Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ
và sự bùng nổ thông tin trên nhiều lĩnh vực, thế giới đang bƣớc vào thời đại
của toàn cầu hoá thì vai trò của giáo dục ngày càng đƣợc tăng cƣờng trong
việc “Đào tạo ra những ngƣời lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng
lực giải quyết những vấn đề thực tế”. Định hƣớng cho phát triển giáo dục đó
là “Phát huy tính tích cực, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; bồi
dƣỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên”. (Luật giáo
dục 1998, chƣơng 1, điều 24).
Trong nhà trƣờng phổ thông, ngƣời giáo viên vừa phải truyền đạt cho
học sinh những nội dung chính của bài học, vừa phải cập nhật những vấn đề
mới của xã hội và nội dung khoa học của bộ môn, điều này đòi hỏi phải có sự
đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên. Ngƣời giáo viên phải biết lựa
chọn và kết hợp các phƣơng pháp dạy học nhằm kích thích sự tìm tòi, phát
triển tƣ duy của học sinh. Một trong những giải pháp đó là ứng dụng CNTT
vào dạy học ở nhà trƣờng phổ thông.
Nghị quyết TW 4 khoá VII và nghị quyết TW 2 khoá VIII đã nêu rõ:
“Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, từng
bƣớc áp dụng những phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện vào quá trình dạy
học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của họ c sinh.”
Nhƣ vậy, việc sử dụng CNTT trong giảng dạy ngày càng phát huy đƣợc tính
hiệu quả và đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhà trƣờng phổ thông là phù hợp
với xu thế thời đại.
113 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng địa lí tự nhiên Việt Nam trong sách giáo khoa Địa lí 8 THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------
NÔNG THỊ MAI
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ
BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM TRONG
SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 8 THCS
(VẬN DỤNG TẠI TỈNH CAO BẰNG)
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ
và sự bùng nổ thông tin trên nhiều lĩnh vực, thế giới đang bƣớc vào thời đại
của toàn cầu hoá thì vai trò của giáo dục ngày càng đƣợc tăng cƣờng trong
việc “Đào tạo ra những ngƣời lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng
lực giải quyết những vấn đề thực tế”. Định hƣớng cho phát triển giáo dục đó
là “Phát huy tính tích cực, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; bồi
dƣỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên”. (Luật giáo
dục 1998, chƣơng 1, điều 24).
Trong nhà trƣờng phổ thông, ngƣời giáo viên vừa phải truyền đạt cho
học sinh những nội dung chính của bài học, vừa phải cập nhật những vấn đề
mới của xã hội và nội dung khoa học của bộ môn, điều này đòi hỏi phải có sự
đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên. Ngƣời giáo viên phải biết lựa
chọn và kết hợp các phƣơng pháp dạy học nhằm kích thích sự tìm tòi, phát
triển tƣ duy của học sinh. Một trong những giải pháp đó là ứng dụng CNTT
vào dạy học ở nhà trƣờng phổ thông.
Nghị quyết TW 4 khoá VII và nghị quyết TW 2 khoá VIII đã nêu rõ:
“Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, từng
bƣớc áp dụng những phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện vào quá trình dạy
học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh...”
Nhƣ vậy, việc sử dụng CNTT trong giảng dạy ngày càng phát huy đƣợc tính
hiệu quả và đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhà trƣờng phổ thông là phù hợp
với xu thế thời đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
Môn học địa lí nói chung và chƣơng trình địa lí tự nhiên Việt Nam nói
riêng có nhiều thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học, vì đây là
môn học sử dụng nhiều phƣơng tiện và thiết bị dạy học, các phƣơng tiện này
không đơn thuần là công cụ dạy học mà còn là nguồn tri thức, nó có thế mạnh
rất lớn trong quá trình dạy học thông qua việc thể hiện: Bản đồ, biểu đồ, tranh
ảnh, Video... Tuy nhiên, hiện nay trong các trƣờng phổ thông ở nƣớc ta nói
chung và ở tỉnh Cao Bằng nói riêng, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy
còn ít và chƣa phát huy đƣợc tính hiệu quả, nên chƣa gây đƣợc hứng thú học
tập cho học sinh. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân nhƣ: Thiếu thiết bị và
phƣơng tiện dạy học (đặc biệt là máy tính), không ít giáo viên chƣa đƣợc làm
quen với phƣơng tiện dạy học có ứng dụng CNTT, còn có sự chuyển biến
chậm trong đổi mới phƣơng pháp dạy học...
