Vận động thể lực và hoạt động tĩnh ở học sinh cấp 2 Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Mô tả vận động thể lực và hoạt động tĩnh của học sinh cấp 2 TPHCM. Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trong tháng 11 và 12, năm 2004. 2715 học sinh cấp 2 được chọn vào mẫu nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều bậc theo PPS và được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Thời gian dành cho hoạt động thể lực với cường độ trung bình tới nặng, việc di chuyển đi lại cũng như thời gian dành cho màn ảnh nhỏ được tính cho mỗi học sinh theo số phút/ngày và sau đó được phân loại dựa theo khuyến cáo dành cho vận động thể lực và hoạt động tĩnh. Hồi quy logistic đa biến được áp dụng để khảo sát mối liên quan giữa thời gian dành vận động thể lực, xem tivi/chơi game và việc đi đến trường/về nhà với các yếu tố kinh tế‐xã hội. Kết quả: Học sinh dành ít thời gian cho hoạt động thể lực trong lúc nghỉ hè hơn lúc đi học (35 phút/ngày với 43 phút/ngày). Nam sinh dành nhiều thời gian cho vận động thể lực (40,2 đến 48,2 phút/ngày) hơn nữ (29,4 đến 31,6 phút/ngày) cả trong lúc đi học lẫn lúc nghỉ hè. Thời gian dành cho việc học ngoài giờ (làm bài tập ở nhà hay đi học thêm) vào khoảng 135 phút/ngày. Nữ sinh và nhóm trẻ lớn có xu hướng dành nhiều thời gian cho việc học. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy khả năng di chuyển chủ động ở nam và nữ đều tăng lên theo tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi lớn (≥ 14 tuổi) (ORnam = 2,9, KTC 95%: 1,4, 6,0; ORnữ = 3,2, KTC 95%: 1,3, 4,1). Ngược lại với tuổi, khả năng di chuyển chủ động ở nam và nữ đều giảm ở trẻ có kinh tế gia đình khá giả và thấp nhất ở nhóm trẻ có kinh tế gia đình gia đình khá giả nhất (ORnam = 0,5, KTC 95%: 0,2, 1,1, ORnữ = 0,3, KTC 95%: 0,2, 0,5). Kết luận: Nam sinh hoạt động thể lực nhiều hơn nữ. Trẻ ở những gia đình khá giả càng ít vận động thể lực hơn.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận động thể lực và hoạt động tĩnh ở học sinh cấp 2 Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  191 VẬN ĐỘNG THỂ LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG TĨNH Ở HỌC SINH CẤP 2  THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH   Tăng Kim Hồng*   TÓM TẮT  Mục tiêu: Mô tả vận động thể lực và hoạt động tĩnh của học sinh cấp 2 TPHCM.  Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trong tháng 11 và 12, năm 2004. 2715 học sinh  cấp 2 được chọn vào mẫu nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều bậc theo PPS và được phỏng vấn  bằng bảng câu hỏi. Thời gian dành cho hoạt động thể lực với cường độ trung bình tới nặng, việc di chuyển đi lại  cũng như thời gian dành cho màn ảnh nhỏ được tính cho mỗi học sinh theo số phút/ngày và sau đó được phân  loại dựa theo khuyến cáo dành cho vận động thể lực và hoạt động tĩnh. Hồi quy logistic đa biến được áp dụng để  khảo sát mối liên quan giữa thời gian dành vận động thể lực, xem tivi/chơi game và việc đi đến trường/về nhà  với các yếu tố kinh tế‐xã hội.  