Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ đến phá thai to tại BV Hùng Vương

Đặt vấn đề: Phá thai to 13 đến 22 tuần tuy chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số các trường hợp phá thai nhưng dễ có ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ. Mục tiêu nghiên cứu là xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ phá thai to và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 10/2010 đến tháng 07/2011 ở phụ nữ đến phá thai to tại bệnh viện Hùng Vương, được dùng thang điểm PHQ - 9để tầm soát trầm cảm. Phỏng vấn các yếu tố về nhân khẩu, xã hội, tiền căn bệnh lý, hoàn cảnh kinh tế, tình trạng hôn nhân, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội rồi so sánh giữa hai nhóm có tầm soát là trầm cảm và không trầm cảm. Kết quả: Khảo sát 391 trường hợp đến phá thai to tại bệnh viện Hùng Vương, tỷ lệ rối loạn trầm cảm là 41,4% với điểm cắt ≥ 10 theo thang PHQ - 9. Trầm cảm ở phụ nữ phá thai to liên quan với: tuổi (OR = 0,41, 95% CI= 0,22 - 0,75), tình trạng hôn nhân (OR = 0,48, 95% CI = 0,30 – 0,77), thời gian kết hôn (OR = 2,26, 95% CI = 1,35-3,78), mối quan hệ với chồng/bạn trai (OR = 4,03, 95% CI = 1,02 - 15,95), số lần sanh (OR= 0,38; 95% CI= 0,19 - 0,76). Kết luận: Những phụ nữ phá thai to nên được khám và tầm soát rối loạn trầm cảm để phát hiện sớm, tư vấn và có hướng chuyển chuyên khoa để điều trị kịp thời.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ đến phá thai to tại BV Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 247 TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI TO TẠI BV HÙNG VƯƠNG Võ Minh Tuấn*, Nguyễn Lan Phương** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phá thai to 13 đến 22 tuần tuy chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số các trường hợp phá thai nhưng dễ có ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ. Mục tiêu nghiên cứu là xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ phá thai to và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 10/2010 đến tháng 07/2011 ở phụ nữ đến phá thai to tại bệnh viện Hùng Vương, được dùng thang điểm PHQ - 9 để tầm soát trầm cảm. Phỏng vấn các yếu tố về nhân khẩu, xã hội, tiền căn bệnh lý, hoàn cảnh kinh tế, tình trạng hôn nhân, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội rồi so sánh giữa hai nhóm có tầm soát là trầm cảm và không trầm cảm. Kết quả: Khảo sát 391 trường hợp đến phá thai to tại bệnh viện Hùng Vương, tỷ lệ rối loạn trầm cảm là 41,4% với điểm cắt ≥ 10 theo thang PHQ - 9. Trầm cảm ở phụ nữ phá thai to liên quan với: tuổi (OR = 0,41, 95% CI= 0,22 - 0,75), tình trạng hôn nhân (OR = 0,48, 95% CI = 0,30 – 0,77), thời gian kết hôn (OR = 2,26, 95% CI = 1,35-3,78), mối quan hệ với chồng/bạn trai (OR = 4,03, 95% CI = 1,02 - 15,95), số lần sanh (OR= 0,38; 95% CI= 0,19 - 0,76). Kết luận: Những phụ nữ phá thai to nên được khám và tầm soát rối loạn trầm cảm để phát hiện sớm, tư vấn và có hướng chuyển chuyên khoa để điều trị kịp thời. Từ khóa: phá thai to, trầm cảm ABSTRACT PREVALENCE AND RISK FACTORS OF DEPRESSION AMONG LATE ABORTION WOMEN Vo Minh Tuan, Nguyen Lan Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 247 - 250 Objective: The rate of late abortion (13 - 22 wks) is not high comparing to all abortions. However the abortion strongly effects on women’s psychology. Our study aim is to examine the prevalence and risk factors of depression among those of women. Methodology: A cross - sectional study was conducted from October 2010 to July 2011 among women who came to HungVuong Hospital to be counselled before abortion at the second trimester. We used PHQ - 9 scale to screen their depression. Face-to-face interview for demographic, social, history of physical or mental disorder factors, we compared the odd of the factors between with