Tỷ lệ sử dụng natri benzoat và kali sorbat trong bảo quản một số thực phẩm tại các chợ tỉnh Tây Ninh

Đặt vấn đề: Sử dụng các chất bảo quản quá liều lượng sẽ gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Nhiều thực phẩm đã hoặc chưa được công bố chất lượng sản phẩm, không rõ nguồn gốc, có khả năng lạm dụng chất bảo quản. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các thực phẩm (chả lụa, chả quế, bò vò viên, nước tương, chao, tương đen, tương ớt và tương hột) có nồng độ natri benzoat và kali sorbat vượt mức cho phép và các yếu tố liên quan ở một số chợ huyện/thị thuộc tỉnh Tây Ninh năm 2013. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 99 mẫu tại 9 chợ huyện/thị tỉnh Tây Ninh. Kết quả: Hàm lượng natri benzoat và kali sorbat dùng để bảo quản thực phẩm không đạt chiếm 56 % (vượt mức quy định 1 g/kg). Tỷ lệ chả lụa, bò vò viên và chả quế có hàm lượng natri benzoat trung bình cao hơn mức cho phép (1000 mg/kg) chiếm trên 72% và tương hột trên 52%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa thực phẩm sử dụng nhãn và thực phẩm chứa chất bảo quản đạt chuẩn cho phép. Kết luận: Nhiều thực phẩm chưa được công bố chất lượng sản phẩm, không dán nhãn và sử dụng chất natri benzoat cùng với/hoặc kali sorbat vượt mức cho phép gấp khoảng 2 lần.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ sử dụng natri benzoat và kali sorbat trong bảo quản một số thực phẩm tại các chợ tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 68 TỶ LỆ SỬ DỤNG NATRI BENZOAT VÀ KALI SORBAT   TRONG BẢO QUẢN MỘT SỐ THỰC PHẨM   TẠI CÁC CHỢ TỈNH TÂY NINH  Bùi Duy Trường*, Đặng Văn Chính**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Sử dụng các chất bảo quản quá liều lượng sẽ gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Nhiều thực  phẩm đã hoặc chưa được công bố chất  lượng sản phẩm, không rõ nguồn gốc, có khả năng  lạm dụng chất bảo  quản.  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các thực phẩm (chả lụa, chả quế, bò vò viên, nước tương, chao, tương  đen, tương ớt và tương hột) có nồng độ natri benzoat và kali sorbat vượt mức cho phép và các yếu tố liên quan ở  một số chợ huyện/thị thuộc tỉnh Tây Ninh năm 2013.  Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 99 mẫu tại 9 chợ huyện/thị tỉnh Tây Ninh.  Kết quả: Hàm lượng natri benzoat và kali sorbat dùng để bảo quản thực phẩm không đạt chiếm 56 % (vượt  mức quy định 1 g/kg). Tỷ lệ chả lụa, bò vò viên và chả quế có hàm lượng natri benzoat trung bình cao hơn mức  cho phép (1000 mg/kg) chiếm trên 72% và tương hột trên 52%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p <0,05)  giữa thực phẩm sử dụng nhãn và thực phẩm chứa chất bảo quản đạt chuẩn cho phép.  Kết  luận: Nhiều thực phẩm chưa được công bố chất  lượng sản phẩm, không dán nhãn và sử dụng chất  natri benzoat cùng với/hoặc kali sorbat vượt mức cho phép gấp khoảng 2 lần.  Từ khóa: Natri benzoat, Kali sorbat, an toàn thực phẩm.  ABSTRACT  THE STATUS OF USING SODIUM BENZOATE AND POTASSIUM SORBATE FOR FOOD  PRESERVATION IN MARKETS IN TAY NINH PROVINCE  Bui Duy Truong, Dang Van Chinh  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 68 – 73  Background:  Sodium  benzoate  and  potassium  sorbate  are  food  additives  that  were  often  abused  in  preserving  several  certain  foods.  