Chính phương pháp EF chỉ ra rằng, con người chúng ta đang sử dụng trên mức tài nguyên đất đai mà trái đất và giới hạn lãnh thổ của các quốc gia cho phép: Giới hạn cho phép là 1,8ha/người theo số liệu dân số toàn cầu năm 2008. Nhưng sau khi tính toán, trung bình toàn cầu chúng ta đang sử
dụng 2,2ha/người. Nếu như tất cả chúng ta muốn sống như người Mỹ thì phải cần đến hơn 5 quả đất, như
người Đức hay người Pháp cần đến 3 quả đất. Quốc tế cũng có rất nhiều chỉ trích nhằm vào những nước
đang phát triển như Trung Quốc hay Ấn Độ khi bùng nổ kinh tế với tốc độ phát triển quá nóng làm tổn hại
nặng nề môi trường sống. Tuy nhiên phương pháp này chỉ ra rằng: những nước này lại chỉ cần đến 1 hoặc
thậm chí dưới 1 quả đất với lối sống hiện nay của họ. Bài viết này muốn đưa một thông điệp về tính toán
sức mang của các loại tài nguyên đất trong quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch kinh tế-xã hội, quy hoạch sử
dụng đất và quy hoạch xây dựng.
6 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tiềm năng phát triển bền vững lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SË 93 . 201816
Chính phương pháp EF chỉ ra rằng, con người chúng ta đang sử dụng trên mức tài nguyên đất đai mà trái đất và giới hạn lãnh thổ của các quốc gia cho phép: Giới hạn cho phép là 1,8ha/người theo số liệu dân số toàn cầu năm 2008. Nhưng sau khi tính toán, trung bình toàn cầu chúng ta đang sử
dụng 2,2ha/người. Nếu như tất cả chúng ta muốn sống như người Mỹ thì phải cần đến hơn 5 quả đất, như
người Đức hay người Pháp cần đến 3 quả đất. Quốc tế cũng có rất nhiều chỉ trích nhằm vào những nước
đang phát triển như Trung Quốc hay Ấn Độ khi bùng nổ kinh tế với tốc độ phát triển quá nóng làm tổn hại
nặng nề môi trường sống. Tuy nhiên phương pháp này chỉ ra rằng: những nước này lại chỉ cần đến 1 hoặc
thậm chí dưới 1 quả đất với lối sống hiện nay của họ. Bài viết này muốn đưa một thông điệp về tính toán
sức mang của các loại tài nguyên đất trong quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch kinh tế-xã hội, quy hoạch sử
dụng đất và quy hoạch xây dựng.
Lý thuyết về đánh giá tiềm năng phát triển theo phương pháp EF
Phương pháp footprint - Là cách tính toán cụ thể và tiên tiến nhất hiện nay mà các quốc gia phát triển sử
dụng để đánh giá mức độ phát triển bền vững. Trong Quy hoạch sử dụng đất, quá trình này được nhận dạng
rõ qua các biểu hiện sau:
n Các khu định cư nông nghiệp lâu đời hiện nay đều được khai thác quá công suất khi cộng sinh với các
khu ở mới trong đô thị hóa rộng khắp ở Việt Nam, lớn hơn rất nhiều so với khả năng và quy mô thực tế mà
nó có được (Tính theo tài nguyên, sự tiêu thụ và chất thải của nó). Hiện tượng này khiến các nhà hoạch
định chính sách khó kiểm soát được sử dụng đất mộ cách hiệu quả và tương lai của nó. Việc chiếm dụng
đất nông nghiệp làm đô thị mới chưa bao giờ dựa trên các nghiên cứu khoa học về phát triển bền vững tài
nguyên đất đai và tài nguyên nông nghiệp trong tương lai xa của dân tộc - vốn dựa trên nền của văn minh
lúa nước để tồn tại và phát triển lâu dài.
n Cần đến các phương pháp mới để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất theo các tiêu chí quốc tế và
quốc gia có thể định lượng được. Các phương pháp đó gắn với hoàn cảnh cụ thể của tự nhiên và xã hội,
con người tại chỗ, thông qua các số liệu khảo sát tại chỗ.
XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÃNH THỔ
DIỄN ĐÀN
TS. TRẦN THụC HAâN
THEO PHƯƠNG PHÁP ECOLOGY FOOTPRINT (EF)
THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
17SË 93 . 2018
n Hiện nay thế giới đang dùng hai phương pháp chính để đánh giá
tính bền vững của các mô hình định cư đô thị và nông thôn như sau:
1 - Đánh giá thông qua định lượng khí thải CO2 - Là cách được bàn
đến nhiều nhất khi đánh giá tác động tới môi trường, tài nguyên của
đô thị, đặc biệt thích hợp với các đô thị đã phát triển cao, có quy
định các chỉ tiêu về hiệu ứng nhà kính và khí thải. Nhưng đối với
các nước đang phát triển thì khó áp dụng được vì phần lớn các khu
định cư ở đây đều có khí thải dưới tiêu chuẩn, nhưng vẫn không bền
vững về môi trường sống.
2 - Đánh giá bằng Phương pháp Ecological Footprint (EF) theo sử
dụng đất - Phương pháp Ecological Footprint (EF - lược dịch: “dấu
chân sinh thái”) về cơ bản là một phương pháp định lượng hoá mức
độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên của một mô hình xã hội nhằm
đánh giá một cách toàn diện tính bền vững của mô hình đó. Đây là
cách tiếp cận mới nhất để đánh giá toàn diện tính bền vững các mô
hình định cư.
q Sức gánh chịu sinh thái của Trái Đất được tính theo chỉ số phân tích
sinh thái bình quân đầu người (ecological footprint anlalysis), gọi tắt
là chỉ số sinh thái bình quân. Đối với mỗi quốc gia, người ta tính tổng
diện tích đất đai và mặt nước của các hệ sinh thái có để sản xuất tất
cả các nguồn lực cộng với diện tích đất đai và mặt nước đủ để hấp thụ
mọi chất thải phát sinh trong đời sống. Các vùng có sức sản xuất sinh
học để tính chỉ số sinh thái bình quân là đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng
,đại dương, đất xây dựng và đất chôn lấp giá trị môi trường (được tính
trên cơ sở đất cần cho hấp thụ và đồng hoá cacbon điôxit, các chất
thải do đốt nhiên liệu hoá thạch và do con người thải ra môi trường).
q Phương pháp EF được hai người Canada là William Rees và
Mathis Wackernagel đề xuất năm 1996 trong cuốn sách “Our eco-
logical footprint: Reducing human impact on the Earth”. Sau đó
được hai GS. Valer và Brenda phát triển ứng dụng cho kiến trúc
và quy hoạch đô thị ở Đại học Cambrige và Auckland. Ở những
nước giàu phương pháp này được sử dụng ngay để tính toán công
suất tối đa của lãnh thổ và quy mô dân số thích ứng, như Cardiff -
Anh; Olso - Nauy; Australia; NewZeland; Canada; Phần Lan, Thuỵ
Điển, Mỹ... Đó là một hệ thống tính toán và diễn đạt về những tác
động nhiều mặt tới môi trường sống (Sơ đồ 1). Nó cho phép đưa
ra các chỉ tiêu biểu đạt tinh tế về Hệ thống tính toán nhằm sử dụng
tài nguyên đất và con người của lãnh thổ một cách hiệu quả, thông
minh và bền vững.
Hiện nay EF là một trong những phương pháp đánh giá độ bền
vững được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, nhất là đối với những
mô hình định cư trên nhiều cấp độ từ vĩ mô đến vi mô.
Mô tả chung về phương pháp EF: bao gồm 2 thành phần số liệu
tính toán cho sử dụng đất chính sau:
n Land footprint: bao gồm đất để trồng trọt, chăn nuôi, rừng, thuỷ
sản, đất xây dựng (trong đó có đô thị và nông thôn), xây dựng hạ
tầng kỹ thuật.
n Energy footprint được gọi là Carbon footprint: đây là đất dành cho
năng lượng, hiện tại được tính toán bằng diện tích rừng để hấp thụ
khí thải CO2, được thải ra do tiêu thụ năng lượng trong sinh hoạt
và sản xuất.
