Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ứng dụng liệu pháp xuống thang (LPXT) dựa vào cấy định lượng dịch rửa
phế quản – phế nang trong điều trị viêm phổi bệnh viện (VPBV).
Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm điều trị can thiệp lâm sàng.
Kết quả: Từ 10/2008 đến 6/2009, có 82 trường hợp (t.h) VPBV (41 nam, 41 nữ), gồm 41 t.h được áp dụng
LPXT kháng sinh (nhóm can thiệp) và 41 t.h nhóm chứng. Tuổi trung bình là 61 ± 17 tuổi. Điểm Glasgow là 9,4
± 4,5. Điểm APACHE II là 17,6 ± 6,5. Thời gian khởi bệnh trung bình VPBV là 7,3 ± 4,5 ngày. Có 36,59%
VPBV sớm (< 5 ngày) và 53,41% VPBV muộn (≥ 5 ngày). Viêm phổi do thở máy chiếm 29,27%. Vi khuẩn Gr (-)
thường gặp: Enterobacter spp. (26%), Klebsiella pneumonia (17,4%), Pseudomonas aeruginosa (16,3%),
Acinetobacter spp. (15,2%). Vi khuẩn Gr (+): Staphylococcus aureus (2,2%). Ngoài ra, Enterobacter spp. nhạy
carbapenem (> 80%), kháng ertapenem (100%); Klebsiella pneumonia nhạy carbapenem (100%) và ofloxacin (>
85%); Pseudomonas aeruginosa nhạy carbapenem (> 80%) và piperacillin–tazobactam (87,5%); và Acinetobacter
spp. nhạy colistin (100%) và ertapenem (33,3%). Hiệu quả áp dụng LPXT kháng sinh sau 14 ngày có cải thiện
cao gấp 1,97 lần so với ở nhóm chứng (RR=1,97; 95%CI: 1,06–3,64; p=0,026). Đồng thời, số ngày trung bình
điều trị tại khoa HSTC và số ngày trung bình cần hỗ trợ máy thở ở nhóm can thiệp ngắn hơn so với ở nhóm
chứng (18,4±7,4 và 14,8±8 so với 24,6±13,4 và 21,3±13,8 ngày). Số BN hết VPBV được chuyển trại ở nhóm can
thiệp cũng nhiều hơn và gấp 1,55 lần so với ở nhóm chứng (75,6% so với 53,7%) (RR=1,55; 95%CI: 1,1–2,2; p=
0,012). Tỉ lệ tử vong ở nhóm can thiệp thấp hơn ở nhóm chứng (17,1% so với 36,6%) (p=0,046).
Kết luận: Hiệu quả điều trị của LPXT kháng sinh cho tỉ lệ thành công cao, tỉ lệ tử vong thấp, rút ngắn thời
gian nằm viện, góp phần làm giảm chi phí điều trị và giảm nguy cơ VK đề kháng đa kháng sinh.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng liệu pháp xuống thang kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 407
ỨNG DỤNG LIỆU PHÁP XUỐNG THANG KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
Ngô Thanh Bình*, Nguyễn Thị Mai Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ứng dụng liệu pháp xuống thang (LPXT) dựa vào cấy định lượng dịch rửa
phế quản – phế nang trong điều trị viêm phổi bệnh viện (VPBV).
Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm điều trị can thiệp lâm sàng.
