Mở đầu: Bệnh phong là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính, gây ra bởi Mycobacterium leprae (M.leprae). Đây
là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tàn tật cho bệnh nhân và chính tàn tật đã làm cho bệnh nhân
bị gia đình xa lánh, xã hội khinh miệt,. đây thật sự là gánh nặng cho xã hội(3).Ninh Thuận chưa có nghiên cứu
về tỷ lệ tàn tật trên bệnh nhân phong trên toàn Tỉnh.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tàn tật và các yếu tố liên quan đến tàn tật ở BN Phong đang quản lý
mới tại tỉnh Ninh Thuận từ 1/2005 – 12/2009.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả: Trong 110 bệnh nhân phong quản lý mới của tỉnh Ninh Thuận từ tháng 01/ 2005 đến 12/2009
chúng tôi xin rút ra những kết luận như sau: 1. Tỷ lệ tàn tật: Tỷ lệ tàn tật hiện tại chiếm 23,7%, trong đó tàn
tật độ 1 là 7,3%, tàn tật độ 2 là 16,4%. Có 1 trường hợp bệnh nhân từ tàn tật độ 1 đã chuyển sang tàn tật độ 2. 2.
Mối liên quan giữa tàn tật và các yếu tố: Tàn tật của bệnh nhân phong có liên quan với: Thể bệnh, nghề
nghiệp, thời gian phát bệnh đến phát hiện và phản ứng phong.
Kết luận: Tỷ lệ tàn tật hiện tại chiếm 23,7%, trong đó tàn tật độ 1 là 7,3%, tàn tật độ 2 là 16,4%. Tàn tật
của bệnh nhân phong có liên quan với: thể bệnh, nghề nghiệp, thời gian phát bệnh đến phát hiện và phản ứng
phong.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ tàn tật và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân phong đang quản lý mới tại tỉnh Ninh Thuận từ 01/2005-12/2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 293
TỶ LỆ TÀN TẬT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN PHONG
ĐANG QUẢN LÝ MỚI TẠI TỈNH NINH THUẬN TỪ 01/2005 - 12/2009
Nguyễn Thành An*, Nguyễn Tất Thắng*
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh phong là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính, gây ra bởi Mycobacterium leprae (M.leprae). Đây
là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tàn tật cho bệnh nhân và chính tàn tật đã làm cho bệnh nhân
bị gia đình xa lánh, xã hội khinh miệt,... đây thật sự là gánh nặng cho xã hội(3). Ninh Thuận chưa có nghiên cứu
về tỷ lệ tàn tật trên bệnh nhân phong trên toàn Tỉnh.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tàn tật và các yếu tố liên quan đến tàn tật ở BN Phong đang quản lý
mới tại tỉnh Ninh Thuận từ 1/2005 – 12/2009.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả: Trong 110 bệnh nhân phong quản lý mới của tỉnh Ninh Thuận từ tháng 01/ 2005 đến 12/2009
chúng tôi xin rút ra những kết luận như sau: 1. Tỷ lệ tàn tật: Tỷ lệ tàn tật hiện tại chiếm 23,7%, trong đó tàn
tật độ 1 là 7,3%, tàn tật độ 2 là 16,4%. Có 1 trường hợp bệnh nhân từ tàn tật độ 1 đã chuyển sang tàn tật độ 2. 2.
Mối liên quan giữa tàn tật và các yếu tố: Tàn tật của bệnh nhân phong có liên quan với: Thể bệnh, nghề
nghiệp, thời gian phát bệnh đến phát hiện và phản ứng phong.
Kết luận: Tỷ lệ tàn tật hiện tại chiếm 23,7%, trong đó tàn tật độ 1 là 7,3%, tàn tật độ 2 là 16,4%. Tàn tật
của bệnh nhân phong có liên quan với: thể bệnh, nghề nghiệp, thời gian phát bệnh đến phát hiện và phản ứng
phong.
