Với ưu điểm gọn nhẹ, độ bền cao, dễ sử dụng, nên trong suốt thế kỉ qua, sản lượng và lượng
tiêu dùng nhựa đã gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm nhựa
chỉ được sử dụng một lần, điều này dẫn đến sự phát thải vi nhựa vào môi trường nhiều về số lượng
và đa dạng về chủng loại. Ô nhiễm vi nhựa được nhận định là một trong những vấn đề môi trường
nghiêm trọng nhất vì sự hiện diện của chúng với số lượng lớn ở mọi nơi (trong môi trường đất,
nước và không khí) và những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sinh thái và sức khỏe con người.
Chính vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích cung cấp một cách đầy đủ và tổng
quan những thông tin về nguồn gốc, sự phát thải, phân bố và những tác động của vi nhựa lên hệ
sinh thái và con người, giúp cho các nhà khoa học cùng cơ quan chức năng xác định rõ vấn đề và
thử thách cần giải quyết cho bài toán ô nhiễm vi nhựa.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vi nhựa: Những vấn đề về môi trường, sinh thái và sức khỏe con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
DOI: 10.15625/vap.2019.000219
620
VI NHỰA: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG, SINH THÁI
VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Lê Thị Phương Dung, Võ Thị Mỹ Chi, Nguyễn Văn Tài,
Thương Quốc Thịnh, Đào Thanh Sơn
Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Email: phuongdungbp94@gmail.com, vtmchi91@gmail.com; tai.nv96@gmail.com;
1652576@hcmut.edu.vn; dao.son@hcmut.edu.vn
TÓM TẮT
Với ưu điểm gọn nhẹ, độ bền cao, dễ sử dụng, nên trong suốt thế kỉ qua, sản lượng và lượng
tiêu dùng nhựa đã gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm nhựa
chỉ được sử dụng một lần, điều này dẫn đến sự phát thải vi nhựa vào môi trường nhiều về số lượng
và đa dạng về chủng loại. Ô nhiễm vi nhựa được nhận định là một trong những vấn đề môi trường
nghiêm trọng nhất vì sự hiện diện của chúng với số lượng lớn ở mọi nơi (trong môi trường đất,
nước và không khí) và những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sinh thái và sức khỏe con người.
Chính vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích cung cấp một cách đầy đủ và tổng
quan những thông tin về nguồn gốc, sự phát thải, phân bố và những tác động của vi nhựa lên hệ
sinh thái và con người, giúp cho các nhà khoa học cùng cơ quan chức năng xác định rõ vấn đề và
thử thách cần giải quyết cho bài toán ô nhiễm vi nhựa.
Từ khóa: Vi nhựa, tác động tiêu cực, môi trường, sinh thái, sức khỏe con người.
1. NGUỒN GỐC, PHÁT THẢI VÀ PHÂN BỐ VI NHỰA TRONG MÔI TRƯỜNG
Nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ, và trong quá trình sản xuất, được thêm vào các hợp chất đa
phân tử như polyetylen, polypropylen, polystyren, polyvinyl chlorua... Nhu cầu tiêu thụ nhựa trên
toàn cầu rất lớn với lượng hàng năm vượt mức 300 triệu tấn (Anderson và cộng sự, 2016). Vi nhựa
là những mảnh nhựa có kích thước từ 0,001 - 5 mm. Vi nhựa có hai nguồn gốc chính: (i) chúng
được sản xuất ra với mục đích cụ thể trong ứng dụng công nghiệp và sinh hoạt (như trong kem đánh
răng, làm bóng móng tay, thuốc nhuộm tóc, sữa tắm) và được gọi là vi nhựa sơ cấp; và (ii) vi nhựa
hình thành từ việc vỡ vụn của mảnh nhựa lớn trong môi trường và được gọi là vi nhựa thứ cấp
(Auta và cộng sự, 2017). Vi nhựa được tìm thấy trong trầm tích, trong các tầng nước, trong không
khí, trong hệ tiêu hóa, hô hấp và cơ của sinh vật. Nhựa chiếm khoảng 80 - 85% tổng chất thải rắn có
trong đại dương và hiện diện trong môi trường nước với nhiều kích cỡ khác nhau (Auta và cộng sự,
2017). Trong đó, có khoảng 80% lượng nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ nội địa và 18% từ
hoạt động nuôi trồng và đánh bắt hải sản (Anderson và cộng sự, 2016). Bão, lũ, gió mạnh và thời
tiết cực đoan có thể nhanh chóng mang nhựa từ đất vào trong thủy vực. Trong khi đó, hầu hết các
nhà máy xử lý nước thải đều không thể xử lý toàn bộ vi nhựa trong nước thải (Anderson và cộng sự,
2016).
Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 269 triệu tấn nhựa nằm trong 5,25 ngàn tỷ tấn mảnh
nhựa, trong đó 92% là ở dạng vi nhựa (Auta và cộng sự, 2017). Mỗi năm, người dân Mỹ thải bỏ
hơn 260 tấn vi nhựa polyetylen thông qua các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp (Auta và cộng sự, 2017).
Ở Na Uy lượng thải bỏ vi nhựa hàng năm là khoảng 8.000 tấn, trong khi đó ở Đan Mạch, lượng thải
bỏ vi nhựa hàng năm lên đến 21.500 tấn bao gồm khoảng 2.000 - 5.600 tấn từ hoạt động sản xuất
lốp xe và dệt may (Auta và cộng sự, 2017). Các nhà máy xử lý nước thải cũng thải một lượng lớn vi
nhựa, lên đến 65 triệu hạt nhựa hàng ngày vào môi trường (Auta và cộng sự, 2017). Waller và cộng
sự (2017) ước tính, mỗi thập niên, có khoảng 44 - 500 kg hạt vi nhựa từ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp
đi vào Nam Đại Dương.
Việt Nam là nước đứng thứ 4 trên toàn thế giới, đứng sau Trung Quốc, Indonesia và
Philippine, về phát thải nhựa vào đại dương, (Jambeck và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, sự hiện diện
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
621
và phân bố của nhựa trong sông chỉ mới được ghi nhận từ vài nghiên cứu gần đây. Ở Thành phố Hồ
Chí Minh, theo ước tính, bình quân mỗi người dân phát thải khoảng 20g nhựa hàng ngày, tức
khoảng 7.279 g nhựa mỗi năm (Lahens và cộng sự, 2018). Nhóm tác giả này cũng ghi nhận được
hàm lượng cao của mảnh vụn và sợi nhựa (với kích thước 50 - 4850 µm) trong nước từ sông Sài
Gòn và kênh rạch khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (> 500 sợi/ L).
2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VI NHỰA LÊN THỦY SINH VẬT
Vi nhựa đi vào hệ sinh vật bằng nhiều con đường như bị ăn lọc, bị nuốt, bị hút qua đường hô
hấp hoặc sinh vật lớn ăn sinh vật nhỏ có chứa sẵn vi nhựa. Thủy sinh vật như động vật phù du, cá
và chim nước có thể ăn phải và chuyển vi nhựa lên bậc dinh dưỡng cao hơn, dẫn đến tích tụ sinh
học trong chuỗi thức ăn. Kích thước vi nhựa càng nhỏ, thì càng dễ bị động vật ăn nhiều hơn. Vi
nhựa được tìm thấy trong nhiều loài động vật khác nhau như san hô, giun nhiều tơ, động vật phù du,
luân trùng, vi giáp xác, nhuyễn thể, cá, hải sâm. Sự tiêu thụ vi nhựa có thể gây nên nhiều ảnh hưởng
như việc bám dính của polymer (nhựa) vào bề mặt cơ quan nên làm giảm sự di chuyển, gây tắc
nghẽn đường tiêu hóa; hoặc gây ra triệu chứng viêm, stress và suy giảm sự phát triển (Auta và cộng
sự, 2017). Mặt khác, nhựa có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng lên chất lượng yếu tố hóa lý
của môi trường như thay đổi cường độ ánh sáng trong thủy vực và đặc điểm của trầm lắng (Eerkes-
Medrano và cộng sự, 2015).
Vi nhựa có thể hấp phụ lên tảo lục (Scenedesmus, Chlorella) làm giảm sự quang hợp và tăng
chất oxy hóa thông qua việc giảm cường độ ánh sáng hoặc cản trở chuyển hóa CO2 và dinh dưỡng
(Anderson và cộng sự, 2016). Vi nhựa ảnh hưởng tiêu cực lên sức sống, sự phát triển, sinh sản kích
thước con non và gây nên dị dạng của vi giáp xác Daphnia magna (Anderson và cộng sự, 2016).
