Mở đầu: Ngành công nghiệp thực phẩm đã được kết hợp với nguy cơ cao gây ra hay làm trầm trọng thêm
các vấn đề về da.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh da và các yếu tố liên quan ở công nhân Xí nghiệp Kinh
doanh và Chế biến Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Sử dụng bộ câu hỏi và khám lâm sàng 450 công nhân được chọn ngẫu
nhiên ở các phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp Kinh doanh và Chế biến Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Có tổng cộng 450 công nhân tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 38,2%, trong đó, các
loại bệnh da thường gặp là bệnh da do các tác nhân vật lý (16,0%) bao gồm yếu tố cơ học và yếu tố vi khí hậu môi
trường; bệnh da dị ứng (10,0%) bao gồm dị ứng do tiếp xúc và không do tiếp xúc; bệnh da nhiễm khuẩn (8,2%)
bao gồm nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng và vi rút (không bao gồm trứng cá thông thường). Bệnh da dị ứng,
nhiễm khuẩn, và bệnh da do vi khí hậu môi trường có liên quan có ý nghĩa với giới tính, tuổi đời, tiền sử dị ứng,
tiếp xúc nghề nghiệp, và bảo hộ lao động. Nhiễm nấm và nấm móng có liên quan có ý nghĩa với tuổi nghề.
Kết luận: Tỷ lệ hiện mắc bệnh da ở công nhân Xí nghiệp Kinh doanh và Chế biến Thực phẩm Thành phố
Hồ Chí Minh là 38,2%. Tiền sử dị ứng bản thân, tiếp xúc nghề nghiệp, và bảo hộ lao động là các yếu tố liên quan
quan trọng
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ hiện mắc bệnh da và các yếu tố liên quan ở công nhân xí nghiệp kinh doanh chế biến thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 315
TỶ LỆ HIỆN MẮC BỆNH DA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở CÔNG NHÂN XÍ NGHIỆP KINH DOANH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vũ Xuân Lãm*, Nguyễn Tất Thắng*
TÓM TẮT
Mở đầu: Ngành công nghiệp thực phẩm đã được kết hợp với nguy cơ cao gây ra hay làm trầm trọng thêm
các vấn đề về da.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh da và các yếu tố liên quan ở công nhân Xí nghiệp Kinh
doanh và Chế biến Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Sử dụng bộ câu hỏi và khám lâm sàng 450 công nhân được chọn ngẫu
nhiên ở các phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp Kinh doanh và Chế biến Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Có tổng cộng 450 công nhân tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 38,2%, trong đó, các
loại bệnh da thường gặp là bệnh da do các tác nhân vật lý (16,0%) bao gồm yếu tố cơ học và yếu tố vi khí hậu môi
trường; bệnh da dị ứng (10,0%) bao gồm dị ứng do tiếp xúc và không do tiếp xúc; bệnh da nhiễm khuẩn (8,2%)
bao gồm nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng và vi rút (không bao gồm trứng cá thông thường). Bệnh da dị ứng,
nhiễm khuẩn, và bệnh da do vi khí hậu môi trường có liên quan có ý nghĩa với giới tính, tuổi đời, tiền sử dị ứng,
tiếp xúc nghề nghiệp, và bảo hộ lao động. Nhiễm nấm và nấm móng có liên quan có ý nghĩa với tuổi nghề.
Kết luận: Tỷ lệ hiện mắc bệnh da ở công nhân Xí nghiệp Kinh doanh và Chế biến Thực phẩm Thành phố
Hồ Chí Minh là 38,2%. Tiền sử dị ứng bản thân, tiếp xúc nghề nghiệp, và bảo hộ lao động là các yếu tố liên quan
quan trọng.
Từ khóa: bệnh da, công nghiệp thực phẩm
ABSTRACT
PREVALENCE AND RELATED FACTORS OF SKIN DISEASES IN WORKERS IN THE FOOD
PROCESSING AND BUSINESS ENTERPRISE OF HO CHI MINH CITY
Vu Xuan Lam, Nguyen Tat Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 315 - 320
Background: The food industry has been associated with a high risk of causing or exacerbating work-related
skin problems.