Its  abuse  can  lead  to  adverse  health  effects  to  human  being. Therefore  it  is  necessary to survey and monitor its concentration in frequently consumed foods.   Objectives: To determine the prevalence of food (pork pie, cinnamon pork pie, rolled minced beef, soy sauce,  soya cheese, hoisin, chili sauce, soya seed sauce) which contain sodium benzoate and potassium sorbate exceeded  regulations and its related factors in district markets in Tay Ninh, 2013.  Methods: A cross‐sectional study of 99 food samples in 9 district markets in Tay Ninh province.  Result: Fifty six percent of foods which used sodium benzoate and potassium sorbate to preserve food was  higher  than  its permission  level of use  (the permission concentration 1g/kg). Of  these, pork pice, beef ball and  cinnamon pork pie were accounted for 72%, soya sauces for 52%.   There was a significant relationship between  the concentration of sodium benzoate and potassium sorbate  and its label characteristics on abused foods.  Conclusion: Foods not  registered were  sold quite commonly  in district markets. Foods  that were neither  *Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tây Ninh    **Viện Y tế công cộng TP. HCM  Tác giả liên lạc: BS.CKI. Bùi Duy Trường  ĐT: 0919585753 Email: truongnguyen0909@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  69 labeled  nor  packaged  often  had  higher  concentrations  of  sodium  benzoate  and  potassium  sorbate  than  its  permission levels.   Key words: Sodium benzoate, potassium sorbate, food safety.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Bảo quản  thực phẩm  là một  công  đoạn  rất  quan trọng trong quá trình từ sản xuất đến tiêu  thụ vì  có  tác dụng  tiêu diệt hoặc  ức  chế  các vi  khuẩn và nấm mốc, chống ôxy hóa. Hiện nay, có  nhiều  cách  bảo  quản  sản  phẩm,  trong  đó  việc  dùng chất phụ gia thực phẩm là phổ biến nhất(2,  3). Các chất bảo quản nếu dùng quá liều lượng sẽ  gây ra tác hại tới sức khỏe(5). Nhưng nhiều nhà  sản xuất do không  trang bị quy  trình  sản xuất  chuẩn, nguyên liệu không tốt, sản phẩm làm ra  tiêu thụ chậm và để kéo dài thời gian chờ phân  phối  trên  thị  trường nên  đã  lạm dụng các chất  bảo quản.   Natri  benzoat  (NaC6H5CO2)  và  kali  sorbat  (C6H7KO2) là hai chất được phép dùng trong bảo  quản  thực phẩm. Chúng có thể ảnh hưởng đến  sức khỏe con người lâu dài như phá huỷ và khử  hoạt tính của các phần DNA sống trong ti thể tế  bào,  gây  ra  hội  chứng  Parkinson và  các  hội  chứng thoái hoá thần kinh khác; nhưng trên tất  cả là quá trình lão hoá của cơ thể hay có thể gây  ung thư vì có vòng nhân benzen(1).  Năm  2012,  tỉnh  Tây Ninh  ghi  nhận  nhiều  loại thực phẩm có sử dụng natri benzoat và kali  sorbat vượt mức cho phép gấp nhiều lần so với  quy định như: chả lụa, chả quế, bò vò viên, chao  và  tương  hột.  Cụ  thể,  cứ  12 mẫu  thực  phẩm  được xét nghiệm thì phát hiện 5 mẫu vượt mức  cho  phép(4).  Bên  cạnh  đó  có  nhiều  thực  phẩm  chưa được công bố chất lượng sản phẩm, không  rõ  nguồn  gốc  (địa  phương  khác  đem  đến,  lấy  hàng  qua  nhiều  trung  gian),  có  khả  năng  lạm  dụng hai chất bảo quản nói trên.  Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu chất  natri benzoat và kali sorbat trong bảo quản thực  phẩm  tại Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu chuyên  về thực trạng sử dụng chất natri benzoat và kali  sorbat  trong bảo quản  trong một số  thực phẩm  tại các chợ tỉnh Tây Ninh trong năm 2013 được  thực hiện nhằm cung cấp số liệu cơ bản cho các  cơ  quan  chức  năng  để  thực  hiện  tốt  công  tác  giám sát chất bảo quản thực phẩm, và giúp nâng  cao sức khỏe người tiêu dùng.   