Nguyen Ngoc Phuong Thu, Nguyen Thanh Hien, Duong Hiep Ho, Phan Mau Khanh, Nguyen Thi Kim Chi, Nguyen Thi Le * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 27 - 32 Objective: To establish the proportion of cardiovascular diseases in COPD patients in Viet Nam. Method: This case-series study was conducted at a General Hospital in Ho Chi Minh city - 115 People Hospital. The primary outcome was the proportion of common cardiovascular diseases in COPD patients. The diagnosis of COPD was based on GOLD criteria. Heart failure and systemic hypertension were diagnosed on Framingham and JNC VII criteria. SPSS 13.0 was used for the analysis of data. Results: The major cardiovascular diseases in COPD patients were cardiac arrhythmia (70.8%), systemic hypertension (66.7%), coronary artery disease (48.9%), degenerative valvular heart disease 43.8%), pulmonary hypertension (27.1%) and left heart failure (18.8%). Conclusions: Cardiovascular diseases were very common in COPD patients. Of them, left heart failure is a challenge for the physician because the symptoms and signs of COPD and cardiovascular diseases are the same. It’s nesessary to screen the cardiovascular diseases in COPD patients for the better result of treatment. Keywords: Chronic Obstructive Pulmonary Disease(COPD), Cardiovascular Disease, Proportion * Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch. ** Khoa tim mạch tổng quát BV Nhân Dân 115. *** Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Phương Thư ĐT: 0903661133. Email: nguyenngocphuongthu@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 28 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(BPTNMT) là một bệnh lý đặc trưng bởi tắc nghẽn luồng khí không hồi phục hoàn toàn(1,5,19). Trong những thập niên gần đây, bệnh được quan tâm nhiều do tỉ lệ mắc bệnh tăng nhanh và tử vong cao. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới(19). Tại Việt Nam, theo ước đoán của Hội Hô Hấp Châu Á-Thái Bình Dương(25), tần suất bệnh ở Việt Nam là 6,7%, cao nhất trong 12 nước ở vùng này. Vì vậy, những vấn đề về BPTNMT ở nước ta rất đáng được quan tâm. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra BPTNMT nhưng cho đến nay, thuốc lá là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất và được nghiên cứu rõ nhất(2,4,19). Thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý tim mạch(10,13,29). Bệnh lý tim mạch (BLTM) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới(17). Theo các chuyên gia, bệnh lý tim mạch đóng vai trò rất quan trọng ở bệnh nhân BPTNMT, gây tử vong hơn 30% các trường hợp bị BPTNMT(17,29). Mối liên hệ giữa BPTNMT và BLTM đã được đề cập trong y văn(17,29). Ngoài yếu tố nguy cơ chính là thuốc lá, cả hai bệnh này còn có chung các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như tuổi cao và giảm hoạt động thể lực(17). Đồng vận 2 thường được dùng trong BPTNMT cũng góp phần làm tăng gánh hệ tim mạch do kích thích hệ tim mạch(11,13,17). Vì vậy, các bệnh lý tim mạch rất thường hay đi kèm với BPTNMT. Mặc dù vậy, tình trạng bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT vẫn chưa được quan tâm đúng mức trên thế giới(17). Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu đầy đủ về tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch trên bệnh nhân BPTNMT. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch thường gặp ở bệnh nhân BPTNMT, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh lý tim mạch không được chẩn đoán và điều trị ở bệnh nhân PBTNMT, hạn chế tổn thất và tử vong cho bệnh nhân. Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với các mục tiêu như sau: Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT tại khoa tim mạch tổng quát Bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 02/2010 đến tháng 08/2011. Mục tiêu chuyên biệt Khảo sát các đặc điểm lâm sàng ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu từ tháng 02/2010 đến tháng 08/2011. Khảo sát đặc điểm chức năng thông khí phổi ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu từ tháng 02/2010 đến tháng 08/2011. Khảo sát tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu từ tháng 02/2010 đến tháng 08/2011. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh. Dân số nghiên cứu Khung chọn mẫu: Bệnh nhân BPTNMT mọi giai đoạn nhập khoa Tim mạch tổng quát, Bệnh viện Nhân Dân 115 và thỏa các tiêu chuẩn nghiên cứu. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu gồm có: Được chẩn đoán BPTNMT Có ít nhất một bệnh lý tim mạch kèm theo Đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ gồm có: Không đồng ý tham gia nghiên cứu Cỡ mẫu Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu xác định tỷ lệ là: n = [z2(1- /2). P (1 – p)]/d2. Với: n là cỡ mẫu; z = 1,96 ở độ tin cậy 95%; p là tỷ lệ của bệnh và d là độ chính xác (Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn d = 0,1) ==> n = [1,962. p (1 – p)]/ 0,12 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 29 Kết quả từ nghiên cứu của de Lucas-Ramos P trên 572 bệnh nhân BPTNMT cho thấy tỷ lệ các bệnh lý tim mạch như sau: Tăng huyết áp: 53%; Rối loạn lipid máu: 26%; Bệnh tim thiếu máu cục bộ: 16.4%; Bệnh mạch máu não: 7% và Bệnh mạch máu ngoại biên: 17%. Lần lượt thay các tỷ lệ trên vào công thức tính cỡ mẫu, ta tính được cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 96 người. Phương pháp chọn mẫu Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được chọn mẫu thuận tiện vào trong nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu là 96 người. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0, trình bày ra bảng kết quả bằng phần mềm Excel và Winword 2000. Kết quả được trình bày dưới dạng tỉ lệ (đối với các biến định tính) hay trị số trung bình và độ lệch chuẩn (đối với các biến định lượng). KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Trong thời gian từ tháng 02/2010 đến tháng 8/2011, chúng tôi chọn được 96 bệnh nhân vào trong nghiên cứu với các đặc điểm như sau: Các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong nghiên cứu Bảng 1: Các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong nghiên cứu Thông số Tần số Tỷ lệ (%) Tuổi Tổng(n) Trung bình 40 – 49 50 – 59 60 – 69 70 – 79 ≥ 80 4 28 29 23 12 96 65,2  1 4,2 29,2 30,2 24,0 12,5 100,0 Giới Nam Nữ 70 26 72,9 27,1 Lý do nhập viện Khó thở Sốt Ho mạn tính 80 10 6 83,3 10,4 6,3 Thông số Tần số Tỷ lệ (%) Mức độ khó thở theo MRC(Medical Research Council Dyspnea) MRC 1 MRC 2 MRC 3 MRC 4 MRC 5 0 26 58 12 0 0 27,0 60,5 12,5 0 Thuốc lá Có Không 82 14 85,4 14,6 Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 65,2, phù hợp với kết quả của nhiều tác giả(7,12). Đặc điểm về tuổi này phù hợp với các y văn cho rằng lứa tuổi mắc BPTNMT thường gặp là trên 45 tuổi(1,4,19). Về giới tính: Nam chiếm tỷ lệ rất cao, 72,9%. Điều này đã được đề cập trong nhiều hướng dẫn điều trị cũng như các nghiên cứu về BPTNMT(1,4,19). Một trong những nguyên nhân đưa đến sự khác biệt này là sự khác biệt trong thói quen hút thuốc lá giữa nam và nữ. Kết quả cho thấy: Khó thở là lý do nhập viện thường gặp nhất (83,3%) với 73% bệnh nhân có mức khó thở MRC từ độ 3 trở lên. Nhóm bệnh nhân này bị khó thở hơn những người