Vẻ đẹp và giá trị của nước

Theo đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA), hiện nay Việt Nam đang được xếp hạng vào nhóm quốc gia bị thiếu nước. Nguồn nước nội địa của Việt Nam đạt trung bình kém, ở mức 3.840 m3/người/năm, thấp hơn 400 m3/người/năm so với mức bình quân toàn cầu. Nói đến nước là nói đến nguồn tài nguyên không thể thiếu đối với con người, chúng ta không thể tồn tại mà không có nó. Tuy nhiên không nhiều người hiểu được nước có giá trị và vẻ đẹp huyền bí đến thế nào. Chính vì nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất này vậy nên mỗi chúng ta cần thấu hiểu được động lực của cuộc sống đó là ‚nước‛.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vẻ đẹp và giá trị của nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2223 VẺ ĐẸP VÀ GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC Nguyễn Thị Khánh Ly Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hoàng Nguyên Khai TÓM TẮT Theo đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA), hiện nay Việt Nam đang được xếp hạng vào nhóm quốc gia bị thiếu nước. Nguồn nước nội địa của Việt Nam đạt trung bình kém, ở mức 3.840 m3/người/năm, thấp hơn 400 m3/người/năm so với mức bình quân toàn cầu. Nói đến nước là nói đến nguồn tài nguyên không thể thiếu đối với con người, chúng ta không thể tồn tại mà không có nó. Tuy nhiên không nhiều người hiểu được nước có giá trị và vẻ đẹp huyền bí đến thế nào. Chính vì nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất này vậy nên mỗi chúng ta cần thấu hiểu được động lực của cuộc sống đó là ‚nước‛. Từ khóa: Động lực, giá trị, nước, tài nguyên, vẻ đẹp. 1 VẺ ĐẸP CỦA NƯỚC 1.1 Nước có khả năng sao chép và ghi nhớ thông tin Chúng ta cũng có thể nói rằng nước trong đại dương có ký ức về tất cả các vật thể sống trong đại dương. Sông băng của Trái đất có thể chứa hàng triệu năm lịch sử của hành tinh. Nước lưu chuyển vòng quanh, chảy qua cơ thể ta và tràn qua những phần còn lại của thế giới. Nếu có khả năng đọc được những thông tin có trong ký ức của nước, chúng ta có thể đọc được câu chuyện có tính sử thi. Hiểu về nước là hiểu về vũ trụ, những tuyệt tác của tự nhiên và hiểu về chính cuộc sống của chúng ta. 1.2 Nước là những tinh thể tuyệt đẹp Làm đông nước ở nhiệt độ -20 oC (4 oF) trong vòng 3 giờ ở trong tủ đá. Kết quả là sức căng bề mặt hình thành các giọt băng với đường kính 1 mm. Các tinh thể sẽ dần xuất hiện khi bạn chiếu sáng đỉnh nhọn của giọt, bằng dưới góc nhìn của kính hiển vi sẽ cho thấy các tinh thể ấy. Không bao giờ có tinh thể giống nhau và thi thoảng không có tinh thể nào được tạo thành, những nguồn nước khác nhau tạo nên những tinh thể khác nhau. Một vài tinh thể tương tự nhau, một số bị biến dạng và với một số loại nước không có tinh thể nào được tạo ra. Nước máy chứa một lượng clohidrit để khử trùng đã phá hủy hoàn toàn những cấu trúc được tìm thấy trong tự nhiên. Tuy nhiên, với nước tự nhiên, dù nó đến từ đâu ” nước suối tự nhiên, nước ở sông ngầm, sông băng và thượng nguồn của con sông, đã tạo ra tinh thể hoàn chỉnh.[1] 2224 1.3 Rung động của âm nhạc và ngôn từ có tác động tới nước Khi cho nước tiếp xúc với những bản nhạc cổ điển đều có cấu trúc và những đặc tính riêng biệt. Bản giao hưởng Đồng quê của Beethoven, với sắc thái rõ ràng và tươi sáng, cho ra những tinh thể có cấu trúc tuyệt đẹp. Bản giao hưởng số 40 của Mozart ” một lời nguyện cầu thanh nhã cho cái đẹp, đã tạo thành những tinh thể tinh tế và thanh lịch. Và những tinh thể được tạo thành từ sự tiếp xúc với khúc Etude giọng Mi trưởng Op.10-No.3 của Chopin tạo ra tinh thể có chi tiết đáng yêu.