Khả năng áp dụng EF trong tính toán tiềm năng phát triển của
các quần thể cư trú đô thị và nông thôn ở Việt Nam:
n EF thường tập trung phân tích các quần thể cư trú con người hay
một nền kinh tế. Tất cả đất sản xuất và diện tích nước yêu cầu cho
sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ liên tục và xử lý chất thải phát
sinh ra được tính chung vào dấu ấn sinh thái. Đó là một phần lý do
mà ngày nay khi nói trong nông nghiệp hay các họat động khác
được xem là phát triển bền vững là không chính xác vì nó chưa tính
hết các thành phần của dấu ấn sinh thái. Đó cũng là lý do EF hiện
nay được sử dụng rộng rãi tại các quốc gia tiên tiến.
n Sử dụng EF cho các họat động và các sản phẩm, dịch vụ sẽ trở
nên phổ biến khi phương pháp luận được mở rộng cho các đánh
giá về phát thải.
n Các phép tính này này có thể được dùng để tính toán cho những
mô hình sống trên nhiều cấp độ:
q Phép đo EF chuyển đổi các diện tích có khả năng cung cấp năng
suất sinh học sang đơn vị chuẩn hecta toàn cầu (gha).
q Các quốc gia sử dụng các tiêu chuẩn dưới đơn vị gha như các
chuẩn mực để đánh giá và định hướng họat động nhằm vừa phục
vụ lợi ích của con người mà không làm ảnh hưởng tới các hệ sinh
thái trên hành tinh.
q Trên cơ sở các số liệu về diện tích các lọai đất đai cho năng suất
sinh học, lượng tiêu thụ, sản lượng trung bình toàn cầu và các hệ
số cân bằng, người ta có thể tính ra được chỉ số EF cho toàn cầu,
một đất nước, một vùng kinh tế, một thành phố, một khu dân cư,
thậm chí một cá nhân)
n Nhờ công cụ EF mà chúng ta có thể đánh giá được mức độ bền
vững của phát triển. Chúng ta có thể định lượng được diện tích
đất và mặt biển cho năng suất sinh học trên trái đất có khả năng
giúp loài người tồn tại. Từ đó cũng có thể tính ra được sự phân chia
nguồn tài nguyên cho mỗi con người.
Phạm vi áp dụng của EF:
Áp dụng trong chính sách quản lý tài nguyên và môi trường, cũng
như cân đối sử dụng đất để đánh giá độ bền vững các mô hình
định cư truyền thống và các mô hình định cư sẽ phát triển khác.
Trong phát triển đô thị bền vững, EF cho phép đưa các số liệu tính
toán thông qua sử dụng đất, lối sống và sự ứng xử của con người
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝
Sơ đồ 1: Chỉ số EF tại các vùng trên thế giới
SË 93 . 201818
với tài nguyên. Do vậy, nó là công cụ hữu ích trong xây dựng chiến
lược quốc gia về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch tổng thể kinh
tế xã hội. Và hơn nữa, EF được sử dụng để đánh giá tính bền vững
các mô hình định cư trong thời kỳ biến đổi khí hậu và đô thị hoá
(Tại đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo...), đây là cách đánh giá
thích hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
Đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng đất để đưa ra kịch bản
phát triển bằng Phương pháp EF:
n EF thường tập trung phân tích các quần thể người hay nền kinh
tế. Tất cả đất sản xuất và diện tích nước yêu cầu cho sản xuất hàng
hóa và dịch vụ tiêu thụ liên tục và xử lý chất thải phát sinh ra được
tính chung vào dấu ấn sinh thái. Đó là một phần lý do mà ngày nay
khi nói trong nông nghiệp hay các hoạt động khác được xem là phát
triển bền vững là không chính xác vì nó chưa tính hết các thành
phần của dấu ấn sinh thái. Đó cũng là lý do EF hiện nay được sử
dụng rộng rãi tại các quốc gia tiên tiến.
n Sử dụng EF cho các hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ sẽ trở
nên phổ biến khi phương pháp luận được mở rộng cho các đánh
giá về phát thải.
