Đặt vấn đề: Thang điểm SOFA được phát triển nhằm mô tả một cách khách quan và định lượng mức độ
suy cơ quan theo thời gian và tiên đoán tử vong những bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng điều trị tại khoa Hồi
sức cấp cứu.
Mục tiêu: Đánh giá độ chính xác của thang điểm SOFA trong tiên lượng tử vong những bệnh nhân nhiễm
trùng huyết nặng điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát đoàn hệ tiến cứu trên những bệnh nhân nhiễm trùng
huyết nặng điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy với 34 giường nội ngoại khoa kết hợp từ tháng
3/2010 đến tháng 9/2010.
Kết quả: 43 bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng được theo dõi và đánh giá điểm SOFA lúc nhập ICU, sau
24 giờ, sau 48 giờ và được theo dõi cho đến khi xuất khoa. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 56 tuổi, tỉ lệ
tử vong là 46,5%. Điểm APACHE II trung bình là 18,12 ± 6,78 điểm. Điểm SOFA trung bình ngày nhập ICU,
sau 24 giờ, sau 48 giờ lần lượt là 10,42 ± 3,4 điểm; 9,86 ± 4,2 điểm và 8,86 ± 5,1 điểm; với diện tich dưới đường
cong ROC là 0,725; 0,842 và 0,892. Các thang điểm đều có giá trị p của thống kê Hosmer-Lemeshow >0,05.
Kết luận: Thang điểm SOFA có độ phân tách và độ chuẩn hóa tốt trong tiên đoán tử vong những bệnh
nhân nhiễm trùng huyết nặng tại khoa hồi sức cấp cứu.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng thang điểm SOFA trong tiên lượng tử vong bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng tại khoa Hồi sức cấp cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 74
ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM SOFA TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG
BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG HUYẾT NẶNG
TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
Huỳnh Quang Đại*, Trương Dương Tiển**, Phạm Thị Ngọc Thảo**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thang điểm SOFA được phát triển nhằm mô tả một cách khách quan và định lượng mức độ
suy cơ quan theo thời gian và tiên đoán tử vong những bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng điều trị tại khoa Hồi
sức cấp cứu.
Mục tiêu: Đánh giá độ chính xác của thang điểm SOFA trong tiên lượng tử vong những bệnh nhân nhiễm
trùng huyết nặng điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát đoàn hệ tiến cứu trên những bệnh nhân nhiễm trùng
huyết nặng điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy với 34 giường nội ngoại khoa kết hợp từ tháng
3/2010 đến tháng 9/2010.
Kết quả: 43 bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng được theo dõi và đánh giá điểm SOFA lúc nhập ICU, sau
24 giờ, sau 48 giờ và được theo dõi cho đến khi xuất khoa. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 56 tuổi, tỉ lệ
tử vong là 46,5%. Điểm APACHE II trung bình là 18,12 ± 6,78 điểm. Điểm SOFA trung bình ngày nhập ICU,
sau 24 giờ, sau 48 giờ lần lượt là 10,42 ± 3,4 điểm; 9,86 ± 4,2 điểm và 8,86 ± 5,1 điểm; với diện tich dưới đường
cong ROC là 0,725; 0,842 và 0,892. Các thang điểm đều có giá trị p của thống kê Hosmer-Lemeshow >0,05.
Kết luận: Thang điểm SOFA có độ phân tách và độ chuẩn hóa tốt trong tiên đoán tử vong những bệnh
nhân nhiễm trùng huyết nặng tại khoa hồi sức cấp cứu.
Từ khóa: SOFA, APACHE II, nhiễm trùng huyết nặng, Hồi sức cấp cứu (ICU), tiên lượng tử vong.
ABSTRACT
APPLICATION OF THE SEQUENTIAL ORGAN FAILURE ASSESSMENT SCORE IN PREDICTING
OUTCOME IN ICU PATIENTS WITH SEVERE SEPSIS
Huynh Quang Dai, Truong Duong Tien, Pham Thi Ngoc Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 74 - 78
Background: The Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score was developed to objectively quantify
the severity of patients’ illness, based on the degree of organ dysfunction, and used to predict mortality in
intensive care unit (ICU) septic patients.
Objective: To evaluate the usefulness of the Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score in
predicting mortality of severe sepsis patients in ICU.
