U diệp thể tuyến vú: Hình ảnh lâm sàng – giải phẫu bệnh qua 20 trường hợp và hồi cứu y văn

Mục tiêu: Ghi nhận những biểu hiện lâm sàng và giải phẫu bệnh của diệp thể tuyến vú (PTs) và hồi cứu y văn để rút kinh nghiệm trong việc chẩn đoán xác định PTs. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả 20 trường hợp u diệp thể tuyến vú được chẩn đoán tại Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ Nữ Đà Nẵng từ năm 2004 đến năm 2010. Kết Quả: Qua nghiên cứu cho thấy u chiếm 2,3% trường hợp bệnh lý tuyến vú của nữ giới. Tất cả các trường hợp đều tìm thấy ở bệnh nhân trên 30 tuổi mà đỉnh cao là lứa tuổi 40 – 50 tuổi, 60% trường hợp, 45% trường hợp u ở vú phải và 55% ở vú trái, 45% trường hợp khu trú ở ¼ trên ngoài vú. 60%trường hợp u có kích thước lớn hơn 5cm. Chỉ 20% trường hợp u được chẩn đoán tế bào phù hợp với mô bệnh học. U giáp biên ác chiếm 20% và u ác chiếm 10% trường hợp. Chẩn đoán PTs phải được nghĩ đến khi khối u tiến triển nhanh thay đổi kích thước đột ngột, có kích thước trên 3cm, ở bệnh nhân trên 35 tuổi và khối u tái phát nhanh, trên tiêu bản có hình ảnh quá phát mô đệm.Hiện tại chẩn đoán mô bệnh học vẫn còn là một xét nghiệm có giá trị đối với diệp thể tuyến vú. Kỹ thuật hóa mô miễn dịch và sinh học phân tử đang còn hạn chế trong chẩn đoán, đánh giá tiến triển của PTs và cần được nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn. Kết luận: Chẩn đoán PTs có thể vẫn còn gặp khó khăn. Chính sự kết hợp Lâm sàng Giải Phẫu Bệnh sẽ giúp cho việc chẩn đoán u được chính xác hơn, góp phần cho việc điều trị thuận lợi và hiệu quả cho bệnh nhân

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu U diệp thể tuyến vú: Hình ảnh lâm sàng – giải phẫu bệnh qua 20 trường hợp và hồi cứu y văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 115 U DIỆP THỂ TUYẾN VÚ: HÌNH ẢNH LÂM SÀNG – GIẢI PHẪU BỆNH QUA 20 TRƯỜNG HỢP VÀ HỒI CỨU Y VĂN Trần Hòa* Mục tiêu: Ghi nhận những biểu hiện lâm sàng và giải phẫu bệnh của diệp thể tuyến vú (PTs) và hồi cứu y văn để rút kinh nghiệm trong việc chẩn đoán xác định PTs. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả 20 trường hợp u diệp thể tuyến vú được chẩn đoán tại Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ Nữ Đà Nẵng từ năm 2004 đến năm 2010. Kết Quả: Qua nghiên cứu cho thấy u chiếm 2,3% trường hợp bệnh lý tuyến vú của nữ giới. Tất cả các trường hợp đều tìm thấy ở bệnh nhân trên 30 tuổi mà đỉnh cao là lứa tuổi 40 – 50 tuổi, 60% trường hợp, 45% trường hợp u ở vú phải và 55% ở vú trái, 45% trường hợp khu trú ở ¼ trên ngoài vú. 60%trường hợp u có kích thước lớn hơn 5cm. Chỉ 20% trường hợp u được chẩn đoán tế bào phù hợp với mô bệnh học. U giáp biên ác chiếm 20% và u ác chiếm 10% trường hợp. Chẩn đoán PTs phải được nghĩ đến khi khối u tiến triển nhanh thay đổi kích thước đột ngột, có kích thước trên 3cm, ở bệnh nhân trên 35 tuổi và khối u tái phát nhanh, trên tiêu bản có hình ảnh quá phát mô đệm.Hiện tại chẩn đoán mô bệnh học vẫn còn là một xét nghiệm