and without depression groups. Result: With 391 subjects, rate of depression were 41.4%. There were some factors found that having significantly related with depression such as age (OR = 0.41, 95% CI= 0.22 – 0.75), materital status (OR = 0.48, 95% CI = 0.30 - 0.77), materital time (OR = 2.26, 95% CI = 1.35 - 3.78), quality of relation with parner (OR = 4.03, 95% CI = 1.02 - 15.95), parity (OR= 0.38, 95%CI= 0.19 - 0.76). Conclusion: We are in need of a health policy to screen the depression among women who came to health providers to be counslled before late abortion. * Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM **Bệnh viện Hùng Vương Tác giả liên lạc: PGS. TS Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 248   2 2 α/21 1 d pp n    Key words: late abortion, depression ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU Phá thai không chỉ là một vấn đề của y khoa mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như luật pháp, tôn giáo, đạo đức xã hội. Vì vậy, người phụ nữ khi quyết định phá thai, ngoài việc chấp nhận những tai biến có thể xảy ra trong quá trình điều trị mà còn phải chịu áp lực tâm lý về mặt xã hội, làm cho họ rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, dễ dẫn đến rối loạn tâm thần kinh. Những rối loạn này bao gồm rối loạn trầm cảm, chấn thương tâm lý sau phá thai, rối loạn lo âu, tự tử... có thể làm cho người phụ nữ bị tách rời khỏi cuộc sống thường ngày và trở thành gánh nặng của xã hội. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới xoay quanh hậu quả lên sức khỏe tâm thần của phá thai tuy rằng những bằng chứng hiện có về vấn đề này vẫn còn ở mức yếu, còn nhiều tranh cãi. Rối loạn trầm cảm là 1 hội chứng (nhóm các triệu chứng) phản ánh tâm trạng buồn rầu quá mức. Cụ thể hơn, sự buồn rầu của trầm cảm được mô tả bởi cường độ cao hơn và kéo dài hơn bởi triệu chứng nặng hơn và bất lực chức năng hơn mức bình thường. Phá thai to từ 13 đến 22 tuần tuổi thai tuy chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng số các trường hợp phá thai nhưng do thời gian giữ thai kéo dài, thủ thuật phá thai phức tạp nên dễ có ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ (3, 4). Theo báo cáo thống kê y tế tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương năm 2009, tổng cộng có 15.328 trường hợp đến nạo phá thai, trong đó có 2.246 trường hợp phá thai to, chiếm tỷ lệ khoảng 14%. Nhằm xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ phá thai to, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ đến phá thai to” tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 10/2010 đến tháng 07/2011 với câu hỏi nghiên cứu: “Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ phá thai to là bao nhiêu? Liệu có yếu tố nào liên quan đến rối loạn trầm cảm ở những phụ nữ này hay không?”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ đến phá thai to từ 13 - 22 tuần tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 10/2010 đến tháng 07/2011. Mục tiêu phụ Tìm những yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở những phụ nữ trên ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Dân số nghiên cứu Dân số đích: Những phụ nữ phá thai to tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dân số chọn mẫu: Những phụ nữ đến phá thai to tại bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2010 đến tháng 07/2011 đồng ý tham gia nghiên cứu. Tình trạng sức khỏe và tinh thần đủ khả năng trả lời được bảng câu hỏi phỏng vấn. Tiêu chuẩn loại trừ: Có bệnh lý tâm thần, thần kinh thực thể. Phá thai do chỉ định y khoa. Không đồng ý tham gia vào nghiên cứu sau khi đã tư vấn kỹ về mục tiêu, các bước tiến hành và những lợi ích khi tham gia vào nghiên cứu. Cỡ mẫu: Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính một tỷ lệ trong quần thể Z= 1,96. p = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất. d = 0,05. n = 384,16. Chúng tôi đã nghiên cứu 391 trường hợp. Phương pháp nhận bệnh và thu thập số liệu Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, lấy ngẫu nhiên ngày trong tuần. Chúng tôi chọn mẫu vào mỗi thứ Hai, thứ Tư và thứ Năm hàng tuần, nếu thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu và không có tiêu chuẩn loại trừ thì mời Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 249 khách hàng vào tham gia nghiên cứu. Nếu khách hàng đồng ý tham gia nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn bệnh nhân trong một phòng thiết kế riêng. Chúng tôi phỏng vấn tất cả những khách hàng đến yêu cầu phá thai to trong ngày cho đến khi đủ mẫu cần thiết. Dựa vào bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn, chúng tôi phỏng vấn khách hàng để khảo sát các yếu tố liên quan. Sau đó, khách hàng sẽ được giải thích và hướng dẫn điền vào thang điểm The Patient Health Questionaire (PHQ - 9)(5,8). Sau khi khách hàng hoàn thành thang PHQ - 9, chúng tôi tiếp tục tư vấn cho khách hàng về các phương pháp phá thai, những tai biến có thể xảy ra, cùng khách hàng phân tích mặt lợi và hại của việc phá thai hay giữ thai, từ đó khách hàng đưa ra quyết định có phá thai hay không, tư vấn về các biện pháp tránh thai, đồng thời trả lời những thắc mắc của khách hàng xung quanh việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục nhập viện hoặc tiếp tục khám thai tùy theo quyết định của khách hàng. Phương pháp xử lý số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 17.0, bao gồm mô tả và phân tích đơn biến dùng hồi quy Logistic (Logistic Regression). Các phép kiểm đều thực hiện với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo điểm số các triệu chứng trầm cảm Thang PHQ - 9 Điểm số * 0 1 2 3 1. Ít vui vẻ khi làm việc 118 30,2% 137 35,0% 46 11,8% 90 23,0% 2. Cảm thấy buồn bã, mất hy vọng 111 28,4% 126 32,2% 58 14,8% 96 24,6% 3. Rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ hoặc ngủ nhiều 123 31,5% 108 27,6% 59 15,1% 101 25,8% 4. Cảm thấy mệt, không còn sức lực 148 37,9% 143 36,6% 45 11,5% 55 14,1% 5. Chán ăn hoặc ăn nhiều 148 37,9% 112 28,6% 53 13,6% 78 19,9% Thang PHQ - 9 Điểm số * 0 1 2 3 6. Tự cảm thấy bản thân rất tệ 166 42,5% 101 25,8% 48 12,3% 76 19,4% 7. Không thể tập trung 164 41,9% 120 30,7% 50 12,8% 57 14,6% 8. Di chuyển hoặc nói chậm đến mức người khác phải chú ý 313 80,1% 46 11,8% 13 3,3% 19 4,9% 9. Nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu tự làm đau bản thân hoặc chết đi 302 77,2% 51 13,0% 13 3,3% 25 6,4% Khảo sát 391 trường hợp đến phá thai to tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011, chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ rối loạn trầm cảm trong nhóm nghiên cứu là 41,4% với điểm cắt ≥ 10 theo thang PHQ - 9. Bảng 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỉ lệ rối loạn trầm cảm Rối loạn trầm cảm Tổng số (n) Tỷ lệ (%) Có rối loạn trầm cảm 162 41,4 Không rối loạn trầm cảm 229 58,6 Tổng cộng 391 100 Những nghiên cứu của Cougle và Reardon(2), Brenda Major(1), Sarah Schmiege(6) đều có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (27,3%, 26%, 24,8%), có lẽ sự khác biệt này là do những nghiên cứu này chọn đối tượng là phụ nữ phá thai ở 3 tháng đầu, khi mức độ ảnh hưởng của ý tưởng phá thai lên tâm lý của người phụ nữ chưa nhiều và chưa lâu. Phân tích yếu tố liên quan Bảng 3. Phân tích hồi qui đơn biến xác định yếu tố liên quan với trầm cảm Yếu tố OR 95% CI P Tuổi < 20 tuổi Ref 20 – 25 tuổi 0,99 0,61 - 1,61 0,96 26 – 35 tuổi 0,41 0,22 - 0,75 0,04 ≥ 36 tuổi 0,76 0,31 - 1,84 0,54 Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn Ref Ly thân, ly dị 0,63 0,21 - 1,94 0,42 Đã kết hôn 0,48 0,30 - 0,77 0,002 Thời gian kết hôn Trên 1 năm Ref Dưới 1 năm 2,26 