Chính vì vậy sự lựa chọn đề tài: “Ứng dụng CNTT để thiết kế bài
giảng địa lí tự nhiên Việt Nam trong SGK địa lí 8 THCS (vận dụng tại tỉnh
Cao Bằng)” nhằm phát huy yếu tố tích cực của việc ứng dụng CNTT trong
dạy học địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 THCS.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận chung về việc thiết kế và giảng dạy địa lí tự nhiên
Việt Nam.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo hƣớng
tích cực nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập môn địa lí tự nhiên
Việt Nam trong chƣơng trình địa lí lớp 8 THCS tỉnh Cao Bằng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 THCS ở tỉnh Cao Bằng.
- Nghiên cứu các kỹ thuật khai thác một số phần mềm phục vụ cho việc
thiết kế xây dựng một số bài giảng địa lí tự nhiên Việt Nam THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
- Thiết kế một số bài giảng cụ thể trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam
trong chƣơng trình địa lí 8 THCS có ứng dụng CNTT.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá những thuận lợi, khó
khăn và đƣa ra một số giải pháp cụ thể về việc ứng dụng CNTT trong dạy
học địa lí ở các trƣờng THCS tỉnh Cao Bằng.
4. Giới hạn của đề tài
Bƣớc đầu nghiên cứu cách thức ứng dụng CNTT vào việc thiết kế một
số bài giảng địa lí tự nhiên Việt Nam trong SGK địa lí 8 THCS.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã đƣợc quan tâm từ
lâu, nhất là các nƣớc tƣ bản phát triển. Từ những năm 1984, 1985 tổ chức
NSCU (National Sofware – Cordination Unit) đƣợc thành lập, cung cấp
chƣơng trình giáo dục máy tính cho các trƣờng trung học. Các môn học đã
có phần mềm dạy học bao gồm: Nông nghiệp, Nghệ thuật, Thƣơng mại,
Giáo dục kinh tế, tiếng Anh, Địa lí, Sức khoẻ, Lịch sử, Kinh tế gia đình,
Nghệ thuật công nghiệp, Toán, Âm nhạc, Tôn giáo, Khoa học tự nhiên,
Khoa học xã hội, Giáo dục đặc biệt….
Ở Ấn Độ tổ chức NCERT (National Council of Educasion Resarch
and Training) ở New Dehli đã thực hiện đề án CLASS (Computer
Literacy and Studies in School). Đề án xem xét việc sử dụng máy tính trợ
giúp việc dạy học trong lớp, đồng thời quan tâm đến vai trò của máy tính
nhƣ là một công cụ ƣu việt đánh dấu sự thay đổi có ý nghĩa về phƣơng
pháp luận dạy học.
Năm 1985 các nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Xrilanca,
Thái lan, Malaixia tổ chức các hội thảo về phần mềm dạy học tại Malaixia
đã đƣa ra tiêu chuẩn đánh giá phần mềm gồm 3 yếu tố: Đặt vấn đề, trình bày
bài giảng và kỹ thuật lập trình. Ở Nhật Bản, máy tính đƣợc dùng làm công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
cụ để giáo viên trình bày kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tiếp thu bài mới và
giải quyết các vấn đề đặt ra trong tiết học. Nhật Bản khẳng định việc sử
dụng máy tính trong dạy học, đặc biệt ở phổ thông, đã có tác dụng kích thích
sự hứng thú học tập của học sinh. Hiện nay các nƣớc trong khu vực nhƣ:
Singapo, Thái Lan việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng
đã trở nên rất phổ biến.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT vào dạy học ngày càng đƣợc quan
tâm, đã có văn bản chỉ đạo về vấn đề này nhƣ Nghị quyết 49/CP (4/8/1993)
về phát triển CNTT. Trong những năm gần đây, nƣớc ta đã có nhiều công
trình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học, đối với môn địa lí cũng đã có
nhiều công trình nghiên cứu nhƣ: Các công trình nghiên cứu của các tác giả
Nguyễn Viết Thịnh, Phạm Thị Kim Chung, Đỗ Thị Minh Đức “Trình bày
trực quan bài giảng địa lí bằng Microsospft Power point” “Sử dụng phần
mềm Excel để vẽ các biểu đồ trong địa lí kinh tế xã hội. “Ứng dụng CNTT
trong đổi mới dạy học bộ môn địa lí”. Nguyễn Trọng Phúc – “Những vấn đề
kinh tế xã hội và môi trƣờng trong quá trình CNH, HĐH” Trƣờng ĐHSP
TPHCM, 4/2004. “Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trƣờng phổ thông có sử
dụng Power Point và các phần mềm địa lí”, “Khai thác chƣơng trình PC
PACT, ENCARTAR, ATLAS 2001 và POWERPOINT để thiết kế, xây
dựng bài giảng địa lí”.… Nhìn chung các công trình nghiên cứu, giáo trình,
luận án, sách... đã phân tích mô hình các phƣơng hƣớng đổi mới phƣơng
pháp dạy học theo hƣớng tích cực, phân tích đƣợc tính ƣu việt của việc ứng
dụng CNTT vào dạy học địa lí và đã đem lại kết quả rất khả quan.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương Pháp thu thập tài liệu
Dựa vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, việc thu thập tài liệu đƣợc
tiến hành từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ sách báo, tạp chí chuyên ngành, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các phần mềm nghiên cứu ứng dụng
dạy học có nội dung liên quan. Để việc thiết kế bài giảng đảm bảo tính khoa
học và tính giáo dục, khi thu thập tài liệu cần chú ý nghiên cứu sách giáo
khoa lớp 8 hiện hành làm tài liệu chuẩn cho nội dung thiết kế của bài học.