có giá trị đối với diệp thể tuyến vú. Kỹ thuật hóa mô miễn dịch và sinh học phân tử đang còn hạn chế trong chẩn đoán, đánh giá tiến triển của PTs và cần được nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn. Kết luận: Chẩn đoán PTs có thể vẫn còn gặp khó khăn. Chính sự kết hợp Lâm sàng Giải Phẫu Bệnh sẽ giúp cho việc chẩn đoán u được chính xác hơn, góp phần cho việc điều trị thuận lợi và hiệu quả cho bệnh nhân. ABSTRACT PHYLLODE TUMOR OF THE BREAST: A CLINICOPATHOLOGY OF TWENTY CASES AND REVIEW OF LITERATURE Tran Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 114 - 122 Background: Phyllode tumor of the breast (PTs) is an uncommon neoplasm and is difficult to distinguish from fibroadenoma. The purpose of this study is to analyse the clinicopathological characteristics of patients with PTs to provide clinicians and pathologists with the understanding of phyllode tumor. Materials and Methods: this was a retrospective study of 20 women with PTs, who were managed at Da nang C Hospital and Da nang Women’s Hospital between 2004 and 2010. Results: PTs account for 2.3% of all breast diseases, all of them are females. All of the PTs occurred in patients over age 30, with a peak incidence between 40 – 50 years comprising 60 % of cases. 45% of cases had tumors occurred in the right, 55% in the left. PTs showed no predilection for side but were more common in the upper half of the breast, particularly in the upper outer quadrant, 45% of cases. 60 % of cases had tumors larger than 5 cm in diameter. Only 20% of cases were correctly cytological diagnosed and the ratio of clinical diagnosis to pathological one is low (10%). The histopathology report showed that the proportion of benign, borderline and malignant PTs was 70%, 20% and 10% of cases, respectively. The diagnosis should be considered in patients with their breast nodules growing rapidly, increasing suddenly in size on a longstanding lesion, larger than 3 cm in diameter, or in ones over 35 years old having local tumor recurrence, or presenting with hypercellular stroma. Presently, the histopathological classification seems to be the strongest prognostic factor in PTs. Molecular and immunohistochemical techniques play a limited role in the diagnosis of this tumor. * Bệnh viện C Đà Nẵng Tác giả liên lạc: BS. Trần Hòa ĐT: 0905.325.858 Email: tranhoadok@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 116 Conclusions: The diagnosis of PTs may be difficult. The presence of stroma overgrowth and the combining clinical and pathological results seem to be the key to recognizing phyllode tumor. ĐẶT VẤN ĐỀ U diệp thể tuyến vú (PT) là một loại u hiếm gặp, có biểu hiện lâm sàng khá đặc trưng cho tổn thương vú. Về mặt lâm sàng việc chẩn đoán bệnh không quá khó khăn khi đánh giá được sự tiến triển của u. Tuy nhiên trong một số trường hợp chẩn đoán lâm sàng cũng như chẩn đoán giải phẫu bệnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc định danh chính xác u diệp thể đã làm cho việc điều trị không đạt yêu cầu và thỏa đáng cho bệnh nhân nhất là ở một số tuyến y tế cơ sở đa khoa có điều kiện điều trị phẫu thuật u. Qua nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận các biểu hiện lâm sàng – giải phẫu bệnh của u diệp thể vú để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán giúp cho lâm sàng có hướng xở trí thích hợp đối với những trường hợp u diệp thể được phát hiện. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hồi cứu những bệnh án của bệnh nhân có kết quả xét nghiệm mô bệnh học cuối cùng là u diệp thể vú hoặc là u thể lá tuyến vú từ năm 2004 - 2010 tại khoa Giải Phẫu Bệnh - Bệnh Viện C Đà Nẵng - Đơn vị Giải Phẫu Bệnh của Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng. Ghi nhận các yếu tố lâm sàng: Giới - tuổi, vị trí u - kích thước u – tiến triển u – chẩn đoán lâm sàng – chẩn đoán giải phẫu bệnh (về FNA, về mô học trước đó). Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê thông thường. KẾT QUẢ Ghi nhận được 20 trường hợp u diệp thể trên tổng số 711 u vú ở bệnh nhân nữ. Tuổi Bảng 1: 61 0 6 12 1 1 30% 60% 5% 5% Vị trí u Bảng 2: Vú phải Vú trái Tổng cộng 9 11 20 45% 55% 100% Bảng 3: ¼ trên ngoài ¼ trên trọng ¼ dưới trong Trọn vú 9 7 1 3 45% 35% 5% 15% Kích thước u Bảng 4 2 –5cm 5 – 8cm >8cm 3 5 10 2 15% 25% 50% 10% Tiến triển u Bảng 5: Tiến triển chậm Tiến triển nhanh Tiến triển chậm sau đó phát triển nhanh 8 9 3 40% 45% 15% Chẩn đoán lâm sàng Bảng 6: U xơ vú U vú lành tính Ung thư vú U diệp thể 12 5 1 2 60% 25% 5% 10% Chẩn đoán tế bào học Bảng 7 U xơ vú lành tính U nang vú Tăng sản tuyến vú Nghi ngờ ung thư Sarcoma vú U diệp thể 11 1 1 2 1 4 55% 5% 5% 10% 5% 20% Chẩn đoán mô bệnh học trước đó: Ghi nhận trong những trường hợp u diệp thể tái phát được chẩn đoán là u xơ vú lành tính 10/20 # 20% trường hợp. Phân loại mô bệnh học Bảng 8: U lành U giáp biên U ác 14 4 2 70% 20% 10% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 117 NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN Theo y văn tỷ lệ u diệp thể bắt gặp từ < 1 – 4% tổng số các trường hợp bệnh lý ở vú. Trong một nghiên cứu về dịch tể khác cho thấy tỷ lệ u này chiếm từ 2,3 – 3,1 / 1 triệu phụ nữ Mỹ(9,15). Trong khi đó các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ u dao động từ 2 – 5 % tùy theo sự ghi nhận của các tác giả, tùy vào đơn vị và thời điểm điều trị bệnh nhân(7,13,23). Tại đơn vị của chúng tôi tỷ lệ u diệp thể / bệnh lý tuyến vú chiếm khoảng 2,3% trường hợp, nằm trong giới hạn ghi nhận của các tác giả khác. Kết quả này cho thấy tỷ lệ mắc bệnh u diệp thể ở nước ta cao hơn ở các nước Âu Mỹ. Điều này đã được một số tác giả ghi nhận là u diệp thể có tỉ lệ cao ở phụ nữ Châu Á và phụ nữ da trắng ở khu vực Châu Mỹ La Tinh(8,9,14). Về giới – tuổi Trong 20 trường hợp của chúng tôi u diệp thể đều gặp ở nữ giới phù hợp với nhận định của y văn: Đa số trường hợp u diệp thể đều gặp ở bệnh nhân nữ. Tuy nhiên u diệp thể cũng có gặp ở nam giới, chỉ có 10 trường hợp được thông báo trong đó có 6 trường hợp phát hiện trong tình trạng bệnh lý nữ hóa tuyến vú nam giới(6). Các tác giả khác đều ghi nhận u diệp thể thường gặp nhất ở lứa tuổi 35-55 tuổi, lớn hơn 20 tuổi so với u xơ vú lành tính. Tuổi trung bình là 39,6 tuổi, 47 tuổi, 52 tuổi tùy theo sự ghi nhận của các tác giả khác nhau(6,15,11). Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy ở độ tuổi 40-50 có tỷ lệ mắc bệnh u diệp thể cao hơn hẳn các nhóm tuổi khác chiếm 60% trường hợp và không tìm thấy u ở < 30 tuổi, tương tự với nghiên cứu khác ở TP Hồ Chí Minh vào hai thời điểm khác nhau(7,13). Một nghiên cứu khác cho thấy u diệp thể cũng có thể gặp ở lứa tuổi < 20 tuổi(7,12). Một số tác giả còn nhấn mạnh yếu tố chủng tộc trong u diệp thể, lứa tuổi mắc bệnh ở phụ nữ Châu Á và Châu Mỹ La Tinh có xu hướng trẻ hơn nhóm chủng tộc khác(11) và tỷ lệ tái phát cao hơn(9,11). Tuổi cũng được coi là một yếu tố quan trọng có liên quan đến bản chất u diệp thể. U diệp thể giáp biên ác và ác tính chiếm 77,3% bệnh nhân lớn tuổi, tỷ lệ ác tính gia tăng có ý nghĩa với lứa tuổi và được xem là một yếu tố nguy cơ cao khi bệnh nhân > 35 tuổi(6). Qua nghiên cứu của Phạm Văn Ngà cũng cho thấy u ác cũng tập trung ở lứa tuổi 50(13). Về kích thước u Kích thước u diệp thể thực sự là một hình ảnh lâm sàng rất ấn tượng, các y văn đều ghi nhận u đều có kích thước lớn và thường có sự tiến triển nhanh kèm theo. Nghiên cứu chúng tôi 50% khối u có kích thước > 5cm. Theo Nguyễn Sào Trung 80,8% u diệp thể có kích thước lớn > 5cm trong đó 56,2% u diệp thể > 8cm(13), các tác giả trong nước cũng ghi nhận u diệp thể thường có kích thước từ 5-8cm chiếm 40,1%: trung bình là 8,5cm(7,23). Đối với các tác giả ngoài nước u diệp thể vẫn có kích thước thường gặp cũng tượng tự như ở chúng ta. Kích thước u thường nằm trong khoảng từ 5-7cm, trung bình dao động từ 7 hoặc 8,3cm cho đến 10cm(2,6,15). Trong một thống kê khác cho thấy: < 5cm chiếm 34,7%, 5-10cm: 44,1%,> 10cm: 21,1% trường hợp(15). Kích thước u cũng được một số tác giả ghi nhận có một mối liên quan đến bản chất của u, đa số khối u quá lớn có khả năng giáp biên ác và ác tính cao hơn so với u có kích thước nhỏ(9,15,23). Kích thước những u này trung bình là 79-86mm. Karim cũng cho rằng u diệp thể có kích thước lớn hơn u xơ vú từ 4-5cm nhưng không thể dựa vào đó để chẩn đoán phân biệt u diệp thể với u xơ vú(9). Vị trí u Tỷ lệ mắc bệnh ít có sự khác biệt giữa hai vú, các nghiên cứu cho thấy có vẻ vú bên trái nhiều hơn bên phải: vú trái chiếm 51,4%- 55%(2,6,11,16,17). Tuy nhiên theo một ghi nhận được Shahida trích dẫn cho thấy u diệp thể lại Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 118 gặp nhiều ở bên vú phải trên bệnh nhân không sinh đẻ tỷ lệ lên đến 87,5%(17). Theo Nguyễn Sào Trung tỷ lệ mắc bệnh ở hai vú gần giống nhau và tỷ lệ u diệp thể ở ¼ trên ngoài vú thường gặp hơn ở các vị trí khác. Ở Việt Nam gặp từ 29,2 % - 35%(3,12) và lại lên đến 61% ở vị trí này theo ghi nhận của Stebing(19). Ở nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ vú phải tương đương vú trái, u ở ¼ trên ngoài chiếm 45%, ¼ trên trong chiếm 35% và trong đó có đến 15% trường hợp bệnh nhân u diệp thể chiếm toàn bộ tuyến vú, thấp hơn so với ghi nhận của Nguyễn Sào Trung cách đây khá nhiều năm với tỷ lệ chiếm toàn bộ vú chiếm 41,7%(13). Tỷ lệ u diệp thể có ở hai vú ở nghiên cứu chúng tôi cũng như trong nghiên cứu của các tác giả khác trong nước chưa ghi nhận(7,13) trong khi đó u diệp thể cũng có thể tìm thấy ở hai vú và tỷ lệ rất thấp từ 1/33 # 3% trường hợp đến 1/106 # 0,9% trường hợp bệnh nhân(6,11). Ngoài ra vị trí u diệp thể có thể gặp ở nách và âm hộ cũng được thông báo qua sự trích dẫn của y văn. Về sự tiến triển lâm sàng của u diệp thể Trong nghiên cứu này có ghi nhận được các hình ảnh tiến triển của u: U tiến triển chậm trong vòng vài năm sau đó lại lớn nhanh có tỷ lệ 3/20 # 15% trường hợp. U tiến triển nhanh ngay từ khi phát hiện 9/20 # 45% trường hợp. U tiến triển chậm được phát hiện u diệp thể sau khi phẩu thuật và bị tái phát: 8/20 #40% trường hợp. Trong nghiên cứu của Reinfes M cho thấy triệu chứng u thay đổi từ 2 tháng đến 30 năm. 23,5% trường hợp u tiến triển thành hai giai đoạn: giai đoạn 1 kéo dài trung bình 10 năm, giai đoạn 2 ngắn hơn trung bình là 7 tháng. 45,5% u diệp thể tuyến vú tiến triển chậm trung bình là 9 năm. 31,5% u diệp thể tuyến vú tiến triển nhanh trung bình là 5 tháng(15). Trong một nghiên cứu khác được ghi nhận đa số bệnh nhân phát hiện u khoảng 2 – 3 năm trước đó và 5 – 6 tháng lớn nhanh nhưng không chia ra rõ loại cụ thể(20). Theo Ben J chỉ có 24% tiến triển nhanh trung bình là 9 tháng và triệu chứng khó chịu ở vú hiện diện từ 14 – 42% bệnh nhân(6). Như vậy sự lớn nhanh và / hoặc có một sự thay đổi kích thước đột ngột trên một khối u có trước có thể cần được xem như là một dấu hiệu để nghĩ đến u diệp thể tuyến vú. Bên cạnh đó, với một tỷ lệ 8/20 u diệp thể # 40% trường hợp có một sự tiến triển chậm, chính những trường hợp này khi kết hợp thêm với các yếu tố lâm sàng khác như lứa tuổi, kích thước u – đã dễ dàng làm cho một số Bác sỹ lâm sàng ít có kinh nghiệm bỏ qua chẩn đoán u diệp thể để thực hiện những can thiệp ngoại khoa không thích hợp. U tái phát và tiến triển nhanh sau mổ, trên một bối cảnh lâm sàng u tiến triển chậm trước đó cần phải cảnh giác một trường hợp u diệp thể. Và cũng không thể chủ quan trong những trường hợp u vú có một tiến triển chậm. Trong 20 trường hợp u diệp thể được nghi nhận 2/20 case # 10% được lâm sàng chẩn đoán là u diệp thể và nghi ngờ u diệp thể phù hợp với kết quả GPBL. Cho thấy tỷ lệ phù hợp giữa chẩn đoán GPBL với chẩn đoán lâm sàng còn thấp, nhận xét này tương tự với ghi nhận của Nguyễn Sào Trung(13). Trong những trường hợp chẩn đoán không phù hợp thường liên quan đến các tuyến y tế cơ sở không có đơn vị chuyên trách về ung bướu. Thực tế lâm sàng cho thấy u diệp thể xuất hiện rời rạc với một số lượng ít trong năm. Trong những trường hợp u tiến triển chậm, u nhỏ, ít kinh nghiệm và ít nhạy cảm lâm sàng nên rất dể chẩn đoán nhầm sang u xơ vú hoặc u vú lành tính một cách chung chung. Về chẩn đoán tế bào học và mô bệnh học u diệp thể Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ chẩn đoán tế bào học u diệp thể có độ chính xác thấp khi so sánh với chẩn đoán mô bệnh học nhất là những trường hợp u nhỏ và tiến triển chậm, tỷ lệ này chỉ đạt 4/20 # 20% trường hợp. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 119 Về độ chính xác của FNA trong u diệp thể vẫn còn nhiều tranh cãi, có tác giả cho rằng FNA có độ chính xác thấp trong việc chẩn đoán u diệp thể, có tác giả lại cho rằng hầu hết các trường hợp có thể phân biệt được u diệp thể và u xơ vú, tỷ lệ chính xác có một sự thay đổi khá lớn từ 14% – 93%(8,21,23). Việc phân biệt u diệp thể với các tổn thương lành tính khác của u và đặc biệt là với u xơ vú là một công việc rất có giá trị góp phần cho lâm sàng có những chủ động hợp lý hơn trong điều trị u diệp thể. Các tác giả đòi hỏi nên làm FNA ở nhiều vị trí khác nhau trên u để gia tăng độ chính xác vì u diệp thể có tổn thương không đồng nhất. Đòi hỏi tiêu bản FNA phải có đủ thành phần tế bào cho chẩn đoán(12, 23). Theo Selena,u diệp thể thường chẩn đoán nhầm sang u xơ vú: 14/80 u diệp thể # 17,5% trường hợp được chẩn đoán là u xơ vú vì sự phân biệt qua hình ảnh, kích thước mô đệm của những loại u này nhiều khi cũng rất khó khăn(3). Các y văn đều nhấn mạnh sự có mặt các thành phần mô đệm trên tiêu bản FNA, được coi là tiêu chuẩn quan trọng và quytết định để chẩn đoán u diệp thể. 82% trường hợp hiện diện hình ảnh này(21). Sự hiện diện tế bào mô đệm trên 30% diện tích vi trường, kích thước và hình dạng của các đám tế bào biểu mô lớn hơn 1mm, mật độ tế bào mô đệm cao kể cả tế bào nhân trần 2 cực. Sự co cụm của các tế bào ống tuyến quá sản và sự vắng mặt các tế bào đỉnh tiết sẽ hướng đến một chẩn đoán u diệp thể(9,3). Ngoài ra trong u diệp thể, các đám tế bào biểu mô có xu hướng dài ra, gợn sóng và xếp nếp trong khi đó ở u xơ vú các tế bào tuyến tạo các ống tuyến nhỏ, tạo nhánh đầu tù(9). Trong những u vú có kích thước 4cm trở lên cần thận trọng chẩn đoán là u diệp thể hay u xơ vú(21). Việc chẩn đoán u diệp thể là carcinôm vú cũng được một số tác giả ghi nhận khi làm FNA(12). Sự thay đổi bất thường của tế bào biểu mô trong u diệp thể rất dễ nhầm với carcinôm vú, khi đó sự hiện diện của các tế bào mô đệm sẽ giúp chúng ta chẩn đoán phân biệt u diệp thể với carcinôm vú(3). Để có được một chẩn đoán FNA có giá trị cần thiết phải có sự kết hợp chặt chẻ với lâm sàng, cần lưu ý đến sự tiến triển u(21), lưu ý đến những trường hợp u tái phát và tiến triển nhanh sau một chẩn đoán u xơ tuyến vú. Độ chính xác của FNA đều tăng lên 14% - 25% trong trường hợp u tái phát(3). Ngoài ra do sự thoái hóa, giãn rộng và chứa chất dịch ở một số ống tuyến trong u diệp thể cũng đã dẫn đến một tình huống mà chúng tôi gặp phải là khi làm FNA rút ra một lượng dịch nhất định giống với một tổn thương u nang vú. Sự lặp lại FNA vào