Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của một địa phương nói riêng sẽ không thể phát triển được nếu không được đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân lực cũng như về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là vấn đề thuộc hàng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, một trong những nội dung quan trọng của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian tới là: "Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng; giao thông điện lực, thông tin, thủy lợi, cấp nước, thoát nước . Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng, hiện đại hóa dần các thành phố lớn"[37. Trang 94]. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế của Tỉnh Nghệ An nói chung và Thị xã Cửa Lò nói riêng đang phát triển lớn mạnh thể hiện đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, thể hiện sự quan tâm chỉ đạo lãnh đạo đúng đắn của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, đồng thời thể hiện sức mạnh trí tuệ và vật chất của Đảng bộ và nhân dân Thị xã, sự chỉ đạo, điều hành của UBND phối hợp với các đoàn thể quần chúng ở các cấp có những tiến bộ mới trong việc đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Chủ trương của tỉnh Nghệ An và Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã là phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu phát triển của một đô thị du lịch, nghỉ mát và công nghiệp cảng, đánh bắt chế biến hải sản, đưa Thị xã Cửa Lò trở thành một điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng được cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, nhỏ bé, lạc hậu so với nhu cầu phát triển. Một trong những nguyên nhân của tính trạng này là công tác quản lý nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với yêu cầu phát triển, kể từ công tác quy hoạch, huy động và sử dụng vốn, kiểm tra, giám sát thực hiện còn những hạn chế. Vì vậy, tổ chức thi công tìm giải pháp để phát triển cơ sở hạ tầng lại rất khó khăn và phức tạp, vì vậy việc nghiên cứu đề tài: "Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò" là một nhu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.

doc101 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của một địa phương nói riêng sẽ không thể phát triển được nếu không được đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân lực cũng như về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là vấn đề thuộc hàng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, một trong những nội dung quan trọng của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian tới là: "Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng; giao thông điện lực, thông tin, thủy lợi, cấp nước, thoát nước ... Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng, hiện đại hóa dần các thành phố lớn"[37. Trang 94]. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế của Tỉnh Nghệ An nói chung và Thị xã Cửa Lò nói riêng đang phát triển lớn mạnh thể hiện đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, thể hiện sự quan tâm chỉ đạo lãnh đạo đúng đắn của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, đồng thời thể hiện sức mạnh trí tuệ và vật chất của Đảng bộ và nhân dân Thị xã, sự chỉ đạo, điều hành của UBND phối hợp với các đoàn thể quần chúng ở các cấp có những tiến bộ mới trong việc đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Chủ trương của tỉnh Nghệ An và Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã là phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu phát triển của một đô thị du lịch, nghỉ mát và công nghiệp cảng, đánh bắt chế biến hải sản, đưa Thị xã Cửa Lò trở thành một điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng được cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, nhỏ bé, lạc hậu so với nhu cầu phát triển. Một trong những nguyên nhân của tính trạng này là công tác quản lý nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với yêu cầu phát triển, kể từ công tác quy hoạch, huy động và sử dụng vốn, kiểm tra, giám sát thực hiện còn những hạn chế. Vì vậy, tổ chức thi công tìm giải pháp để phát triển cơ sở hạ tầng lại rất khó khăn và phức tạp, vì vậy việc nghiên cứu đề tài: "Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò" là một nhu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn. - Qua nghiên cứu đề tài nay, luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các đô thị nói chung và đô thị du lịch nói riêng. - Làm rõ vai trò nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đôthị ở Thị xã Cửa Lò hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của lĩnh vực này. - Kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị du lịch tại thị xã Cửa lò những năm tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Vai trò nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là vấn đề rộng. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu về vai trò nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn một thị xã Cửa lò. Cụ thể là, sẽ đi sâu phân tích trên ba nội dung của vai trò nhà nước trong quy hoạch phát triển, huy động nguồn vốn đầu tư và kiểm tra, giám sát việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Về thời gian: Luận văn chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ 1995 trở lại đây, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay. Kiến nghị và giải pháp của luận văn chủ yếu áp dụng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị xã giai đoạn 2004 – 2010 và định hướng đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp phân tích với tổng hợp, kết hợp quy nạp với diễn dịch và phương pháp thống kê, biểu bảng v.v.. để làm rõ vai trò nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Thị xã Cửa Lò. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và những vấn đề lý luận về vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Chương 2: Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Thị xã du lịch Cửa lò Chương 3: Quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Thị xã du lịch Cửa Lò. Chương 1 CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 1.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 1.1.1. Quan niệm về cơ sở hạ tầng đô thị Cơ sở hạ tầng đô thị là toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc, dịch vụ xã hội như: Đường sá, kênh mương dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay, nhà ga xe lửa, ô tô, cảng sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, hệ thống mạng điện, đường ống dẫn xăng, dầu, dẫn khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao thông vận tải, giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi du lịch, vui chơi giải trí, rác thải môi trường đô thị. v.v .. Theo từ chuẩn Anh- Mỹ, thuật ngữ “Cơ sở hạ tầng” (infrastructure) được thể hiện trên 4 bình diện: Một là, tiện ích công cộng (public utilities): năng lượng (điện…) viễn thông nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố Hai là, công chính (public works): đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu. Ba là, giao thông (transport): các trục và tuyến đường bộ, đường sắt chính quy (Conventionnial railway) đường sắt vận chuyển nhanh (massrapid transit tailway) cảng cho tầu và máy bay, đường thuỷ… Bốn là, hạ tầng xã hội (social infrastructure): trường học, bệnh viện Tóm lại, cơ sở hạ tầng đô thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế- xã hội của cộng đồng dân cư đô thị. Nó chính là tiêu chuẩn để phân biệt đô thị với nông thôn. Phân loại cơ sở hạ tầng đô thị: Dựa trên những tiêu chí khác nhau, có thể phân chia CSHTĐT thành nhiều loại khác nhau. Theo tính chất ngành cơ bản có thể phân ra: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội đô thị Cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội đô thị. Theo tính phục vụ có thể phân ra: Cơ sở hạ tầng đô thị phục vụ sản xuất vật chất Cơ sở hạ tầng đô thị phục vụ về nhu cầu văn hoá tinh thần Theo trình độ phát triển có thể phân ra: Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển trung bình Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển thấp Theo quy mô đô thị có thể phân ra: Cơ sở hạ tầng siêu đô thị Cơ sở hạ tầng đô thị lớn Cơ sở hạ tầng đô thị trung bình Cơ sở hạ tầng đô thị nhỏ Tuy vậy, trong số các tiêu chí được đưa ra để phân loại như trên, cách phân loại căn cứ vào tính chất ngành là thông dụng nhất và có ý nghĩa nhiều nhất đối với công tác quy hoạch và phát triển đô thị. Vì vậy cần đi sâu vào tiêu chí phân loại này Thứ nhất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đây là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành các lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm tiện ích công cộng, công chánh, giao thông. Cụ thể là: hệ thống giao thông vận tải, cầu cống, sân bay, bến cảng...; Hệ thống cung ứng vật tư kỹ thuật nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất và đời sống; Mạng lưới vận tải và phân phối năng lượng (bao gồm các trạm biến áp trung chuyển, hạ thế, các thiết bị an toàn và bảo vệ); Hệ thống thiết bị công trình và phương tiện thông tin liên lạc, bưu điện, lưu trữ, và xử lý thông tin; Hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông phục vụ việc tưới tiêu và phục vụ cho chăn nuôi; Cơ sở hạ tầng môi trường phục vụ cho việc bảo vệ giữ gìn và cải tạo môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người. Hệ thống này thường bao gồm các công trình chống thiên tai; các công trình bảo vệ đất rừng, biển và các tài nguyên khác; hệ thống cung cấp, xử lý và tiêu nước sinh hoạt; hệ thống xử lý rác thải công nghiệp. Thứ hai: Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Bao gồm toàn bộ các công trình như nhà xưởng, kho bãi, khách sạn, khu thương mại (chợ, siêu thị), trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, kinh tế và các tổ chức xã hội ... Thứ ba, cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội. Đó là toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động văn hoá xã hội, bảo đảm cho việc thoả mãn và nâng cao trình độ lao động của xã hội, hệ thống này bao gồm: các cơ sở thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ; Các cơ sở y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội, nghỉ nghơi ... và các công trình phục vụ hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. 1.1.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung và đô thị du lịch nói riêng. Với tư cách là một phạm trù thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kỹ thuật là những cơ sở vật chất có mối quan hệ với nhau theo cấu trúc nhất định. Nó có những dặc điểm chủ yếu như sau: - Trước hết, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một loại hàng hoá công cộng, nó được sử dụng chung, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho một quốc gia, hoặc một tỉnh, thành phố, một huyện, một xã. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị mang tính hệ thống và đồng bộ, bởi lẽ, nếu thiếu hệ thống và đồng bộ, hiệu quả sử dụng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ không cao, nếu như không nói là không hiệu quả. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị mang đặc tính vùng và lãnh thổ. Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phải xem xét tới các yếu tố địa lý, địa hình và sự phát triển kinh tế- xã hội, sao cho hình thành, quy mô xây dựng phù hợp với phong tục tập quán văn hoá, kiến trúc của cộng đồng dân cư trong vùng. Cơ sở hạ tầng vừa phản ánh yếu tố kinh tế kỹ thuật, vừa phản ánh kiến trúc văn hoá địa phương. Như vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị phải thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người tạo ra tâm lý yêu lao động và yêu quê hương mình. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có tính thích ứng trong một khoảng thời gian dài, vì vậy phải có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng thích hợp ngay từ đầu. Nghĩa là cơ sở hạ tầng không những đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà cả trong tương lai. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với các ngành khác và tổng thể kinh tế xã hội trong khu vực mà nó phục vụ. - Mật độ các công trình cao. Sở dĩ như vậy bởi lẽ, các đô thị thường có quy mô dân số và mật độ dân số cao. Đối với các đô thị du lịch, để tạo nên một điểm đến an toàn và hấp dẫn thì mật độ của các công trình như khách sạn, nhà hàng, các công trình đáp ứng các nhu cầu văn hóa, vui chơi, giải trí, đi lại, an ninh ... lại phải ở mức cao hơn so với các đô thị bình thường. Các hoạt động dịch vụ phải đạt đến mức độ tiện ích, văn minh, hoàn hảo và hấp dẫn. Hệ số khai thác, sử dụng ... của các công trình lại theo mùa, theo thời vụ, đặc biệt là ở các đô thị du lịch biển miền bắc ... Vì vậy đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước ở các đô thị du lịch phải có quy hoach, quản lý vừa chặt chẽ, vừa cơ động để phát huy tính hiệu quả, tính kinh tế của các công trình. Các công tác bảo trì, bảo dưỡng và nâng cấp phaỉ được tiến hành thường xuyên song lại phải đúng thời điểm. 1.1.3. Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế của đô thị nói chung và đô thị du lịch nói riêng. Đô thị là một điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của một vùng lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hay một vùng trong tỉnh, trong huyện. Như vậy, trong các tiêu chí của đô thị, cơ sở hạ tầng là một tiêu chí quan trọng. Nó phản ánh trình độ phát triển, mức tiện nghi sinh hoạt của người dân đô thị và được xác định theo các chỉ tiêu cơ bản như chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt, chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt, mật độ đường phố , đặc điểm hệ thống giao thông, tỷ lệ tầng cao trung bình trong thành phố. Hơn thế nữa, cơ sở hạ tầng đô thị còn phản ánh trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Sở dĩ như thế vì đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của một nước, một vùng lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, có vai trò chủ đạo trong sự phát triển. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị luôn được ưu tiên phát triển. Điều đó làm cho cơ sở vật chất kỹ thuật của các đô thị thường ở trình độ cao hơn so với các vùng nông thôn. Sự phát triển các ngành của cơ sở hạ tầng đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội và việc nâng cao hiệu quả của nó. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, xu hướng đô thị hoá diến ra mạnh mẽ thì vai trò của cơ sở hạ tầng đô thị không ngừng tăng lên. Nó trở thành một trong những nhân tố quyết định cho sự hoạt động, vận hành của một đô thị . Hiện nay, để đáp ứng các nhu cầu về hội nhập và giao lưu quốc tế, các hình thức mới về giao thông vận tải và thông tin liên lạc xuất hiện và phát triển không những trong khuôn khổ từng nước, mà còn trên phạm vi quốc tế. Do đó, hình thành cơ sở hạ tầng vật chất của sự hợp tác quốc tế mới, đó là toàn bộ các bộ phận của các hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong nước và nước ngoài, nhằm phục vụ cho hệ thống kinh tế đối ngoại, cũng như các công trình và đối tượng phối hợp với nhau, đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường xung quanh, sử dụng hợp lý các nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác, đảm bảo thông tin liên lạc của các cơ quan khí tượng thuỷ văn, quản lý Nhà nước, các cơ quan phục vụ xã hội và an ninh quốc phòng, nhằm mục đích phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Đối với các đô thị du lịch, muốn thu hút được nhiều khách tham quan cần thiết phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và ngày càng văn minh, hiện đại. Những tiện ích công cộng như năng lượng (điện) viễn thông nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống được cung cấp đầy đủ; hệ thống công chính như đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu đảm bảo hoạt động tốt; hệ thống giao thông các trục và tuyến đường bộ, đường sắt chuẩn, đường sắt vận chuyển nhanh, hệ thống cảng cho tầu và máy bay, tầu thuỷ hoạt động thuận lợi; hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố hoạt động liên tục đảm bảo môi trường trong lành, các điểm vui chơi giải trí như công viên, rạp hát, sân thể thao.... tất cả những điều đó một mặt làm cho đô thị du lịch phát triển, mặt khác sẽ là điều kiện hàng đầu tu hút khách tới tham quan, nghỉ ngơi. 1.2. Vai trò của Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 1.2.1. Một số lý thuyết về vai trò của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cộng. Quan điểm về vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng đã từng được một số nhà kinh tế học đề cập. Qua thời gian nó ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Trong đó, nổi bật là tư tưởng của các nhà kinh tế học cổ điển, các nhà kinh tế học theo trường phái chính hiện đại . - Quan điểm của A.Smith A.Smith – nhà kinh tê chính trị tư sản cổ điển Anh, người đã phát minh ra lý thuyết "Bàn tay vô hình". Xuất phát từ nhân tố "con người kinh tế" Ông cho rằng xã hội là một liên minh trao đổi. Thiên hướng trao đổi là đặc tính vốn có của con người. Nó tồn tại vĩnh viễn, cũng như loài người tồn tại vĩnh viễn. Trong khi trao đổi sản phẩm và lao động cho nhau, phục vụ lẫn nhau, thì con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân. Mỗi người chỉ biết tư lợi, chỉ thấy tư lợi, làm theo tư lợi. Song, khi chạy theo tư lợi, thì có một "Bàn tay vô hình" buộc các "kinh tế nhân" đồng thời thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến, là đáp ứng lợi ích xã hội và đôi khi, họ còn đáp ứng lợi ích xã hội tốt hơn, ngay cả khi họ có ý định làm điều đó. "Bàn tay vô hình" đó chính là các quy luật kinh tế khách quan tự phát hoạt động, chi phối hành động của con người. ông gọi hệ thống các quy luật kinh tế khách quan đó là "trật tự tự nhiên". Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động là: phải có sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch. Mặc dù đánh giá rất cao vai trò của "Bàn tay vô hình", của tự do kinh tế song ông cũng không hoàn toàn phủ nhận vai trò của nhà nước. Đoạn trích dưới đây thể hiện rõ quan điểm của A.Smith về vai trò của nhà nước trong việc cung cấp các hàng hóa công cộng. "Căn cứ theo hệ thống tự nhiên, Nhà nước chỉ có ba nhiệm vụ phải chăm lo, ba nhiệm vụ này thực sự hết sức quan trọng, nhưng thật rõ ràng và dễ hiểu đối với nhận thức phổ thông: thứ nhất, nhiệm vụ bảo vệ xã hội thoát khỏi bạo lực và sự xâm lược của các xã hội độc lập khác; thứ hai, nhiệm vụ bảo vệ mọi thành viên trong xã hội thoát khỏi sự bất công, hay nhiệm vụ thiết lập sự thi hành công lý chính xác; và thứ ba, nhiệm vụ xây dựng và duy trì những công việc công cộng nhất định và những định chế công cộng nhất định mà không bao giờ được xây dựng và duy trì vì lợi ích của một cá nhân hay của một số ít cá nhân bất kỳ, bởi vì đối với một cá nhân, hay một số ít cá nhân nào đó, lợi nhuận không bao giờ có thể bồi hoàn được cho các chi phí, nhưng đối với toàn thể xã hội thì lợi ích đó thường có giá trị lớn lao hơn nhiều so với chi phí." Như vậy, theo A.Smith, trong điều kiện kinh doanh bình thường có thể để cho "Bàn tay vô hình" hay các quy luật khách quan tự phát chi phối, song đối với "các công việc công cộng" hay "Những định chế công cộng" mà bây giờ kinh tế học hiện đại gọi là hàng hóa công cộng thì không thể thiếu được vai trò của nhà nước. - Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, các doanh nghiệp tư nhân được kích thích bởi lợi nhuận và vì thế mọi thứ họ cung cấp phải được tính một mức giá đủ để bù đaắp chi phí cùng với một khoản lợi nhuận hợp lý. Tuy nhiên, có một loại hàng hóa tổng quát – hàng hóa công cộng – mà khi cung cấp những hàng hóa này, nhà cung cấp không thể nhận được từ người tiêu dùng tiền trảcho hàng hóa đó, hoặc nhận được một cách không như mong đợi. Khu ực tư nhân không cung ứng những hàng hóa này, hoặc nếu có họ thường tính mức giá quá cao, hoặc cung ứng một sô lượng quá ít không thể thỏa mãn tiêu chí hiệu quả. Sự thất bại của thị trường trong việc cung cấp hàng hóa công cộng xuất phát từ hai đặc điểm then chốt của hàng hóa công cộng: "tính không loại trừ" và "tính không tranh giành" . Trước hết, về tính không loại trừ: thông thường hàng hóa cá nhân, những hàng hóa mà thị trường có xu hướng cung ứng đầy đủ, thì có tính loại trừ. Nghĩa là, nếu người tiêu dùng không trả tiền cho món hàng nàythì họ sẽ bị loại trừ ra khỏi việc tiêu dùng hàng hóa đó. Tuy nhiên, những hàng hóa công cộng lại rất khó hoặc không thể loại việc tiêu dùng, ngay cả khi người tiêu dùng không chịu trả chi phí cung ứng món hàng. Ví dụ: đường sá, thật khó mà có thể thu hồi được tất cả chi phí xây dựng đường từ những người đi đường (mặc dù có một số con đường có thu lệ phí), mặt khác cũng khó có thể loại trừ được những người không nộp lệ phí đường đi trên tất cả các con đường. Dó đó thị trường sẽ không cung cấp những hàng hóa này, cho dù lợi ích xã hội có thể vượt chi phí xã hội. Vì vậy Nhà nước sẽ phải đóng vai trò cung cấp những hàng hóa công cộng Thứ hai, về tính không tranh giành: hàng hóa cá nhân là những hàng hóa tranh giành, tức là việc tiêu dùng của người này sẽ loại trừ việc tiêu dùng của người kia. Vì vậy chi phí tiêu dùng cận biên cao. Tuy nhiên, những hàng hóa công cộng lại có chi phí tiêu dùng cận biên rất thấp, hoặc bằng 0. Người ta không thể trông mong thị trường, hay thông qua hệ thống giá để phân bổ những mặt hàng có tính không tranh giành trong việc tiêu dùng. Nếu để cho thị trường vận hành, số lượng hàng hóa công cộng sẽ ít hơn số lượng tối ưu. Do tình trạng k
Tài liệu liên quan