Ngoài ra còn thu thập các tài liệu về lí luận dạy học đại cƣơng, lí luận dạy
học địa lí, tâm lí học sƣ phạm, tâm lí học lứa tuổi nhằm giúp cho việc thiết
kế bài giảng phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh.
6.2 Phương pháp điều tra thực tế
Điều tra và tìm hiểu về thái độ của giáo viên và học sinh thông qua dự
giờ, dạy thực nghiệm, phỏng vấn trực tiếp để đánh giá chính xác thực trạng
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 THCS tại
tỉnh Cao Bằng.
6.3 Phương pháp phân tích hệ thống
Nội dung, phƣơng pháp và các phƣơng tiện dạy học là một chủ thể
thống nhất gồm nhiều yếu tố liên quan tạo nên cấu trúc chặt chẽ của quá
trình dạy học địa lí. Do đó, để đảm bảo tính khoa học, các đối tƣợng
nghiên cứu cần phải đƣợc xem xét phân tích trong một hệ thống hoàn
chỉnh: Xem xét cấu trúc hệ thống của chƣơng trình, hệ thống kiến thức
trong mỗi bài học.
6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thiết kế một số bài giảng địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8
THCS có ứng dụng CNTT và tiến hành thực nghiệm tại một số trƣờng trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Phân tích những kết quả thực nghiệm, rút ra những ƣu, nhƣợc điểm từ
đó đề xuất kiến nghị giải pháp nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc ứng
dụng CNTT trong giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
6.5 Phương pháp toán thống kê
Sử dụng các công thức toán thống kê phân tích, xử lí các kết quả thu
đƣợc từ thực nghiệm sƣ phạm, nhằm làm tăng tính chính xác, khách quan,
tăng tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu của đề tài.
7. Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu, tiếp thu và xác định những lí luận cơ bản của việc
đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung và việc thiết kế bài giảng địa
lí nói riêng.
- Đƣa ra đƣợc thực trạng của việc thiết kế bài giảng điện tử
trong chƣơng trình Địa lí tự nhiên Việt Nam ở một số trƣờng THCS
tỉnh Cao Bằng.
- Thiết kế hoàn chỉnh một số bài giảng điện tử và có thể sử dụng ở
trƣờng phổ thông.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc trình bày 3 chƣơng.
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2. Thiết kế bài giảng địa lí tự nhiên Việt Nam THCS có ứng dụng
công nghệ thông tin phù hợp với học sinh tỉnh Cao Bằng.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sư phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản trong lý luận dạy học địa lí
1.1.1.1. Quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông
Xét về phƣơng diện của lý luận dạy học thì dạy học là quá trình mà
trong đó dƣới sự tổ chức, điều khiển của ngƣời dạy, ngƣời học tự giác, tích
cực, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình để thực hiện tốt
quá trình học. Nhƣ vậy quá trình dạy học là một hoạt động thống nhất hữu cơ
của hai hoạt động dạy và học.
Dạy là quá trình tổ chức nhận thức cho học sinh của ngƣời giáo viên,
bản chất của dạy học là tạo ra các tình huống học tập, trong đó học sinh hoạt
động dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên nhằm đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả
dạy học.
Học là một quá trình hoạt động tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri
thức khoa học của học sinh dƣới sự điều khiển của giáo viên nhằm phát triển
trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách của bản thân. Nhƣ vậy, cốt lõi của
hoạt động học là quá trình tiếp thu, xử lí thông tin bằng các hoạt động trí tuệ
và kỹ năng dựa vào vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có của bản thân, từ đó
có đƣợc kiến thức, kĩ năng, thái độ mới.
