Vai trò của bảng câu hỏi Berlin trong tầm soát ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn

Mở đầu: Bảng câu hỏi (BCH) Berlin được sử dụng rộng rải để đánh giá nguy cơ mắc ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN) ở các nước nói tiếng Anh. Mục tiêu: Xác định vai trò của BCH Berlin phiên bản tiếng Việt trong tầm soát NTLNTN trên các đối tượng rối loạn giấc ngủ người Việt Nam, so sánh với tiêu chuẩn vàng là đa ký giấc ngủ (ĐKGN). Phương pháp: BCH Berlin được dịch sang tiếng Việt và khảo sát trên 123 đối tượng có triệu chứng rối loạn giấc ngủ. Đối tượng cho kết quả dương tính với ít nhất 2 phần của BCH Berlin sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ cao mắc NTLNTN. Chỉ số ngưng thở-giảm thở (Apnea Hyponea Index (AHI)) được xác định bằng ĐKGN qua đêm. Kết quả: Giá trị nội tại của BCH được đánh giá bằng hệ số Cronbach alpha, là 0,81 cho phần 1 và 0,66 cho phần 2. Độ nhạy và độ đặc hiệu của BCH Berlin lần lượt là 84,29% và 66,04% tương ứng với ngưỡng chẩn đoán AHI ≥ 5; 88,24% và 55,56% với AHI >15; 90,63% và 47,52% với AHI> 30. Với ngưỡng chẩn đoán AHI=5, BCH Berlin có tỉ số khả dĩ dương là 2,48, tỉ số khả dĩ âm là 0,24. Chỉ có các phần liên quan tới triệu chứng ngáy, ngáy gây ảnh hưởng người ngủ chung, ngưng thở lúc ngủ và tăng huyết áp/béo phì có mối liên quan có ý nghĩa với AHI. Kết luận: Mặc dù với độ nhạy khá cao, tuy nhiên BCH Berlin chưa thật sự là công cụ tầm soát hiệu quả trên các đối tượng rối loạn giấc ngủ người Việt Nam do sự hạn chế về độ đặc hiệu, tỉ số khả dĩ dương và tỉ số khả dĩ âm.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của bảng câu hỏi Berlin trong tầm soát ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 123 VAI TRÒ CỦA BẢNG CÂU HỎI BERLIN TRONG TẦM SOÁT NGƯNG THỞ LÚC NGỦ TẮC NGHẼN Trần Minh Huy*, Lê Thị Tuyết Lan**, Nguyễn Xuân Bích Huyên*** TÓM TẮT Mở đầu: Bảng câu hỏi (BCH) Berlin được sử dụng rộng rải để đánh giá nguy cơ mắc ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN) ở các nước nói tiếng Anh. Mục tiêu: Xác định vai trò của BCH Berlin phiên bản tiếng Việt trong tầm soát NTLNTN trên các đối tượng rối loạn giấc ngủ người Việt Nam, so sánh với tiêu chuẩn vàng là đa ký giấc ngủ (ĐKGN). Phương pháp: BCH Berlin được dịch sang tiếng Việt và khảo sát trên 123 đối tượng có triệu chứng rối loạn giấc ngủ. Đối tượng cho kết quả dương tính với ít nhất 2 phần của BCH Berlin sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ cao mắc NTLNTN. Chỉ số ngưng thở-giảm thở (Apnea Hyponea Index (AHI)) được xác định bằng ĐKGN qua đêm. Kết quả: Giá trị nội tại của BCH được đánh giá bằng hệ số Cronbach alpha, là 0,81 cho phần 1 và 0,66 cho phần 2. Độ nhạy và độ đặc hiệu của BCH Berlin lần lượt là 84,29% và 66,04% tương ứng với ngưỡng chẩn đoán AHI ≥ 5; 88,24% và 55,56% với AHI >15; 90,63% và 47,52% với AHI> 30. Với ngưỡng chẩn đoán AHI=5, BCH Berlin có tỉ số khả dĩ dương là 2,48, tỉ số khả dĩ âm là 0,24. Chỉ có các phần liên quan tới triệu chứng ngáy, ngáy gây ảnh hưởng người ngủ chung, ngưng thở lúc ngủ và tăng