Mục tiêu nghiên cứu  Mô  tả  đặc  điểm  chung  của  từng  loại  thực  phẩm (nhãn thực phẩm, nguồn gốc thực phẩm,  công bố chất lượng sản phẩm và bao bì đóng gói  thực phẩm) và người buôn bán thực phẩm (trình  độ học vấn và nơi bán).  Xác định tỷ lệ các thực phẩm được khảo sát  (gồm chả  lụa, chả quế, bò vò viên, nước tương,  chao, tương đen, tương ớt và tương hột) có nồng  độ  natri  benzoat  và  kali  sorbat  vượt mức  cho  phép theo quy định của Bộ Y tế.  Xác định mối liên quan giữa đặc điểm chung  của  thực  phẩm  với  tình  trạng  sử  dụng  natri  benzoat và kali sorbat vượt mức cho phép trong  bảo quản thực phẩm.  ĐỐI  TƯỢNG ‐ PHƯƠNG  PHÁP  NGHIÊN  CỨU  Nghiên  cứu mô  tả  cắt  ngang  tại  chín  chợ  huyện,  thị  tỉnh  Tây Ninh  từ  tháng  4/2013  đến  tháng 9/2013. Tất cả 99 mẫu của 8 loại thực phẩm  chả  lụa, chả quế, bò vò viên, nước  tương, chao,  tương hột,  tương  ớt và  tương  đen  cùng người  buôn  bán  sẽ  được  chọn  để  khảo  sát  lấy mẫu.  Phỏng vấn  trực  tiếp những người cần khảo sát  qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin về tuổi,  giới,  trình  độ  học  vấn,  thời  gian  bán,  công  bố  chất  lượng  sản phẩm. Dựa vào nguồn gốc hay  nhãn  sản  phẩm  chỉ  lấy mẫu một  lần  trên  loại  thực  phẩm  với  khối  lượng  khoảng  100  g/mẫu  thực phẩm, bảo quản thoáng mát đưa về phòng  xét  nghiệm  natri  benzoat  và  kali  sorbat.  Định  lượng chất bảo quản natri benzoat và kali sorbat  trong  thực phẩm bằng máy sắc ký  lỏng cao áp  của  Mỹ.  Sử  dụng  phần  mềm  EpiData  3.0  để  nhập số liệu, phân tích thống kê với Stata 10.0 về  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 70 tỷ lệ phần trăm, tần suất và tính OR tìm mối liên  quan giữa các yếu tố.  KẾT QUẢ   Bảng 1: Đặc điểm của người bán thực phẩm và mẫu  nghiên cứu (n=99)  Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 15 15,2 Nữ 84 84,8 Trình độ học vấn ≤ Cấp I 21 21,2 Cấp II 52 52,5 Cấp III 22 22,2 ≥ Cấp III 4 4,1 Sử dụng giấy công bố thực phẩm khi bán Có 81 81,8 Không 18 18,2 Nguồn gốc thực phẩm Lấy hàng trực tiếp 18 18,2 Tại nhà 20 20,2 Trung gian 41 41,4 Không rõ 20 20,2 Bao bì Có 65 65,7 Có nhưng không kín 23 23,2 Không 11 11,1 Nhãn thực phẩm Có 48 48,5 Không 51 51,5 Công bố chất lượng Đã công bố 51 51,5 Chưa 48 48,5 Đa số người bán thực phẩm là nữ 85%. Trình  độ cấp II chiếm nhiều nhất (52 %), kế đến là cấp  III chiếm 22%.  Những người bán  thực phẩm không  có  sử  dụng giấy công bố sản phẩm nhằm chứng minh  với người  tiêu dùng  thực phẩm  đảm  bảo  chất  lượng chiếm tỷ  lệ rất cao (82%). Nguồn gốc  lấy  sản phẩm qua trung gian là chủ yếu chiếm 41%,  thực phẩm bán không rõ nguồn gốc chiếm đến  20%. Thực phẩm không có bao bì chiếm 11% và  có bao nhưng không kín là 23%. 52% thực phẩm  không sử dụng nhãn. Tỷ  lệ  thực phẩm khi bán  không công bố chất lượng chiếm gần 50%.  