Dạy và học có những mục đích cụ thể khác nhau. Nếu học là nhằm
chiếm lĩnh tri thức khoa học, thì dạy lại có mục đích điều khiển học tập. Dạy
có hai chức năng, đó là: Truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt
động học [2].
Nhƣ vậy, trong nhà trƣờng hoạt động dạy và học bao giờ cũng là một
quá trình. Hiện nay, quá trình dạy học đƣợc hiểu là quá trình hoạt động nhận
thức tự giác của học sinh, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn về mặt sƣ phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
của giáo viên nhằm mục đích nắm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thế
giới quan và phát triển nhân cách cũng nhƣ những năng lực riêng về trí tuệ.
Cách hiểu trên về cơ bản đã thể hiện đƣợc quan điểm mới về vai trò vị trí chủ
thể của học sinh trong quá trình dạy học.
Trong thực tế quá trình dạy học không phải là sự liên kết máy móc của
hai hoạt động dạy và học, mà nó là một quá trình tổng hợp mới hẳn về chất,
bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ của nhà trƣờng và phản ánh sự thống
nhất hữu cơ giữa hai hoạt động đó, trong khi vẫn bảo đảm những đặc điểm
riêng của từng hoạt động. Tác động giữa giáo viên và học sinh trong quá
trình dạy học không phải là tác động đơn giản mà là tác động qua lại độc đáo,
trong đó ngƣời giáo viên phải tổ chức hoạt động dạy để làm sao khơi dậy,
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, trang bị cho các em những kĩ
năng độc lập, tự mình nhận thức, lĩnh hội tri thức, chuyển hoá thành năng lực
của bản thân, để đạt đƣợc kết quả đó vai trò của ngƣời giáo viên là không thể
thiếu đƣợc. Với tƣ cách là ngƣời tổ chức, chỉ đạo, điều khiển quá trình học
tập của học sinh, ngƣời thầy cần phải đảm nhiệm và thực hiện tốt các chức
năng sau:
Thiết kế, tức là lập kế hoạch cho quá trình dạy học về cả mục đích, nội
dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện và hình thức dạy học. Ngƣời giáo viên cần
phải xuất phát từ mục đích, nội dung của bài học để thiết kế những tình huống
thích hợp, để học sinh chiếm lĩnh tri thức thông qua hoạt động học tập tích
cực, tự giác, sáng tạo theo hƣớng độc lập hoặc hợp tác giao lƣu.
Ủy thác, tức là thông qua đặt vấn đề nhận thức, tạo động cơ hứng thú,
ngƣời thầy biến ý đồ dạy học của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự
giác của trò và chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt động và
thích nghi. Điều khiển quá trình học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
một hệ thống mệnh lệnh, chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá (bao gồm cả sự động
viên).
Thể chế hoá, tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống tri
thức đã có, đồng nhất hoá kiến thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức khoa
học xã hội, hƣớng dẫn học sinh vận dụng và ghi nhớ kiến thức. [30].
1.1.1.2. Phương pháp dạy học địa lí
* Khái niệm về phương pháp dạy học
Phƣơng pháp hiểu theo nghĩa chung và rộng nhất là hành vi thực hiện
một công việc có mục đích nhất định. Đó cũng là cách thức, con đƣờng mà
ngƣời ta cần đi theo để đạt đƣợc mục đích. Theo cách hiểu nhƣ vậy thì
phƣơng pháp dạy học là cách thức tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh trong
phạm trù hoạt động dạy và học, nhằm mục đích giáo dục và trau dồi học vấn
cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về phƣơng
pháp dạy học, chúng ta thƣờng gặp một số quan niệm về phƣơng pháp dạy
học nhƣ sau:
- Phƣơng pháp dạy học là cách thức hoạt động của ngƣời giáo viên để
truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giáo dục học sinh theo mục tiêu
của nhà trƣờng. Theo quan niệm này thì giáo viên là nhân vật trọng tâm giữ
vai trò chỉ đạo, còn học sinh thì thụ động thực hiện những điều thầy dạy,
ngƣời thầy cố gắng truyền đạt hết những kiến thức và kinh nghiệm của mình
để hoàn thành bài giảng còn học sinh lắng nghe lời giảng của thầy, ghi chép
và học thuộc.