Từ khóa: Tàn tật, Bệnh phong
ABTRACT
PREVALENCE OF DISABILITY AND RELATED FACTORS IN DETECTED LEPROSY PATIENTS IN
NINH THUAN PROVINCE FROM 1/2005 - 12/2009
Nguyen Thanh An, Nguyen Tat Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 293 -300
Bacground: Leprosy is a chronic infectious disease caused by Mycobacterium leprae. This is one of the
leading causes of physical disabilities for patient. Which makes patients isolated from familes as well as
discriminated from society resulting in a burden for society. There have not been any study of Leprosy disability
in Ninh Thuan province.
Objective: To define the prevalence of disability and related factors in detected leprosy in ninh thuan
province from 1/2005- 12/2009
Methods: Cross-sectional study
Results: In 110 new detected patients registered in Ninh Thuan province from 1/2005 – 12/2009, we had
some results: 1. Disability: the prevalence of disability in leprosy was 23.7% in which grade 1 was 7.3%, grade 2
was 16.4%. especially one case changed from grade 1 to grade 2. 2. Related factors: leprosy disability are related
* Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email:
thangngtat@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 294
to the types of leprosy, occupation, time from acquiring diseases to diagnosing and leprosy reactions.
Conclusion: the prevalence of disability in leprosy was 23.7% in which grade 1 was 7.3%, grade 2 was
16.4%. Leprosy disability are related to the types of leprosy, occupation, time from acquiring diseases to
diagnosing and leprosy reactions
Key words: disability, leprosy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phong là một bệnh nhiễm khuẩn mạn
tính, gây ra bởi Mycobacterium leprae (M. leprae).
Trực khuẩn này tác động chủ yếu vào da và
thần kinh ngoại biên,đây là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây nên tàn tật cho bệnh
nhân và chính tàn tật đã làm cho bệnh nhân bị
gia đình xa lánh, xã hội khinh miệt,... đây thật sự
là gánh nặng cho xã hội(3)
Ninh Thuận cùng với Bình Thuận được tách
ra từ tỉnh Thuận Hải cũ từ 4/1991, đây là một
trong những tỉnh có tỷ lệ lưu hành và tỷ phát
hiện bệnh Phong cao nhất nước(1).
Hiện nay Ninh Thuận vẫn là một trong
những tỉnh có tỷ lệ bệnh phong đang quản lý
cao nhất cả nước, tuy nhiên việc khám phát hiện
bệnh mới đã cơ bản ổn định với số bệnh mới
trong những năm gần đây đã giảm nhiều. Quan
tâm hiện nay là tỷ lệ tàn tật ở BN phong đang
quản lý tại tỉnh rất cao. Tại Ninh Thuận chưa có
nghiên cứu nào về tỷ lệ tàn tật trên bệnh nhân
phong trên toàn Tỉnh. Do đó chúng tôi muốn
tiến hành đề tài này nhằm mục đích xác định tỷ
lệ tàn tật ở bệnh nhân phong và các yếu tố có
liên quan đến tàn tật là gì?. Đồng thời mong
muốn góp phần đưa ra những kiến nghị cho
những người quản lý chương trình chống
Phong tại Ninh Thuận tham khảo và nhằm
hoạch định cho chiến lược chống Phong trong
những năm tiếp theo, mang lại điều kiện thuận
lợi và tốt nhất giúp bệnh nhân phong sau khi đã
chữa khỏi bệnh được tái hòa nhập tốt với cộng
đồng, mang lại cuộc sống có ích hơn, tốt đẹp
hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ tàn tật và các yếu tố liên quan
đến tàn tật ở BN Phong đang quản lý mới tại
tỉnh Ninh Thuận từ 1/2005 – 12/2009.
Mục tiêu chuyên biệt
- Xác định tỷ lệ tàn tật ở BN Phong đang
quản lý mới tại tỉnh Ninh Thuận.
- Xác định mối liên quan giữa tàn tật ở BN
Phong và các yếu tố khác (Dân tộc, giới tính,
tuổi lúc mắc bệnh, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, thời gian mắc bệnh đến khi phát hiện, thể
bệnh, phản ứng phong).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả BN Phong tại tỉnh Ninh Thuận.
Dân số chọn mẫu
BN phong có trong danh sách quản lý mới ở
Ninh Thuận từ 1/2005- 12/2009.
