Tỷ lệ kiến thức tốt về chăm sóc bàn chân giữa các nhóm có/không có béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và các mức HBA1C ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 nhập viện tại khoa Nội tim mạch – Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Mục tiêu: So sánh tỷ lệ kiến thức (KT) tốt về chăm sóc bàn chân đái tháo đường (ĐTĐ) giữa các nhóm có hoặc không có béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và các mức HbA1c. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 88 BN đã được chẩn đoán xác định ĐTĐ typ 2 đang nằm điều trị tại khoa Nội Tim mạch – Nội tiết bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 10/2011 đến tháng 03/2012. ĐTĐ typ 2 được chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2010. Kết quả: Tỷ lệ BN có KT tốt về chăm sóc bàn chân ĐTĐ ở nhóm có rối loạn lipid máu là 14,1% thấp hơn so với nhóm không có rối loạn lipid máu là 33,3%. Tỷ lệ BN ở nhóm HbA1C ≤ 7% có KT tốt cao hơn so với nhóm BN có nồng độ HbA1C > 7% với các tỷ lệ lần lượt là 40% so với 11,1%. Tỷ lệ BN có KT tốt về chăm sóc bàn chân ĐTĐ ở nhóm có và không có béo phì, có và không có tăng huyết áp là như nhau.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ kiến thức tốt về chăm sóc bàn chân giữa các nhóm có/không có béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và các mức HBA1C ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 nhập viện tại khoa Nội tim mạch – Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 177 TỶ LỆ KIẾN THỨC TỐT VỀ CHĂM SÓC BÀN CHÂN GIỮA CÁC NHÓM   CÓ / KHÔNG CÓ BÉO PHÌ, TĂNG HUYẾT ÁP, RỐI LOẠN LIPID MÁU   VÀ CÁC MỨC HBA1C Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2   NHẬP VIỆN TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH – NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA   TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ  Trần Đặng Đăng Khoa*, Triệu Thị Thảo Anh**  TÓM TẮT  Mục tiêu: So sánh tỷ lệ kiến thức (KT) tốt về chăm sóc bàn chân đái tháo đường (ĐTĐ) giữa các nhóm có  hoặc không có béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và các mức HbA1c.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 88 BN đã được chẩn đoán xác định ĐTĐ typ 2 đang nằm  điều trị tại khoa Nội Tim mạch – Nội tiết bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 10/2011 đến tháng  03/2012. ĐTĐ  typ 2 được chẩn đoán dựa vào  tiêu chuẩn của Hiệp hội đái  tháo đường Hoa Kỳ  (ADA) năm  2010.  Kết quả: Tỷ lệ BN có KT tốt về chăm sóc bàn chân ĐTĐ ở nhóm có rối loạn lipid máu là 14,1% thấp hơn so  với nhóm không có rối loạn lipid máu là 33,3%. Tỷ lệ BN ở nhóm HbA1C ≤ 7% có KT tốt cao hơn so với nhóm  BN có nồng độ HbA1C > 7% với các tỷ lệ lần lượt là 40% so với 11,1%. Tỷ lệ BN có KT tốt về chăm sóc bàn  chân ĐTĐ ở nhóm có và không có béo phì, có và không có tăng huyết áp là như nhau.  Từ khóa: kiến thức, chăm sóc bàn chân, đái tháo đường typ 2  ABSTRACT  THE RATE OF GOOD KNOWLEDGE REGARDING FOOT CARE IN TYPE 2 DIABETIC PATIENTS  BETWEEN THE GROUPS WITH OR WITHOUT OBESITY, HYPERTENSION,  DYSLIPIDEMIA, AND HBA1C LEVELS TREATED AT THE CANTHO CENTRAL HOSPITAL  Tran Đang Đang Khoa, Trieu Thi Thao Anh  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 177 ‐ 181  Objective: to compare the rate of good knowledge regarding foot care in type 2 diabetic patients between the  groups with or without obesity, hypertension, dyslipidemia, and HbA1c levels.   