Kết quả: Học sinh dành ít thời gian cho hoạt động thể lực trong lúc nghỉ hè hơn lúc đi học (35 phút/ngày  với 43 phút/ngày). Nam sinh dành nhiều thời gian cho vận động thể lực (40,2 đến 48,2 phút/ngày) hơn nữ (29,4  đến 31,6 phút/ngày) cả trong lúc đi học lẫn lúc nghỉ hè. Thời gian dành cho việc học ngoài giờ (làm bài tập ở nhà  hay đi học thêm) vào khoảng 135 phút/ngày. Nữ sinh và nhóm trẻ lớn có xu hướng dành nhiều thời gian cho việc  học. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy khả năng di chuyển chủ động ở nam và nữ đều tăng lên theo tuổi,  cao nhất ở nhóm tuổi lớn (≥ 14 tuổi) (ORnam = 2,9, KTC 95%: 1,4, 6,0; ORnữ = 3,2, KTC 95%: 1,3, 4,1). Ngược  lại với tuổi, khả năng di chuyển chủ động ở nam và nữ đều giảm ở trẻ có kinh tế gia đình khá giả và thấp nhất ở  nhóm trẻ có kinh tế gia đình gia đình khá giả nhất (ORnam = 0,5, KTC 95%: 0,2, 1,1, ORnữ = 0,3, KTC 95%: 0,2,  0,5).  Kết luận: Nam sinh hoạt động thể lực nhiều hơn nữ. Trẻ ở những gia đình khá giả càng ít vận động thể lực  hơn.   Từ khóa: Vận động thể lực, Hoạt động tĩnh, Di chuyển, Yếu tố kinh tế‐xã hội  ABSTRACT  PHYSICAL ACTIVITY AND SEDENTARY BEHAVIORS AMONG JUNIOR HIGH SCHOOL  STUDENTS OF HOCHIMINH CITY   Tang Kim Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 191 ‐ 200  Objective: To describe PA and sedentary behaviors of  junior high school students of Ho Chi Minh City  (HCMC).  Methods: A cross‐sectional study was conducted between November and December 2004. 2715 junior high  school  students were  selected using multistage  cluster  sampling with PPS method  and were  interviewed  by  questionnaires. Time  spent  in moderate  to vigorous physical activities,  transportation as well as  small  screen  view  were  calculated  for  each  student  in  minutes  per  day,  and  then  were  categorized  based  on  the  recommendations  on  PA  and  sedentary  behaviors.  Multiple  logistic  regressions  were  used  to  examine  associations between levels of time spent for sedentary, physical activity, transportation and socio‐demographic  factors.  * Bộ môn Dịch tễ học Cơ bản – Dân số học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch  Tác giả liên lạc: TS.BS. Tăng Kim Hồng  Email: hongutc@yahoo.com   ĐT: 0903350503  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  192 Results:  Students  spent  less  time  in  physical  activities  in  summer  holidays  than  in  school  term  (35  mins/day vs. 43 mins/day). Boys spent more physical activities time (40.2 to 48.2 mins/day) than girls (29.4 to  31.6 mins/day)  both  in  summer  holidays  and  school  term.  