Objective: To define the prevalence and related factors of skin diseases in workers in the Food Processing and
Business Enterprise of Ho Chi Minh City.
Methods: A cross-sectional study. We used a questionnaire and performed clinical examination on 450
randomised employees working in diverse manufacturing processes of the Food Processing and Business
Enterprise of Ho Chi Minh City.
Results: 450 workers were included in the study. The prevalence of skin diseases was 38.2%, in which, the
common categories were skin diseases due to physical agents (16.0%) including mechanical and microclimate
* Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email:
thangngtat@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 316
agents; allergic skin diseases (10.0%) including contact and non- contact induced dermatitis; infectious skin
diseases (8.2%) including bacterial, fungal, parasitic, and virus infections (not including acne vulgaris). Allergic,
infectious, and microclimate, induced skin diseases were significantly related to factors such as gender, age, atopic
history occupational exposures, and personal protection. Fungal infections and onychomycosis were significantly
related to duration of occupation.
Conclusion: The prevalence of skin diseases in workers in the Food Processing and Business Enterprise of
Ho Chi Minh City was 38.2%. Individual allergic history, occupational exposures, and personal protection were
important related factors.
Key words: skin diseases, food industry
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp thực phẩm đã được kết
hợp với nguy cơ cao gây ra hay làm trầm trọng
thêm các vấn đề về da(10,9), đặc biệt là viêm da
tiếp xúc. Nguy cơ cao này xuất phát từ sự tiếp
xúc với 3 mối nguy hiểm: tiếp xúc với các thành
phần nguyên liệu gây kích thích (ví dụ, các loại
dầu thực vật, các chất gia vị, tỏi, các chất bảo
quản); việc rửa tay thường xuyên vì lý do vệ
sinh; việc sử dụng găng bảo hộ. Cũng như các
tiếp xúc độc hại khác, có thể hạn chế nguy cơ
bằng cách thiết lập các phương pháp kiểm soát
đặc hiệu. Tuy nhiên, hiếm khi có thể loại bỏ
hoàn toàn nguy cơ, bởi vì luôn có nhu cầu cho
người lao động cầm nắm các thành phần
nguyên liệu hay sản phẩm và nhu cầu rửa tay.
Với các lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên
cứu “Tỷ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan ở
công nhân Xí nghiệp Kinh doanh Chế biến Thực
phẩm Thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh da và các yếu
tố liên quan ở công nhân Xí nghiệp Kinh doanh
và Chế biến Thực phẩm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh da chung, tỷ lệ
hiện mắc các loại bệnh da.
Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng bệnh
da; xác định tỷ lệ ảnh hưởng của bệnh da lên
khả năng, năng suất lao động.
Xác định sự liên quan giữa bệnh da và các
yếu tố dịch tễ; tiền sử dị ứng; yếu tố nghề
nghiệp; và môi trường làm việc.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
450 trong số 883 công nhân, tất cả đều đồng
ý tham gia nghiên cứu, được chọn ngẫu nhiên
phân tầng hệ thống ở các phân xưởng sản xuất
của Xí nghiệp Kinh doanh và Chế biến Thực
phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Nội dung nghiên cứu
Khám lâm sàng và chẩn đoán bệnh da.
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng dựa trên bộ
câu hỏi thiết kế sẵn bao gồm các nội dung dịch
tễ học, tiền sử dị ứng, và đặc điểm nghề nghiệp.
Các thông số về môi trường được lấy từ nguồn
dữ liệu cùng thời điểm nghiên cứu của Trung
tâm Sức khỏe Lao động Môi trường Thành phố
Hồ Chí Minh. Các dữ liệu được xử lý bằng phần
mềm EpiInfo 6.04.