cùng tuổi hay khi đi bộ khoảng 100 mét. Đây là một minh chứng thực tế chứng tỏ chất lượng cuộc sống của bệnh nhân BPTNMT bị sụt giảm nặng. Phần lớn bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều có yếu tố nguy cơ hàng đầu của BPTNMT là thuốc lá. Tỉ lệ hút thuốc lá rất cao (85,4%). Đặc điểm này cũng phù hợp với nhiều tài liệu cho thấy có khoảng 80 đến 90% bệnh nhân BPTNMT có liên quan đến thuốc lá. Đặc điểm chức năng thông khí phổi Bảng 2: Chức năng thông khí phổi Chức năng thông khí phổi (% so với dự đoán) Giaù trò nhoû nhất Giaù trò lớn nhất Trung bình (F)VC 29 87 48,1 ± 16,9 FEV1 31 69 36,8 ± 15,5 PEF 14 73 47 ± 5,9 FEF25-75 18 62 25,2 ± 11,1 FEV1/(F)VC 32 68 38,6 ± 9,6 Có sự sụt giảm của chức năng thông khí phổi ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu với giá trị trung bình của các trị số (F)VC, FEV1, PEF và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 30 FEF25-75 chỉ từ 25% đến 48% so với dự đoán. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác(5,21). Trong các trị số trên, FEV1 được xem là đại diện cho chức năng thông khí phổi. Đây cũng là một chỉ số đáng tin cậy để theo dõi sự sụt giảm chức năng thông khí phổi theo thời gian và đánh giá tiên lượng. Tuy FEV1 và PEF thường được sử dụng để đánh giá sự tắc nghẽn luồng khí nhưng FEV1 được ưa thích hơn, nhất là trong BPTNMT vì có tính lập lại cao và biên độ dao động ít (dưới 5%). Tỉ lệ FEV1/FVC được xem là quan trọng nhất để xác định tình trạng tắc nghẽn luồng khí. Mặc dù có nhiều mốc FEV1/FVC được đề nghị nhưng mốc FEV1/FVC < 70% đã được Tổ chức y tế thế giới và Viện Máu, Tim, Phổi của Hoa Kỳ(19) ủng hộ. Tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu: Các loại bệnh lý và hội chứng tim mạch Tần số Tỷ lệ (%) Rối loạn nhịp tim Tăng huyết áp Bệnh mạch vành Bệnh van tim người lớn tuổi Tăng áp động mạch phổi Suy tim trái Nhồi máu não Tăng triglyceride máu 68 64 47 42 26 18 3 2 70,8 66,7 48,9 43,8 27,1 18,8 3,1 2,0 Bảng 3: Các loại bệnh lý và hội chứng tim mạch ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu Các bệnh lý tim mạch được ghi nhận trong nghiên cứu này là rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim người lớn tuổi, tăng áp động mạch phổi, suy tim trái * Về rối loạn nhịp: Có 70,8% bệnh nhân bị rối lọan nhịp tim. Rối lọan nhịp trên thất chiếm 47,9% và rối lọan nhịp thất chiếm 22,9%. Tất cả bệnh nhân bị rối lọan nhịp trên thất trong nghiên cứu của chúng tôi đều được kiểm sóat tốt đáp ứng thất bằng thuốc ức chế kênh canxi và hoặc phối hợp digoxin. Điều này đã được đề cập trong hướng dẫn về điều trị rối lọan nhịp ở bệnh nhân BPTNMT(11). Ngọai tâm thu thất đơn dạng không triệu chứng là loại rối lọan nhịp thất duy nhất được ghi nhận, chiếm 22,9. Chúng tôi không điều trị đặc hiệu cho các ngọai tâm thu thất đơn dạng vì tất cả bệnh nhân đều không có triệu chứng. * Về tăng huyết áp: Có 2/3 bệnh nhân có kèm tăng huyết áp. Thuốc lá được xem như là yếu tố nguyên nhân của cả tăng huyết áp và BPTNMT. Hiện vẫn còn bàn cãi về mối liên hệ giữa BPTNMT và tăng huyết áp. Một số tác giả cho rằng đây là 2 bệnh riêng biệt nhưng cũng có ý kiến ủng hộ mối liên hệ nhân quả giữa BPTNMT và tăng huyết áp(30). * Về bệnh động mạch vành: Gần 50% bệnh nhân có bệnh lý mạch vành với cơn đau thắt ngực ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất 17,7%. Điều này cho thấy BPTNMT không chỉ là bệnh lý của phổi mà còn có các ảnh hưởng ngoài phổi đáng kể, nhất là trên hệ tim mạch. Ngòai yếu tố nguy cơ chung là thuốc lá, tuổi cao, cả 2 bệnh này còn có chung cơ chế bệnh sinh là đáp ứng viêm tòan thân như tăng