Design: Prospective, observational cohort study on severe sepsis patients conducted from March to
September, 2010 in 34-bed medicosurgical ICU at Cho Ray hospital in HCM city, Viet Nam
Results: Forty three consecutive severe sepsis patients admitted to the ICU, for whom the SOFA score was
calculated on admission, after 24 hours and after 48 hours and patients followed till discharge from ICU. Mean
* Bộ Môn Hồi Sức Cấp Cứu Chống Độc – ĐHYD TP.HCM; ** Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS Huỳnh Quang Đại ĐT: 0908704668 Email: dai.huynh@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 75
age was 56 years old and the mortality rate was 46.5%. The APACHE II score was 18.12 ± 6.78 points. The mean
SOFA score on admission, 24h, 48h was 10.42 ± 3.4 points, 9.86 ± 4.2 points, 8.86 ± 5.1 points, and AUC of
receiver operating characteristic (ROC) curve was 0.725, 0.842, 0.892, respectively.The p value of Hosmer-
Lemeshow statistic > 0.05.
Conclusion: The Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score has good discrimination and
calibration in predicting mortality of severe sepsis patients in ICU.
Key words: SOFA, The Sequential Organ Failure Assessment score, APACHE II, severe sepsis, Intensive
care unit (ICU), predicting outcome.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đánh giá mức độ nặng của bệnh để tiên
lượng và phân bố hợp lý các nguồn lực là nhiệm
vụ quan trọng của các bác sĩ lâm sàng, đặc biệt
là tại khoa Hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, việc tiên
lượng bệnh nhân một cách khoa học chỉ mới
được phát triển gần đây với sự ra đời của các
thang điểm đánh giá độ nặng bệnh tật như
APACHE, SAPS, MPM, SOFA, MOSF, LODS
Hầu hết các thang điểm này được suy ra từ
phân tích hồi quy đa biến dựa trên những cơ sở
dữ liệu lâm sàng lớn để tìm ra các yếu tố tương
quan độc lập với biến cố tử vong. Thang điểm
SOFA được hình thành từ hội nghị Hồi Sức Cấp
Cứu Châu Âu tổ chức năm 1994 tại Paris. Ban
đầu, từ SOFA được viết tắt từ “Sepsis-related
Organ Failure Assessment score” (tạm dịch:
thang điểm đánh giá suy cơ quan do nhiễm
trùng huyết), nhằm mô tả một cách khách quan
và định lượng mức độ suy cơ quan theo thời
gian và đánh giá tử vong ở những bệnh nhân
nhiễm trùng huyết. Sau đó, khi nhận ra rằng
thang điểm SOFA có thể ứng dụng tốt cho
những bệnh nhân điều trị tại khoa ICU mà
không nhiễm trùng huyết, từ SOFA được hiểu
như là “Sequential Organ Failure Assessment”
(tạm dịch: thang điểm đánh giá suy cơ quan
tuần tự theo thời gian)(1). Thang điểm SOFA
đánh giá sáu hệ cơ quan chính bao gồm: hô hấp,
tuần hoàn, thận, huyết học, gan và thần kinh
trung ương. Điểm của mỗi hệ cơ quan được cho
điểm từ 0 đến 4, phụ thuộc vào mức độ suy
chức năng của chúng. Điểm SOFA tổng cộng là
tổng điểm của các hệ cơ quan được tính lúc
nhập viện và từng ngày trong thời gian điều
trị(10).
Ở các khoa ICU tại thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay, những thang điểm đánh giá độ nặng
bệnh tật vẫn chưa được ứng dụng một cách
rộng rãi. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ứng dụng thang điểm SOFA trong
tiên lượng và theo dõi bệnh nhân nhiễm trùng
huyết nặng điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu
bệnh viện Chợ Rẫy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu quan sát đoàn hệ tiến cứu
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nhập khoa hồi sức cấp cứu bệnh
viện Chợ Rẫy từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2010
được chẩn đoán nhiễm trùng huyết nặng theo
tiêu chuẩn SCCM 1992 và 2001, được làm các xét
nghiệm theo dõi đầy đủ theo các thông số trong
thang điểm SOFA và APACHE II, thời gian điều
trị tại khoa ≥ 48 giờ. Bệnh nhân được theo dõi
đến lúc xuất khoa hay tử vong tại khoa.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân tử vong trong 48 giờ đầu nhập
ICU, thiếu dữ liệu theo dõi.
Định nghĩa biến số:
SOFA_0: điểm SOFA trung bình ngày nhập
ICU.
SOFA_24: điểm SOFA trung bình sau 24 giờ
nhập ICU.
SOFA_48: điểm SOFA trung bình sau 48 giờ
nhập ICU.
SOFA_24_0: trung bình hiệu số điểm
SOFA_24 và SOFA_0.
SOFA_48_0: trung bình hiệu số điểm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 76
SOFA_48 và SOFA_0.