vùng u tồn tại sau hút dịch và chính sự hiện diện các đám tế bào mô đệm là các yếu tố để chẩn đoán u diệp thể. Về chẩn đoán mô bệnh học U diệp thể chỉ được xác địnhqua chẩn đoán mô bệnh học với những hình ảnh đặc trưng của những thành thành phần biểu mô và mô đệm. Thành phần biểu mô ống tuyến bị chèn ép kéo dài, có một hình ảnh giống lá (tương tự với u xơ vú dạng trong ống). Thành phần mô đệm liên kết tăng sinh rất mạnh giống như hình ảnh nhú lồi vào trong lòng ống tuyến, nhiều hơn hẳn so với u xơ tuyến vú, thường gặp ở vùng quanh ống tuyến., sự tăng sinh quá mức của mô đệm được xác định khi vắng mặt thành phần biểu mổ trong ít nhất một vi trường lớn (x 40)(5). Ngoài ra còn gặp những biểu hiện chuyển sản các loại ở thành phần biểu mô và mô đệm. Sự có mặt của những thành phần mô đệm và biểu mô là cần thiết để xác định chẩn đoán u diệp thể(14). Dựa vào đặc tính của tế bào mô đệm để phân lọai u lành – u giáp biên – u ác. Chỉ có tế bào mô đệm mới có tiềm năng di căn. Sự thay Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 120 đổi ác tính biểu hiện tăng sinh tế bào mô đệm với sự không điển hình về mặt tế bào học và hoạt động phân bào.>5/10 HPF, thiếu vắng thành phần biểu mô là các tiêu chuẩn thường được tác giả áp dụng để phân loại mô bệnh học. Nhiều tác giả khác nhau đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau để phân biệt u diệp thể lành tính, ác tính hay giáp biên ác.Theo Azzopardi(14): Bảng 9 U lành U giáp biên U ác Bờ u Có chèn ép Không rõ Xâm nhiễm Mức độ tế bào mô đệm Thấp Trung bình Cao Tỉ lệ nhân chia / 10hpf 10 Sự đa dạng hình thái tế bào Nhẹ Vừa Nặng Theo WHO: Bờ u, mật độ tế bào mô đệm, sự đa dang hình thái tế bào cũng tương tự như Azzopardi nhưng chỉ số phân bào lại đánh giá trên vi trường 10.trên 10 phân bào trên một quang trường 10 là ác, ít hơn 4 phân bào trên một quang trường 10 là lành và thêm tính chất mô đệm phân bố đồng nhất, phân bố không đồng nhất hay quá phát U ác tính hiện diện ở mức tối đa ít nhất là 4 yếu tố kể trên. U lành tính ít nhất 3 yếu tố ở mức thấp nhất và có không quá 2 yếu tố ở mức độ trung bình. Giáp biên: khi không thuộc các nhóm trên(5). Trong nghiên cứu này tỷ lệ các loại u lành, giáp biên ác và u ác phân bố như sau: 70%, 20% và 10% tổng số các trường hợp u diệp thể. Tỷ lệ các nhóm bệnh trong các nghiên cứu khác được ghi nhận như sau. Bảng 10 Tác giả U lành tính U giáp biên U ác tính Ng S Trung 85,4% 7,3% 7,3% Huỳnh H Hạnh(7) 66,7% 14,4% 18,9% Lehard MS(11) 40% 27% 33% Karim RZ(9) 53,8% 35% 11,2% Reinfuss M(15) 54% 11,3% 34,7% Tỷ lệ u diệp thể ác tính thay đổi từ 8-45% trường hợp(14) hoặc từ 1-54% trường hợp(19) một trong những nguyên nhân gây nên sự thay đổi khá rộng rãi này có thể là do tỷ lệ u diệp thể và kết quả trên những nhóm bệnh nhân nhỏ ở những nghiên cứu riêng biệt và thiếu hụt những tiêu chuẩn cụ thể trên hình ảnh mô bệnh học(11,19). Mặt cắt của mẫu bệnh phẩm trên tiêu bản - đặc biệt trong những trường hợp u lớn nó có thể thể hiện c
Tài liệu liên quan