Patients and methods: 88 patients with type 2 diabetes at The Can Tho Central General Hospital from  10/2011 to 03/2012 are investigated basing on the ADA 2010.  Results: Percentage of good knowledge regarding foot care in type 2 diabetic patients in dyslipidemia group  was 14.1%  lower compared  to  the group without dyslipidemia was 33.3%. Diabetic patients  in HbA1C≤ 7%  group had better knowledge  in  foot care than those  in HbA1C>7% by percentage of 40% compared to 11.1%.  Percentage of patients with good knowledge diabetic  foot  care  in  the groups with or without obesity, with or  without high blood pressure was the same.  Keyword: knowledge, foot care, type 2 diabetic  ĐẶT VẤN ĐỀ  Bệnh  lý bàn  chân  là một  trong những biến  chứng mạn tính thường gặp ở BN ĐTĐ. Đây là  một  trong những biến  chứng nặng nề mà hậu  quả là loét hoại tử bàn chân khiến BN phải nhập  * Đại học Y Dược Cần Thơ, **Trường Trung cấp Y Dược Mekong  Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Đặng Đăng Khoa‐ ĐT: 0913 617 176, Email: bsdangkhoa@yahoo.com.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  178 viện điều trị và đây cũng chính là nguyên nhân  cắt cụt chi gây tàn phế cho người bệnh ĐTĐ(5,6,11).  Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng,  nếu  bệnh  nhân  ĐTĐ  có  tổn  thương  bàn  chân  được  chăm  sóc  và  điều  trị  đúng  có  thể  tránh  được nguy cơ phải cắt cụt chi lên đến 85% (4,11).  Tại  Việt  Nam,  một  nghiên  cứu  về  biến  chứng bàn  chân  ĐTĐ  của Bệnh  viện Nội  tiết  Hà Nội cho thấy người bệnh ĐTĐ Việt Nam có  biến  chứng  bàn  chân  vào  viện  ở  những  giai  đoạn muộn. Điều này dẫn đến những hậu quả  nặng nề vì ngoài việc chi phí điều  trị cao,  thì  thời  gian  điều  trị  nội  trú  cũng  dài  hơn  rất  nhiều so với BN ĐTĐ không bị biến chứng bàn  chân(10). Việc so sánh  tỷ  lệ KT  tốt về chăm sóc  bàn  chân ĐTĐ giữa  các nhóm  có hoặc không  có béo phì,  tăng huyết áp,  rối  loạn  lipid máu  và các mức HbA1c ở BN ĐTĐ  typ 2 để  từ đó  có  những  phương  pháp  giáo  dục  sức  khỏe  hiệu quả, nhằm hạn chế những biến chứng do  ĐTĐ gây ra ở bàn chân là một vấn đề cấp bách  và  hết  sức  cần  thiết.  Vì  vậy,  chúng  tôi  tiến  hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: so sánh tỷ  lệ  kiến  thức  tốt  về  chăm  sóc  bàn  chân  đái  tháo  đường  giữa  các  nhóm  có  hoặc  không  có  béo  phì,  tăng  huyết  áp,  rối  loạn  lipid  máu  và  các  mức  HbA1c.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Gồm  88 BN  đã  được  chẩn  đoán  xác  định  ĐTĐ typ 2 đang nằm điều trị tại khoa Nội Tim  mạch  –  Nội  tiết  bệnh  viện  Đa  khoa  Trung  ương  Cần  Thơ  từ  tháng  10/2011  đến  tháng  03/2012. Chẩn  đoán  ĐTĐ  typ  2  dựa  vào  tiêu  chuẩn  của Hiệp  hội  đái  tháo  đường Hoa Kỳ  (ADA) năm 2010 (1).  