CRP. * Về bệnh van tim do thoái hóa van ở người lớn tuổi: Gần ½ có bệnh van tim do thoái hóa van ở người lớn tuổi. Tỷ lệ hở van 2 lá, hở van động mạch chủ và hẹp van động mạch chủ(mức độ nhẹ và trung bình) lần lượt là 29,2; 16,7 và 3,1%. Chúng tôi chưa tìm được y văn nào đề cập đến bệnh lý van tim ở bệnh nhân BPTNMT. Theo nhiều tác giả, sự gia tăng tuổi thọ là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bệnh lý van tim do thoái hóa. Ngoài ra, hút thuốc lá và tăng huyết áp cũng là những yếu tố nguy cơ của bệnh van tim do thoái hóa ở người lớn tuổi. * Về tăng áp phổi: 27,1% bệnh nhân bị tăng áp phổi và không có trường hợp nào là tăng áp phổi nặng. Tỷ lệ tăng áp phổi nhẹ và trung bình lần lượt là 19,8% và 7,3%. Đặc điểm này phù hợp với y văn cho rằng tăng áp phổi trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường là nhẹ hoặc trung bình. * Về suy tim trái: Gần 1/5 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có suy tim trái theo tiêu chuẩn Framingham. Theo nhiều tác giả, tần suất suy Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 31 tim trái ở bệnh nhân BPTNMT thay đổi từ 7,2 đến 20,9%(13), tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán và dân số nghiên cứu. Cũng như các bệnh tim mạch khác, thuốc lá và tuổi cao là hai yếu tố chính góp phần cho sự tồn tại đồng thời của suy tim trái và BPTNMT(29). Đây là một thách thức cho các thầy thuốc vì triệu chứng lâm sàng (khó thở khi gắng sức, ho về đêm, phù ngoại biên, ran ở phổi) tương tự nhau và thường được quy là do tuổi tác. Theo nhiều khuyến cáo, đo nồng độ peptide lợi niệu từ nhĩ là một cách có ích để phân biệt khó thở do suy tim hay do BPTNMT(10,13). * Các bệnh lý tim mạch khác cũng được ghi nhận trong nghiên cứu này nhưng với tỷ lệ không đáng kể là nhồi máu não (3 trường hợp) và tăng triglyceride máu (2 trường hợp). KẾT LUẬN Ba bệnh tim mạch chính được ghi nhận trong nghiên cứu này là rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và bệnh mạch vành với tỷ lệ lần lượt là 70,8%; 66,7% và 48,9%. Tầm soát các bệnh lý tim mạch cùng tồn tại với BPTNMT là cần thiết, giúp việc điều trị được tốt hơn. ĐỀ XUẤT Cần chú ý tầm soát các bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT. Cần xây dựng một khuyến cáo về điều trị bệnh tim và BPTNMT kết hợp, phù hợp với Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Thoracic Society (1995). Standards for the diagnosis and care of patients with chronic obstructive pulmonary disease. 2. American Thoracic Society (1995). Standards for the diagnosis and care of patients with chronic obstructive pulmonary disease 3. Behar S, Panosh A, Reicher-Reiss H, et al (1992), "Prevalence and prognosis of chronic obstructive pulmonary disease among 5,839 consecutive patients with acute myocardial infarction. SPRINT Study Group". Am J Med, 93, 637. 4. British Thoracic Society (1997), "Guidelines for the management of chronic obstructive pulmonary disease. The COPD Guidelines Group of the Standards of Care Committee of the BTS". Thorax, 52, p. S1-28. 5. Cao Thị Mỹ Thuý (2004), "Chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú theo “Chiến lược toàn cầu đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” – GOLD 2001". Luận văn thạc sĩ y học. 6. Dhungel S, Paudel B, Shah S (2005), "Study of prevalence of hypertension in Chronic Obstructive Pulmonary Disease patients admitted at Nepal Medical College and Teaching Hospital". Nepal Med Coll J, 7(2), 90-92. 7. Đỗ Thị Tường Oanh (2000), "Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận văn thạc sĩ y học. Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh". 