APACHE II: trung bình điểm APACHE II
ngày nhập ICU.
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm
Microsoft Excel 2010 và xử lý bằng phần mềm
SPSS 16, Medcalc. So sánh tỉ lệ phần trăm bằng
phép kiểm χ2. So sánh trung bình bằng phép
kiểm student (t). Phân tích đơn biến bằng phép
kiểm χ2, tính nguy cơ tử vong tương đối RR.
Dùng đường cong ROC, diện tích dưới đường
cong (AUC) để so sánh độ phân tách của các
thang điểm với nhau. Dùng phép kiểm Hosmer-
Lomeshow để đánh giá độ chuẩn hoá của mô
hình, với trị số C càng nhỏ, p càng lớn, mô hình
càng có độ chuẩn hoá tốt.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng
9/2010, có 43 bệnh nhân được được chẩn đoán
nhiễm trùng huyết nặng theo tiêu chuẩn SCCM
1994 và 2001. Có 20 bệnh nhân tử vong, chiếm tỉ
lệ 46,5%.
Đặc điểm bệnh nhân nhiễm trùng huyết
nặng
Đặc điểm Cả nhóm
(n = 43)
Tử vong
(n = 20)
Còn sống
(n = 23)
p
Tuổi 56 ± 18,7 58,6 ±
20,4
53,5 ±
17,2
0,375
Nam 44,2% 42,9% 45,5% 0,554
Nhóm bệnh nội
khoa
62,8% 61,9% 63,6% 0,582
Thời gian nằm ICU
(ngày)
11,8 9,9 13,6 0,102
APACHE II 18,1 ± 6,8 21,3 ± 6,6 15,1 ±
5,6
0,002
SOFA_0 10,4 ± 3,4 11,8 ± 2,7 9,1 ± 3,5 0,007
SOFA_24 9,9 ± 4,2 12,4 ± 3,4 7,4 ± 3,4 0,0001
SOFA_48 8,9 ± 5,1 12,3 ± 3,9 5,6 ± 3,6 0,0001
SOFA_24_0 -0,56 ± 2,5 0,62 ± 2,7 -1,7 ± 1,7 0,002
SOFA_48_0 -1,56 ± 3,5 0,52 ± 3,4 -3,6 ± 2,3 0,0001
Nhận xét: các đặc điểm về tuổi, giới tính,
thời gian nằm viện, nhóm bệnh lý nội ngoại
khoa khác nhau không có ý nghĩa thống kê,
trong khi đó, điểm số APACHE II trong 24 giờ
đầu nhập ICU, điểm SOFA lúc nhập ICU, sau 24
giờ, sau 48 giờ và sự thay đổi điểm SOFA 24 giờ
và 48 giờ so với lúc nhập ICU đều khác nhau có
ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân tử vong
và còn sống. Nhóm bệnh nhân tử vong có điểm
SOFA tăng dần so với thời điểm nhập ICU,
trong khi đó, nhóm bệnh nhân còn sống có điểm
SOFA giảm theo thời gian.
Giá trị tiên lượng của thang điểm SOFA
Điểm SOFA ở các thời điểm
AUC 95%CI Điểm cắt
Độ
nhạy
Độ đặc
hiệu
SOFA_0 0,725 0,568 – 0,850 >8 90% 48%
SOFA_24 0,842 0,699 – 0,935 >8 85% 61%
SOFA_48 0,892 0,760 – 0,966 >7 85% 83%
APACHE
II 0,735
0,578 –
0,857 >20 85% 52%
Biểu đồ 1: Đường cong ROC của điểm SOFA trong
tiên lượng tử vong bệnh nhân nhiễm trùng huyết
nặng
Nhận xét: Khi so sánh diện tích đường cong
ROC cho thấy điểm SOFA sau 48 giờ có giá trị
cao nhất, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
điểm APACHE II, điểm SOFA lúc nhập ICU, và
điểm SOFA sau 24 giờ, với p<0,01. Tại thời điểm
nhập ICU, điểm SOFA có giá trị tiên lượng
tương đương APACHE II, sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê với p = 0,911. Khả năng tiên
đoán tử vong chính xác của điểm SOFA lúc
nhập ICU, sau 24 giờ, sau 48 giờ lần lượt là 67%,
72% và 84%.
Bệnh nhân có điểm SOFA tại thời điểm nhập
ICU >8, tỉ lệ tử vong là 60%, so với nhóm còn lại
Đ
ộ
nh
ạy
100 – độ đặc hiệu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 77
có tỉ lệ tử vong là 15,4%, khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p = 0,008, nguy cơ tử vong tương
đối tăng 3,9 lần. Những bệnh nhân có điểm
SOFA sau 48 giờ >7, tỉ lệ tử vong là 81%, so với
nhóm còn lại có tỉ lệ tử vong là 13,6%, khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001, nguy cơ tử
vong tương đối tăng 5,9 lần.