huyết áp/béo phì có mối liên quan có ý nghĩa với AHI. Kết luận: Mặc dù với độ nhạy khá cao, tuy nhiên BCH Berlin chưa thật sự là công cụ tầm soát hiệu quả trên các đối tượng rối loạn giấc ngủ người Việt Nam do sự hạn chế về độ đặc hiệu, tỉ số khả dĩ dương và tỉ số khả dĩ âm. Từ khóa: Ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn, bảng câu hỏi Berlin ABSTRACT ROLE OF THE BERLIN QUESTIONNAIRE AS A SCREENING TOOL FOR OBSTRUCTIVE SLEEP APNEA Tran Minh Huy, Le Thi Tuyet Lan, Nguyen Xuan Bich Huyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 123 - 129 Background: Berlin questionnaire (BQ) is extensively used for identifying patients at risk for obstructive sleep apnea (OSA) in English speaking countries. Aim: To determine the validity of the Vietnamese version of the BQ in screening for OSA in sleep-disorder patients compared with polysomnography (PSG) as the gold standard. Methods: The Berlin questionnaire was translated into Vietnamese and administered to 123 patients with symptoms of sleep disorder. Patients with positive responses in any two of three symptom categories of the BQ were considered having a high risk at for OSA. The apnea and hypopnea index (AHI) was obtained by overnight PSG. Results: Internal consistency reliability, as evaluated with Cronbach’s alpha was 0.81 and 0.66 for category 1, and 2 respectively. The sensitivity and specificity of BQ were respectively 84.3 and 66.0% for AHI≥5, 88.2 and 55.6% for AHI>15, and 90.6 and 47.5% for AHI>30. At the cut-off of AHI=5, BQ performed with a 2.48 positive likelihood ratio and a 0.24 negative likelihood ratio. Only the items related to snoring, annoying snoring, * Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM **Bộ môn Sinh Lý học – khoa Y – Đại học Y Dược *** Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng (CHAC), TPHCM. Tác giả liên lạc: BS Trần Minh Huy, ĐT: 0914577333, Email: t.minhhuy@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 124 witnessed apnea and hypertension/obesity were significantly associated with AHI. Conclusions: Although BQ displays a moderately high level of sensitivity, it is not an appropriate screening tool for OSA in sleep-disorder patients because of its limited specificity and likelihood ratios. Keyword: Obstructive Sleep Apnea, Berlin Questionnaire ĐẶT VẤN ĐỀ Ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN) đang ngày càng trở thành vấn đề sức khỏe quan trọng trong vài thập niên gần đây với tỉ lệ hiện mắc trong dân số chung là 4% ở nam và 2% ở nữ (1993)(14). NTLNTN đã được chứng minh là một nguy cơ độc lập của tăng huyết áp (THA)(5), bệnh mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp(11), đột quỵ(4), rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường týp 2(7). Ngoài ra, NTLNTN còn làm giảm chức năng nhận thức của thần kinh, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông- lao động, giảm chất lượng cuộc sống(13). Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán NTLNTN là khảo sát đa ký giấc ngủ (ĐKGN). Tuy nhiên với sự hạn chế về điều kiện trang thiết bị, nhân lực và chi phí thực hiện, ĐKGN không thể áp dụng để chẩn đoán rộng rãi trong cộng đồng. Từ thực tiễn đó, các bảng câu hỏi tầm soát đã ra đời với ưu điểm là một công cụ tầm soát nhanh, thuận tiện, tiết kiệm chi phí đặc biệt trong lĩnh vực thực hành y khoa chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bảng câu hỏi (BCH) Berlin ra đời vào tháng 4/1996 tại hội thảo chăm sóc giấc ngủ ban đầu ở Berlin, là một trong những BCH được chấp nhận nhiều nhất hiện nay. Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu (NC) về giá trị của BCH Berlin trong việc tầm soát NTLNTN. Trong các NC trên đối tượng không có tiền sử rối loạn giấc ngủ, BCH Berlin có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đối cao: 85,5%-86% cho độ nhạy, 77-95,2% cho độ đặc hiệu(8,12). Tuy nhiên trong 2 NC trên nhóm dân số có tiền sử rối loạn giấc ngủ, BCH Berlin có độ nhạy, độ đặc hiệu không cao(1,2). Hiện tại chưa có công trình NC về giá trị của BCH Berlin trong tầm soát NTLNTN trên các đối tượng bênh nhân Việt Nam. Để góp phần làm rõ vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu sau: (i) xác định vai trò của BCH Berlin trong tầm soát ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn trên các đối tượng rối loạn giấc ngủ người Việt Nam; (ii) xác định mối liên hệ giữa các thành phần của BCH Berlin với chỉ số ngưng thở giảm thở (Apnea-Hypopnea Index (AHI)). ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng và thiết kế nghiên cứu Chúng tôi chọn thiết kế NC cắt ngang mô tả. Đối tượng NC là các bệnh nhân có đến khám tại phòng khám rối loạn giấc ngủ trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng (CHAC) của viện nghiên cứu và phát triển sức khỏe cộng đồng TPHCM từ 07/201101/2012, thỏa các yêu cầu sau: (i) đối tượng là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, (ii) đồng ý tham gia NC (trả lời BCH Berlin và đo đa ký giấc ngủ (ĐKGN)), (iii) không có tiền căn chẩn đoán và điều trị NTLNTN. Tiêu chuẩn loại trừ là: (i) không hoàn thành BCH NC, (ii) có triệu chứng viêm đường hô hấp trên trong vòng 1 tuần vừa qua. Để tính cỡ mẫu cho NC, chúng tôi dựa vào kết quả độ nhạy và độ đặc hiệu của BCH Berlin theo NC của Sharma N tương ứng là 85,5% và 95,2%(12), tính được số ca bệnh cần thiết và số ca không bệnh cần thiết cho NC lần lượt là 55 và 22. Chúng tôi chọn cỡ mẫu 123, trong đó số ca bệnh là 70, số ca không bệnh là 53. Phương pháp tiến hành Vào đêm thực hiện ĐKGN, các đối tượng được phỏng vấn trực tiếp bằng BCH Berlin, được đo huyết áp, chỉ số vòng cổ, vòng bụng, cân nặng và chiều cao. Sau đó sẽ tiến hành đo ĐKGN. BCH Berlin gồm 10 câu hỏi được chia thành 3 phần. Phần 1 gồm 6 câu hỏi: 1 câu hỏi giới thiệu (tuổi, giới, cân nặng, chiều cao) và 5 câu hỏi liên quan tới ngáy và cơn ngưng thở lúc ngủ được chứng kiến. Phần 2 liên quan đến triệu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 125 chứng buồn ngủ ban ngày quá mức (3 câu hỏi và 1 câu hỏi phụ về tần suất của triệu chứng buồn ngủ khi điều khiển phương tiện giao thông). Phần 3 