KẾT QUẢ
Có tổng cộng 450 đối tượng tham gia nghiên
cứu, bao gồm các phân xưởng: khu tồn trữ thú
sống - 31 (6,9%), phân xưởng sản xuất - 33
(7,3%), khu trữ lạnh - 39 (8,7%), xưởng chế biến
xuất khẩu - 64 (14,2%), xưởng chế biến thực
phẩm - 198 (44,0%), xí nghiệp chế biến kinh
doanh - 34 (7,6%), phòng kiểm tra chất lượng
sản phẩm - 28 (6,2%), và phòng vật tư kỹ thuật -
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 317
23 (5,1%). Trong đó có 297 nam (66,0%) và 153
nữ (34,0%). Sự phân loại nguy cơ tiếp xúc dựa
trên cả tính chất tiếp xúc và thời gian tiếp xúc
với các thành phần nguyên liệu hay sản phẩm.
Tỷ lệ bệnh da là 38,2% (172/450). Tỷ lệ các
loại bệnh da được trình bày trong bảng 1. Tỷ lệ
các bệnh da thường gặp được trình bày trong
bảng 2 (N=450).
Bảng 1: Tỷ lệ các loại bệnh da
Loại bệnh da Tần số Tỷ lệ
Do tác nhân vật lýa 72 16,0%
Dị ứngb
45 10,0%
Nhiễm khuẩnc
37 8,2%
Nấm 25 5,6%
Nấm móng 16 3,6%
abao gồm các yếu tố cơ học và vi khí hậu môi trường. bbao
gồm các viêm da do tiếp xúc và không do tiếp xúc
ckhông bao gồm trứng cá thông thường
Bảng 2: Tỷ lệ các bệnh da thường gặp
Bệnh da Tần số Tỷ lệ
Do tác nhân cơ học 63 14,0%
Dị ứng không tiếp xúc
32 7,1%
Mụn trứng cá
27 6,0%
Nấm 25 5,6%
Xạm da 14 3,1%
Dị ứng do tiếp xúc 13 2,9%
Các ảnh hưởng của bệnh da bao gồm: 25,0%
(43/172) đối tượng có bệnh da cần đến sự điều
trị; 5,2% (9/172) trường hợp phải nghỉ ốm.
Sự liên quan giữa bệnh da và các đặc điểm
dịch tễ bao gồm giới tính, và tuổi được trình bày
trong bảng 3. Sự liên quan giữa bệnh da và yếu
tố tiền sử dị ứng bao gồm tiền sử dị ứng bản
thân, và tiền sử dị ứng gia đình được trình bày
trong bảng 4. Sự liên quan giữa bệnh da và các
đặc điểm nghề nghiệp bao gồm tuổi nghề, tiếp
xúc nghề nghiệp, và bảo hộ lao động được trình
bày trong bảng 5. Sự liên quan giữa nấm, nấm
móng và tuổi nghề được trình bày trong bảng
5a, 5b. Sự liên quan giữa bệnh da và yếu tố vi
khí hậu môi trường được trình bày trong bảng 6.