Bảng 2: Tỷ lệ natri benzoat và kali sorbat trong thực  phẩm  Kết quả xét nghiệm Tần số Tỷ lệ Sử dụng chất bảo quản thực phẩm Có 98 99,0 Không 1 1,0 Hóa chất bảo quản Natri benzoat 77 78,6 Kali sorbat 3 3,1 Cả 2 18 18,4 Kết quả hàm lượng natri benzoat và kali sorbat Đạt 44 44,4 Không đạt 55 55,6 Có  đến 99%  thực phẩm  sử dụng chất bảo  quản trong quá trình sản xuất chế biến. Trong  đó,  78%  chứa  natri  benzoat,  chỉ  có  3%  thực  phẩm  có  chứa kali  sorbat, 19%  thực phẩm  có  chứa cả hai chất này. Kết quả hàm lượng natri  benzoat và kali sorbat dùng để bảo quản thực  phẩm  không  đạt  chiếm  56%  (vượt mức  quy  định 1 g/kg).   Bảng 3: Mô tả chi tiết hàm lượng natri benzoat vượt mức cho phép (trên 1 g/kg) theo quy định của BYT ở từng  loại thực phẩm    Tên thực phẩm X ± SD Min - max Tỷ lệ (%) Chả lụa 2810,3 ± 1648,9 1227,7 – 5360,9 13/18 (72,2) Bò viên 2817,5 ± 1186,9 1307,0 - 4703,4 10/13 (76,9) Chả quế 2824,2 ± 1360,3 1386,1 - 5884,7 11/13 (84,6) Tương ớt 2145,9 ± 1223,3 1152,2 - 3512,1 3/10 (30) Tương hột 1708,7 ± 514,2 1444,4 - 3159,1 10/19 (52,6) Nước tương 1201,8 ± 169,9 1011,1 - 1336,9 3/8 (37,5) Tổng 2508,7 ± 1285,6 1011,1 -5360,9 50/81 (61,7) Thực phẩm chả  lụa, bò vò viên và chả quế  chứa  hàm  lượng  natri  benzoat  trung  bình  cao  hơn mức  cho  phép  (1000 mg/kg)  trên  2,8  lần;  tương  ớt  trên  2  lần  và  nước  tương,  tương  hột  trên 1,2 lần.   Tỷ  lệ  thực phẩm chả  lụa, bò vò viên và chả  quế  chứa  hàm  lượng  natri  benzoat  trung  bình  cao hơn mức cho phép (1000 mg/kg) chiếm trên  72% và tương hột trên 52%.   Bảng 4: Mô tả chi tiết hàm lượng kali sorbat trong  tám loại thực phẩm  Kali sorbat X ± SD Min - max Tỷ lệ (%) Thực phẩm 209,4 ± 236,2 7,3 - 826,2 21/21(100) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  71 Trong  tám  loại  thực phẩm  được  khảo  sát  có hàm  lượng kali  sorbat  đều  trong mức  cho  phép (1 g/kg) và có hàm lượng trung bình trên  200 mg/kg.  Bảng 5: Mối liên quan giữa thực phẩm có hàm lượng chất bảo quản đạt chuẩn cho phép với sản phẩm có dán  nhãn và công bố chất lượng sản phẩm  Đặc điểm Hàm lượng chất bảo quản p OR (KTC 95%) Đạt (n,%) Không đạt (n,%) Dán nhãn thực phẩm Có 27 (61,4%) 17 (38,6%) 0,022 2,6 (1,1-6,3) Không 21 (38,2%) 34 (61,8) Công bố chất lượng sản phẩm Có 28 (63,6%) 16 (36,4%) 0,031 2,4 (1,0-7,0) Không 23 (41,8%) 32 (58,2) Có mối  liên quan  có ý nghĩa  thống kê  (p <  0,05)  giữa  thực  phẩm  sử  dụng  nhãn  và  thực  phẩm  có  chứa  chất  bảo  quản.  Số  chênh  của  những  thực phẩm không có nhãn mác cao gấp  2,6 lần so với những thực phẩm có nhãn.   Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê  giữa thực phẩm có công bố chất lượng sản phẩm  và  thực phẩm  có  chứa  chất bảo quản  (OR=2,4;  KTC 95%: 1,0‐7,0).   BÀN LUẬN  Tỷ  lệ người bán  thực phẩm không  có giấy  công bố chất lượng sản phẩm từ cơ sở sản xuất  chiếm rất cao (82%). Điều này có thể do những  người buôn bán thiếu kiến thức hay chưa được  tập huấn kiến  thức vệ sinh an  toàn  thực phẩm  hoặc cơ quan quản  lý chưa quản  lý được. Việc  bán hàng có giấy công bố chất lượng sản phẩm  theo qui định là điều cần thiết(6). Điều này giúp  người bán tránh việc vi phạm pháp luật và giúp  người tiêu dùng an tâm về tâm  lý khi  lựa chọn  những sản phẩm an toàn cho sức khỏe.   Đa số thực phẩm có bao bì, tuy nhiên có một  số  thực phẩm không bao bì  (11%) do  đặc  tính  trong quá trình buôn bán của thực phẩm bò vò  viên, chả quế mà người sản xuất không sử dụng  bao bì riêng biệt cho khối lượng tinh nhất định.  Tỷ  lệ  thực  phẩm  có  bao  bì  nhưng  không  kín  chiếm  23%.  