Tiêu chí chọn
BN phong mới từ 1/2005-12/2009 hiện đang
quản lý và có hộ khẩu thường trú tại Ninh
Thuận.
Tiêu chí loại
Những BN không đồng ý trả lời phỏng vấn
nghiên cứu.
Những BN không có khả năng trả lời câu
hỏi: Bệnh quá nặng, tâm thần, câm, điếc.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào khám lâm sàng hiện tại và
hồi cứu hồ sơ, xác định lại thể bệnh, triệu chứng
lâm sàng, loại hình tàn tật và mức độ tàn tật.
Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động của
người bệnh như mắt, tay, chân.
- Phân loại độ tàn tật theo tiêu chuẩn của
WHO ở bàn tay, bàn chân và mắt.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 295
Phương pháp thu thập số liệu
- Hồi cứu: lấy một số dữ liệu cần thiết từ hồ
sơ bệnh án cũ để đưa thông tin vào bệnh án
nghiên cứu đã in sẵn.
- Phối hợp với cán bộ Da liễu Trung tâm
PCBXH Ninh Thuận và nhân viên trạm y tế trực
tiếp hỏi, khám và phân loại độ tàn tật cho BN
(Theo tiêu chuẩn của WHO), ghi chép theo mẫu
bệnh án nghiên cứu đã in sẵn cho mỗi cá nhân.
- Máy chụp ảnh kỹ thuật số để ghi lại
những hình ảnh tổn thương điển hình của tàn
tật (minh họa).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua thu thập dữ liệu từ hồ sơ bệnh án cũ kết
hợp với thăm khám, hỏi bệnh trực tiếp theo các
tiêu chí đã chọn, thì không có bệnh nhân nào bị
loại ra khỏi nghiên cứu nghiên cứu này.
Một số đặc điểm dịch tễ học
Phân bố theo tuổi
Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Tần số Tỷ lệ
<15 6 5,5
15-30 40 36,4
31- 50 54 49,1
>50 10 9
Giới
Bảng 2: Phân bố theo giới tính
Giới Tần số Tỷ lệ
Nam 69 62,7
nữ 41 37,3
Nghề nghiệp
Bảng 3: Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ %
Lao động trí óc
Lao động chân tay
Nghề khác
17
76
17
15,5
69
15,5
Tổng 110 100,0
Nhận xét:
- BN thuộc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ
lệ cao nhất (69%)
- Nhóm lao động trí óc và nghề khác chiếm
tỷ lệ thấp vá tương đương nhau (15,5%)
Giới
Giới Tần số Tỷ lệ
Nam 69 62,7
nữ 41 37,3
Thời gian phát hiện bệnh
Bảng 4: Phân bố theo thời gian phát hiện bệnh
Thời gian phát hiện (năm) Tần số Tỷ lệ
≤ 1 63 57
>1 47 43
Nhận xét: Bệnh nhân có thời gian phát hiện
> 1 năm chiếm 43%
Thể bệnh
Bảng 5: Phân bố theo thể bệnh
Thể bệnh Tần số Tỷ lệ
PB 59 53,6
MB 51 46,4
Nhận xét:
- Nhóm bệnh MB chiếm 46.6%
- Nhóm bệnh PB chiếm 53.6%
Trong quá trình điều trị có phản ứng
Bảng 6: Trong quá trình điều trị có phản ứng
Phản ứng Tần số Tỷ lệ
Có 37 33,6
Không 73 66,4
Nhận xét:
BN có phản ứng trong quá trình điều trị
chiếm tỷ lệ 33.6%
Tàn tật hiện tại
Bảng 7: Tàn tật hiện tại
Tàn tật hiện
tại
Độ 0 Độ 1 Độ 2
Mắt 105 (95,5) 0 5 (4,5)
Bàn tay 96 (87,3) 4 (3,6) 10 (9,1)
Bàn chân 97 (88,1) 7 (6,4) 6 (5,5)
Tàn phế chung 84 (76,3) 8 (7,3) 18 (16,4)
Nhận xét
Tàn tật chung sau khi điều trị chiếm tỷ lệ
23,7%, trong đó 1 trường hợp từ tàn tật độ 1
chuyển sang tàn tật độ 2, tỷ lệ tàn tật độ 2 từ
15,5% lên 16,4%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 296
Mối liên quan giữa tàn tật ở bệnh nhân
phong với các yếu tố
Mối liên quan giữa tàn tật ở bệnh nhân phong
với nghề nghiệp
Bảng 8: Mối liên quan giữa tàn tật ở bệnh nhân
phong với nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Mức độ tàn tật
Tổng
Độ 0 Độ 1 + 2
Lao động chân
tay
53 (63,1) 23 (88,5) 76 (69)
Lao động trí óc 14 (16,7) 3 (11,5) 17 (15,5)
Nghề khác 17 (20,2) 0 17 (15,5)
Tổng 84 26 110
2 = 7,449, p = 0,024
Nhận xét:
- Nhóm lao động chân tay tàn tật chiếm tỷ lệ
cao nhất 88,5%
- Nhóm lao động trí óc chiếm tỷ lệ thấp
11,5%, nhóm nghế khác không có trường hợp
nào tàn tật.