Tiêu chuẩn loại trừ  Những BN có bệnh  lý nội khoa nặng, đang  dùng thuốc gây tăng đường huyết, những người  bị  rối  loạn  tâm  thần,  thiểu năng  trí  tuệ, không  nghe hoặc không nói được, phụ nữ đang trong  thời kỳ mang  thai và những BN không đồng ý  tham gia nghiên cứu.  Tiêu chuẩn đánh giá  Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức chăm sóc bàn  chân dựa  theo  hướng dẫn  chăm  sóc  bàn  chân  của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2011 như sau(2):  Bảng 1‐ Bảng đánh giá kiến thức chăm sóc bàn chân  ĐTĐ  Kiến thức chăm sóc bàn chân Đúng Sai 1. Kiểm soát tốt đường huyết 2. Tự quan sát và khám bàn chân mỗi ngày 3. Nhìn qua gương soi hoặc nhờ người khác kiểm tra hộ khi tầm nhìn bị hạn chế 4. Đến ngay cơ sở y tế khi có bất thường ở bàn chân (vết thương, trầy xước...) 5. Rửa chân mỗi ngày với nước ấm 6. Giữ cho bàn chân sạch và khô sau khi tắm, đặc biệt là vùng kẻ ngón 7. Nếu da khô, có thể dùng kem làm mềm da 8. Cắt móng chân phải cắt ngang, không cắt khóe 9. Không đi chân trần, mang giày dép ngay cả khi đi trong nhà 10. Chọn giày, dép mềm mại, vừa vặn 11. Kiểm tra giày dép trước khi mang vào 12. Không hút thuốc lá Cách đánh giá  Tiến hành  đánh giá kiến  thức về  chăm  sóc  bàn chân ở BN tham gia nghiên cứu bằng cách  phỏng vấn lần lượt các vấn đề nêu trên với các  câu hỏi và ghi nhận câu trả lời từ BN.  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh.  Phương pháp thu thập số liệu  Số  liệu  được  thu  thập bằng  cách dùng “Bộ  câu hỏi” để phỏng vấn trực tiếp BN. Tất cả các  đối tượng nghiên cứu được thu thập một số đặc  điểm về hành chính, tiền sử, lâm sàng, cận lâm  sàng liên quan.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Đặc điểm chung   Giới tính  Bảng 2‐ Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới  Giới tính Phân bố chung (n=88) Số BN Tỷ lệ (%) Nữ 61 69,3 Nam 27 30,7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 179 Tuổi  Bảng 3‐ Phân bố độ tuổi của mẫu nghiên cứu  Nhóm tuổi Phân bố chung (n=88) Số BN Tỷ lệ (%) ≤ 60 32 36,4 > 60 56 63,6 Tuổi trung bình 66,9 ± 12,9 HbA1c của đối tượng nghiên cứu  Bảng 4. Các mức HbA1c của đối tượng nghiên cứu  Các mức HbA1 Phân bố chung (n=88) Số BN Tỷ lệ (%) ≤ 7% 25 28,4 >7% 63 71,6 Thời gian mắc bệnh  Bảng 5‐ Thời gian mắc bệnh của mẫu nghiên cứu  Thời gian mắc bệnh Phân bố chung (n=88) Số BN Tỷ lệ (%) < 5 năm 48 54,5 5 – 10 năm 29 33,0 > 10 năm 11 12,5 Thời gian phát hiện  bệnh  trung  bình  là  2  năm,  tỷ  lệ BN  có  thời  gian mắc  bệnh dưới  5  năm  chiếm  tỷ  lệ  cao nhất  là 54,5%; kế  đến  là  nhóm từ 5 – 10 năm với tỷ lệ 33%. Chiếm tỷ lệ  thấp nhất là nhóm có thời gian mắc bệnh trên  10 năm với tỷ lệ 12,5%.  Tổn thương loét bàn chân  Trong mẫu nghiên cứu, có 66 BN không loét  bàn chân và 22 BN loét bàn chân chiếm tỷ lệ lần  lượt là 75% và 25%.  So  sánh kiến  thức về  chăm  sóc bàn  chân  đái  tháo  đường  giữa  các  nhóm  có  hoặc  không có béo phì,  tăng huyết áp,  rối  loạn  lipid máu và HbA1c   Béo phì (dựa vào BMI)  Bảng 6‐ So sánh kiến thức chăm sóc bàn chân ở  nhóm có và không có béo phì  Chỉ số BMI Kiến thức χ2 p Tốt Không tốt < 23 Số BN Tỷ lệ (%) 6 20 24 80 0,01 0,907 ≥ 23 Số BN Tỷ lệ (%) 11 19 47 81 Ở  nhóm  có  kiến  thức  tốt:  có  20%  bệnh  nhân có chỉ số BMI <23 tức là nhóm không có  béo phì và 19% bệnh nhân có chỉ số BMI ≥ 23  tức là nhóm tăng cân – béo phì. Đến nhóm có  kiến thức không tốt: chỉ số BMI < 23 chiếm  tỷ  lệ 80% và chỉ số BMI ≥ 23 chiếm tỷ lệ 81%. Sự  khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.  