liên quan đến THA/béo phì (1 câu hỏi). Mỗi phần được tính điểm riêng. Nếu cho kết quả dương tính với ít nhất 2 phần, đối tượng sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ cao, ngược lại được xếp vào nhóm nguy cơ thấp mắc NTLNTN. BCH Berlin được hiệu chỉnh ở phần 3, béo phì cho người Việt Nam được xác định khi chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 27,5 Kg/m2 (Phụ lục 1). Các đối tượng được đo ĐKGN bằng 1 trong 2 thiết bị Somnolab v2.05 WeiNMANN hoặc Alice 5. AHI được tính là tổng số lần ngưng thở và giảm thở trong một giờ ngủ. Ngưng thở được xác định khi có hiện tượng giảm luồng khí lưu thông qua mũi miệng hơn 90% so với luồng khí cơ bản ban đầu trong thời gian ít nhất 10 giây. Giảm thở được xác định khi có hiện tượng luồng khí lưu thông qua mũi miệng giảm hơn 30% so với luồng khí cơ bản ban đầu kéo dài ít nhất 10 giây kèm theo giảm độ bảo hòa oxy lớn hơn hoặc bằng 4%; hoặc khi luồng khí lưu thông qua mũi miệng giảm hơn 50% kèm theo giảm độ bảo hòa oxy lớn hơn hoặc bằng 3% hoặc kèm vi thức giấc. Mức độ nặng của NTLNTN được phân chia theo AHI: 5,15,30 tương ứng cho các mức độ nhẹ, trung bình và nặng(3). Xử lý số liệu Nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm Stata 10. Các biến định lượng (tuổi, BMI, số đo vòng cổ, số đo vòng bụng, chỉ số huyết áp) được mô tả bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các biến định tính (nhóm tuổi, giới, triệu chứng lâm sàng, béo phì, THA) được mô tả bằng tần số và tỉ lệ phần trăm. Dùng hệ số Cronbach α để đánh giá giá trị nội tại (Internal validity) của các câu hỏi trong mỗi phần của BCH Berlin. Ngưỡng chấp nhận của hệ số Cronbach α là 0,7, 0,8-0,9:sự tương quan của các câu hỏi tốt, >0,9: sự tương quan rất tốt. Dùng tỉ số khả dĩ (Likelihood Ratio) để ước tính trực tiếp sự thay đổi khả năng mắc NTLNTN của BCH Berlin. Tỉ số khả dĩ dương >10: khả năng mắc bệnh cao, 5-10: khả năng mắc bệnh trung bình, 2-5: khả năng mắc bệnh thấp, <2: khả năng mắc bệnh rất thấp. Tỉ số khả dĩ âm <0,1: khả năng không mắc bệnh cao, 0,1-0,2: khả năng không mắc bệnh trung bình, 0,2-0,5: khả năng không mắc bệnh thấp, >0,5: khả năng không mắc bệnh rất thấp(9). Dùng tương quan logistic để tính tỉ số số chênh của mỗi thành phần BCH với ngưỡng chẩn đoán AHI ≥5. Phân tích số liệu có ý nghĩa thống kê khi p ≤0,05. KẾT QUẢ Đặc điểm dân số nghiên cứu NC bao gồm 123 đối tượng, tuổi trung bình là 49,0 ± 13,3 tuổi, giới nam chiếm 71,7% (n = 87). Theo kết quả ĐKGN, có 70 đối tượng mắc NTLNT (AHÍ ≥ 5 lần/giờ), 53 đối tượng không mắc NTLNTN (AHÍ < 5 lần/giờ). Nhóm mắc NTLNTN có độ tuổi trung bình là 51,3 ± 12,2, đỉnh tuổi là 45-64 tuổi, có tỉ lệ giới nam cao hơn nhóm không mắc NTLNTN (P < 0,05). Nhóm NTLNTN có BMI cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không mắc NTLNTN (P < 0,05). Về các triệu chứng lâm sàng, trừ triệu chứng buồn ngủ ban ngày quá mức, các triệu chứng khác: ngáy, ngưng thở lúc ngủ, THA, béo phì đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không mắc NTLNTN (p < 0,05) (bảng 1). Giá trị của bảng câu