Time  spent  studying  after  class  (homework  and  attending extra tutorials) was on average 135 minutes per day. Girls and the older age group tended to spend  more time studying. Multiple logistic regression showed that the odds of active transportation in boys and girls  were increased as the age increased and the highest was found in the oldest age group (≥ 14 years old) (ORmale =  2.9,  95% CI:  1.4,  6.0; ORfemale  =  3.2,  95% CI:  1.3,  4.1,  respectively).  In  contrast  to  age,  the  odds  of  active  transportation  in boys and girls were decreased as the wealth  index  increased and  lowest  in the richest group:  (ORmale = 0.5, 95% CI: 0.2, 1.1, ORfemale = 0.3, 95% CI: 0.2, 0.5, respectively).  Conclusions: Male did more PA than female and students in more wealthy families were less active than  students from the less wealthy ones.  Key words: Physical activity, sedentary behaviors, Transportation, Socio‐economic factors  ĐẶT VẤN ĐỀ  Trong  vài  năm  qua,  ở  Thành  phố Hồ Chí  Minh  (TPHCM),  thừa  cân‐béo  phì  đang  ngày  càng tăng lên ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ở trẻ vị  thành niên(12,17), do sự phát triển nhanh chóng về  mọi mặt, đặc biệt là kinh tế‐xã hội. Vận động thể  lực đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng  tỷ lệ thừa cân‐béo phì. Tuy nhiên, vận động thể  lực  và  hoạt  động  tĩnh  của  trẻ  vị  thành  niên  TPHCM chưa được khảo sát và công bố nhiều.  Kết quả nghiên  cứu  từ nhiều nước  châu Á  khác nhau đã cho chúng ta thấy một bức tranh  mô  tả mức độ  thiếu hoạt động  thể  lực  ở  trẻ vị  thành  niên  và  đã  chứng minh  được mối  liên  quan giữa vận động thể lực với tuổi, giới và các  yếu tố kinh tế‐xã hội(22,19,20,21). Rõ ràng, có một xu  hướng giảm vận động thể lực và tăng việc thiếu  vận  động  ở nhiều nước(6,7,10) và  các yếu  tố môi  trường  sống  ở  nhà,  ở  trường  đặc  biệt  có  liên  quan với hoạt động thể lực của trẻ em(8).   Mục đích của bài báo này là nhằm mô tả vận  động  thể  lực, hoạt động  tĩnh và việc di chuyển  (đi học)  đến  trường/về nhà  của học  sinh  cấp 2  TPHCM và khảo sát sự khác biệt theo các yếu tố  kinh tế‐xã hội.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Một nghiên  cứu  cắt ngang  được  thực  hiện  trong tháng 11 và 12 năm 2004, với mẫu đại diện  là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 (tuổi từ 11 đến 16)  thuộc các trường cấp II nội thành TPHCM. Mẫu  được  chọn bằng phương pháp  chọn mẫu  cụm  nhiều bậc với xác suất tỷ lệ với độ lớn của cụm  (Propability Proportionate to Size – PPS). Khung  chọn mẫu  là 140  trường  cấp  II  thuộc  các quận  nội thành TPHCM, bao gồm 47 trường thuộc các  quận  nội  thành  giàu  và  93  trường  thuộc  các  quận nội  thành  còn  lại. Nghiên  cứu  được Hội  đồng Khoa  học  trường  Đại  học Y  khoa  Phạm  Ngọc  Thạch  và Hội  đồng  y  đức  của  Đại  học  Newcastle thông qua. Tất cả học sinh đều được  phỏng vấn với bảng câu hỏi soạn sẵn trong vòng  15  phút  tại  lớp  học. Ngoài  ra,  1  bảng  câu  hỏi  khảo sát môi  trường sinh hoạt  tại  trường cũng  được gởi cho đại diện nhà trường trả lời. Các số  liệu  