- Sự khác biệt tàn tật giữa các nhóm có ý
nghĩa thống kê với p = 0,024 < 0,05
Mối liên quan giữa tàn tật ở bệnh nhân phong
với thời gian phát hiện bệnh
Bảng 9: Mối liên quan giữa tàn tật ở bệnh nhân
phong với thời gian phát hiện bệnh
Thời gian phát
hiện bệnh
Mức độ tàn tật
Tổng
Độ 0 Độ 1 + 2
≤ 1 năm 53 (63,1) 10 (38,5) 63 (57,3)
> 1 năm 31 (36,9) 16 (61,5) 47 (42,7)
Tổng 84 26 110
2 = 4,923, p = 0,026, OR = 2,735
Nhận xét:
- Tàn tật chiếm nhiều nhất ở nhóm phát hiện
bệnh > 1 năm chiếm 61,5%
- Sự khác biệt tàn tật giữa 2 nhóm có ý nghĩa
thống kê
Mối liên quan giữa tàn tật ở bệnh nhân phong
với thể bệnh
Bảng 10: Mối liên quan giữa tàn tật ở bệnh nhân
phong với thể bệnh
Thể bệnh
Mức độ tàn tật
Tổng
Độ 0 Độ 1 + 2
Thể bệnh
Mức độ tàn tật
Tổng
Độ 0 Độ 1 + 2
MB 32 (38,1) 19 (73,1) 51 (46,4)
PB 52 (61,9) 7 (26,9) 59 (53,6)
Tổng 84 26 110
2 = 9,77, p = 0,002, OR = 3,14
Nhận xét:
- Tỷ lệ tàn tật cao hơn ở nhóm thể bệnh MB
73,1%.
- Sự khác biệt tàn tật giữa 2 nhóm có ý nghĩa
thống kê với p = 0,002 < 0,05.
Mối liên quan giữa tàn tật ở bệnh nhân
phong với trong quá trình điều trị có phản
ứng
Bảng 11: Mối liên quan giữa tàn tật ở bệnh nhân
phong với trong quá trình có phản ứng
Trong quá trình điều
trị có phản ứng
Mức độ tàn tật
Tổng
Độ 0 Độ 1 + 2
Không 60 (71,4) 13 (50,0) 73 (66,4)
Có 24 (28,6) 13 (50,0) 37 (33,6)
Tổng 84 26 110
2 = 4,085, p = 0,043, OR = 2,50
Nhận xét:
- Tàn tật ở nhóm có phản ứng cao hơn nhóm
không phản ứng
- Sự khác biệt tàn tật giữa 2 nhóm có ý nghĩa
thông kê với p = 0,043 < 0,05
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm dịch tễ học
* Tuổi(1,3,7,11)
Trong 110 BN được nghiên cứu: nhóm 31-50
chiếm tỷ lệ cao nhất 49,1%, nhóm có tỷ lệ thấp
nhất là <15 tuổi chiếm 5,5% (bảng 1), tuổi cao
nhất là 82, tuổi thấp nhất 7, tuổi trung bình là
36,62 ± 16,91.