Bảng 3: Bệnh da và các đặc điểm dịch tễ
N Tỷ lệ bệnh
a
P
b
Tổng 450 86(19,1%)
Giới tính Nam 297 68(22,9%) 0,004
N Tỷ lệ bệnha Pb
Nữ 153 18(11,8%)
Tuổi Dưới 30 142 27(19,0%) 0,041
30 – 39 113 15(13,3%)
40 – 49 142 27(19,0%)
Trên 49 53 17(32,1%)
Bảng 4: Bệnh da và tiền sử dị ứng
N Tỷ lệ bệnha Pb
Tổng 450 86(19,1%)
Dị ứng
bản thân
Có 67 34(50,7%) 0,000
Không
383 52(13,6%)
Dị ứng
gia đình
Có
74 23(31,1%) 0,004
Không
376 63(16,8%)
Bảng 5: Bệnh da và đặc điểm nghề nghiệp
N Tỷ lệ bệnha Pb
Tổng 450 86(19,1%)
Tuổi nghề
Dưới 10 265 45(17,0%) 0,111
10 – 19 109 20(18,3%)
Trên 19 76 21(27,6%)
Tiếp
xúcc
Nhiều
166 40(24,1%) 0,046
Trung bình 196 36(18,4%)
Ít 88 10(11,4%)
Bảo hộ
lao
độngd
Không 27 9(33,3%) 0,000
Không đầy đủ 183 47(25,7%)
Đầy đủ 240 30(12,5%)
Bảng 5a: Nấm và tuổi nghề
N Tỷ lệ bệnh
e
P
b
Tổng 450 25(5,6%)
Tuổi
nghề
Dưới 10 265 9(3,4%) 0,037
10 – 19 109 8(7,3%)
Trên 19 76 8(10,5)
Bảng 5b: Nấm móng và tuổi nghề
N Tỷ lệ bệnhf Pb
Tổng 450 16(3,6%)
Tuổi
nghề
Dưới 10 265 4(1,5%) 0,020
10 – 19 109 7(6,4%)
Trên 19 76 5(6,6%)
Bảng 6: Bệnh da và vi khí hậu môi trường
N Tỷ lệ bệnh
a
P
b
Tổng 450 86(19,1%)
Vi khí
hậu
g
Không đạt 220 43(19,5%) 0,819
Đạt chuẩn 230 43(18,7%)
achỉ bao gồm bệnh da dị ứng, nhiễm khuẩn, và bệnh da do
vi khí hậu môi trường; bkiểm định chi bình phương; ctiếp
xúc nhiều - tiếp xúc với nhiều loại thành phần nguyên liệu
hay sản phẩm, và mật độ thời gian tiếp xúc/ca cao; tiếp xúc
trung bình - tiếp xúc ít hơn với các thành phần nguyên liệu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 318
hay sản phẩm, và mật độ thời gian tiếp xúc/ca cao; tiếp xúc
ít - tiếp xúc ít hơn với các thành phần nguyên liệu hay sản
phẩm, và mật độ thời gian tiếp xúc/ca thấp; dđầy đủ bao
gồm nón, và khẩu trang, và găng, và ủng, và tạp dề/áo
choàng; etỷ lệ nhiễm nấm; ftỷ lệ nấm móng; gđạt chuẩn bao
gồm nhiệt độ 18-320C, và độ ẩm không vượt quá 80%, và
tốc độ gió 0,2-2m/s
BÀN LUẬN
Tỷ lệ hiện mắc bệnh da trong nghiên cứu là
38.2%. Tỷ lệ hiện mắc bệnh da trong nghiên cứu
có xu hướng cao hơn tỷ lệ hiện mắc bệnh da
chung trong cộng đồng. Theo một số nghiên
cứu tỷ lệ hiện mắc bệnh da dựa trên dân số có
kiểm soát quản lý trên thế giới, tỷ lệ hiện mắc
bệnh da nói chung dao động từ 14-36%(13). Nếu
so sánh với một số ngành nghề khác, tỷ lệ này
nằm trong nhóm các ngành nghề có tỷ lệ hiện
mắc bệnh da cao. Theo một số nghiên cứu tỷ lệ
hiện mắc bệnh da dựa trên ngành nghề ở Việt
Nam, tỷ lệ hiện mắc bệnh da nói chung dao
động từ 14-63%(3,6). Dĩ nhiên, sự so sánh này chỉ
mang tính tương đối do những lý do sau: (1)
khoảng cách thời gian giữa các nghiên cứu là
khá lâu; (2) khoảng cách địa lý, mà đi kèm là các
yếu tố khí hậu, chủng tộc, môi trường, mức phát
triển, mức sống, là khá lớn; (3) phương pháp
nghiên cứu (mẫu, quan điểm ghi nhận bệnh
da,).