[1] Nước rung động trước sức mạnh ngôn từ. Nước tiếp xúc với từ ‚Cảm ơn‛ hình thành các tinh thể lục giác tuyệt đẹp, nhưng nước tiếp xúc với từ ‚Ngớ ngẩn‛ cho ra tinh thể giống như khi nước tiếp xúc với âm nhạc chát chúa, không cấu trúc và phân mảnh. Những rung động của những ngôn từ tích cực đưa đến trạng thái tích cực và ngược lại, nước giống với con người. Tinh thể tinh tế và đẹp nhất được tạo thành khi cho nước tiếp xúc với ‚ tình yêu và lòng biết ơn‛, như thể nước đã vui mừng và chúc tụng bằng một bông hoa đang nở rộ. Nước quen thuộc đến nỗi chúng ta hiếm khi dừng lại và nghĩ về nó. Nhưng có lẽ cũng chẳng có gì bí ẩn hơn nước. Bí ẩn lớn nhất của nước là một thực tế đơn giản ” băng trôi trong nước. Khi các chất khác chuyển từ thể lỏng sang thể rắn, mật độ của các phân tử và nguyên tử đã gia tăng tính vững chắc của chất rắn và chất rắn thường trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, các phân tử nước lại sắp xếp một cách rất hài hòa, với rất nhiều khoảng trống lớn nằm giữa các phân tử nước. Khi băng tan thành nước, các phân tử này trở nên linh hoạt hơn hàng trăm ngàn lần. Khi các phần tử trở nên linh hoạt hơn, khoảng trống được lấp đầy, làm cho thể lỏng của nước đậm đặc và nặng hơn khi nước ở thể rắn. Nước nặng nhất khi ở 4 oC (39 oF). Đây là nhiệt độ mà các phần tử nước linh hoạt lấp kín các khoảng trống của cấu trúc phân tử. Vì lý do này mà khi ở trên mặt hồ, nước có thể lạnh bao nhiêu, nhiệt độ ở phía dưới vẫn ổn định ở 4oC. Kết quả là các sinh vật sống trong hồ có thể tồn tại qua mùa đông dài dưới mặt băng. Nước tiếp xúc với sóng siêu âm ở tần số 1.100kHz, tạo thành những bóng khí siêu nhỏ phân hủy chất độc dioxin và những chất độc chết người khác khi chúng nổ.[1] 2 GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC Nơi nào có nước nơi đó có nhiều khả năng có sự sống. Nước chiếm 70% diện tích trên bề mặt trái đất, cho thấy sự quan trọng của nước để duy trì sự sống của nhân loại. 2.1 Vai trò của nước đối với con người Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nó là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống trong cơ thể. Khi cơ thể mất 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn nếu mất trên 20% có thể dẫn đến tử vong. 2.2 Vai trò của nước đối với sinh vật Nước chứa trong cơ thể sinh vật từ 50 - 90% khối lượng cơ thể, có trường hợp cao hơn. 2225 Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực như hydroxyl, amin, cacboxyl. Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước đảm bảo cho thực vật có hình dạng và cấu trúc nhất định. Do nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho nên làm thực vật có hình dáng nhất định. Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. 2.3 Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người Trong nông nghiệp Tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu. Đối với Việt Nam, nước đã cùng con người làm nên nền văn minh lúa nước, đã tạo nên các hệ sinh thái nông nghiệp có năng suất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhì thế giới hiện nay.[2] Trong công nghiệp Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dung để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Ứớc tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa họcMỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ hệ thống sản xuất nông nghiệp, công nghiệptrên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại. 3 THỰC TRẠNG CỦA NƯỚC Nước ta có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, song ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Chưa bao giờ nước lại trở nên quý hiến như những năm gần đây. Hạn hán, thiếu nước diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng, an ninh về nước cho phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đang không được đảm bảo ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta. Tình trạng suy giảm, khan hiếm nước ở hạ lưu các dòng sông xảy ra thường xuyên trong khi điều kiện khí hậu trên lưu vực diễn ra bình thường hoặc không có biến động lớn như những năm hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng.Trong những năm gần đây, tài nguyên nước ở hạ du các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên những lưu vự sông chính nước ta như sông Hồng, Đồng Nai ” Sài Gòn, Thu Bồn phổ biến thấp hơn trung bình hằng năm, có nơi thấp hơn khá nhiều, giảm xuống 9-80%. Nguồn nước suy giảm nghiêm trọng đã xảy ra dẫn tới suy giảm liên tục ở hạ lưu sông Hồng. Tình trạng trên còn khá phổ biến ở đa số các lưu vực sông khác làm cho nhiều sông bốn khá phong phú nước nay lại mất dòng chảy hoặc cạn đến mức chưa từng thấy và diễn ra trong thời gian dài, có khi vài tháng. Khan hiếm nước do nguồn nước ở hạ lưu các sông suy giảm lại bị tác động mạnh của 2226 nước thải ô nhiễm và xâm nhập mặn làm cho việc cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất gặp bất trắc lớn.