Sự thay đổi điểm SOFA theo thời gian
AUC 95%CI Điểm cắt
Độ
nhạy
Độ
đặc
hiệu
SOFA_24_0 0,752 0,587 – 0,871
>0 91% 55%
SOFA_48_0 0,833 0,688 – 0,929
≥0 87% 75%
Biểu đồ 2: Đường cong ROC của sự thay đổi điểm
SOFA trong tiên lượng tử vong bệnh nhân nhiễm
trùng huyết nặng
Nhận xét: Sự thay đổi điểm SOFA sau 24 giờ
và sau 48 giờ so với thời điểm nhập ICU cũng có
khả năng tiên đoán tử vong tốt với khả năng
tiên đoán chính xác lần lượt là 74% và 81%.
Những bệnh nhân có điểm SOFA sau 24 giờ
tăng hơn so với điểm SOFA lúc nhập ICU có tỉ
lệ tử vong là 84,6%, so với nhóm còn lại có tỉ lệ
tử vong là 30%, khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p = 0,001, nguy cơ tử vong tương đối tăng
2,8 lần. Những bệnh nhân có điểm SOFA sau 48
giờ không giảm so với điểm SOFA lúc ICU có tỉ
lệ tử vong là 83,3%, so với nhóm còn lại có tỉ lệ
tử vong là 20%, khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p = 0,0001, nguy cơ tử vong tương đối tăng
4,2 lần.
Tất cả các điểm SOFA đều có giá trị p của
thống kê Hosmer-Lemeshow > 0,05.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ tử vong theo nghiên cứu của chúng tôi
ở những bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng là
46,5%, kết quả này khác biệt không có ý nghĩa
thống kê so với nghiên cứu MOSAICS thực hiện
tại 150 khoa ICU của 16 nước khu vực châu Á
với tỉ lệ tử vong là 44,9%. Cũng theo nghiên cứu
này, những nước có thu nhập thấp như Việt
Nam, Bangladesh, Nepal có tỉ lệ tử vong là
46,6%, tương đương nghiên cứu của chúng tôi(5).
Điểm APACHE II và SOFA trung bình lúc
nhập ICU của nghiên cứu chúng tôi lần lượt là
18,1 ± 6,8 và 10,4 ± 3,4 điểm. Nghiên cứu của
Hoàng Văn Quang trên những bệnh nhân
choáng nhiễm trùng có có điểm APACHE II và
SOFA trung bình lúc nhập ICU lần lượt là 19,2 ±
3,3 và 8,6 ± 3,3 với tỉ lệ tử vong là 55,4%(4). Tương
tự, nghiên cứu của Freitas và cộng sự có điểm
APACHE II và SOFA trung bình lúc nhập ICU
lần lượt là 20,6 ± 6,9 và 7,9 ± 3,7 với tỉ lệ tử vong
là 57,1%(3). Trở lại nghiên cứu MOSAICS, điểm
số APACHE II trung bình là 22,8 ± 8,7 điểm(5).
Qua đó cho thấy bệnh nhân nhiễm trùng huyết
trong nghiên cứu của chúng tôi có độ nặng
tương đương với nhiều nghiên cứu khác.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm
nhập ICU, điểm SOFA có AUC của đường cong
ROC khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với
điểm APACHE II. Điều này tương tự kết quả
của nhiều tác giả khác như Trương Ngọc Hải,
Bota, Timsit(9,7,8). Cả hai thang điểm đều có độ
chuẩn hóa tốt với p của thống kê Hosmer-
Lemeshow > 0,05.
Điểm SOFA tại thời điểm nhập ICU, sau 24
giờ, sau 48 giờ đều có giá trị tiên lượng tốt. Đặc
biệt điểm SOFA ngày 3 có giá trị tiên lượng tốt
nhất, với AUC của đường cong ROC là 0,892, độ
nhạy và độ đặc hiệu trên 80%, cao hơn có ý
nghĩa thống kê khi so sánh với điểm SOFA lúc
nhập ICU, điểm SOFA sau 24 giờ và điểm
APACHE II. Kết quả này của chúng tôi cũng
tương tự như kết quả của Trương Ngọc Hải
Đ
ộ
nh
ạy
100 – độ đặc hiệu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 78
cũng thực hiện tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh
viện Chợ Rẫy với AUC của đường cong ROC ở
thời điểm ngày thứ nhất, thứ hai và thứ ba lần
lượt là 0,717; 0,763; 0,869(9). Nhiều tác giả khác
như Bota, Ferreira, Timsit cũng cho thấy điểm
SOFA ở các thời điểm đều có độ phân tách tốt
với AUC của đường cong ROC > 0,7(2,6,7,8).