Kết quả: Từ 10/2008 đến 6/2009, có 82 trường hợp (t.h) VPBV (41 nam, 41 nữ), gồm 41 t.h được áp dụng
LPXT kháng sinh (nhóm can thiệp) và 41 t.h nhóm chứng. Tuổi trung bình là 61 ± 17 tuổi. Điểm Glasgow là 9,4
± 4,5. Điểm APACHE II là 17,6 ± 6,5. Thời gian khởi bệnh trung bình VPBV là 7,3 ± 4,5 ngày. Có 36,59%
VPBV sớm (< 5 ngày) và 53,41% VPBV muộn (≥ 5 ngày). Viêm phổi do thở máy chiếm 29,27%. Vi khuẩn Gr (-)
thường gặp: Enterobacter spp. (26%), Klebsiella pneumonia (17,4%), Pseudomonas aeruginosa (16,3%),
Acinetobacter spp. (15,2%). Vi khuẩn Gr (+): Staphylococcus aureus (2,2%). Ngoài ra, Enterobacter spp. nhạy
carbapenem (> 80%), kháng ertapenem (100%); Klebsiella pneumonia nhạy carbapenem (100%) và ofloxacin (>
85%); Pseudomonas aeruginosa nhạy carbapenem (> 80%) và piperacillin–tazobactam (87,5%); và Acinetobacter
spp. nhạy colistin (100%) và ertapenem (33,3%). Hiệu quả áp dụng LPXT kháng sinh sau 14 ngày có cải thiện
cao gấp 1,97 lần so với ở nhóm chứng (RR=1,97; 95%CI: 1,06–3,64; p=0,026). Đồng thời, số ngày trung bình
điều trị tại khoa HSTC và số ngày trung bình cần hỗ trợ máy thở ở nhóm can thiệp ngắn hơn so với ở nhóm
chứng (18,4±7,4 và 14,8±8 so với 24,6±13,4 và 21,3±13,8 ngày). Số BN hết VPBV được chuyển trại ở nhóm can
thiệp cũng nhiều hơn và gấp 1,55 lần so với ở nhóm chứng (75,6% so với 53,7%) (RR=1,55; 95%CI: 1,1–2,2; p=
0,012). Tỉ lệ tử vong ở nhóm can thiệp thấp hơn ở nhóm chứng (17,1% so với 36,6%) (p=0,046).
Kết luận: Hiệu quả điều trị của LPXT kháng sinh cho tỉ lệ thành công cao, tỉ lệ tử vong thấp, rút ngắn thời
gian nằm viện, góp phần làm giảm chi phí điều trị và giảm nguy cơ VK đề kháng đa kháng sinh.
Từ khóa: viêm phổi bệnh viện, liệu pháp xuống thang, điều trị theo kinh nghiệm
ABSTRACT
APPLYING THE ANTIBIOTIC DE-ESCALATION THERAPY IN THE TREATMENT OF HOSPITAL-
ACQUIRED PNEUMONIA
Ngo Thanh Binh, Nguyen Thi Mai Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 407 - 414
Objective: To evaluate the effect of the antibiotic de-escalation therapy in the treatment of hospital-acquired
pneumonia (HAP).
Method: Clinical experimental study.
Results: From 10/2008 to 6/2009, there were 82 cases of HAP (41 male and 41 female), included 41 cases
applied the antibiotic de-escalation therapy (the trial group) and 41 cases of the controlled group. The average age
was 61 ± 17. GCS was 9.4 ± 4.5. APACHE II was at 17.6 ± 6.5. The average onset time of HAP was 7.3 ± 4.5
days. There were 36.59% cases of early HAP (< 5 days) and 53.41% cases of late HAP (≥ 5 days). Pneumonia
induced by mechanical ventilation occupied 29.27%. Negative gram bacteria were common in HPA such as
* Bộ môn Lao và bệnh Phổi ĐHYD-TPHCM, ** Khoa hồi sức tích cực – BV Nhân dân 115
Tác giả liên hệ: ThS. BS Ngô Thanh Bình. ĐT: 0908.955.945 Email: bsthanhbinh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 408
Enterobacter spp. (26%), Klebsiella pneumonia (17.4%), Pseudomonas aeruginosa (16.3%), and Acinetobacter
spp. (15.2%). Positive gram bacteria was common in HAP as Staphylococcus aureus (2.2%). Besides,
Enterobacter spp. was sensitive with carbapenem (> 80%) and was resistant to ertapenem (100%); Klebsiella
pneumonia was sensitive with carbapenem (100%) and ofloxacin (> 85%); Pseudomonas aeruginosa was
sensitive with carbapenem (> 80%) and piperacillin–tazobactam (87.5%); and Acinetobacter spp. was sensitive
with colistin (100%) and ertapenem (33.3%). The effect of the antibiotic de-escalation therapy after 14 days in the
trial group had improved 1.97 times higher than in the controlled group (RR=1.97; 95%CI: 1.06–3.64; p=0.026).
Simultaneously, the average time for treating at ICU and the average time for mechanical ventilation in the trial
group were shorter than in the controlled group (18.4±7.4 and 14.8±8 days versus 24.6±13.4 and 21.3±13.8
days). HAP patients cured and transferred from ICU to another unit were more and were 1.55 times higher in
the trial group than in the controlled group (75.6% versus 53.7%) (RR=1.55; 95%CI: 1.1–2.2; p= 0.012). Rate of
death in the trial group was lower than in the controlled group (17.1% versus 36.6%) (p=0.046).