thu  thập  trong bảng câu hỏi này bao gồm:  diện  tích  sân  trường,  số  tiết học, môn  thể  thao  được dạy/chơi tại trường, phòng tập/sân chơi và  điều  kiện  sử  dụng  các  phòng  tập/sân  chơi  ở  trường,  loại  thực  phẩm  được  bán  tại  căn  tin  v.v Phụ huynh cũng được gởi 1 bảng câu hỏi  để trả lời về 14 loại vật dụng có trong nhà nhằm  đánh giá  tình  trạng kinh  tế gia  đình  (bao gồm  điện thoại, radio, đầu máy video, đầu máy CD,  đầu máy DVD, máy lạnh, tủ lạnh, máy tính, bếp  ga, lò vi sóng xe đạp, xe gắn máy, xe hơi, tivi), số  người  trong gia  đình, nghề nghiệp và  trình  độ  học vấn cha mẹ.   Vận động thể lực  Bảng câu hỏi khảo sát vận động thể lực của  trẻ vị thành niên Việt Nam được phát triển dựa  trên bảng câu hỏi về hoạt động thể lực của trẻ vị  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  193 thành niên Úc(3) và  được  định giá  trước khi  áp  dụng tại Việt Nam(18). Học sinh được hỏi về các  hoạt động  thể  lực có  tổ chức và không  tổ chức  trong một tuần bình thường. Với mỗi hoạt động,  học sinh sẽ trả lời về tần suất và thời gian thực  hiện. Hoạt động thể lực của học sinh cũng được  chia  ra  trong  năm  học  (9  tháng)  và  trong  lúc  nghỉ hè  (3  tháng). Phương  tiện và  thời gian di  chuyển  từ  nhà  đến  trường  và  ngược  lại  trong  một tuần bình thường cũng được ghi nhận.   Hoạt động tĩnh  Học  sinh  cũng  được hỏi về  thời gian dành  các hoạt động tĩnh vào mỗi ngày trong tuần và  ngày cuối tuần, bao gồm thời gian xem tivi, chơi  game, học thêm v.v  Phân tích số liệu  Số  liệu  được  phân  tích  bằng  phần  mềm  STATA 12 và lệnh “svy” (lệnh dành cho điều tra  cắt ngang) được sử dụng để hiệu chỉnh cho ảnh  hưởng của thiết kế chọn mẫu cụm. Để đánh giá  kinh tế gia đình, phương pháp phân tích thành  phần chủ yếu được áp dụng để tính hệ số riêng  cho mỗi  loại đồ vật(9). Điểm số kinh  tế gia đình  của mỗi học  sinh  là  tổng  điểm  có  được  từ  các  loại đồ vật trong nhà cộng lại. Chỉ số khối cơ thể  (BMI) được tính bằng công thức cân nặng/(chiều  cao)2 và được phân nhóm thành thừa cân và béo  phì  theo  định  nghĩa  của  IOTF(14)  và  thiếu  cân  được phân  loại  theo Tim Cole(4). Tóm  lại, BMI  được  chia  thành  3  nhóm:  thiếu  cân,  cân  nặng  bình thường, và thừa cân‐béo phì.  Trung vị và khoảng  tứ phân vị  (IQR) được  dùng  để  trình bày cho  thời gian dành cho vận  động  thể  lực  và  hoạt  động  tĩnh  (phút/ngày).  Thời gian dành cho mỗi hoạt động sẽ được tính  bằng  cách  nhân  số  lần  tham  gia  với  thời  gian  mỗi  lần  tham  gia  và  với  “hệ  số  điều  chỉnh”  (được  tính  từ  thời  gian  trong  lúc  đi  học‐36/54  hay lúc nghỉ hè‐18/54). Mỗi hoạt động đều có 1  MET nhất định (kcals/kg/phút) theo bảng liệt kê  METs của các hoạt động thể lực dành cho trẻ vị  thành niên(1). Vận động thể lực được xem  là đủ  khi mỗi ngày trẻ dành  ít nhất 60 phút cho hoạt  động cường độ trung bình (3,5 – 5,9 METs) đến  nặng (VPA) (METs ≥ 6,0)(16). Thời gian dành cho  màn  ảnh  nhỏ  (xem  tivi/chơi  game)  được  chia  thành 2 nhóm < 2giờ và ≥ 2 giờ(2). Trẻ được xem  là di chuyển chủ động khi trẻ đi đến trường/về  nhà bằng  xe  đạp hay  đi bộ hoặc  cả  2 phương  tiện ít nhất 4 ngày/tuần.  