Đây  là  những  điều  kiện  thuận  lợi  cho vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm mặc dù  thực phẩm đã đảm bảo vệ sinh từ cơ sở sản xuất;  hoặc  cơ  sở  lạm dụng  chất bảo quản  trong quá  trình sản xuất, vậy khâu giám sát mối nguy cần  quan tâm là bảo quản trong quá trình buôn bán.  Có hơn phân nửa thực phẩm không có nhãn  và gần phân nửa thực phẩm không công bố chất  lượng sản phẩm. Điều này có thể do thực phẩm  đã công bố chất  lượng sản phẩm nhưng không  dán nhãn như  chả  lụa, bò vò viên và  chả quế;  hoặc  có  thể do  thực phẩm  chưa  được  công bố  nhưng đã lưu thông trên thị trường.   Kết  quả  xét  nghiệm  natri  benzoat  và  kali  sorbat  trong  thực  phẩm  cho  thấy  có  đến  99%  thực  phẩm  sử  dụng  chất  bảo  quản  trong  quá  trình sản xuất chế biến thực phẩm. Natri benzoat  thường  được  sử dụng  rộng  rãi  trong bảo quản  thực phẩm kể cả trong một số loại thuốc điều trị  bệnh  ho(8). Hơn  phân  nữa  thực  phẩm  có  hàm  lượng natri benzoat và kali sorbat vượt mức cho  phép(0,0). Thông  thường  các  cơ  sở  chỉ  công  bố  một  chất  bảo  quản nhưng  trong  quá  trình  sản  xuất thực phẩm, mặc dù có thể họ đã cho nhiều  chất bảo quản khác nhằm bảo quản  sản phẩm  được lâu. Hiện nay các cơ sở sản xuất chế biến có  thể đang lạm dụng từ 2 – 4 chất phụ gia để bảo  quản thực phẩm(7).   Trong  những  loại  thực  phẩm:  chả  lụa;  chả  quế, bò vò viên, nước tương, tương hột và tương  ớt có hàm  lượng natri benzoat  trung bình  tổng  cao hơn 2,5 lần mức cho phép(2, 3). Điều này gợi  ý chất natri benzoat đang được sử dụng rộng rãi  và đang bị lạm dụng trong sản xuất thực phẩm.  Riêng thực phẩm có nguyên liệu từ thịt như chả  lụa, chả quế và bò vò viên có chất bảo quản vượt  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 72 mức  cho  phép  rất  cao  do  có môi  trường  dinh  dưỡng  thuận  lợi  cho  vi  khuẩn  phát  triển  và  không dùng bao bì kín.   Trong tám loại thực phẩm được khảo sát có  hàm lượng kali sorbat đều trong mức cho phép  và có hàm lượng trung bình trên 200 mg/kg. Đây  là chất bảo quản thực phẩm ít thông dụng so với  natri benzoat và ít được công bố trên nhãn thực  phẩm. Mặc dù  sản  phẩm  sử dụng  hàm  lượng  kali sorbat 200 mg/kg, nhưng khi trên sản phẩm  dùng thêm một chất bảo quản nữa cộng lại trên  1 g/kg xem như vượt mức giới hạn(2, 3).  Có mối  liên quan có ý nghĩa  thống kê giữa  thực phẩm sử dụng nhãn và thực phẩm có chứa  chất bảo quản. Rõ  ràng  thực phẩm có nhãn  thì  thường đã được công bố và đạt chất lượng; tuy  nhiên không phải thực phẩm nào đã được công  bố đều đạt hàm lượng chất bảo quản.   Không có mối  liên quan giữa “công bố chất  lượng  sản  phẩm”  với  tình  trạng  sử dụng  chất  bảo quản vượt mức quy định. Điều này có  thể  do cỡ mẫu nhỏ.   KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ  Natri benzoat được sử dụng phổ biến trong  bảo  quản  thực  phẩm.  Bên  cạnh  đó,  cơ  sở  sản  xuất thực phẩm sử dụng chất natri benzoat song  song  với  kali  sorbat  với  hàm  lượng  vượt  quá  mức giới hạn cho phép gấp nhiều lần so với quy  định(2,3).   Thực phẩm lưu hành trên thị trường không  nhãn mác trên nhiều loại thực phẩm khảo sát cụ  thể chả lụa, chả quế, bò vò viên hầu như không  dán nhãn mặc dù đã được công bố chất  lượng  sản phẩm và bao bì không kín. Có mối liên quan  có  ý nghĩa  thống  kê  giữa  thực phẩm  sử dụng  nhãn và thực phẩm có chứa chất bảo quản.   