Ảnh hưởng tiêu cực của vi nhựa lên sự phát triển, sự lọc thức ăn và đẻ trứng của động vật phù du
nước mặn đã từng được ghi nhận (Anderson và cộng sự, 2016; Auta và cộng sự, 2017). Vi nhựa có
gây hiện tượng tự hoại một số tế bào chuyên biệt trong cầu gai và làm giảm dự trữ lipid, tăng phản
ứng viêm và tress oxy hóa trong giun. Loài cá vược ăn và tích lũy vi nhựa dẫn đến suy giảm sự phát
triển, hạn chế sinh sản và thay đổi hành vi lẫn khứu giác, nên sẽ tăng rủi ro tổn thương trước kẻ thù
của chúng.
3. SỰ HIỆN DIỆN CỦA VI NHỰA TRONG THỰC PHẨM VÀ RỦI RO SỨC KHỎE DO
PHỤ GIA CỦA NHỰA ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
Tương tự các loài thủy sinh vật khác, những động vật được sử dụng như nguồn thực phẩm
cho con người như những cá lớn cũng có thể ăn và tích tụ nhiều nhựa trong đường tiêu hóa, đặc biệt
là vào mùa xuân gây những rủi ro đến sức khỏe (Beer và cộng sự, 2018). Loài cá Melanotaenia
fluviatilis ăn hạt vi nhựa và tích tụ nhiều polybrominated diphenyl ethers (PBDEs) trong thịt của
chúng (115 pg/g khối lượng khô). Ngoài ra, loài cá vược Perca fluviatilis đã được chứng minh ăn
và tích lũy vi nhựa dẫn đến suy giảm sự phát triển, hạn chế sinh sản và thay đổi hành vi lẫn khứu
giác, nên sẽ tăng rủi ro tổn thương trước kẻ thù của chúng (Auta và cộng sự 2017). Pittura và cộng
sự (2018) không chỉ tìm thấy sự hiện diện của vi nhựa trong mang của cơ quan tiêu hóa của vẹm mà
còn ghi nhận những ảnh hưởng tiêu cực của những hợp chất bám trên nhựa (benzo(a)pyren) lên sự
giải mã gen kháng oxy hóa và kháng stress trong sinh vật này. Vi nhựa có chứa polylactic acid làm
tăng tốc độ hô hấp trong hàu (Auta và cộng sự, 2017).
Nhựa có thể chứa một lượng lớn chất phụ gia như phthalates và bisphenol A có đặc điểm làm
rối loạn nội tiết của động vật có xương sống và không xương sống, ngay cả ở nồng độ thấp (từ ng/L
- µg/L; Anderson và cộng sự, 2016). Những chất ô nhiễm khác tiết ra từ nhựa (như nonylphenol,
triclosan, phenanthrene và PBDE-47) có thể gây phản ứng viêm, giảm sức sống và thay đổi hành vi
sinh vật (Anderson và cộng sự, 2016). Ngược lại, vi nhựa có bề mặt rộng và kỵ nước, làm cho
chúng có thể tích tụ chất ô nhiễm hữu cơ trên bề mặt như polycyclic aromatic hydrocarbons
(PAHs), polybrominated diphenylethers (PBDEs), polychlorinated biphenyls (PCBs) và
dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT) dẫn đến những ảnh hưởng xấu lên sinh vật tiêu thụ ăn phải
những mảnh vi nhựa (Anderson và cộng sự, 2016). Thêm vào đó, các hạt nhựa trong môi trường
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
622
nước có thể đi kèm theo kim loại như Cd, Cu, Ni, Pb, Zn, Co (Anderson và cộng sự, 2016) làm gia
tăng nồng độ kim loại trong phơi nhiễm với động vật ăn phải hạt vi nhựa. Những mảnh vụn nhựa có
thể làm tăng nồng độ chất nguy hại lên hàng triệu lần so với môi trường xung quanh. Chất ô nhiễm
hữu cơ bám vào bề mặt vi nhựa có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đối với sinh vật tiêu thụ và
chuyển lên sinh vật săn mồi cao hơn trong chuỗi thức ăn, bao gồm con người, tuy nhiên những hiểu
biết về điều này còn rất hạn chế (Anderson và cộng sự, 2016). Vì vậy, vi nhựa có thể gây những
bệnh xấu như ung thư, tổn thương hoạt động sinh sản, suy giảm miễn dịch và gây dị dạng cho động
vật và con người (Auta và cộng sự, 2017).