Sự khác biệt về thời gian dành cho vận động  thể  lực và hoạt động  tĩnh  theo giới, nhóm  tuổi,  kinh tế gia đình và phân loại BMI được so sánh  bằng  test Mann‐Whitney hay Krusal‐Wallis, do  thời  gian  dành  cho  vận  động  thể  lực  và  hoạt  động  tĩnh  không  có  phân  phối  bình  thường  (normal  distribution).  Phương  trình  hồi  qui  logistic đa biến được áp dụng để đánh giá mối  liên quan giữa việc vận  động  thể  lực  đủ/thiếu,  xem  tivi,  chơi  game  nhiều/ít,  và  đi  đến  trường/về nhà  thụ động hay  chủ động với  các  yếu tố dân số‐xã hội. Chỉ những biến số có liên  quan một cách có ý nghĩa  trong phân  tích đơn  biến (p < 0,25) mới được giữ lại đưa vào mô hình  đa biến.  KẾT QUẢ  Điều tra được thực hiện trên 2.715 học sinh  từ 31 trường, với số học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8,  lớp 9 lần lượt là 618, 755, 822 và 520, trong đó có  2.684 có đầy đủ số liệu (chiếm tỷ lệ 98,9%).   Thời gian dành cho việc xem màn  ảnh nhỏ  được mô tả ở bảng 1. Nam dành nhiều thời gian  xem  tivi, chơi game hơn nữ  (85,7 phút/ngày so  với 43,3 phút/ngày, p<0,001). Thời gian dành cho  xem  tivi,  chơi  game  vi  tính  khác  biệt  giữa  các  nhóm tuổi, tình trạng kinh tế gia đình, và phân  loại  BMI  trong mỗi  giới.  Thời  gian  dành  cho  màn ảnh nhỏ nhiều (hơn 2giờ/ngày) có liên quan  với  tình  trạng  kinh  tế  gia  đình  ở  cả  2  giới  (p=0,002  và  0,013  cho  nam  và  nữ).  Ở  nữ,  thời  gian dành cho màn  ảnh nhỏ  còn  liên quan với  tình trạng thừa cân‐béo phì (ORhiệu chỉnh = 1,8, KTC  95%:  1,1,  3,1).  Ở nam, kinh  tế gia  đình  có  liên  quan  với  thời  gian  dành  cho  màn  ảnh  nhỏ  (ORhiệu chỉnh = 2,1, KTC 95: 1,3, 3,1).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  194 Bảng 1: Thời gian dành cho xem màn ảnh nhỏ của nam và nữ theo tuổi, kinh tế gia đình, phân loại BMI và tình  trạng vận động thể lực   Nam Nữ Số lượng Xem tivi (phút/ ngày) Chơi game (phút/ ngày) Toàn bộ thời gian cho màn ảnh nhỏa (phút/ ngày) OR* (dành ≥ 120 phút/ ngày cho xem màn ảnh nhỏ (KTC 95%) Số lượng Xem tivi (phút/ ngày) Chơi game (phút/ ngày) Toàn bộ thời gian cho màn ảnh nhỏa (phút/ngày) OR* (dành ≥ 120 phút/ ngày cho xem màn ảnh nhỏ (KTC 95%) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Tổng cộng 1.366 25,7 60,0 85,7 1.349 19,3 43,3 62,6 (13,6, 42,9) (25,7, 108,6) (77,1, 173,6) (13,6, 42,9) (8,6, 77,1) (50,0, 143,6) Tuổi ≤ 11 328 25,7 57,9 83,6 1,0 337 21,4 27,9 49,3 1,0 (13,6, 42,9) (24,3, 94,3) (72,9, 117,4) - (13,6, 42,9) (2,9, 61,4) (32,9, 124,3) - 12 381 21,4 60,0 81,4 1,1 354 23,6 34,3 57,9 1,3 (13,6, 42,9) (25,7, 107,1) (72,9, 168,6) (0,5, 2,0) (13,6, 42,9) (8,6, 