Tăng huyết áp  Bảng 7 ‐ So sánh kiến thức chăm sóc bàn chân ở  nhóm có và không có tăng huyết áp  Tăng huyết áp Kiến thức χ2 p Tốt Không tốt Có Số BN Tỷ lệ (%) 8 22,2 28 77,8 0,33 0,56 Không Số BN Tỷ lệ (%) 9 17,3 43 82,7 Nhóm có kiến thức tốt: tỷ lệ bệnh nhân có  tăng huyết áp  chiếm 22,2% và không  có  tăng  huyết  áp  chiếm  17,3%.  Nhóm  có  kiến  thức  chưa tốt tốt: tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp  chiếm 77,8%  thấp hơn  so với nhóm không có  tăng huyết áp với  tỷ  lệ  là 82,7%. Sự khác biệt  này có không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.  Rối loạn lipid máu  Bảng 8. So sánh kiến thức chăm sóc bàn chân ở nhóm  có/không có rối loạn lipid máu  Rối loạn lipid máu Kiến thức χ2 p Tốt Không tốt Có Số BN Tỷ lệ (%) 9 14,1 55 85,9 4,16 0,04 Không Số BN Tỷ lệ (%) 8 33,3 16 66,7 Nhóm có kiến thức tốt: tỷ lệ bệnh nhân có  rối loạn lipid máu chiếm 14,1% và không có rối  loạn  lipid  máu  chiếm  33,3%.  Nhóm  có  kiến  thức  không  tốt:  tỷ  lệ  bệnh  nhân  có  rối  loạn  lipid máu  chiếm  85,9%  cao hơn  so với nhóm  không có rối loạn lipid máu với tỷ lệ là 66,7%.  Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  180 Nồng độ HbA1c  Bảng 9‐ So sánh kiến thức chăm sóc bàn chân ở các  mức HbA1c khác nhau  Nồng độ HbA1c (%) Kiến thức χ2 p Tốt Không tốt ≤ 7 Số BN Tỷ lệ (%) 10 40,0 15 60,0 9,58 0,002 > 7 Số BN Tỷ lệ (%) 7 11,1 56 88,9 Tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm có nồng độ HbA1c  từ 7% trở xuống có kiến thức tốt là 40% cao hơn  so  với  nhóm  có  nồng  độ  HbA1c>7  là  11,1%.  Tương  tự,  ở  nhóm  bệnh  nhân  nồng  độ  HbA1c>7% có kiến  thức không  tốt  là 88,9% cao  hơn so với nhóm HbA1c  ≤ 7%  là 60%. Sự khác  biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.  BÀN LUẬN  Đã hơn 90 năm  từ khi phát hiện  ra  Insulin  cùng với sự tiến bộ của kĩ thuật y học trong chẩn  đoán,  điều  trị  và  chăm  sóc  nhưng  ĐTĐ  vẫn  đang  là một đại dịch toàn cầu. Bên cạnh sự gia  tăng tỉ lệ mắc bệnh, các tác hại về kinh tế xã hội  và đời sống của bệnh nhân do biến chứng của  ĐTĐ cũng là một vấn đề được đặt ra(9,12). Bệnh lý  bàn  chân  là một  trong những biến  chứng mạn  tính thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây là một  trong những biến chứng nặng nề mà hậu quả là  loét  hoại  tử  bàn  chân  khiến  bệnh  nhân  phải  nhập viện điều trị và đây cũng chính là nguyên  nhân  cắt  cụt  chi  gây  tàn  phế  cho  người  bệnh  ĐTĐ(5,6,11).   Việc  phát  hiện  kịp  thời  các  dấu  hiệu  loét  chân rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe  và ngăn ngừa biến chứng phát  triển. Bên  cạnh  đó, còn hạn chế được những suy nghĩ và hành  động  tiêu  cực  cũng như gánh nặng về  chi phí  điều trị vì loét chân không chỉ làm suy sụp tinh  thần,  làm giảm  thể  lực, khả năng  lao động mà  còn  làm  tăng  chi  phí  điều  trị  lên  rất  nhiều(3,6).  