Sự thay đổi điểm SOFA theo thời gian vừa
có giá trị theo dõi bệnh nhân, vừa tiên đoán dự
hậu của bệnh nhân, vừa giúp đánh giá đáp ứng
điều trị. Điểm SOFA sau 24 giờ nếu tăng so với
lúc nhập ICU, hoặc sau 48 giờ điều trị điểm
SOFA vẫn chưa giảm, cho thấy mức độ nặng
của bệnh chưa thuyên giảm, mức độ suy cơ
quan còn diễn tiến, can thiệp điều trị chưa hiệu
quả, và liên quan đến tỉ lệ tử vong cao.
KẾT LUẬN
Bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng chiếm
một tỉ lệ cao trong mô hình bệnh tật tại khoa hồi
sức cấp cứu và tỉ lệ tử vong còn cao. Thang
điểm SOFA có giá trị cao trong đánh giá độ
nặng bệnh tật, mô tả một cách khách quan tình
trạng suy cơ quan diển tiến theo thời gian và
tiên đoán tử vong ở nhóm bệnh nhân này. Tại
thời điểm nhập ICU, điểm SOFA có độ chính
xác tương đương điểm APACHE II trong tiên
đoán tử vong bệnh nhân. Điểm SOFA sau 48 giờ
có khả năng dự đoán tử vong cao nhất với diện
tích dưới đường cong ROC là 0,892, độ nhạy và
độ đặc hiệu >80%. Hơn nữa, sự thay đổi điểm
SOFA theo thời gian có giá trị theo dõi bệnh
nhân, đánh giá đáp ứng điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Acharya S P, Pradhan B, Marhatta M N (2007), "Application of
"the Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score" in
predicting outcome in ICU patients with SIRS", Kathmandu
Univ Med J (KUMJ), 5(4), 475-483.
2. Ferreira F L, Bota D P, Bross A, Melot C, Vincent J L (2001),
"Serial evaluation of the SOFA score to predict outcome in
critically ill patients", Jama, 286(14), 1754-1758.
3. Freitas F G, Salomao R, Tereran N, Mazza B F, Assuncao M,
Jackiu M, et al. (2008), "The impact of duration of organ
dysfunction on the outcome of patients with severe sepsis and
septic shock", Clinics, 63(4), 483-488.
4. Hoàng Văn Quang (2009), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của
suy đa tạng và các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc
nhiễm khuẫn", Y Học Thực Hành, 694(12/2009), tr18-24.
5. J. Phua Y K, B. Du, J.V. Divatia, C.C. Tan (2010), "Management
of severe sepsis in asia: A prospective observational study", the
MOSAICS Study Group.
6. Minne L, Abu-Hanna A, de Jonge E, Park W Y, Hwang E A,
Jang M H, et al. (2008), "Evaluation of SOFA-based models for
predicting mortality in the ICU: A systematic review", Crit Care.,
12(6), R161. Epub 2008 Dec 2017.
7. Peres Bota D, Melot C, Lopes Ferreira F, Nguyen Ba V, Vincent J
L (2002), "The Multiple Organ Dysfunction Score (MODS)
versus the Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score in
outcome prediction", Intensive Care Med, 28(11), 1619-1624.
8. Timsit J F, Fosse J P, Troche G, De Lassence A, Alberti C,
Garrouste-Orgeas M, et al. (2002), "Calibration and
discrimination by daily Logistic Organ Dysfunction scoring
comparatively with daily Sequential Organ Failure Assessment
scoring for predicting hospital mortality in critically ill patients",
Crit Care Med, 30(9), 2003-2013.
9. Trương Ngọc Hải, Vũ Đình Hùng, Đỗ Tất Cường (2009),
"Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của liệu
pháp lọc máu liên tục ở bệnh nhân suy đa tạng", Y Dược Học
Quân Sự, 34/2009, 63-69.
10. Vincent J L, de Mendonca A, Cantraine F, Moreno R, Takala J,
Suter P M, et al. (1998), "Use of the SOFA score to assess the
incidence of organ dysfunction/failure in intensive care units:
results of a multicenter, prospective study. Working group on
"sepsis-related problems" of the European Society of Intensive
Care Medicine", Crit Care Med, 26(11), 1793-1800.