n Các phép tính này này có thể được dùng để tính toán cho những
mô hình sống trên nhiều cấp độ:
q Phép đo EF chuyển đổi các diện tích có khả năng cung cấp năng
suất sinh học sang đơn vị chuẩn hecta toàn cầu (gha).
q Các quốc gia sử dụng các tiêu chuẩn dưới đơn vị gha như các
chuẩn mực để đánh giá và định hướng họat động nhằm vừa phục
vụ lợi ích của con người mà không làm ảnh hưởng tới các hệ sinh
thái trên hành tinh.
q Trên cơ sở các số liệu về diện tích các loại đất đai cho năng suất
sinh học, lượng tiêu thụ, sản lượng trung bình toàn cầu và các hệ
số cân bằng, người ta có thể tính ra được chỉ số EF cho toàn cầu,
một đất nước, một vùng kinh tế, một thành phố, một khu dân cư,
thậm chí một cá nhân.
q Nhờ công cụ EF mà chúng ta có thể đánh giá được mức độ bền
vững của phát triển. Chúng ta có thể định lượng được diện tích
đất và mặt biển cho năng suất sinh học trên trái đất có khả năng
giúp loài người tồn tại. Từ đó cũng có thể tính ra được sự phân chia
nguồn tài nguyên cho mỗi con người.
n Phương pháp EF có nhiều lợi thế so với các phương pháp tính
khác như Life- cycle Analysis và Carbon Footprint trong việc đánh
giá tổng hợp, so sánh các mô hình định cư, cũng như hoạch định
chiến lược phát triển cụ thể. Đây là phương pháp tính khá đơn giản
và hiệu quả, dễ áp dụng trong điều kiện Việt Nam.
n Theo đánh giá ban đầu, dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo,
khả năng tổng hợp số liệu, độ phức tạp của phương pháp tính,... có
thể tổng hợp, xây dựng phương pháp tính và tìm kiếm số liệu để tính
toán cho các mô hình định cư trong phạm vi của đề tài mà cụ thể là
7 địa điểm tại 3 vùng kinh tế trọng điểm đã được lựa chọn.
Các biến thể của phương pháp tính EF
n Có khá nhiều những tranh cãi và biến thể của phương pháp tính
chỉ số EF trong các nghiên cứu khác nhau. Các ví dụ bao gồm
phương pháp tính diện tích biển, bù trừ sự sử dụng năng lượng hoá
thạch và năng lượng nguyên tử (ví dụ rất nhiều nghiên cứu chỉ đơn
giản mặc định rằng năng lượng nguyên tử có cùng chỉ số EF với
năng lượng hoá thạch) (nguồn: Wikipedia), nguồn số liệu đầu vào,
các chỉ số nào cần tính toán đối với mỗi vùng địa lý cụ thể, có đưa
vào các yếu tố về đa dạng sinh học hay không, có nên tính toán
thêm cả yếu tố xuất/nhập khẩu hay không,...
n Năm 2003, Jason Venetoulis, Carl Mas, Christopher Gaudet,
Dahlia Chazan, và John Talberth phát triển Footprint 2, bao gồm
nhiều cải tiến về lý thuyết và phương pháp tính so với phương pháp
tiêu chuẩn.
n Tuy nhiên, với việc các tiêu chuẩn footprint (footprint standards)
được thiết lập, các phương pháp tính đang có xu hướng đồng quy.
- Hiện nay, Global Footprint Network là tổ chức lớn và chính thống
nhất trong việc phát triển phương pháp EF và nhân rộng sự áp
dụng của phương pháp này.
n Global Footprint Network là một Viện chính sách có trụ sở tại
Mỹ, Thụy Sỹ và Bỉ. Hoạt động của nó xoay quanh phương pháp
EF với mục đích hướng tới tương lai bền vững cho loài người. Mạng
lưới này gồm hơn 70 tổ chức thành viên bao gồm WWF Interna-
tional, Sarasin bank, Pictet bank, British think tank, New Econom-
ics Foundation, và UK consultancy Best Foot Forward. Năm 2012
được xếp vào Top 100 các tổ chức NGOs (theo Global Journal).
n Theo kế hoạch của họ tới năm 2015 sẽ có 10 nước chính thức sử
dụng phương pháp EF.