Conclusion: The effect of the antibiotic de-escalation therapy has high rate of success, low rate of death, and
shortened period of hospitalization in order to cut down expenditures for treatment and to decrease risk of multi-
antibiotic resistant bacteria.
Keywords: hospitalized-acquired pneumonia, de-escalation therapy, experienced therapy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi bệnh viện (VPBV) luôn là vấn đề
thời sự của y học với tỉ lệ mắc bệnh gia tăng và tỉ
lệ tử vong tăng cao (24 – 76% tại Hoa Kỳ và
Châu Âu và 42% tại bệnh viện Chợ Rẫy)(8,12,13,14).
Theo khuyến cáo của Hội lồng ngực Hoa Kỳ/
Hội bệnh nhiễm khuẩn Hoa Kỳ (ATS/ IDSA)
(2005)(1), và Hội hóa trị liệu kháng sinh Anh quốc
(BSAC) (2008)(7), chiến lược điều trị VPBV hiện
nay là bắt đầu với kháng sinh phổ rộng theo
kinh nghiệm càng sớm càng tốt ngay khi có đủ
tiêu chuẩn chẩn đoán trên lâm sàng (làm giảm
đáng kể tỉ lệ tử vong). Kế tiếp, tùy theo diễn tiến
lâm sàng và kết quả VK học, bệnh nhân (BN) sẽ
được chọn lựa có áp dụng liệu pháp xuống
thang – điều trị theo kháng sinh đồ. Tại Việt
nam, tình hình VPBV diễn biến ngày càng phức
tạp, đặc biệt tại các khoa hồi sức tích cực, với các
chủng VK đề kháng đa kháng sinh tăng lên làm
cho việc điều trị trở nên khó khăn (2,10,13,14). Đồng
thời, qua tham khảo tài liệu trong nước, áp dụng
liệu pháp xuống thang kháng sinh trong điều trị
VPBV vẫn còn chưa rõ ràng. Chính vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu
quả liệu pháp xuống thang (LPXT) dựa vào cấy
định lượng dịch rửa phế quản–phế nang (PQ-
PN) trong điều trị VPBV tại khoa hồi sức tích
cực (HSTC) nhằm mục đích góp phần làm giảm
chi phí điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện và
giảm nguy cơ VK đề kháng đa kháng sinh.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả một số đặc điểm dân số học, lâm sàng
và cận lâm sàng của bệnh nhân VPBV.
Định danh vi khuẩn bằng cấy định lượng
dịch rửa PQ-PN qua nội soi phế quản và xác
định độ nhạy, tỉ lệ đề kháng kháng sinh của VK.
Đánh giá hiệu quả liệu pháp xuống thang
kháng sinh trong điều trị VPBV.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm điều trị can thiệp
lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các BN trên 15 tuổi, không có bệnh lý
nhiễm khuẩn tại nhu mô phổi trong vòng 48 giờ
sau nhập viện điều trị tại khoa Hồi sức tích cực,
bệnh viện (BV) Nhân Dân 115 từ tháng 10/2008
đến 6/2009, thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Theo Hiệp hội hóa trị liệu kháng sinh Anh
quốc (BSAC)(7):
Xuất hiện thâm nhiễm mới trên X-quang
phổi, và:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 409
Có tối thiểu 2 trong các dấu hiệu sau:
- Khạc đàm mủ mới hoặc gia tăng lượng đàm.
- Tăng nhu cầu cung cấp oxy
- Sốt > 38,30C
- Bạch cầu 10.000 tế bào/mm3
Riêng viêm phổi do thở máy (VPTM), có
một trong các dấu hiệu phụ sau: tăng tần số thở,
tăng thông khí phút, giảm dung tích sống, oxy
hóa máu giảm.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN ≤ 15 tuổi; lao phổi đang điều trị; tình
trạng suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS, ghép
tạng); bệnh lý máu ác tính; số lượng bạch cầu
hạt < 1.000 tế bào/mm3; VP có liên quan chăm
sóc y tế; và những trường hợp không hợp tác
nghiên cứu.
Mẫu nghiên cứu: được phân bố ngẫu
nhiên vào 2 nhóm sau
Nhóm can thiệp (NCT): những BN được áp
dụng LPXT kháng sinh theo ATS/ IDSA.