Nếu không kể các rối loạn da do yếu tố cơ
học đặc trưng trong các nhà máy xí nghiệp thực
phẩm do các thao tác thủ công cổ điển không
thể thay thế trong điều kiện tiếp xúc với môi
trường hoạt động của các hệ thống máy móc,
dây chuyền tự động hóa, 5 bệnh da thường gặp
theo thứ tự tỷ lệ hiện mắc trong nghiên cứu là dị
ứng không do tiếp xúc (7,1%), trứng cá thông
thường (6,0%), nấm (5,6%), xạm da (3,1%), dị
ứng do tiếp xúc (2,9%). Các loại bệnh này cũng
nằm trong nhóm 5 bệnh thường gặp của các
nghiên cứu dựa trên dân số khác(13). Cũng như
tỷ lệ hiện mắc bệnh da chung, nhìn chung, tỷ lệ
hiện mắc bệnh da dị ứng và nhiễm khuẩn trong
nghiên cứu (10,0% và 8,2% theo thứ tự) nằm
trong nhóm các ngành nghề có nguy cơ cao, đặc
biệt là viêm da dị ứng. Theo một số nghiên cứu
tỷ lệ hiện mắc bệnh da dựa trên ngành nghề ở
Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc bệnh da dị ứng dao
động từ 2-20%(6,7), tỷ le hiện mắc bệnh da nhiễm
khuẩn dao động từ 5-35%(3,6,12). Có vẻ sự hoàn
thiện các biện pháp an toàn vệ sinh lao động
trong những năm gần đây cũng khó có thể khắc
phục 2 vấn đề về da này, nhất là trong điều kiện
đa tiếp xúc của ngành chế biến thực phẩm.
Nghiên cứu cắt ngang này không phải là một
nghiên cứu bệnh da nghề nghiệp, nhưng kết quả
nghiên cứu phần nào phản ánh sự tiếp xúc khó
tránh khỏi của các công việc trong các nhà máy
xí nghiệp chế biến thực phẩm, hoặc gây ra tình
trạng viêm da tiếp xúc trực tiếp hoặc gây ra tình
trạng tăng mẫn cảm do tiếp xúc kéo dài. Sự đa
dạng hóa sản phẩm càng cao luôn kèm theo sự
tiếp xúc càng nhiều hơn. Điều này phù hợp với
nhận định chung của nhiều nghiên cứu trên thế
giới về vấn đề viêm da nghề nghiệp trong
ngành chế biến thực phẩm(10,9).
Bệnh da (bao gồm bệnh da dị ứng, nhiễm
khuẩn, và bệnh da do vi khí hậu môi trường),
đặc biệt là bệnh da dị ứng có liên quan với giới
tính. Nam giới có tỷ lệ hiện mắc bệnh da cao
hơn có ý nghĩa so với nữ giới. Do tính chất công
việc với nhiều thao tác thủ công nặng nhọc,
phức tạp thường gây chấn thương, vi chấn
thương da của nam giới (ví dụ, giết mổ, bốc xếp)
và trong những khu vực có điều kiện vi khí hậu
không thuận lợi cùng với áp lực tốc độ công
việc, cũng như nhu cầu thao tác thủ công dễ
dàng, thuận tiện đã dẫn đến sự kém tuân thủ
bảo hộ lao động đầy đủ và hiệu quả. Ở một vài
công việc đặc biệt, các găng tay cao su, nhựa
không thấm làm giảm tốc độ công việc, do đó
chúng ít được chấp nhận(5). Điều này làm tăng
nguy cơ của sự tiếp xúc nghề nghiệp sẵn có, và
hậu quả là làm tăng tỷ lệ bệnh da.
Bệnh da (bao gồm bệnh da dị ứng, nhiễm
khuẩn, và bệnh da do vi khí hậu môi trường) có
liên quan với tuổi. Mặc dù tỷ lệ các bệnh da dị
ứng của nhóm tuổi trẻ (dưới 30) khá cao, nghiên
cứu này không ghi nhận được các viêm da tiếp
xúc liên quan lao động phần lớn ảnh hưởng tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 319
trẻ theo như ghi nhận chung(2). Nói chung, tỷ lệ
hiện mắc bệnh da tăng có ý nghĩa theo tuổi. Tuy
nhiên, do sự liên quan có ý nghĩa giữa 2 yếu tố
tuổi và tiếp xúc nghề nghiệp, yếu tố tiếp xúc
nghề nghiệp có thể góp phần vào sự liên quan
có ý nghĩa giữa bệnh da và tuổi; và cũng do đó,
mô hình liên quan giữa bệnh da và 2 yếu tố tuổi,
tiếp xúc gần giống nhau.