8. Eddahibi S, Chaouat A, Morrell N, et al. (2003), "Polymorphism of the serotonin transporter gene and pulmonary hypertension in chronic obstructive pulmonary disease". Circulation 108, 1839–1844. 9. Ferrer M, et al. (1997), " Chronic obstructive pulmonary disease stage and health-related quality of life". Ann Intern Med, 127, 1072-1079. 10. Rutten FH., et al (2006), "Heart failure and chronic obstructive pulmonary disease: An ignored combination?" European Journal of Heart Failure, 8, 706 – 711. 11. Hanrahan JP, Grogan DR, Baumgartner RA et al (2008), "Arrhythmias in patients with chronic obstructive pulmonary disease (COPD): occurrence frequency and the effect of treatment with the inhaled long-acting beta2-agonists arformoterol and salmeterol". Medicine(Baltimore) 87:319. 12. Falk JA., Kadiev S, Criner GJ., et al (2008), "Cardiac Disease in Chronic Obstructive Pulmonary Disease". The American Thoracic Society, 5, 543-548. 13. Mascarenhasa J, Azevedo A, Bettencourt P (2010), "Coexisting COPD and Heart Failure: Coexisting Chronic Obstructive Pulmonary Disease and Heart Failure: Epidemiology and the Interplay". Curr Opin Pulm Med, 16, 106-111. 14. Jones PW (1995), "Issues concerning health-related quality of life in COPD". Chest, 107, 187S-193S. 15. Kallergis EM, Manios EG, Kanoupakis EM, et al (2005), "Acute electrophysiologic effects of inhaled salbutamol in humans". Chest, 127, 2057. 16. Laetitia H, et al, (2005), "Cardiovascular Morbidity and Mortality in COPD". Chest, 128, p. 2640-2646. 17. Laetitia H, et al. (2005), "Cardiovascular Morbidity and Mortality in COPD". Chest, 128, p. 2640-2646. 18. Lê Thị Tuyết Lan và cộng sự (2008), " Đáp ứng lâm sàng và chức năng hô hấp ở bệnh nhân được điều trị theo “Chiến lược toàn cầu về xử trí hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” tại một số đơn vị y tế của Thành phố Hồ Chí Minh". Đề tài của Sở Khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh 19. National Heart Lung and and Blood Institute(NHLBI) and World Health Organization(WHO)(2008), "Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease(GOLD)". p. 1-86. 20. National Heart Lung and Blood Institute(NHLBI)(2004), "The Seven Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation and Treatment of High Blood pressure". 21. Nguyễn Ngọc Phương Thư, Lê Thị Tuyết Lan (2005), "Khảo sát sự tương quan giữa mức độ khó thở và FEV1 với chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính". Y học TP.HCM. 22. Petty TL (2001), "Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD). Best Practice of Medicine". 23. Reynolds, R., Buford, JG, George, RB,(1982), "Treating asthma and COPD in patients with heart disease". J Respir Dis, 3, 41. 24. Selim MA, Jason DC, et al (2003), "Echocardiographic Assessment of Pulmonary Hypertension in Patients with Advanced Lung Disease". Am J Respir Crit Care Med, 167, 735– 740. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 32 25. Sovari AA (2011), "Cor Pulmonale". medscape.com/article/154062-overview. 26. Stewart AL, Greenfield S, Hays RD et al (1989), "Functional status and well-being of patients with chronic conditions. Results from the Medical Outcomes Study". JAMA, 262, 907- 913. 27. Tan WC, S. J., Charaoenratanakul S, et al., (2003), "COPD prevalence in 12 Asia-Pacific countries and regions: Projections based on the COPD prevalence estimation model". Respirology, p. 8. 28. Võ Hồng Sinh (1994), "Nhận xét tình hình chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản mạn qua 54 bệnh án hồi cứ
Tài liệu liên quan