Nhóm chứng (NC): những BN được điều trị
kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm của các
bác sĩ khác trong khoa. Việc thay đổi điều trị
kháng sinh ở những BN này tùy thuộc kết quả
kháng sinh đồ và tình trạng đáp ứng lâm sàng
của BN.
Dựa vào báo cáo của Hiệp hội hóa trị liệu
kháng sinh Anh quốc (BSAC) (7), tỉ lệ tử vong của
VPBV trong điều trị không áp dụng LPXT
kháng sinh là 30 – 70% và có áp dụng LPXT
kháng sinh là 13 - 19%, và theo công thức tính cỡ
mẫu như sau:
Chúng tôi tính được cỡ mẫu nghiên cứu là:
nNCT = nNC = 41 trường hợp.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
BN đủ tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng VPBV
của BSAC được đưa vào nghiên cứu:
- Khai thác hành chánh, tiền căn, bệnh sử, và
xác định bệnh lý cơ bản kèm theo nếu có
- Khám lâm sàng (LS): đo dấu hiệu sinh tồn
(nhịp tim, nhịp mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt
độ, tri giác). Đánh giá tri giác theo thang điểm
Glasgow (GCS) (nếu BN có GCS < 11 sẽ được
đặt ống nội khí quản ngay và loại khỏi nghiên
cứu). Đo SpO2. Khám tim, phổi và các cơ quan
khác.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: đo khí máu
động mạch (KMĐM) (ngay trước bắt đầu thở
máy); chụp X quang phổi; công thức máu,
đường máu, chức năng gan (SGOT, SGPT,
Bilirubin), chức năng thận (BUN, Creatinin),
ion đồ máu, soi cấy đàm, điện tâm đồ; siêu âm
tim, tìm độc chất,...
- Đánh giá mức độ nặng của BN nhập khoa
HSTC theo thang điểm APACHE II (Acute
Physiology and Chronic Health Evaluation II) là
thang điểm tổng hợp của 14 chỉ số về lâm sàng
và cận lâm sàng, để đánh giá tổng trạng và tiên
lượng tử vong của BN.
- Phân chia mẫu nghiên cứu thành hai nhóm
qua bóc thăm (chẵn, lẻ): NCT và NC
- Nội soi phế quản và rửa PQ-PN lấy dịch
rửa để cấy định lượng, làm kháng sinh đồ và
xác định độ nhạy, tỉ lệ đề kháng kháng sinh
của VK.
- Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm tùy
theo VPBV sớm hay muộn và tình trạng nặng
của BN. Đồng thời, theo dõi và ghi nhận các
thay đổi của BN trong suốt quá trình điều trị.
- Đánh giá hiệu quả liệu pháp xuống thang
kháng sinh tại các thời điểm: ngày thứ 3, ngày
thứ 7, ngày thứ 14 của điều trị và khi BN chuyển
trại hay tử vong.
Xử lý thống kê
Dùng phần mềm SPSS 17.0. và STATA 8.0
để nhập, quản lý dữ liệu và phân tích thống kê.
Kết quả được trình bày dưới dạng bảng và biểu
đồ. Phép kiểm t-test cho những biến số liên tục
(tính trung bình và độ lệch chuẩn). Trường hợp
n < 30 sử dụng phép kiểm Mann – Whitney.
(Zα/2 + Zβ)2 . R + 1
R
. p. q
n =
(p1 – p2)2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 410
Phép kiểm χ2 cho những biến số không liên tục
(so sánh các tỉ lệ). Trong những trường hợp
phép kiểm χ2 không phù hợp, phép kiểm
Fisher’s exact được sử dụng. Giá trị p < 0,05
được xem là có ý nghĩa thống kê. Các mối liên
quan được xem xét bằng tỉ số nguy cơ tương đối
(RR) với độ tin cậy 95% (95%CI).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 10/2008 đến 6/2009, có 82 trường
hợp (t.hợp) VPBV được thu dung, trong đó 41
t.hợp được áp dụng LPXT kháng sinh theo ATS/
IDSA và 41 t.hợp thuộc nhóm chứng.