Bệnh da (bao gồm bệnh da dị ứng, nhiễm
khuẩn, và bệnh da do vi khí hậu môi trường),
đặc biệt là bệnh da dị ứng có liên quan với tiền
sử dị ứng bản thân hay gia đình. Các đối tượng
có tiền sử cơ địa bản thân hay gia đình có tỷ lệ
hiện mắc bệnh da, đặc biệt là bệnh da dị ứng,
cao hơn có ý nghĩa so với các đối tượng không
có tiền sử cơ địa bản thân hay gia đình. Kết quả
này phù hợp với nhận định kinh điển rằng các
đối tượng có tiền sử bản thân cơ địa có nguy cơ
cao mắc bệnh da nghề nghiệp(2). Ở các đối tượng
viêm da cơ địa, chức năng hàng rào bảo vệ của
da bị suy giảm, và sự mất nước xuyên thượng bì
gia tăng(1,11). Các thay đổi cấu trúc da góp phần
tạo thành các vi nứt ở da, là cổng vào cho các tác
nhân gây bệnh, các kích ứng nguyên, và dị
nguyên(4). Do sự liên quan có ý nghĩa giữa tiền
sử dị ứng bản thân và tiền sử dị ứng gia đình,
yếu tố tiền sử dị ứng bản thân có thể góp phần
vào sự liên quan có ý nghĩa giữa bệnh da và tiền
sử dị ứng gia đình.
Nhiễm nấm, trong đó chủ yếu là nấm móng
có liên quan với tuổi nghề. Tỷ lệ hiện mắc
nhiễm nấm, và nấm móng tăng có ý nghĩa theo
tuổi nghề. Kết quả tất nhiên này phù hợp với
đặc điểm mạn tính của các nhiễm khuẩn này và
môi trường làm việc tiếp xúc mạn tính với các
mầm bệnh này (môi trường làm việc ẩm ướt,
tiếp xúc thường xuyên với nước, và sử dụng
găng cao su thường xuyên).
Bệnh da (bao gồm bệnh da dị ứng, nhiễm
khuẩn, và bệnh da do vi khí hậu môi trường) có
liên quan với tiếp xúc nghề nghiệp. Tỷ lệ hiện
mắc bệnh da tăng có ý nghĩa theo mức độ tiếp
xúc nghề nghiệp. Đây là yếu tố phản ánh loại
công việc, và là yếu tố liên quan quan trọng và
đặc thù với các vấn đề về sức khỏe nói chung,
bệnh da và bệnh da liên quan nghề nghiệp nói
riêng trong các ngành nghề khác nhau. Yếu tố
này cũng có thể góp phần vào sự kết hợp giữa
các yếu tố khác và bệnh da như đã bàn ở trên.
Kết quả nghiên cứu này phần nào phản ánh việc
bảo hộ cho/của người lao động chưa đúng cách,
hiệu quả.
Sự khác biệt có ý nghĩa của bệnh da càng gia
tăng nếu tính đến tổng thời lượng – mức độ tiếp
xúc (tuổi nghề – tiếp xúc). Các đối tượng có tổng
lượng-mức tiếp xúc cao (tuổi nghề trên 19 năm
và tiếp xúc nhiều) có tỷ lệ hiện mắc bệnh da là
33.3%, các đối tượng có tổng lượng-mức tiếp
xúc thấp (tuổi nghề dưới 10 năm và tiếp xúc ít)
có tỷ lệ hiện mắc bệnh là 7,1%, các đối tượng có
tổng lượng-mức tiếp xúc trung bình (số còn lại)
có tỷ lệ hiện mắc bệnh là 19,7% (P=0.008;
÷22=9,58).