1,35 - 3,78 0,002 Số lần sanh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 250 Yếu tố OR 95% CI P 0 Ref 1 0,38 0,19 - 0,76 0,006 ≥ 2 0,68 0,38 - 1,29 0,25 Tình trạng mối quan hệ với chồng/bạn trai Tốt Ref Có mâu thuẫn 1,72 0,63 - 4,75 0,29 Không liên lạc 1,41 0,87 - 2,30 0,16 Không tốt lắm 2,35 1,04 - 5,34 0,04 Rất tệ 4,03 1,02 - 15,95 0,04 Tình trạng mối quan hệ với nhà chồng/ bạn trai Tốt Ref Có mâu thuẫn 2,18 0,48 - 10,04 0,31 Không liên lạc 1,28 0,82 - 2,02 0,28 Không tốt lắm 1,12 0,57 - 2,19 0,75 Rất tệ 3,69 1,10 - 12,39 0,03 Qua phân tích hồi quy đơn biến, số liệu nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và một số yếu tố: tuổi, tình trạng hôn nhân, thời gian kết hôn, số lần sanh, mối quan hệ với chồng/bạn trai và gia đình chồng/bạn trai. Chúng tôi thấy có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với rối loạn trầm cảm. So với những người chưa kết hôn, những người đã kết hôn có nguy cơ trầm cảm thấp hơn 2,08 lần. Kết quả này khác với nghiên cứu của Cougle. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguy cơ trầm cảm ở những người kết hôn dưới 1 năm cao hơn 2,26 lần so với những người kết hôn lâu hơn. Kết quả phân tích của chúng tôi cũng cho thấy mối liên quan giữa chất lượng mối quan hệ với chồng/bạn trai và rối loạn trầm cảm, phù hợp với nghiên cứu của Sošderberg(7). Hơn nữa, chất lượng mối quan hệ với gia đình cũng liên quan có ý nghĩa với rối loạn trầm cảm. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Khảo sát 391 trường hợp đến phá thai to tại bệnh viện Hùng Vương, tỷ lệ rối loạn trầm cảm là 41,4% với điểm cắt ≥ 10 theo thang PHQ - 9. Trầm cảm ở phụ nữ phá thai to liên quan với: tuổi (OR = 0,41, 95% CI= 0,22 - 0,75), tình trạng hôn nhân (OR = 0,48, 95% CI = 0,30 – 0,77), thời gian kết hôn (OR = 2,26, 95% CI = 1,35 – 3,78), mối quan hệ với chồng/bạn trai (OR = 4,03; 95% CI = 1,02 – 15,95), số lần sanh (OR= 0,38; 95%CI= 0,19 – 0,76). Từ số liệu và kết quả nghiên cứu này, chúng tôi thấy có mối liên hệ mật thiết của những yếu tố nguy cơ do hệ quả của phá thai to đem lại và bệnh lí trầm cảm. Chúng tôi muốn kiến nghị tới cấp chức năng để có thể khám và tầm soát rối loạn trầm cảm để phát hiện sớm, tư vấn và có hướng chuyển chuyên khoa để điều trị kịp thời, phối hợp với chuyên khoa tâm thần để có thêm chẩn đoán chính xác hơn của bệnh lý rối loạn trầm cảm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brenda M, et al. (2008). "Report of the Task Force on Mental Health and Abortion", American Psychological Association,. 2. Cougle JR, Priscilla DCR, Coleman K (2003). "Depression associated with abortion and childbirth: a long - term analysis of the NLSY cohort", Med Sci Monit, 9(4), pp. 157 - 164,. 3. Essig AM (2010). "The World Health Organization's Abortion Agenda". International Organizations Research Group, 11, pp. 28- 30,. 4. Lauzon P, Roger-Achim D, Achim A, Boyer R (2000). "Emotional distress among couples involved in first - trimester induced abortions. ". Canadian Family Physician, 46, pp. 2033- 2040,. 5. Ngô Tích Linh (2007). “Rối loạn trầm cảm nặng”. Tâm thần học,. Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, trang 116 – 118,. 6. Schmiege SNFR (2005). "Depression and unwanted first pregnancy: longitudinal cohort study", British Medical Journal,. 7. Sošderberg H, Nils-otto Sjošberg LJ (1998). "Emotional distress following induced abortion". European Journal of Obstetrics &Gynecology and Reproductive Biology, 79(2), pp. 173-178,. 8. Spitzer RL, Williams JB, Kroenke K, Hornyak R, McMurray J. (2000). "Validity and utility of the PRIME-MD patient health questionnaire in assessment of 3000 obstetric - gynecologic patients: the PRIME - MD Patient Health Questionnaire Obstetrics-Gynecology Study" Am J Obstet Gynecol., 183(3), pp. 759-769. .
Tài liệu liên quan