Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh: Cơ hội và thách thức

Tăng trưởng xanh (Green Growth) là hướng tiếp cận mới của thế giới trong tăng trưởng kinh tế, đây là một cách tiếp cận phù hợp với xu hướng tăng trưởng chung của kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng xanh không chỉ là sự lồng ghép vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế, mà nó đã được hiểu sâu rộng hơn, đề cập đến cả phát triển cân bằng, hài hòa giữa các mục tiêu. Ngày nay nó đã được coi là một mô hình phát triển mới, được nhiều quốc gia ủng hộ và hướng theo. Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh được xác định là một nội dung quan trọng trong phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh và hiệu quả của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/9/2012. Đến nay, với những nỗ lực và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh còn gặp nhiều thách thức. Bằng phương pháp khảo cứu, phân tích so sánh các nguồn dữ liệu thứ cấp, bài viết tập trung đi sâu nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải khi thực hiện mục tiêu này. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh mà Nhà nước và Chính phủ đang hướng tới

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh: Cơ hội và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆT NAM HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG XANH: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VIET NAM TOWARDS GREEN GROWTH: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES ThS. Nguyễn Thị Mai - TS. Trần Ngọc Trang - ThS. Hoàng Thị Tâm Trường Đại học Thương mại ntmai212@gmail.com Tóm tắt Tăng trưởng xanh (Green Growth) là hướng tiếp cận mới của thế giới trong tăng trưởng kinh tế, đây là một cách tiếp cận phù hợp với xu hướng tăng trưởng chung của kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng xanh không chỉ là sự lồng ghép vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế, mà nó đã được hiểu sâu rộng hơn, đề cập đến cả phát triển cân bằng, hài hòa giữa các mục tiêu. Ngày nay nó đã được coi là một mô hình phát triển mới, được nhiều quốc gia ủng hộ và hướng theo. Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh được xác định là một nội dung quan trọng trong phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh và hiệu quả của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/9/2012. Đến nay, với những nỗ lực và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh còn gặp nhiều thách thức. Bằng phương pháp khảo cứu, phân tích so sánh các nguồn dữ liệu thứ cấp, bài viết tập trung đi sâu nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải khi thực hiện mục tiêu này. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh mà Nhà nước và Chính phủ đang hướng tới. Từ khóa: Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, chiến lược phát triển kinh tế Abstract Green Growth (Green Growth) is a new approach of the world to economic growth, this is an approach consistent with the general growth trend of the global economy. Green growth is not only the integration of environmental issues in economic development, but it has been un- derstood more deeply, referring to balanced and harmonious development among the goals. Today it is considered as a new development model, supported and followed by many countries. In Vietnam, green growth has been identified as an important content in sustainable de- velopment, ensuring rapid and efficient economic development of the National Green Growth Strategy according to Decision 1393 / QD- Prime Minister’s TTg dated September 25, 2012. Up to now, with the efforts and support of the international community, Vietnam has achieved certain results. However, the implementation of green growth targets still faces many challenges. By the method of research, comparative analysis of secondary data sources, the article focuses on research and assessment of the advantages and disadvantages that Vietnam is facing when implementing this goal. On that basis, proposing solutions to promote development and realiza- tion of green growth goals that the State and the Government are aiming at. 107 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Keywords: Green economy, Green growth, sustainable development, Economic develop- ment strategy. 1. Nhận thức về Kinh tế xanh và Tăng trưởng xanh Khái niệm Kinh tế xanh (green economy) được chính thức đề cập lần đầu tiên vào năm 1989 bởi một nhóm các nhà kinh tế môi trường gồm David Pearce, Anil Markandya và Edward Barbier trong báo cáo “Blueprint for a green economy” gửi Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh (Pearce, Markandya, & Barbier, 1989) [23]. Tới năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã nhắc lại khái niệm này và coi việc hướng tới xây dựng nền Kinh tế xanh, mà bắt đầu là các các “gói kích thích kinh tế xanh” (Green New Deals) trong một số lĩnh vực cụ thể, và sau đó là “Tăng trưởng xanh” (Green Growth) để hướng tới Kinh tế xanh là lối thoát quan trọng để đưa các quốc gia ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, hướng tới phát triển bền vững. Có