Bệnh da (bao gồm bệnh da dị ứng, nhiễm
khuẩn, và bệnh da do vi khí hậu môi trường) có
liên quan với vấn đề bảo hộ lao động. Tỷ lệ hiện
mắc bệnh da dị ứng cũng như bệnh da nhiễm
khuẩn đều tăng có ý nghĩa theo sự bảo hộ lao
động cho/của người lao động không đầy đủ.
Tiếp xúc không có nghĩa là tiếp xúc trực tiếp,
tiếp xúc ít không có nghĩa là không có nguy cơ,
và còn phải kể đến thời lượng tiếp xúc kéo dài
của người lao động; kết quả nghiên cứu này cho
thấy bên cạnh vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
cần phải đánh giá đúng mức các yếu tố nguy cơ
đối với người lao động để có thể thực hiện các
biện pháp vệ sinh an toàn lao động đầy đủ, hiệu
quả. Nông Thái Sơn Hà trong nghiên cứu của
mình đã chứng minh rằng hiệu quả can thiệp
của việc trang bị bảo hộ lao động thích hợp và
đúng cách đã làm giảm được 30% nguy cơ mắc
bệnh ngoài da ở công nhân(8).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 38,2%, trong đó,
các loại bệnh da thường gặp là bệnh da do các
tác nhân vật lý (16,0%) bao gồm yếu tố cơ học và
yếu tố vi khí hậu môi trường; bệnh da dị ứng
(10,0%) bao gồm dị ứng do tiếp xúc và không do
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 320
tiếp xúc; bệnh da nhiễm khuẩn (8,2%) bao gồm
nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng và vi rút
(không bao gồm trứng cá thông thường). Bệnh
da dị ứng, nhiễm khuẩn, và bệnh da do vi khí
hậu môi trường có liên quan có ý nghĩa với giới
tính, tuổi đời, tiền sử dị ứng, tiếp xúc nghề
nghiệp, và bảo hộ lao động. Nhiễm nấm và nấm
móng có liên quan có ý nghĩa với tuổi nghề.
Cần thiết phải có các nghiên cứu can thiệp
(có chứng) nhằm xác định việc trang bị bảo hộ
lao động thích hợp, đúng cách cho người lao
động. Giáo dục ý thức vệ sinh sức khỏe cá
nhân nói chung, các vấn đề về da liên quan
lao động nói riêng, đặc biệt là ý thức sử dụng
các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân cho
người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cork MJ et al (2006), “New perspectives on epidermal barrier
dysfunction in atopic dermatitis: Gene-environment
interactions”, J Allergy Clin Immunol 2006, 118, pp. 3
2. Diepgen TL, Kanerva L (2006), “Occupational skin diseases”,
Eur J Dermatol 2006, 16(3), pp. 324-30.
3. Đỗ Hàm (2001), “Một số bệnh thường gặp trong công nhân
luyện chì kẽm Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành 2002, số
11(435), tr. 18-20.
4. Donald Y.M. Leung, Eichenfield L.F, Boguniewicz M (2008),
“Atopic Dermatitis (Atopic Eczema)”, Dermatology in general
medicine, Seventh Edition, By Thomas B. Fitzpatrick, McGraw-
Hill 2008, Vol. 1(14), pp. 146-158.
5. Flyvholm M-A, Mygind K, Sell L, Jensen A, Jepsen KF (2005),
“A randomised controlled intervention study on prevention of
work related skin problems among gut cleaners in swine
slaughterhouses”, Occup Environ Med 2005, 62, pp. 642–649.
6. Huỳnh Văn Bá (2001), “Tình hình bệnh da và mối liên quan đến
nghề nghiệp, môi trường lao động của nông dân tại nông
trường Sông Hậu, năm 2001”, Luận Văn Thạc sĩ Y học 2002, Đại
học Y dược TP.HCM.
7. Nguyễn Văn Thùy (1980), “Nhận xét sơ bộ tình hình sức khỏe
của c