Rogers và Muir (1964): “Số liệu nghiên cứu
cho thấy nhiều trẻ em và người trẻ tới 20 tuổi
mẫn cảm nhất với vi khuẩn phong”.
Trần Hữu Ngoạn (2001) “Theo thống kê của
chúng tôi, chưa gặp trường hợp nào phát bệnh <
2 tuổi, gặp nhiều nhất ở tuổi 10 đến 20 tuổi: < 5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 297
tuổi = 2%; 5- 10 tuổi = 8,5%; 10- 25 tuổi = 60%; >
25 tuổi = 29,5%”.
Tuy nhiên tuổi phát bệnh có thể khác nhau ở
những vùng khác nhau trên thế giới. Nó cũng
khác nhau tùy theo trình độ khai thác bệnh sử
của thầy thuốc. Mà thường BN chỉ quan tâm
đến những triệu chứng như: Loét gan chân, cò
ngón tay hay từ khi có các dấu hiệu của phản
ứng, còn các dấu hiệu sớm thường BN ít quan
tâm, không báo cho thầy thuốc biết. Do đó trong
nghiên cứu này độ tuổi phát hiện bệnh lại cao
hơn so với các tác giả khác (tuổi phát bệnh cao
nhất là 15 -30)
* Giới(11,8)
Với nghiên cứu này tỷ lệ bệnh nhân nam
(62,7%) cao hơn BN nữ (37,3%) (bảng 2), tỷ số
nam/nữ =1,68.
Với một số tác giả khác:
- Muir: “Phần lớn các thống kê thấy nam
nhiều hơn nữ khoảng 2 lần. việc đó có thể do
nam giới phải cố gắng vất vả hơn và họ có
nhiều cơ hội tiếp xúc nhiễm khuẩn hơn khi họ
xa nhà”.
- Wayson: “Tỷ lệ trung bình giữa 2 giới 1 nữ
so với 1,6 nam”.
- Theo thống kê năm 1963 gồm 2000 BN điều
trị nội trú ở khu điều trị Quỳnh Lập: nam 61,8%,
nữ 38,2%.
Như vậy cho thấy mô hình bệnh Phong tại
tỉnh Ninh Thuận phân bố theo giới có tỷ lệ
tương đương với các nghiên cứu của các tác giả
khac trong và ngoài nước.
* Nghề nghiệp
Trong nghiên cứu này đã chia nhóm nghề
nghiệp làm 3 nhóm: nhóm lao động chân tay
(làm nông, làm biển, thợ hồ, thợ mộc), nhóm lao
động trí óc (học sinh, công chức viên chức),
nhóm nghề khác (nội trợ, người già). Trong đó
nhóm lao động chân tay tỷ lệ cao nhất 69,1%,
nhóm lao động trí óc và nghề khác chiếm tỷ lệ
thấp và tương đương nhau 15,5% (bảng 4). Điều
này phù hợp với đặc điểm phân bố nghề nghiệp
chung của tỉnh Ninh Thuận.
* Thời gian mắc bệnh đến phát hiện bệnh
Theo qui định của chương trình chống
Phong quốc gia, để đánh giá việc phát hiện bệnh
phong sớm hay muộn. Chương trình đã đưa ra
móc thời gian ≤ 1 năm kể từ khi mắc bệnh đến
khi được phát hiện thì đánh giá là phát hiện
sớm, nếu > 1 năm thì coi phát hiện muộn.
Trong nghiên cứu này tỷ lệ bệnh nhân phát
hiện > 1 năm chiếm 43% (bảng 7), chứng tỏ mặc
dù chương trình chống phong đã triển khai tại
Ninh Thuận từ 1991 đến nay. Nhưng tỷ lệ BN
phát hiện muộn vẫn còn cao, có thể đa số những
người bệnh là những người nghèo, lao động
chân tay. Họ lo mưu cầu kiếm sống chưa thật sự
quan tâm đến những biểu hiện triệu chứng đầu
tiên khi mắc bệnh.