[3] 4 PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT Tại hội nghị thượng đỉnh Jonhannesburg ” Nam Phi 2002, nước đã được xếp vị trí hàng đầu trong phát triển, Liên Hợp quốc cũng đã lấy 22/3 hằng năm là ngày quốc tế về nước để mọi người và các cơ quan chức năng nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc phát triển và bảo vệ phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước. Vậy nên mỗi hành động của mỗi công dân là ý thức và trách nhiệm cao cả đối với tài nguyên thiêng liêng này.[4] Xây dựng các hồ chứa thượng lưu để điều tiết nguồn nước và vận hành theo quy trình hợp lý đồng thời xấy dựng các công trình lấy nước mặt, nước dưới đất và hạ lưu các lưu vực sông, trong điều kiện cho cần thiết và cho phép thì còn phải xây dựng các công trình chuyển nước lưu vực. Trên toàn thế giới, các hồ chứa có tổng dung tích điều tiết được 6.000 tỷ m3, chiếm 14% tổng lượng dòng chảy. Ở Việt Nam đạt gần 30 tỷ m3, chiếm 9% tổng lượng dòng chảy nội địa. Đối với sông nội đô cần tăng cường nạo vét, làm cống hộp lớn để chuyển tải và dẫn thêm nguồn nước sạch ở sông hồ vào nhằm pha loãng và đẩy nguồn nước bẩn này đến những trạm xử lý. Đẩy mạnh xây dựng các trạm xử lý nước thải và chất thải rắn tập trung và phân tán. Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt. Tưới nước kiểu Israel: Tưới nhỏ giọt. Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20.000 km2. Chỉ 20% diện tích đó có thể trồng trọt. Phần lớn đất đai của Israel là cao nguyên đá và cát. Nước là thứ tài nguyên mà Israel luôn luôn thiếu và được quý như vàng. Vậy mà Israel lại là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, mỗi năm thu về trên 3 tỷ USD. Bí quyết của nông dân Israel là phát triển những công nghệ và thiết bị hiện đại như tưới nhỏ giọt, sử dụng các van điều khiển tự động, lọc nhiều tầng, dùng vòi phun áp lực thấp và phun mưa loại nhỏ. Nhờ tưới nhỏ giọt, nông dân tiết kiệm được 60% lượng nước.[5] Xây dựng công trình thủy điện gắn với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường. Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp cơ bản, lâu dài như tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, bảo vệ, bảo tồn, phát triển hợp lý nguồn nước; xây dựng cơ chế để sử dụng nước hợp lý, tránh khai thác quá mức, sử dụng phải tiết kiệm, hiệu quả và phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; cải tiến phương thức sử dụng nước để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước trên mỗi vùng, mỗi lưu vực sông thì cần nghiên cứu và thực thi các giải pháp để chuyển từ cách quản lý truyền thống là ‚đáp ứng nhu cầu, cần bao nhiêu cấp bấy nhiêu‛ sang quản lý nhu cầu dùng nước.[6] Mê Công là con sông lớn nhất ở Đông Nam châu Á, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc sông chảy qua lãnh thổ của 6 nước là Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, có tác động đến kinh tế và đời sống các quốc gia rất lớn. Do nhiều lý do, đến nay trên dòng chính sông Mê Kông phần Hạ lưu vực chưa có công trình thủy điện nào được 2227 xây dựng. Các quốc gia hạ lưu vực cần tích cực nghiên cứu phát triển tiềm năng thủy điện trên dòng chính và chuyển nước ra ngoài lưu vực.[7] TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Masaru Emoto (2013) Thông điệp của nước [2] https://data.opendevelopmentmekong.net/dataset/4cfe18f6-b745-4004-81fb- 2ca84bc4650f/resource/4fd2e485-f104-4745-a8ed-e173fd341e71/download/tai-nguyen- nuoc-va-hien-trang-su-dung-nuoc.pdf [3] quan/Dan-kho-vi-nuoc-ho-o-nhiem-3960 [4] https://www.rfa.org/vietnamese/binhluan/128656-20040219.html [5] https://www.thietbiloc.com/ky-thuat/130-tuoi-nuoc-nho-giot [6] de-cap-bach-can-giai-quyet-truoc-thuc-trang-suy-giam-nghiem-trong-nguon-nuoc-o-ha- luu-cac-luu-vuc-song-&catid=3%3Atin-trong-nuoc&Itemid=6&lang=vi [7]
Tài liệu liên quan