- Phƣơng pháp dạy học là sự kết hợp các biện pháp và phƣơng tiện làm
việc của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, nhằm đạt tới mục đích
giáo dục. Nhƣ vậy, quan niệm này coi phƣơng pháp dạy học là một sự kết
hợp ngang hàng của hai hoạt động dạy và học. Nhiệm vụ truyền đạt tri thức
của thầy cũng quan trọng nhƣ nhiệm vụ lĩnh hội tri thức của trò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
- Phƣơng pháp dạy học là cách thức hƣớng dẫn và chỉ đạo của giáo viên
nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh dẫn
tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới
quan và phát triển năng lực nhận thức [2]. Có thể nói đây là quan niệm mới
nhất về phƣơng pháp dạy học. Theo quan niệm này thì dạy học chính là quá
trình tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, học sinh có vai trò chủ động
trong quá trình dạy học. Nói một cách khác các phƣơng pháp học tập, xuất
phát từ các qui luật của sự lĩnh hội tri thức quyết định hoạt động dạy của giáo
viên, phƣơng pháp dạy của giáo viên.
Ở nƣớc ta định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy và học đã đƣợc xác
định trong nghị quyết TW 4 khoá VII (1/1993), nghị quyết TW 2 khoá VIII
(12/1996), đƣợc cụ thể hoá trong luật giáo dục (12/1998), trong các chỉ thị
của bộ GD – ĐT và đặc biệt là chỉ thị số 14 (4/1999).
Luật giáo dục điều 28.2, đã ghi “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Thực hiện dạy và học tích cực sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.
Nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là trở thành ngƣời thiết kế và thực hiện cho
việc học tích cực của học sinh trong bối cảnh cụ thể (nhu cầu giáo dục, điều
kiện làm việc của giáo viên và điều kiện học tập của học sinh). Nhiệm vụ của
ngƣời thầy trƣớc đây với phƣơng pháp dạy học truyền thống là chuyển giao
thông tin, nay đƣợc điều chỉnh và mở rộng thành nhiệm vụ tạo ra các điều
kiện học tập và hỗ trợ quá trình học tập của học sinh. Học sinh đƣợc khuyến
khích tham gia một cách tích cực trong xây dựng sự hiểu biết và quan niệm
của bản thân tức là: Tự suy nghĩ và tìm hiểu bên cạnh việc chăm chú nghe
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
giảng, làm bài tập và ghi nhớ thông tin. Bản chất của dạy học tích cực nằm
trong khái niệm học nhƣ một quá trình tích cực và sáng tạo, thông qua đó
ngƣời học xây dựng mối liên hệ giữa thông tin mới và những kiến thức, kỹ
năng đã có. Sự vận dụng phƣơng pháp dạy học tích cực phải dựa trên cơ sở
khai thác những mặt tích cực của các phƣơng pháp dạy học truyền thống đồng
thời áp dụng rộng rãi các phƣơng pháp dạy học mới: Dạy và học phát hiện và
giải quyết vấn đề, dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ, dạy và học theo dự
án...
* Một số phương pháp dạy học địa lí cụ thể
Để phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh trong dạy học địa lí thƣờng
sử dụng nhiều phƣơng pháp tích cực. Tuy nhiên, có thể phân chia phƣơng
pháp dạy học địa lí thành 3 nhóm cụ thể nhƣ sau:
- Nhóm các phƣơng pháp truyền thống, sử dụng ngôn ngữ nói để trình
bày, lấy thầy làm trung tâm:
Trong dạy học địa lí nhóm các phƣơng pháp dùng lời vẫn đƣợc đa số
giáo viên sử dụng từ xƣa đến nay. Nhóm này gồm các phƣơng pháp: Diễn
giảng, giảng thuật, giảng giải và đàm thoại.
Các phƣơng pháp dùng lời có một số ƣu điểm nhất định. Chúng có khả
năng cung cấp cho học sinh một lƣợng thông tin lớn trong một thời gian ngắn.
Nếu nhƣ lời lẽ trình bày của giáo viên trong sáng, truyền cảm, nội dung khoa
học, chính xác, có lôgic chặt chẽ thì bài giảng sẽ có sức hấp dẫn, làm cho học
sinh tiếp thu tri thức một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nhƣợc điểm chính của
nhóm phƣơng pháp này là kém tác dụng trong việc phát huy trí lực cũng nhƣ
hạn chế năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức.
Các phƣơng pháp dùng lời đều thiên về việc cung cấp cho học sinh những tri
thức làm sẵn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
- Nhóm các phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh tích cực, chủ động khai
thác tri thức với các nguồn tri thức và phƣơng tiện thiết bị kỹ thuật dạy học
địa lí:
Đây là nhóm phƣơng pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành
những khái niệm, biểu tƣợng địa lí cho học sinh. Đối với môn địa lí, việc sử
dụng các phƣơng tiện trực q