Nhiều  nghiên  cứu  đã  cho  thấy  những  bệnh  nhân ĐTĐ có kiến thức về chăm sóc bàn chân tốt  sẽ giúp bảo vệ hữu hiệu  đôi  chân  của họ hơn  những bệnh nhân không có kiến  thức  tốt. Thật  vậy, khi bệnh nhân có kiến thức tốt về chăm sóc  bàn  chân  sẽ  giúp  họ  trong  việc  thực  hành  tự  chăm  sóc bàn  chân  của mình,  từ  đó  làm giảm  thiểu  các  tác  hại  nặng  nề  do  biến  chứng  bàn  chân ĐTĐ gây ra(7, 8,10).  Bên cạnh những biện pháp thăm khám  lâm  sàng  tỉ mỉ,  thì giáo dục kiến  thức về  chăm  sóc  bàn  chân  ĐTĐ  cũng  là một  vấn  đề  không  thể  thiếu ngay cả khi bệnh nhân đã có hoặc chưa có  bệnh lý bàn chân do ĐTĐ gây ra. Vì vậy, việc so  sánh  tỷ  lệ kiến  thức  tốt về  chăm  sóc bàn  chân  ĐTĐ giữa các nhóm có hoặc không có béo phì,  tăng  huyết  áp,  rối  loạn  lipid máu  và  các mức  HbA1c  để  rồi  từ  đó  đưa  ra  các  giải  pháp  can  thiệp  tối ưu cũng  là một việc hết sức cần  thiết.  Từ những khảo  sát  trên  các  đối  tượng  là bệnh  nhân ĐTĐ typ 2, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh  nhân có kiến thức tốt về chăm sóc bàn chân ĐTĐ  ở nhóm không có rối loạn lipid máu và nồng độ  HbA1C≤7%  có  kiến  thức  tốt  cao  hơn  so  với  nhóm bệnh nhân có rối loạn lipid máu và nồng  độ HbA1C>7%.  Rối  loạn  lipid máu  là một  rối  loạn  thường  gặp và đi kèm với đái tháo đường(1). Khi so sánh  kiến  thức về chăm sóc bàn chân giữa nhóm có  và không  có  rối  loạn  lipid máu,  chúng  tôi  ghi  nhận: nhóm bệnh nhân không có rối  loạn  lipid  máu có kiến thức tốt cao hơn nhóm có rối  loạn  lipid máu với tỷ lệ là 33,3% so với 14,1%; sự khác  biệt này có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể là  do  những  bệnh  nhân  không  có  rối  loạn  lipid  máu có  lẽ  là những người  tuân  thủ điều  trị, có  chế độ luyện tập và ăn uống phù hợp với bệnh  cũng như  có  điều kiện  tiếp xúc nhiều hơn với  nhân viên y  tế,  từ đó họ cũng sẽ có cơ hội  tiếp  thu kiến thức về chăm sóc bàn chân.  HbA1c trước đây là một xét nghiệm dùng để  đánh giá tình trạng tăng đường huyết mạn tính  của bệnh nhân đái tháo đường trong vòng 3 đến  4 tháng trước xét nghệm, dựa vào nguyên lý của  sự  kết  hợp  giữa  glucose  trong  máu  với  hemoglobin trong hồng cầu mà xét nghiệm này  ra  đời  và  được  ứng  dụng  để  theo  dõi  đường  huyết cho bệnh nhân. Với vai trò trước đây của  mình  là một mục  tiêu cần phải đạt được  trong  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 181 quá trình điều trị đái tháo đường typ 2 cùng với  vai  trò  như  là một  biện  pháp  có  thể  dùng  để  chẩn  đoán hiện nay như  theo  khuyến  cáo  của  Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ vào năm 2010(1). HbA1c  đã  trở nên phổ biến và quen  thuộc với các nhà  lâm  sàng nội  tiết với kỳ vọng mong muốn  đạt  được mục tiêu điều trị là <7%. Trong nghiên cứu  của  chúng  tôi, bệnh nhân  ở nhóm  có nồng  độ  HbA1c từ 7% trở xuống (tức đã đạt mục tiêu về  HbA1c)  có kiến  thức  tốt  cao hơn  so với nhóm  bệnh nhân có nồng độ HbA1c trên 7%. Sỡ dĩ có  mối liên quan này, có lẽ là do những bệnh nhân  có nồng độ HbA1c  từ 7%  là những người  thực  hiện đúng việc điều trị, quan tâm đến tình trạng  sức khỏe của mình, cũng như quan tâm đến việc  tự  chăm  sóc  phòng  ngừa  các  biến  chứng  do  ĐTĐ nói chung gây ra và biến chứng bàn chân  ĐTĐ nói riêng.  