90,0) (47,1, 154,3) (0,7, 2,4) 13 384 23,6 55,7 79,3 1,3 380 23,6 46,8 70,4 1,5 (13,6, 42,9) (21,4, 110,4) (76,4, 184,3) (0,7, 2,3) (13,6, 42,9) (17,1, 94,3) (64,3, 165,0) (0,8, 2,8) ≥ 14 273 25,7 70,7 96,4 1,6 278 23,6 48,6 72,2 1,1 (13,6, 40,0) (32,1, 120,0) (87,5, 173,6) (0,9, 2,7) (13,6, 53,6) (8,6, 81,4) (49,3, 140,0) (0,4, 2,6) Kinh tế gia đình Nghèo nhất (Ngũ phân vị thứ 1) 271 13,6 42,9 56,5 1,0 281 13,6 14,3 27,9 1,0 (13,1, 32,1) (8,6, 92,9) (55,7, 150,0) - (13,6, 38,6) (0,0, 48,6) (24,3, 111,4) - Ngũ phân vị thứ 2 277 21,8 57,9 79,7 1,4 246 13,6 21,4 35,0 1,3 (13,6, 42,9) (25,7, 94,3) (65,7, 162,9) (0,7, 2,9) (13,6, 45,0) (0,0, 68,6) (23,6, 114,4) (0,8, 2,2) Ngũ phân vị thứ 3 257 21,4 63,2 84,6 1,5 283 21,4 38,6 60,0 1,9 (13,6, 42,9) (27,9, 120,0) (72,9, 184,3) (0,83, 2,83) (13,6, 47,6) (8,6, 77,1) (46,4, 143,6) (1,1, 3,3) Ngũ phân vị thứ 4 282 31,6 60,0 91,6 1,6 288 23,6 47,1 70,7 1,9 (13,6, 25,7) (25,7, 87,9) (77,1, 173,6) (0,7, 3,3) (13,6, 25,7) (17,1, 94,3) (64,3, 171,4) (1,3, 2,7) Giàu nhất (Ngũ phân vị thứ 5) 260 42,9 66,4 109,3 2,1 239 45,9 50,0 95,9 2,1 (23,6, 77,1) (25,7, 120,0) (81,4, 192,9) (1,3, 3,3) (23,6, 77,1) (18,2, 84,6) (57,9, 156,1) (1,4, 3,1) Phân loại BMI Bình thường 967 13,6 60,0 73,6 1,0 1.159 13,6 34,3 47,9 1,0 (13,6, 42,9) (25,7, 111,4) (57,0, 171,4) - (13,6, 42,9) (8,6, 75,0) (37,0, 132,9) - Thiếu cân 99 13,6 62,0 75,6 1,1 62 13,6 56,4 70,0 1,1 (13,6, 38,6) (24,6, 99,6) (72,9, 162,9) (0,6, 2,2) (13.2, 42,9) (0,0, 90,7) (67,1, 145,7) (0,4, 2,8) Thừa cân-béo 300 25,7 71,8 97,5 1,3 128 25,7 41,4 67,1 1,8 (26,7, (25,7, (84,3, 205,7) (0,8, 2,0) (25,2, 68,6) (8,6, (52,9, 208,6) (1,1, 3,1) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  195 Nam Nữ Số lượng Xem tivi (phút/ ngày) Chơi game (phút/ ngày) Toàn bộ thời gian cho màn ảnh nhỏa (phút/ ngày) OR* (dành ≥ 120 phút/ ngày cho xem màn ảnh nhỏ (KTC 95%) Số lượng Xem tivi (phút/ ngày) Chơi game (phút/ ngày) Toàn bộ thời gian cho màn ảnh nhỏa (phút/ngày) OR* (dành ≥ 120 phút/ ngày cho xem màn ảnh nhỏ (KTC 95%) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) phì 63,6) 102,9) 111,4) MVPA < 60 phút/ ngày 434 20,4 60,0 80,4 1,0 675 16,4 34,3 50,7 1,0 (13,6, 42,9) (30,0, 107,1) (74,3, 162,9) - (13,6, 45,0) (8,6, 72,9) (44,3, 128,6) - ≥ 60 phút/ ngày 932 25,7 65,4 91,1 1,1 674 21,4 37,5 58,9 1,1 (13,6, 60,0) (25,7, 110,0) (81,4, 187,1) (0,5, 1,8) (13,6, 43,6) (10,0, 83,6) (57,9, 158,6) (0,7, 1,5) IQR = tứ phân vị; MVPA = Thời gian hoạt động thể lực cường độ trung bình đến nặng a Thời gian dành cho xem tivi, chơi  game, * Hiệu chỉnh cho các yếu tố khác trong bảng  Bảng 2: Thời gian dành cho hoạt động thể lực cường độ trung bình đến nặng hàng ngày (MVPA) của nam  và nữ theo giới, kinh tế gia đình, phân loại BMI và mức độ thời gian dành cho xem màn ảnh nhỏ trong năm  học và trong lúc nghỉ hè  Nam Nữ Chung Số học sinh Trong năm học Lúc nghỉ hè OR* cho HĐTL ≥ 60 phút/ ngày (KTC 