hỏi Berlin trong chẩn đoán NTLNTN Chúng tôi ghi nhận sự tương đồng kết quả của các câu hỏi trong phần 1 là tốt với giá trị Cronbach α là 0,81, tuy nhiên sự tương đồng kết quả của các câu hỏi trong phần 2 là thấp với giá trị Cronbach α là 0,65. Theo BCH Berlin, trong 123 đối tượng, có 77 đối tượng (62,6%) được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc NTLNTN, có 46 đối tượng (37,4%) được xếp vào nhóm nguy cơ thấp mắc NTLNTN (Bảng 2). Tỉ lệ đồng thuận giữa BCH Berlin và AHI là 76,4% (n=94). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 126 Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm mắc và không mắc NTLNTN Biến số NTLNTN Không NTLNTN Tuổi 51,3± 12,2 46,1±14,2 Giới nam ,% (n) 81,4(57)* 56,6 (30) Chu vi vòng cổ Nam(cm) 40,1 ± 2,5* 37,7±2,7 Nữ (cm) 35,1 ± 3,2 34,1±1,5 Chu vi vòng bụng Nam (cm) 96,1 ± 7,1* 87,3±6,9 Nữ (cm) 89,8 ± 7,3 85,3±6,6 BMI (Kg/m 2 ) Nam 25,7 ±3,0* 23,4±2,8 Nữ 26,2 ± 3,6* 23,1±2,2 Ngáy (%) 98,6* 73,6 NTLN (%) 58,6* 9,4 BNBN (%) 47,1 45,3 THA (%) 68,6* 26,4 Béo phì (%) 25,7* 3,8 AHI (lần/giờ) 33,6±24,4 1,1±1,3 NTLNTN: Ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn, NTLN: Ngưng thở lúc ngủ, BNBN: Buồn ngủ ban ngày, BMI: Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể), AHI: Apnea- Hypopnea Index (Chỉ số ngưng thở-giảm thở). *: khác biệt có ý nghĩa thống kê với P <0,05. Độ nhạy của BCH Berlin trong tầm soát NTLNTN khá cao lần lượt là 84,3%, 88,2% và 90,6% cho các ngưỡng chẩn đoán AHI≥ 5,>15,>30. Tuy nhiên, độ đặc hiệu của BCH Berlin không cao: 66,0%, 55,6%, 47,5% tương ứng cho các ngưỡng chẩn đoán AHI ≥ 5,>15,>30 (Bảng 3). Bảng 2. Sự tương quan giữa kết quả bảng câu hỏi Berlin và AHI AHI Nguy cơ cao NTLNTN Số BN (Tỉ lệ %) Nguy cơ thấp NTLNTN Số BN (Tỉ lệ %) <5 18(23,4) 35(76,1) 5-15 14 (18,2) 5(10,9) 15-30 16 (20,8) 3(6,5) >30 29(37,6) 3(6,5) Tổng 77(100) 46(100) AHI: Apnea-Hypopnea Index (Chỉ số ngưng thở-giảm thở), NTLNTN: Ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn. Bảng 3. Giá trị của bảng câu hỏi Berlin với từng ngưỡng chẩn đoán BCH Berlin AHI≥5 AHI>15 AHI>30 Độ nhạy (%) 84,3 88,2 90,6 Độ đặc hiệu (%) 66,0 55,6 47,5 BCH Berlin AHI≥5 AHI>15 AHI>30 Tỉ số khả dĩ dương 2,48 1,99 1,72 Tỉ số khả dĩ âm 0,24 0,21 0,20 AHI: Apnea-Hypopnea Index (Chỉ số ngưng thở-giảm thở). Tỉ số khả dĩ dương, tỉ số khả dĩ âm của BCH Berlin lần lượt là 2,48 và 0,24 tương ứng với ngưỡng chẩn đoán AHI ≥ 5, 1,99 và 0,21 với AHI >15, 1,72 và 0,20 với AHI>30. Mối liên hệ giữa các thành phần bảng câu hỏi Berlin với AHI Trong các thành phần của BCH, chỉ có câu hỏi 1 (có ngáy hay không), câu hỏi 4 (ngáy có ảnh hưởng người ngủ chung), câu hỏi 5 (có cơn ngưng thở lúc ngủ) và phần 3 (THA, béo phì) là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với ngưỡng chẩn đoán AHI≥5 (Bảng 4). Bảng 4. Tỉ số số chênh hiệu chỉnh của các thành phần BCH Berlin với ngưỡng AHI≥5 Thành phần BCH Tỉ số số chênh hiệu chỉnh (OR, 95%CI) Phần 1 10,0 (3,0-33,5) Câu hỏi 1 14,9 (1,1-206,8) Câu hỏi 2 1,9 (0,4-8,1) Câu hỏi 3 0,4 (0,1-2,1) Câu hỏi 4 4,4 (1,1-17,7) Câu