* Tỷ lệ trẻ em trong bệnh phong(12,13,15,3)
Tỷ lệ trẻ em ở nghiên cứu này chiếm 9.1%
(bảng 8)
Theo báo cáo của WHO tại khu vực Tây Thái
Bình Dương về tỷ lệ trẻ em trong nhưng trường
hợp bệnh phong mới từ năm 1994- 2000: tỷ lệ
giao động từ 3-9%, trung bình 7%, theo báo cáo
của WHO tại những quốc gia Châu Phi vào
tháng 3/2007 tì tỷ lệ này là 9%.
Báo cáo loại trừ phong trong 10 năm 1994 –
2004 của PGS TS. Phạm Văn Hiển Viện Da Liễu
Việt Nam thì năm 2004 tỷ lệ trẻ em trong bệnh
nhân mới là 5.48%.
Với tỷ lệ trẻ em trong bệnh phong của tỉnh
Ninh Thuận tương đương với các báo cáo của
các nước, các khu vực có dịch tễ phong cao,
nhưng cao hơn tỷ lệ chung cả nước.
* Thể bệnh
Nhóm MB chiếm tỷ lệ 46% trong khi nhóm
PB chiếm 53.6% (bảng 9). Mà nhóm bệnh có thể
lây nhiễm bệnh và dễ xảy ra phản ứng là nhóm
nhiều khuẩn (MB), với tỷ lệ này bệnh nhân
phong tại Ninh Thuận có thể được phát hiện
muộn và khả năng còn lây nhiễm trong cộng
đồng cao.
* Phản ứng(1,7,11,16)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 298
Số bệnh nhân có phản ứng trước và trong
quá trình điều trị là 37 cases chiếm tỷ lệ 33,6%
(bảng 12) tương đương với y văn thì tỷ lệ phản
ứng cho cả 2 loại (RR & ENL) là 30 - 40%.
Tỷ lệ tàn tật(3,4,5)
Trong nghiên cứu này Tàn tật chung chiếm
tỷ lệ 23,7%, tỷ lệ tàn tật trước điều trị là: Tàn tật
độ 2 chiếm 15,5%. Hiện tại có 1 case từ tàn tật độ
1 chuyển sang tàn tật độ 2, tỷ lệ từ 15,5% lên
16,4% (bảng 13). Theo y văn tàn tật do bệnh
phong gây ra chiếm tỷ lệ từ 16 – 40% và tàn tật
này sẽ tồn tại suốt đời.
Theo báo cáo của WHO về dịch tễ bệnh
phong ở khu vực Tây Thái Bình Dương năm
2000 thì tỷ lệ tàn tật độ 2 ở bệnh nhân phong
mới từ 1994 đến năm 2000 là từ 12-15%, trung
bình là 14%. Vào tháng 3 năm 2007 WHO đã
báo cáo ở những quốc gia Châu phi thì tỷ lệ
tàn tật độ 2 trong những trường hợp bệnh mới
phát hiện là 10%.
Như vậy tỷ lệ tàn tật của bệnh nhân phong
mới tại Ninh Thuận tương đương với y văn và
các tỷ lệ tàn tật của bệnh phong trước khi được
áp dụng ĐHTL điều trị cho bệnh nhân (Ninh
Thuận đã áp dụng ĐHTL từ 1991), tỷ lệ tàn tật
độ 2 chiếm 16,4% cao hơn so với các báo cáo của
WHO ở Tây Thái Bình Dương và Châu Phi.
Liên quan giữa tàn tật và các yếu tố
* Mối liên quan giữa tàn tật với nghề nghiệp(11)
Trong nghiên cứu này nhóm nghề lao động
chân tay chiếm tỷ lệ tàn tật cao nhất 88,5%, kế
đến là nhóm lao động trí óc chiếm 11,5% và
nhóm nghề khác có 17 trường hợp nhưng không
có trường hợp nào tàn tật (bảng 3,18), sự khác
biệt về tàn tật giữa các nhóm có ý nghĩa thống
kê với 2 = 7,449, p = 0,024 < 0,05.
Theo một số nghiên cứu thì nhóm nghề lao
động nặng, bằng chân tay dễ phát ra dị hình các
nhóm nghề khác.