95%) Số học sinh Trong năm học Lúc nghỉ hè OR* cho HĐTL ≥ 60 phút/ ngày (KTC 95%) Số học sinh Trong năm học Lúc nghỉ hè OR* cho HĐTL ≥ 60 phút/ ngày (KTC 95%) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Chung 1.366 48,2 40,2 1.349 31,6 294 2.715 43,0 35,0 (34,5, 59,1) (24,1, 61,5) (16,5, 59,2) (16,8, 51,5) (23,4, 59,2) (19,5, 57,4) Tuổi ≤ 11 tuổi 328 66,6 60,1 1,0 337 43,9 26,7 1.0 665 59,7 50,8 1,0 (53,9, 72,8) (51,7, 69,1) - (33,0, 68,5) (15,6, 48,7) - (38,2, 72,5) (24,2, 63,9) - 12 tuổi 381 52,1 37,5 10,2 354 30,2 36,3 1,1 735 46,0 37,2 1,5 (31,5, 58,4) (25,3, 60,4) (3,5, 30,1) (19,9, 65,9) (23,1, 56,2) (0,7, 1,8) (23,4, 59,5) (24,8, 58,5) (1,0, 2,2) 13 tuổi 384 44,8 30,8 19,3 380 23,5 31,1 2,3 764 38,6 31,0 2,8 (30,6, 51,0) (18,4, 52,4) (6,3, 59,7) (13,4, 52,3) (17,8, 53,1) (1,5, 3,3) (16,2, 51,2) (18,0, 52,7) (1,9, 14,0) ≥ 14 tuổi 273 42,0 27,3 39,1 278 16,2 38,6 3,5 551 32,1 25,5 5,5 (30,2, 47,8) (13,8, 44,2) (14,2, 108,9) (11,7, 35,9) (16,4, 77,1) (1,8, 7,1) (14,3, 47,1) (11,9, 44,2) (3,4, 8,9) Kinh tế gia đình Nghèo nhất (Ngũ phân vị thứ 1) 271 49,2 39,9 1,0 281 29,0 29,4 1,0 552 42,3 35.7 1,0 (37,8, 58,0) (25,3, 62,7) - (15,3, 55,3) (17,7, 47,2) - (21,0, 57,1) (21.0, 57.2) - Ngũ phân vị thứ 2 277 48,1 38,9 0,7 246 33,2 27,3 0,8 523 43,0 33.5 0,8 (34,2, 58,8) (22,6, 57,2) (0,3, 1,6) (19,9, 53,0) (16,5, 54,1) (0,4, 1,7) (26,0, 57,2) (18.7, 55.8) (0,5, 1,4) Ngũ phân vị 257 48,1 34,3 0,8 283 32,3 51,4 0,7 540 41,7 35.9. 1.04 (35,1, (7,9, (0,5, 1,5) (15,6, (22,9, (0,5, 1,0) (22,1, (20.3, (0,8, 1,4) Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  196 Nam Nữ Chung Số học sinh Trong năm học Lúc nghỉ hè OR* cho HĐTL ≥ 60 phút/ ngày (KTC 95%) Số học sinh Trong năm học Lúc nghỉ hè OR* cho HĐTL ≥ 60 phút/ ngày (KTC 95%) Số học sinh Trong năm học Lúc nghỉ hè OR* cho HĐTL ≥ 60 phút/ ngày (KTC 95%) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) Trung vị (IQR) thứ 3 60,2) 83,6) 59,5) 94,3) 59,9) 58.8) Ngũ phân vị thứ 4 282 47,5 34,3 0,9 288 32,0 51,4 1,3 570 42,8 12.9 1,5 (32,8, 59,9) (4,3, 81,4) (0,4, 2,1) (18,0, 61,0) (21,4, 107,1) (0,7, 2,2) (22,0, 60,0) (1.1, 47.1) (0,9, 12,3) Giàu nhất (Ngũ phân vị thứ 5) 260 48,1 25,7 0,6 239 31,6 57,9 0,7 499 44,2 12.9 0,8 (34,6, 58,5) (1,1, 71,1) (0,3, 1,2) (15,2, 67,8) (26,4, 111,4) (0,5, 1,2) (24,5, 60,6) (1.1, 42.9) (0,6, 1,1) Phân loại BMI Bình thường 967 47,7 38,9 1,0 1.159 32,1 29,4 1,0 2.126 41,9 32,9 1,0 (33,0, 57,5) (22,6, 61,5) - (16,6, 59,1) (16,8, 52,0) - (22,0, 58,0) (18,7, 57,2) - Thiếu cân 99 47,1 37,0 1,1 62 21,6 36,6 1,5 161 40,6 36,7 1,4 (33,7, 57,0) (24,1, 52,9) (0,5, 2,4) (14,5, 34,5) (25,7, 49,2) (0,5, 4,5) (18,7, 52,7) (24,2, 49,9) (0,7, 2,8) Thừa cân-béo phì 300 52,3 46,7 0,9 128 34,7 26,7 1,2 428 50,6 41,3 0,9 (40,7, 66,0) (27,2, 62,5) (0,5, 1,5) (18.6, 65,9) (16,8, 47,7) (0,8, 1,9) (32,8, 66,0) (23,2, 59,7) (0,5, 1,6) Thời gian dành cho màn ảnh nhỏ < 120 phút/ ngày
Tài liệu liên quan