hỏi 5 6,1 (1,1-35,4) Phần 2 1,3 (0,5-3,0) Câu hỏi 6 0,4 (0,1-1,5) Câu hỏi 7 1,9 (0,5-7,2) Câu hỏi 8 2,4 (0,2-32,6) Câu hỏi 9 1,6 (0-632,7) Phần 3 (Câu hỏi 10) 6,3 (2,2-18,5) AHI: Apnea-Hypopnea Index (Chỉ số ngưng thở-giảm thở). BÀN LUẬN Trong NC này, khi áp dụng tầm soát NTLNTN trên các đối tượng rối loạn giấc ngủ người Việt Nam, BCH Berlin cho độ nhạy khá cao (84,3%- 90,6%) tuy nhiên độ đặc hiệu (47,5%- 66,0%), tỉ số khả dĩ dương (1,72-2,48) và tỉ số khả dĩ âm (0,20-0,24) thấp. Do đó, BCH Berlin chưa thật sự là công cụ tầm soát hiệu quả trên các BN có rối loạn giấc ngủ, tuy nhiên trong điều kiện thiếu trang thiết bị chẩn đoán như hiện nay, BCH có thể ứng dụng trong việc tầm soát các đối tượng NTLNTN mức độ nặng (AHI>30) với tỉ lệ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 127 bỏ sót có thể chấp nhận được là 9,4%. Các NC trước đây cũng ghi nhận giá trị của BCH Berlin rất thay đổi. Trong các NC thực hiện trên dân số không có tiền sử liên quan đến rối loạn giấc ngủ, BCH Berlin cho độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao, Netzer NC và cộng sự ghi nhận với ngưỡng chẩn đoán AHI ≥5, độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng của BCH Berlin lần lượt là 86% và 77%(8). Tương tự Sharma SK và cộng sự cũng ghi nhận độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao cho BCH Berlin là 85,5% cho độ nhạy và 95,2% cho độ đặc hiệu(12). Tuy nhiên các NC thực hiện trên dân số có tiền sử rối loạn giấc ngủ lại ghi nhận độ nhạy và độ đặc hiệu của BCH Berlin không cao. Độ nhạy và độ đặc hiệu của BCH Berlin lần lượt là 72,1% và 50% theo A.P.Var(1), 68% và 49% theo Ahmadi N(2). Độ nhạy và độ đặc hiệu của BCH Berlin trong tầm soát NTLNTN trên các đối tượng rối loạn giấc ngủ không cao có thể do tỉ lệ hiện mắc NTLNTN cao trên các đối tượng này (trong NC của chúng tôi là 57,3% (n=70), điều này sẽ làm cho tăng số bệnh nhân dương tính giả và âm tính giả theo BCH Berlin. Khi so sánh với các NC trước đây cùng được thực hiện trên các đối tượng rối loạn giấc ngủ, NC của chúng tôi ghi nhận độ nhạy và độ đặc hiệu của BCH Berlin cao hơn. Điều này có thể được lý giải là do trong NC này, có một tỉ lệ không nhỏ (34%) các đối tượng đến khám vì lí do mất ngủ không liên quan đến các triệu chứng của NTLNTN, ngoài ra 2 nhóm đối tượng chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm AHI<5 (42,7%) và nhóm AHI>30 (25,8%). Một trong các lý do có thể giải thích BCH Berlin có độ đặc hiệu, tỉ số khả dĩ dương và tỉ số khả dĩ âm không cao là do không có câu hỏi nào trong phần 2 (triệu chứng buồn ngủ ban ngày quá mức) có mối liên quan với AHI. Kết quả này tương tự với các NC trước đây. A.P.Var và cộng sự cũng ghi nhận không có câu hỏi nào của phần 2 có tương quan với AHI, chỉ có câu hỏi 2, 5 của phần 1 (liên quan tới mức độ ngáy to, cơn ngưng thở lúc ngủ được chứng kiến) và phần 3 (THA/béo phì) tương quan với AHI(1). Ahmadi N cũng ghi nhận tương tự, không có mối liên quan giữa kết quả phần 2 với chỉ số rối loạn hô hấp (Respiratory Disturbance Index)(12). Hay trong NC phân tích