* Mối liên quan giữa tàn tật với thời gian phát
hiện bệnh(11,16,1)
Theo một số nghiên cứu đối với những ca
phong củ phát ra dị hình tối thiểu là 1 năm, tối
đa là 11 năm, đối với phong u tối thiểu là 3 năm,
tối đa là 15 năm. Do đó sự điều trị sớm có thể
ngăn chặn được tàn tật cho bệnh nhân phong.
Dựa vào những cơ sở khoa học của những
nghiên cứu trước đó, để đánh giá bệnh nhân
phát hiện sớm hay muộn, chương trình Chống
phong Quốc Gia đã đưa ra mốc thời gian từ khi
phát hiện triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh
nhân đi khám phát hiện ra bệnh và được áp
dụng ĐHTL ≤1 năm hay > 1 năm.
Theo kết quả của nghiên cứu này có 47 bệnh
nhân phát hiện >1 năm có 16 bệnh nhân bị tàn
tật chiếm 61.5%, sự khác biệt tàn tật giữa 2 nhóm
có ý nghĩa thống kê với 2 = 4.923, p = 0,026 <
0,05 (bảng 20) phù hợp với những nghiên cứu
khác và y văn. Tỷ lệ bệnh nhân bị phát hiện
muộn tại Ninh Thuận còn cao, điều này có thể
công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về
bệnh phong chưa rộng khắp đến những vùng
sâu, vùng xa, vùng cao hoặc với một tỉnh nghèo.
*.Mối liên quan giữa tàn tật với thể
bệnh(3,10,11,14)
Có nhiều cách phân loại thể bệnh trong bệnh
Phong, trong nghiên cứu này chúng tôi chia thể
bệnh theo WHO thành hai nhóm: Nhóm ít
khuẩn (PB), nhóm nhiều khuẩn (MB) nhóm MB
có 51 bệnh nhân và số tàn tật là 19 bệnh nhân
chiếm 73,1% (bảng 22). Với kết quả này cho thấy
tỷ lệ tàn tật ở nhóm MB nhiều hơn nhóm PB, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 2 = 9,77,
p = 0,002 <0,05. Điều này cũng được lý giải ở
nhóm bệnh MB là nhóm bệnh nhân bị phát hiện
muộn hơn và là nhóm cà nhiều nguy cơ phản
ứng hơn nên việc gây ra nhiều tàn tật hơn là
hợp lý. Điều này cũng phù hợp với y văn và
một số nghiên cứu khác.
*. Mối liên quan giữa tàn tật với phản ứng
phong(7,11,16)
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy trong
37 bệnh nhân có phản ứng thì có 13 bệnh nhân
bị tàn tật cũng chiếm 50% số tàn tật (bảng 23).
Như vậy so với bệnh nhân không phản ứng thì
những bệnh nhân có phản ứng trong quá trình
điều trị có tỷ lệ tàn tật nhiều hơn, sự khác biệt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 299
này có ý nghĩa thống kê với 2 = 4,085, p = 0,043
< 0,05. Điều này phù hợp với y văn và các
nghiên cứu khác.
Một số nghiên cứu khác về tỷ lệ tàn tật
Bảng 4.1: Tình hình bệnh phong tại khu vực Tây
Thái Bình Dương
Năm Ca mới MB (%)
Tàn tật độ
2 (%)
TE <15 tuổi
(%)
1994 10697 8545 (80) 1232 (12) 372 (3)
1995 11906 8027 (67) 1822 (15) 582 (5)
1996 13070 8650 (66) 1637 (13) 1132 (7)
1997 13583 9385 (69) 2064 (15) 1076 (8)
1998 10587 7216 (68) 1518 (14) 887 (8)
1999 9482 6714 (71) 1172 (12) 882 (9)
2000 8360 6300 (75) 1036 (12) 647 (8)
Tổng cộng 77685 54.837 (71) 10.481 (14) 5578 (7)
Trích báo cáo dịch tễ bệnh phong của WHO
khu vực Tây Thái Bình Dương năm 2000.
Bảng 4.2:Tỷ lệ tàn tật của bệnh nhân phong trước
khi thực hiện ĐHTL (MDT)
Loại
nghiên
cứu
Được xác
định bởi
Kết quả % Quốc gia Tham khảo từ
tác giả
Cắt ngang WHO 41,5
37,6
41,5