Một số đặc điểm chung của BN VPBV
Bảng 1: Đặc điểm chung của BN VPBV
Đặc điểm Phân bố Kết quả NCT NC p
< 40 12 (14,63%) 4 8
40 – 60 23 (28,05%) 10 13
> 60 47 (57,32%) 27 20
0,251
Tuổi
Trung bình 61 ± 17 64 ± 18 57 ± 16 -
Giới tính Nam: Nữ 41: 41 22: 20 19: 21 -
CGS Trung bình 9,4 ± 4,5 8,4 ± 3,6 10 ± 5,6 -
≤ 8 7 (8,54%) 3 4
9 – 16 27 (32,93%) 10 17
17 – 24 34 (41,46%) 20 14
≥ 25 14 (17,07%) 8 6
0,347
APACHE II (điểm)
Trung bình 17,6 ± 6,5 19,4 ± 7 15 ± 5,8 -
Thần kinh trung ương 42 (51,22%) 22 20
Thần kinh ngoại biên 8 (9,76%) 4 4
Bệnh lý tuyến giáp 2 (2,44%) 0 2
Suy hô hấp 6 (7,32%) 2 4
Ngộ độc cấp 8 (9,76%) 6 2
Rối loạn điện giải 2 (2,44%) 0 2
Suy thận cấp 3 (3,66%) 0 3
Rối loạn tăng đường huyết 4 (4,88%) 2 2
Rối loạn tim mạch 5 (6,1%) 5 0
Biểu hiện rối loạn bệnh lý
chính lúc nhập viện
Suy gan cấp 2 (2,44%) 0 2
0,053
Có 66 (80,49%) 31 35 Tiền căn bệnh lý cơ bản
Không 16 (19,51%) 10 6
0,265
VPBV sớm < 5 ngày 30 (36,59%) 16 14
VPBV muộn ≥ 5 ngày 52 (63,41%) 25 27
0,647
Số ngày chẩn đoán Trung bình 7,3 ± 4,5 6,8 ± 4,2 8 ± 5,3 -
Viêm phổi do thở máy (VPTM) 24 (29,27%) 12 (29,3%) 12 (29,3%) -
- Tuổi trung bình là 61 ± 17. Đa số BN trên 40
tuổi (85,37%). Tỉ lệ mắc bệnh nam:nữ là 1:1.
Điểm Glasgow trung bình là 9,4 ± 4,5. Điểm
APACHE II trung bình là 17,6 ± 6,5, tương ứng
với tỉ lệ tử vong tiên đoán là 30,4% ± 17%.
- Bệnh nhân nhập viện vì các biểu hiện rối
loạn bệnh lý chính là rối loạn thần kinh trung
ương (51,22%) (gồm xuất huyết não, nhồi máu
não, viêm não-màng não, xuất huyết dưới
nhện,); kế đến là rối loạn thần kinh ngoại biên
(9,76%) (gồm bệnh thần kinh vận động, nhược
cơ, hội chứng Guillain Barré,); ngộ độc cấp
(9,76%) (gồm ngộ độc phospho hữu cơ,
paraquat, thuốc hướng thần kinh,).
- Đa số có tiền căn bệnh lý cơ bản (80,49%),
chủ yếu là di chứng tai biến mạch máu não (10
t.hợp), tăng huyết áp (11 t.hợp), bệnh lý tim
mạch mãn (8 t.hợp), đái tháo đường (8 t.hợp),
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 411
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (6 t.hợp). Ngoài
ra, còn gặp một số bệnh lý khác ít xảy ra hơn
như suy kiệt (5 t.hợp), suy thận mãn (4 t.hợp),
bệnh gan mãn (4 t.hợp), nghiện rượu (4 t.hợp),
động kinh (4 t.hợp), ung thư (2 t.hợp).
- Đặc điểm bệnh nhân giữa hai nhóm
nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p> 0,05).
Định danh vi khuẩn bằng cấy định lượng
dịch rửa PQ-PN
Bảng 2: Phân bố vi khuẩn theo VPBV, VPTM sớm
và muộn:
Định danh vi khuẩn N (%) VPBV
sớm
VPBV
muộn
Staphylococcus aureus 2 (2,44%) 0 2 (3,2%)
Proteus 5 (6,1%) 5 (17%) 0
Escherichia coli 9 (10,98%) 6 (21%) 3 (4,8%)
Klebsiella pneumonia 16 (19,51%) 9 (31%) 7 (11,1%)
Enterobacter spp. 24 (29,27%) 9 (31%) 15 (23,8%)
Pseudomonas
aeruginosa
15 (18,29%) 0 15 (23,8%)
Acinetobacter spp. 14 (17,07%) 0 14 (22,2%)
Alcaligene spp. 1 (1,22%) 0 1 (1,6%)
Stenotrophomonas
marcescens
4 (4,88%) 0 4 (6,3%)
Citrobacter freundii 2 (2,44%) 0 2 (3,2%)
Các VK gây VPBV sớm thường gặp là
Enterobacter spp., Klebsiella pneumonia, Escherichia
coli và Proteus. Các VK gây VPBV muộn thường
gặp là Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter spp.