KẾT LUẬN  Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức tốt về chăm sóc  bàn  chân  đái  tháo  đường  ở  nhóm  có  rối  loạn  lipid máu là 14,1% thấp hơn so với nhóm không  có rối loạn lipid máu là 33,3%. Sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê.  Tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm HbA1c≤7% có kiến  thức  tốt  cao  hơn  so  với  nhóm  bệnh  nhân  có  nồng độ HbA1c>7% với các tỷ lệ lần lượt là 40%  so với 11,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.  Tỷ  lệ bệnh nhân có kiến  thức  tốt về chăm  sóc  bàn  chân  đái  tháo  đường  ở  nhóm  có  và  không có béo phì, có và không có  tăng huyết  áp là như nhau.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. American  Diabetes  Association  (2010).  Diagnosis  and  Classification  of  Diabetes  Mellitus.  Diabetes  Care,  Vol.33,  Supplement 1: S62‐S69.  2. American  Diabetes  Association  (2011).  Standards  of Medical  Care in Diabetes – 2011. Diabetes Care, Vol.34, Supplement 1:  S11‐S61.  3. Association American Diabetes (2003). Preventive Foot Care in  People With Diabetes.  Diabetes  Care,  Vol.26,  Supplement  1:  S78‐S79.  4. Boulton AJM. (2006). The Global Burden of Diabetic Foot Disease.  Diabetic  Microvascular  Complications  Today,  January/February: 23‐25.  5. Dunn K. (2007). Preventing amputation in patients with diabetes.  Wounds UK, Vol.3(1): 22‐30.  6. Đỗ Trung Quân (2006). Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường. Biến  chứng bệnh đái tháo đường và điều trị, NXB Y học, trang 174‐ 197.  7. Jinadasa CVM,  Jeewantha M.  (2011). A study to determine the  knowledge and practice of foot care in patients with chronic diabetic  ulcers.  International  Journal  of  Collaborative  Research  on  Internal Medicine & Public Health, Vol.3(1): 115‐122.  8. Khamseh  M.  E.,  Vatankhah  N.,  Baradaran  H.  R.  (2007).  Knowledge and practice of  foot care  in  Iranian people with  type 2  diabetes. International Wound Journal, Vol.4(4): 298‐302.  9. Nguyễn Thy Khuê (2007). Bệnh đái tháo đường. Nội tiết học đại  cương, NXB Y học Chi nhánh TP.HCM, trang 373‐410.  10. Phạm Thị Thanh Thủy (2010). Đánh giá kiến thức, thái độ thực  hành chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường tại Khoa  Nội tiết ‐ Lão Khoa Bệnh viện C Đà Nẵng. Kỷ yếu Đề tài nghiên  cứu khoa học Điều dưỡng, Hội nghị Khoa học Điều dưỡng  toàn quốc lần IV ‐ Hà Nội, trang 219‐225.  11. Tạ Văn Bình  (2007). Bệnh  lý bàn chân đái tháo đường. Những  nguyên lý nền tảng Bệnh đái tháo đường ‐ Tăng glucose máu,  NXB Y học, Hà Nội, trang 568‐596.  12. Whiting D. R., Guariguata  L., Weil C.,  Shaw  J.  (2011).  IDF  Diabetes Atlas: Global  estimates  of  the  prevalence  of  diabetes  for  2011  and  2030.  Diabetes  Research  and  Clinical  Practice,  Vol.94(3): 311‐321.  Ngày nhận bài      30/07/2013.  Ngày phản biện nhận xét bài báo  03/09/2013.  Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 
Tài liệu liên quan