4. PHẦN KẾT CHO VẤN ĐỀ VÀ THỬ THÁCH
Có nhiều nghiên cứu về nhựa và độc tính của chúng trong biển hơn là trong nước ngọt
(Eerkes-Medrano và cộng sự, 2015). Tương tự như vậy, các nhà khoa học sử dụng sinh vật biển
thường xuyên hơn sinh vật nước ngọt trong thử nghiệm độc học với nhựa (Chae & An, 2017). Vi
nhựa không thể hoặc rất khó làm sạch vì sự hiện diện mọi lúc mọi nơi của nó trong thủy vực trên
thế giới. Sự hiện diện, nguồn gốc, phát tán và ảnh hưởng của vi nhựa vẫn chưa hoàn toàn được xác
định kỹ lưỡng và hiểu biết đầy đủ trong nước ngọt và đại dương (Anderson và cộng sự, 2016). Tốc
độ phân hủy và vỡ vụn của nhựa vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ và điều đó làm tăng những quan
ngại về sức khỏe môi trường, sinh thái và con người. Những biện pháp ngăn ngừa và quản lý vi
nhựa thật sự là điều thử thách vì vi nhựa nhỏ và khó nhìn thấy và điều đó làm cho những phương
pháp/hướng dẫn làm sạch chúng trở nên khó khăn (Auta và cộng sự, 2017).
Mặc dù độc tính hạt vi nhựa đối với một số thủy sinh vật đã được thử nghiệm và báo cáo,
những tác động tiêu cực của nhựa và phụ gia nhựa đối với thủy sinh vật còn khiêm tốn và rời rạc
(Chae & An, 2017). Ngoài ra, đáp ứng với vi nhựa và chất phụ gia nhựa của thủy sinh vật nói chung
và động vật phù du nhiệt đới nói riêng trong phơi nhiễm mãn tính vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ
(Eerkes-Medrano và cộng sự, 2015).
Nhiều nước ở châu Âu (Hà Lan, Áo, Bỉ, Thụy Điển) và Bắc Mỹ (Canada, Hoa Kỳ) đã ban
hành lệnh cấm đưa vi nhựa vào sản phẩm chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên, sự hiện diện vi nhựa trong
nước ngọt chỉ vừa được quan tâm gần đây, và những khởi đầu chính sách an toàn liên quan chưa
được nhiều như trong trường hợp biển, đại dương. Mặc dù có nhiều trong hồ và sông, những mảnh
vi nhựa vẫn chưa được đưa vào quy định an toàn và dù phát thải rác nhựa là cấm, nhiều người chưa
được cảnh báo về lệnh cấm phát thải nhựa vào đại dương.
Nhựa có thể được phân hủy bằng nhiều cơ chế/ yếu tố khác nhau như sinh học, quang (ánh
sáng), nhiệt, cơ học, chất oxy hóa, và thủy phân (Anderson và cộng sự, 2016). Sự phân hủy nhựa có
bắt đầu với quá trình quang oxy hóa của tia cực tím và sau đó là oxy hóa nhiệt. Sản phẩm sau phân
hủy có thể có kích thước micro hoặc nano (Anderson và cộng sự, 2016). Những mảnh nhỏ này có
thể tiếp tục được phân hủy (ví dụ do sinh học) và carbon trong cấu trúc được chuyển thành CO2 và
được gắn kết vào sinh khối (Anderson và cộng sự, 2016). Tuy nhiên, phân hủy do tia tử ngoại đối
với nhựa trôi nổi trong nước bị ngăn trở bởi nhiệt độ thấp và hàm lượng oxy, nên sự phân hủy nhựa
có kích thước lớn thành vi nhựa diễn ra trên bờ (cạn) nhanh chóng hơn trong nước (Anderson và
cộng sự, 2016). Trái lại, nhiều loại nhựa có khả năng chịu/ kháng tốt với sự phân hủy của vi sinh vật
(Auta và cộng sự, 2017). Thời gian cần cho phân hủy hoàn toàn nhựa, ước tính lên đến hàng trăm,
thậm chí hàng ngàn năm (Anderson và cộng sự, 2016). Như vậy, vi nhựa được xem là rất bền vững
trong môi trường nước và sự phân hủy nhựa cũng như phát thải những phụ gia từ nhựa thường xảy
ra ở trên bờ hơn là dưới nước (Anderson và cộng sự, 2016). Vì vậy, để giải quyết vấn đề ô nhiễm vi
nhựa cần có sự nỗ lực và kết hợp giữa các nhà khoa học, cơ quan quản lý cùng với việc nâng cao ý
thức của người dân trong việc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa (đặc biệt là sản phẩm nhựa
dùng 1 lần).