Hiệu quả liệu pháp xuống thang kháng
sinh trong điều trị VPBV
Bảng 3: Hiệu quả điều trị với kháng sinh giữa 2
nhóm nghiên cứu:
Đáp ứng điều trị NCT NC RR
(95% CI)
p
Có cải
thiện
11
(26,8%)
8 (19,5%) Sau 3
ngày
Không cải
thiện
30
(73,2%)
33
(80,5%)
1,38
(0,6 – 3,1)
0,432
Có cải
thiện
20
(62,5%)
18 (50%) Sau 7
ngày
Không cải
thiện
12
(37,5%)
18 (50%)
1,25
(0,8 – 1,9)
0,300
Có cải
thiện
12 (75%) 8 (38%) Sau 14
ngày
Không cải
thiện
4 (25%) 13 (62%)
1,97
(1,06 –
3,64)
0,026
Sau 14 ngày điều trị, BN thuộc NCT có đáp
ứng với điều trị nhiều hơn NC một cách có ý
nghĩa thống kê (p=0,026).
Bảng 4: So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm nghiên
cứu
Kết quả điều trị NCT NC RR
(95%
CI)
p
Có 7 (17%) 15
(36,6%)
Tử vong
Không 34 (83%) 26
(63,4%)
0,47
(0,2 –
1,02)
0,046
Có 3 (7,3%) 6 (14,6%) Hết VPBV,
còn nằm ở
HSTC
Không 38
(92,7%)
35
(85,4%)
0,5
(0,13 –
1,86)
0,289
Có 31
(75,6%)
20
(48,8%)
Hết VPBV,
được
chuyển trại Không 10
(24,4%)
21
(51,2%)
1,55
(1,1 –
2,2)
0,012
Số ngày trung bình
điều trị tại khoa HSTC
18,4 ±
7,4
24,6 ±
13,4
Số ngày trung bình cần
thở máy hỗ trợ
14,8 ± 8 21,3 ±
13,8
NCT ít tử vong, ít thở máy hơn, với số ngày
trung bình điều trị tại khoa HSTC cũng ngắn
hơn và hiệu quả điều trị hết VPBV cao hơn NC
một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
BÀN LUẬN
Đặc điểm BN VPBV trong nghiên cứu
Theo bảng 1, kết quả nghiên cứu cho thấy độ
tuổi mắc VPBV trung bình là 61 ± 17 tuổi. Nhóm
BN > 60 tuổi chiếm đa số trong dân số nghiên
cứu (57,3%). Điểm Glasgow (GSC) trung bình là
9,4 ± 4,5. Điểm APACHE II trung bình là 17,6 ±
6,5 điểm, tương đương tỉ lệ tiên đoán tử vong
trong khoảng 30,4 ± 17%. Có 30 trường hợp
(35%) xảy ra VPBV sớm (< 5 ngày), trong khi đó,
có đến 52 trường hợp (63,41%) xảy ra VPBV
muộn (≥ 5 ngày). Do đó, cần quan tâm thời gian
chẩn đoán VPBV càng sớm càng tốt để chọn lựa
kháng sinh ban đầu thích hợp, và tránh lạm
dụng KS quá mức. Ngoài ra, số trường hợp
VPBV có liên quan đặt NKQ – thở máy trong 24
giờ đầu chiếm 29,27%, nhiều hơn so với các
nghiên cứu khác tại Hoa Kỳ (3),(8,8) (9 – 28%). Mặt
khác, thời gian khởi phát VPBV trung bình là 7,3
± 4,5 ngày kể từ ngày nhập viện, tương tự như
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 412
một nghiên cứu đa trung tâm tại 20 đơn vị
HSTC của nước Hoa Kỳ (7,3 ± 6,9 ngày) (8),
nhưng hơi lâu hơn một chút so với một nghiên
cứu tại Canada là 5 ngày (5).