nhiều định nghĩa khác nhau về Kinh tế xanh, Liên minh châu Âu cho rằng “Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng thông minh, bền vững và công bằng” (European Commission, 2010 Europe 2020: A Strategy for smart, sustainable and inclusive growth) [8]. Nhóm Liên minh kinh tế xanh (The Green Economy Coalition) định nghĩa kinh tế xanh là “nền kinh tế tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người trong giới hạn sinh thái của trái đất” (Green Econ- omy Coalition, 2012 The green economy pocketbook: the case for action. Summary: From crisis to opportunity) [9]. Phòng Thương mại Quốc tế xem xét kinh tế xanh từ góc độ kinh doanh và cho rằng “Kinh tế xanh là nền kinh tế mà tăng trưởng kinh tế và trách nghiệm môi trường đi đôi với nhau và tương hỗ cho nhau, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển xã hội” (ICC, 2012, Green Economy Roadmap – executive summary) [11]. Báo cáo của Ủy ban các vấn đề Kinh tế - Xã hội của Liên Hợp Quốc (UNDESA, 2012 A Guidebook to the Green Economy. Issue 2: Exploring green economy principles.) [27] tổng hợp các định nghĩa của nhiều quốc gia và chỉ ra điểm chung mà một nền kinh tế xanh cần hướng tới là việc giảm các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế tới môi trường và xã hội. Cho đến nay, định nghĩa của UNEP được coi là chính xác và đầy đủ nhất về Kinh tế xanh: “là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái. Đó là nền kinh tế ít phát thải các-bon, sử dụng hiệu quả tài nguyên và đảm bảo công bằng xã hội” (UNEP, 2011b, p. 16). [32] Tăng trưởng xanh (Green Growth) là khái niệm rất gần với Kinh tế xanh, xuất hiện sau khái niệm Kinh tế xanh nhưng tới nay Tăng trưởng xanh lại được biết đến nhiều hơn và là hướng tiếp cận mới của thế giới trong tăng trưởng kinh tế. Khái niệm Tăng trưởng xanh được đề cập chính thức tại Hội nghị Bộ trưởng về Môi trường và Phát triển (MCED) năm 2005 tại Seoul, Hàn Quốc. Ban đầu, nhiều nhà nghiên cứu sử dụng các khái niệm Tăng trưởng xanh, Kinh tế xanh và cả “Xanh hóa nền kinh tế - Greening the economy” (Seventh “Environment for Europe” Minis- terial Conference - UNECE – 9.2011) [28] để thay thế cho nhau, trong đó UNEP, UNDESA và ICC thường dùng thuật ngữ Kinh tế xanh, còn Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng thế giới (World Bank) và các doanh nghiệp thường đề cập tới vấn đề tăng trưởng kinh tế qua Tăng trưởng xanh, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: “Tăng trưởng xanh là hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sạch trong việc giảm thiểu ô nhiễm và các tác động môi 108 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 trường, linh hoạt trong khả năng thích ứng với các hiểm họa thiên nhiên, quản lý môi trường và vốn tự nhiên trong phòng chống thiên tai.” (World Bank, 2012) [41] Theo Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế OECD, ‘‘Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới’’ (OECD, 2014) [22]. Việc các tổ chức này sử dụng thuật ngữ tăng trưởng xanh là do phụ thuộc vào tính phù hợp của các khái niệm đó với các ưu tiên của họ. Tuy nhiên, cần nhận thức được nội hàm của các khái niệm này là tương đối khác nhau, theo đó Tăng trưởng xanh nhấn mạnh tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn giữ cân bằng hài hòa với môi trường sinh thái – mà cụ thể là tránh gây các áp lực làm phá vỡ sự cân bằng của môi trường (EEA Report, 2016, p. 93) [7], với mục tiêu cao nhất là duy trì bền vững sự tăng trưởng kinh tế (sustainable economic growth). Mặc dù vậy, không có gì đảm bảo là các lợi ích mà Tăng trưởng xanh đem lại sẽ được phân phối đều cho toàn xã hội (UNESCAP, 2013) [35]. Trong khi đó, Kinh tế xanh nhấn mạnh nhiều hơn tới các giới hạn của môi trường chứ không chỉ là sự cân bằng sinh thái, đặc biệt, Kinh tế xanh còn chú trọng tới hạnh phúc của con người và công bằng xã hội (UNITAR, 2012) [36]. Như vậy, Kinh tế xanh toàn diện hơn khi chú ý tới phát triển bền vững (sustainable devel- opment) với cả ba nội dung là kinh tế, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nhận định của UNESCAP (2013), được đặt ra trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới vẫn còn nghèo đói thì tăng trưởng xanh sẽ là điều kiện cần để tiến tới Kinh tế xanh. Đây có lẽ là lý do chính khiến Tăng trưởng xanh đã được chú ý nhiều hơn so với Kinh tế xanh trong những năm đầu thế kỷ 21. Như vậy, mặc dù các khái niệm có cách diễn đạt khác nhau nhưng tất cả đều nhận định nền kinh tế xanh theo ba trụ cột chính: phát triển kinh tế (là sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm); bền vững môi trường (giảm thiểu phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; sử dụng có hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học, dịch vụ của hệ sinh thái...); gắn kết xã hội (bảo đảm mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng trước các cơ hội mà nền kinh tế xanh tạo ra, đem lại môi trường sống trong lành). 2. Sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hướng đến tăng trưởng xanh ở Việt Nam Trong bối cảnh ngày nay, khi mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt cùng lúc với nhiều cuộc khủng hoảng như khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế và đặc biệt gần đây là tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam cũng là quốc gia không nằm ngoài các tác động đó là: Thứ nhất, do nền kinh tế tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào sản phẩm thô, sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng hóa thạch, với sự đóng góp rất hạn chế về công nghệ, sẽ dẫn đến cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm suy thoái và ô nhiễm môi trường, khiến nền kinh tế phát triển kém bền vững và thiếu ổn định. Giống như hầu hết các nước thu nhập thấp, trong hai thập kỷ qua do thiếu quan tâm đúng mức và sử dụng công nghệ lạc hâu đã khiến Việt Nam trở thành một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên nông nghiệp và khoáng sản để tăng cường phát triển kinh tế. Theo báo cáo của World Bank 2017, giá trị ước tính vốn tự nhiên của Việt Nam chiếm 109 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 khoảng 1/3 tài sản của đất nước trong giai đoạn 1990 - 2014, so với Đông Á là 10% và 17% ở các nước thu nhập trung bình cao. So sánh này chỉ ra rằng Việt Nam sẽ phải chuyển sang tăng trưởng thâm dụng vốn và nhân lực hơn trong tương lai, điều này này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh suy thoái nhanh chóng của nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam trong những năm gần đây. Hình M.28. Đánh giá trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2017a) [42] cho thấy Việt Nam đã dựa rất nhiều vào vốn tự nhiên để tạo ra của cải, giai đoạn 1990–2014. Thứ hai, các vấn đề về ô nhiễm môi trường của Việt Nam cũng đang trở nên trầm trọng hơn. Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính (KNK) của Việt Nam năm 2010, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt Nam” (2010-2014) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Hiện tượng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn chiếm 43,1% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Theo dự báo, đến năm 2020, tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam trong điều kiện bình thường khoảng 96,29 triệu tấn CO2, trong đó trồng trọt chiếm 59,2% (phần lớn từ canh tác lúa nước), chăn nuôi 25,3%, ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn 20,1%, thủy sản 15,8%, thủy lợi 0,4% và lâm nghiệp hấp thụ được 20,9% lượng khí trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu, các loại phụ gia, chất kích thích v.v trong khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra đã tác động rất xấu đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe của con người. Trong khu vực công nghiệp, sự thiếu chặt chẽ trong việc quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước và các doanh nghiệp FDI, đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với kinh tế và xã hội, đặc biệt là ô nhiễm môi trường: Mặc dù những 110 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 điều chỉnh luật đã hướng tới việc bảo vệ môi trường và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến nhưng kết quả không có thay đổi nhiều, tỷ lệ vốn FDI thực hiện tập trung vào các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vẫn không thay đổi so với trước. Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, chỉ vận hành hệ thống xử lý chất thải khi cơ quan chức năng quản lý môi trường phát hiện và xử phạt. Sự gia tăng tương đối nhanh chóng của dân số sống ở các thành phố, từ 15 triệu người vào đầu những năm 2000 lên 34 triệu người vào năm 2018 và có lẽ lên tới 50 triệu người vào năm 2035. Tổng lượng rác thải do các thành phố tạo ra ước tính đạt hơn 27 triệu tấn mỗi năm và dự kiến sẽ đạt 54 triệu tấn trên toàn quốc vào năm 2030, trong khi đó hiện Chỉ có 40 – 60% rác thải được thu gom vào bãi rác, phần còn lại được thải ra kênh mương và sông ngòi rồi chảy ra biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các thành phố đang phát triển đã tăng mức phát thải CO2 và Hà Nội, cũng như Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là một trong những trung tâm đô thị trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm không khí (hình M.29). Thứ ba, biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng sự xuống cấp tài sản thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam, điều này sẽ ảnh hưởng tới kinh tế và đời sống của người dân. Việt Nam được đánh giá là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bao gồm các tác động dài hạn như xâm nhập mặn ở vùng trũng thấp của đất nước (như đồng bằng sông Cửu Long), ảnh hưởng đến canh tác và nước ngầm. Với mực nước biển dâng cao dự kiến, hơn 50 triệu người phải đối mặt với rủi ro, đặc biệt là ở miền nam. Ước tính, Việt nam có thể mất 5,714 triệu ha đất nếu mực nước biển tăng 12 cm (hình M.30). Tổng thiệt hại có thể lên tới gần 20 triệu ha đất nếu mực nước biển tăng 17 cm. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm độ phì nhiêu của đất, tăng tần suất cháy rừng và tạo ra nhiều nhu cầu năng lượng hơn để điều hòa không khí. Lượng 111 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 mưa thay đổi và không thể đoán trước sẽ ảnh hưởng đến cả năng suất nông nghiệp và điều kiện sống ở các thành phố. Điều này đang ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những phân tích ở trên cho thấy nguyên nhân nổi bật của những vấn đề trong nền kinh tế hiện nay bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng của Việt Nam không còn phù hợp. Mô hình tăng trưởng “theo chiều rộng” đã được áp dụng quá lâu ở Việt Nam và chỉ phù hợp nếu đặt trong bối cảnh những năm của thập niên 1990. Tuy nhiên, nếu cứ kéo dài tiếp mô hình phát triển như hiện nay thì nền kinh tế Việt Nam càng gặp nhiều bất cập, đặc biệt khi Việt Nam còn nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình. Do đó, để duy trì tính bền vững trong phát triển cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển theo chiều sâu, bền vững, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và được đặt ra như nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn phát triển mới. Nhận thức được điều này, Đại hội XII của Đảng đã khẳng định lại chủ trương “phát triển nhanh và bền vững” và “phát triển kinh tế xanh”. Để thực hiện chủ trương về phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản luật, quyết định, cũng như các chiến lược và chương trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh. Bên cạnh luật bảo vệ môi trường, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn có các luật, pháp lệnh bảo vệ các thành phần môi trường. Tính đến nay có trên 33 luật và hơn 22 pháp lệnh có nội dung liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như luật đa dạng sinh học 2008, luật bảo vệ và phát triển rừng 2004; luật đất đai sử đổi 2013, luật thủy sản 2003, luật tài nguyên nước sửa đổi 2012, luật khoáng sản 2010.... Về cơ bản chính sách bảo vệ môi trường, các văn bản pháp luật đã tương đối đầy đủ và đã được thực thi rộng rãi, đi vào chiều sâu, có sự kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, Đảng cũng đã ban hành các chiến lược bảo vệ môi trường, tính từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã đưa ra các chiến lược như: Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về - Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam); Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg phê duyệt Ngày 12/4/2012) Ngày 25/9/2012 thủ tướng ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” Chiến lược này đề ra ba nhiệm vụ quan trọng: giảm phát thải nhà kính, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Ngày 20/3/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020, trong đó, đề ra 4 chủ đề chính gồm: Xây dựng thể chế và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Thực hiện xanh hóa sản xuất; Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Ngày 26/8/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 73/NQ - CP phê duyệt chủ trương đầu tư 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Từ các văn bản pháp quy, các chính sách, chiến lược về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu mà Việt Nam ban hành, đã khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu tái cơ cấu kinh tế trong phát triển bền vững đi đôi 112 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 với việc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực chuyển các chính sách thành hành động cụ thể thông qua việc thực hiện giảm cường độ phát thải khí nhà kính và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo. Cho đến nay, việc triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính đã được triển khai rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. 3. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh 3.1. Cơ hội - Thứ nhất, hiện nay sự quan tâm lớn nhất của cộng đồng thế giới là “Biến đổi khí hậu”. Nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, các quốc gia đang có nhiều nỗ lực, trong đó phát triển kinh tế “Cac bon thấp”, “tăng trưởng xanh” đang là những xu hướng mới trong lộ trình tiến tới “Nền kinh tế xanh”. Việt nam sẽ đón nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới trong nỗ lực chung giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở hướng tới “Nền kinh tế xanh”. Ngoài ra, từ những thành công đạt được trong thực tiễn của các quốc gia đi trước trong việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, Việt Nam sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm để có thể đưa ra các giải pháp, chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Thứ hai, Việt Nam đã nhận thức được ý nghĩa của nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh trong phát triển kinh tế và đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, được thực hiện với quyết tâm chính trị cao. Điều này được thể hiện thông qua một loạt hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng cho việc triển khai thực hiện tăng trưởng xanh; xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. Các hoạt động hoàn thiện thể chế và triển khai thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh được thực hiện thông qua việc xây dựng và ban hành kế hoạch hành động tăng trưởng xanh ở các bộ và địa phương. Nhiều bộ, ngành cũng đang tích cực hưởng
Tài liệu liên quan