gộp của Ramachandran, tác giả cũng ghi nhận chỉ có BMI, tiền sử THA và triệu chứng thở nấc ban đêm là những yếu tố tăng độ chính xác của các xét nghiệm chẩn đoán(10). Điều này có thể được lý giải là do triệu chứng buồn ngủ ban ngày không đặc hiệu cho bệnh NTLNTN, triệu chứng này có thể là hậu quả của nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác như mất ngủ do các nguyên nhân, hội chứng chân không yên, chứng ngủ rũTrong NC của chúng tôi có tới 34% các đối tượng đến khám vì mất ngủ mà đa phần là do các nguyên nhân tâm lý chính điều này có thể làm tăng tỉ lệ dương tính giả của phần 2. Bên cạnh đó khi tiến hành khảo sát BCH, chúng tôi cũng ghi nhận câu 8 trong phần 2 (Buồn ngủ khi điều khiển phương tiện giao thông) không thật sự phù hợp với đối tượng Việt Nam, do đặc điểm giao thông ở Việt Nam chủ yếu sử dụng xe gắn máy, mật độ giao thông rất cao nên tỉ lệ này không tương đồng với các nước sử dụng xe ô tô và mật độ giao thông thấp hơn. Do đó, để có thể áp dụng hiệu quả hơn BCH Berlin trong chẩn đoán NTLNTN, cần hiệu chỉnh lại các câu hỏi trong phần 2 liên quan đến triệu chứng buồn ngủ ban ngày theo hướng giảm vai trò của các câu hỏi này trong kết quả chung của BCH. Những hạn chế của NC này gồm: Thứ nhất, đây là NC mô tả cắt ngang nên không chỉ ra được sự liên quan giữa NTLNTN và các yếu tố khác có phải là liên quan nhân quả hay không. Thứ hai, tuy BCH Berlin trong NC được dịch sang tiếng việt và được sửa lại bởi 2 chuyên gia về rối loạn giấc ngủ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về quy trình dịch xuôi, dịch ngược trong NC khoa học. Thứ ba, trong NC này kết quả AHI được đo bởi 2 máy ĐKGN khác nhau. Thứ tư, NC này được thực hiện tại trung tâm chẩn đoán y khoa tư nhân tại TP. HCM. Mặc dù, các đối tượng được lấy liên tục trong 7 tháng tuy nhiên để tăng tính Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 128 đại diện của mẫu lên cần những NC đa trung tâm và thời gian dài hơn. Với hạn chế đó, cần chú ý khi sử dụng giá trị bên ngoài của NC. Tóm lại, với sự hạn chế của trang thiết bị chẩn đoán hiện nay, BCH Berlin có thể sử dụng để tầm soát các đối tượng NTLNTN mức độ nặng với độ nhạy khá cao. Tuy nhiên, BCH Berlin vẫn chưa thật sự là công cụ tầm soát NTLNTN hiệu quả trên các đối tượng rối loạn giấc ngủ người Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vaz AP, Drummond M et al (2011). Translation of Berlin Questionnaire to Portuguese language and its application in OSA identification in a sleep disordered breathing clinic. Rev Port Pneumol, 17(2), 59-65. 2. Ahmadi N, Chung SA, Gibbs A, Shapiro CM (2008). The Berlin questionnaire for sleep apnea in a sleep clinic population: Relationship to polysomnographic measurement of respiratory disturbance. Sleep Breath, 12-39. 3. American Academy of Sleep Medicine Task Force (1999). Sleep- related breathing disorders in adults: recommendations for syndrome definition and measurement techniques in clinical research. Sleep, 22, 667-689. 4. Arzt M, Young T, Finn L, Skatrud JB, Bradley TD (2005). Association o