Khoa HSTC chủ yếu nhận điều trị các bệnh
lý nội khoa nặng, nguy ngập tính mạng, bao
gồm các bệnh lý tim mạch, hô hấp, thần kinh,
nội tiết... Tuy nhiên tần suất mắc VPBV, VPTM
thường gặp trên các bệnh lý thần kinh trung
ương (xuất huyết não, nhồi máu não, viêm não-
màng não, xuất huyết dưới nhện) chiếm 51,2%;
bệnh lý thần kinh ngoại biên (bệnh lý thần kinh
vận động, nhược cơ, hội chứng Guillain Barré)
chiếm 9,8%. Các BN này lệ thuộc máy thở lâu
ngày. Vì vậy, cần chú ý tăng cường phòng
chống nhiễm khuẩn BV cũng như cai – bỏ máy
thở sớm cho những BN này. Ngoài ra, VPBV
cũng gặp trên BN nhập viện vì ngộ độc cấp
(phospho hữu cơ, paraquat, thuốc hướng thần
kinh), chiếm 9,8% trường hợp nhập viện. Tỉ lệ
này cao hơn ở các nghiên cứu khác do đặc điểm
khoa HSTC của chúng tôi còn bao gồm một đơn
vị chống độc.
Ngoài ra, những đặc điểm BN VPBV giữa
nhóm can thiệp và nhóm chứng không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều
này có nghĩa đặc điểm BN giữa hai nhóm tương
đối tương đồng.
Đặc điểm VK phân lập được qua cấy định
lượng dịch rửa PQ-PN
Trong nghiên cứu này, theo kết quả bảng 2,
tỉ lệ mẫu cấy dương tính có từ 2 loại VK trở lên
chiếm 12,2%, ít hơn nhiều so với các nghiên cứu
khác ở trong nước và ở trên thế giới (từ 19,7 –
24,5%)(2,7,14). So sánh tỉ lệ VK phân lập được qua
các nghiên cứu trong và ngoài nước:
Bảng 5: Tỉ lệ vi khuẩn phân lập được qua các nghiên
cứu
Loại vi khuẩn Kết
quả
BV Bạch
Mai(2)
BV Chợ
Rẫy(14)
Hoa
Kỳ(9)
Pháp
(12)
Staphylococcus
aureus
2,2 12,7 11,3 20 27
Escherichia coli 9,8 2,8 16,5 4 13
Loại vi khuẩn Kết
quả
BV Bạch
Mai(2)
BV Chợ
Rẫy(14)
Hoa
Kỳ(9)
Pháp
(12)
Klebsiella
pneumonia
17,4 13,3 6,4 8 4
Proteus spp. 5,4 5,4 - -
Enterobacter spp. 26 2,1 1,3 9 4
Pseudomonas
aeruginosa
16,3 20,6 20,6 21 17
Acinetobacter spp. 15,2 43,3 14,1 6 2
Alcaligene spp. 1 1,2 - - -
Stenotrophomona
s marcescens
4,4 2,2 - - -
Citrobacter
freundii
2,2 - - - -
Chúng tôi nhận thấy nổi bật VK
Enterobacter spp. gây bệnh tại khoa là chủ yếu.
Trong khi đó, Pseudomonas aeruginosa là tác
nhân phân lập được chủ yếu ở các nghiên cứu
còn lại. Tuy nhiên, tỉ lệ Pseudomonas aeruginosa
tìm được cũng tương đương các tác giả khác
(13 – 21%)(5,6,8,11).
Tỉ lệ nhiễm Acinetobacter spp. đa kháng
thuốc tìm thấy tương tự ở khoa HSTC thuộc
BV Chợ Rẫy(13), thấp hơn nhiều ở BV Bạch
Mai(2). Tỉ lệ này cao hơn nhiều trong các nghiên
cứu ngoài nước.
Ngược lại, vi khuẩn Gr (+) phân lập được
thấp hơn, cụ thể tỉ lệ VK Staphylococcus aureus là
2,2%, trong khi đó tỉ lệ này lại chiếm khá cao xảy
ra ở Châu Âu và Bắc Hoa Kỳ (20 – 30%)(5,8).
Phân loại theo thời gian khởi phát bệnh,
nguyên n