Để  kiểm  soát  việc  sử  dụng  chất  phụ  gia  trong thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe người  tiêu dùng cần  thực hiện những việc sau:  (1) Tổ  chức  các  lớp  tập  huấn  về  tác  hại  của  natri  benzoat  và  kali  sorbat  đối  với  sức  khỏe  và  những quy định khi sử dụng các chất bảo quản  thực phẩm cho người bán và cơ sở sản xuất. (2)  Tuyên  truyền qua  loa đài phát  thanh ở các chợ  huyện, chợ xã về tác hại của các chất phụ gia cho  những người tiêu dùng biết về những loại thực  phẩm không nhãn mác, có nhãn nhưng mù mờ,  bao bì thực phẩm không kín và tẩy chay những  thực  phẩm  không  công  bố  chất  lượng  sản  phẩm(3). Công  tác giám  sát  an  toàn  thực phẩm  cần được tăng cường, xử lý nghiêm như thu hồi  giấy công bố chất lượng sản phẩm những cơ sở  lạm  dụng  chất  bảo  quản  thực  phẩm  và  cấm  những  thực  phẩm  chưa  công  bố  chất  lượng,  không nhãn mác bày bán ở các chợ.  Đây  là  nghiên  cứu  đầu  tiên  tại  Tây Ninh  nhằm đánh giá tình trạng sử dụng chất bảo quản  có trong thực phẩm. Kết quả của nghiên cứu có  thể  cung  cấp  phần  nào  bức  tranh  tổng  thể  về  tình hình sử dụng chất bảo quản có  trong  thực  phẩm  của  tỉnh.  Tuy  nhiên,  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  vẫn  có một  số  khuyết  điểm.  Trước  tiên, số  loại  thực phẩm còn giới hạn  (8  loại) do  đó chưa đánh giá đầy đủ tình hình sử dụng chất  bảo quản trên các loại thực phẩm đang bày bán  trên thị trường. Ngoài ra, nghiên cứu chưa đánh  giá một số yếu tố có thể gây nhiễu như kiến thức  sử  dụng  chất  bảo  quản  trong  thực  phẩm  của  người bán và người sản xuất. Đồng  thời,  trong  nghiên cứu chỉ tìm hiểu hai yếu tố liên quan đến  tình trạng sử dụng natri benzoat và kali sorbat là  việc  dán  nhãn  cho  thực  phẩm  và  có  sử  dụng  giấy công bố chất lượng sản phẩm, trong khi có  khả năng còn nhiều yếu  tố khác  liên quan đến  vấn  đề  này.  Do  đó,  chúng  tôi  đề  xuất  trong  tương lai nên có một nghiên cứu sâu hơn nhằm  đánh giá tốt hơn mối liên quan này.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bedford PG, Clarke EG (1972). The Experimental benzoic acid  poisoning in the cat, Vet. Rec.90(3): 53–58.   2. Bộ Y  tế  (2012). Hướng dẫn việc quản  lý  chất phụ gia  thực  phẩm. Thông tư27/2012/TT‐BYT. Hà Nội. Tr. 4‐6.  3. Bộ Y tế (2013). Hướng dẫn chỉ định tổ chức chứng nhận hợp  quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia  thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; vật liệu bao gói,  dụng  cụ  tiếp  xúc  trực  tiếp  với  thực  phẩm,  Thông  tư27/2012/TT‐BYT, Hà Nội. Tr. 2‐3.  4. Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Tây Ninh (2012). Báo cáo  thanh kiểm tra Vệ sinh An toàn Thực phẩm. Tr. 7‐10.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  73 5. Nguyễn  Thanh  Bình  (2013),  Axit  benzoic  và  natribenzoat.  vietnamnet.vn/.../Chat‐bao‐ve‐thuc‐pham‐con‐dao.  Truy  cập  ngày 10/12/2013.  6. Quốc  Hội  (2010).  Luật  An  toàn  thực  phẩm.  Luật  số  55/2010/QH2012. Hà Nội. Tr. 88‐90.  7. Vifon  (2013).  Tác  hại  của  các  chất  bảo  quản  trong  thực  phẩm.www.vifon.com.vn/newsdetail.aspx%3FID%3D131,  Truy cập ngày 15/7/2013.  8. Wikipedia  (2013). Natri benzoat  trong  thuốc ho Robitussin.    benzoate.  Truy  cập  ngày  27/6/2013.  Ngày nhận bài báo:       8/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   12/6/2014  Ngày bài báo được đăng:    14/11/2014 
Tài liệu liên quan