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.99-2019.39.
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
623
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Anderson, J.C., Park, B.J., Palace, V.P., (2016). Microplastics in aquatic environments: implications for
Canadian ecosystems. Environmental Pollution, 218, 269-280.
[2]. Auta, H.S., Emenike, C.U., Fauziah, S.H., (2017). Distribution and importance of microplastics in the
marine environment a review of the sources, fate, effects and potential solutions. Environmental
International, 102, 165-176.
[3]. Beer, S., Garm, A., Huwer, B., Dierking, J., Nielsen, T.G., (2018). No increase in marine microplastic
concentration over the last three decades - a case study from the Baltic Sea. Science of the Total
Environment, 621, 1272-1279.
[4]. Eerkes-Medrano, D., Thompson, R.C., Aldridge, D.C., (2015). Microplastics in freshwater systems: a
review of the emerging threats, identification of knowledge gaps and priorisation of research needs.
Water Research, 75, 63-82.
[5]. Jambeck, J.R., Geyer, R., Wilcox, C., Siegler, T.R., Perryman, M., Andrady, A., Narayan, R., Law, K.L.,
2015. Plastic waste inputs from land into the ocean. Science, 347, 768-771.
[6]. Lahens, L., Strady, E., Kieu-Le, T.C., Dris, R., Boukerma, K., Rinnert, E., Gasperi, J., Tassin, B.,
(2018). Macroplastic and microplastic contamination assessment of a tropical river (Saigon River,
Vietnam) transversed by a developing megacity. Environmental Pollution, 236, 661-671.
[7]. Pittura, L., Avio, C.G., Giuliani, M.E., d’Errico, G., Keiter, S.H., Cormier, B., Gorbi, S., Regoli, F.,
(2018). Microplastics as vehicles of environmental PAHs to marine organisms: combined chemical and
physical hazards to the Mediterranean mussels, Mytilus galloprovincialis. Frontiers in Marine Science,
5, 103.
[8]. Waller, C.L., Griffiths, H. J., Waluda, C.M., Thorpe, S.E., Loaiza, I., Moreno, B., Pacherres, C.O.,
Hughes, K.A., (2017). Microplastics in the Antartic marine sustem: An emerging area of research.
Science of the Total Environment, 598, 220-227.
MICROPLASTICS: PROBLEMS OF ENVIRONMENT, ECOLOGY
AND HUMAN HEALTH
Le Thi Phuong Dung
1
, Vo Thi My Chi
2
, Nguyen Van Tai
3
, Thuong Quoc Thinh
4
,
Dao Thanh Son
5
Hochiminh city University of Technology, VNU-HCM,
phuongdungbp94@gmail.com; vtmchi91@gmail.com; tai.nv96@gmail.com;
1652576@hcmut.edu.vn; dao.son@hcmut.edu.vn
ABSTRACT
Due to numerous advantages such as portability, stability and usability, during the last
century, there has been a sharp growth in the production and consumption of plastics worldwide.
On the other hand, most plastics are utilized once resulting in the emission has increased in both the
quality and the categories. Recently, plastic pollution has been considered as one of the most
serious environmental issues because of their wide distribution (e.g. in sediment, water bodies and
atmosphere) and their negative impact on the environment, ecology and human health. Therefore,
this review was implemented in order to generally provide the useful information on original
emission, distribution and impacts of microplastics on ecosytems and human beings, that can help
not only the scientists but also the authorities understand fully on the problems and challenges
which need to be solved.
Keywords: Microplastics, negative impact, environment, ecology, human health.