n Global Footprint Network cũng là tổ chức đặt ra các footprint
standards (tiêu chuẩn hoá phương pháp tính EF trên toàn thế giới)
hiện đang được chấp nhận rộng khắp.
n Phương pháp tính của Global Footprint Network sẽ là nguồn
tham khảo chính cho đề tài.
n Phương pháp tính EF trên cấp độ quốc gia được đề cập đến trong
Footprint Atlas 2010 và một số ấn phẩm khác bao gồm Calculation
Methodology for the National Footprint Accounts và một số báo cáo
khoa học khác. Global Footprint Network còn có National Accounts
Review Committee nhằm nghiên cứu cải tiến phương pháp EF.
Đề xuất phương pháp tính cơ bản cho Việt Nam:
1. Phân loại các diện tích đất cho năng suất sinh học
Với mục đích tính EF, các diện tích cho năng suất sinh học được chia
thành 5 dạng cơ bản (Xem Hình 1):
n Diện tích cho năng suất sinh học (đất canh tác, đồng cỏ chăn
nuôi, đất rừng, các thủy vực,).
n Diện tích mặt nước cho năng suất sinh học.
n Diện tích cung cấp năng lượng (đất rừng cần để hấp thu lượng
CO2 phát thải hoặc cung cấp năng lượng sinh khối).
n Diện tích xây dựng (nhà cửa, đường,).
19SË 93 . 2018
n Diện tích đa dạng sinh học, là diện tích đất cần để duy trì đa dạng
sinh học.
2. Các thông số chính cho sử dụng đất:
Phương pháp EF sử dụng 6 thông số/thành phần chính để đánh giá
mức độ bền vững của các mô hình định cư:
Dấu chân diện tích canh tác (Cropland): được sử dụng để phát triển
mùa màng. Đây là loại diện tích cho năng suất sinh học cao nhất.
Dấu chân diện tích canh tác tính cho một cá nhân là diện tích cần
thiết để tạo ra toàn bộ sản phẩm mùa màng mà cá nhân đó tiêu thụ.
Dấu chân diện tích đồng cỏ chăn nuôi, trồng trọt (Grazing land):
diện tích đủ để cung cấp thịt, các sản phẩm bơ sữa, da và lông,
nhưng các vật nuôi này không tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp
mà cư trú lâu dài trên các đồng cỏ.
Dấu chân diện tích rừng (Forest land): diện tích cần thiết để tạo ra
các sản phẩm gỗ mà người đó tiêu thụ. Nó bao gồm gỗ củi, than
củi, gỗ nguyên liệu (kể cả dạng gỗ xẻ, gỗ ván, và vật liệu cách
nhiệt), giấy và bìa các tông.
Dấu chân diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (Fishing ground):
diện tích cần thiết để tạo ra được các sản phẩm cá và thủy hải sản
khác mà người đó tiêu thụ. Diện tích này cung cấp toàn bộ lượng
cá, giáp xác, thân mềm, cũng như các sản phẩm thịt cá làm thức
ăn cho động vật.
Dấu chân diện tích xây dựng (Built-up land): Dấu chân đất xây
dựng tính cho một cá nhân cụ thể là diện tích cần để cá nhân đó
xây dựng nhà ở, khu vui chơi, công sở, cần thiết phục vụ đời sống.
Dấu chân CO2 (Carbon footprint): Dấu chân CO2 của một cá nhân
là diện tích cần để hấp thụ toàn bộ lượng CO2 phát thải từ các hoạt
động tiêu thụ năng lượng của người đó. Dấu chân CO2 bao gồm
việc sử dụng trực tiếp than, dầu, khí đốt trong gia đình hay giao
thông cá nhân, và gián tiếp là tiêu thụ điện, giao thông công cộng,
tiêu thụ các hàng hóa được sản xuất, và một số dịch vụ khác.
3. Đơn vị tính
n Để thuận lợi cho việc so sánh khả năng cho năng suất sinh học
giữa các nước, các vùng v.v, phương pháp EF sử dụng đơn vị glob-
al ha (gha), là một dạng đơn vị diện tích chuyển đổi. Đơn vị này
được sử dụng xuyên suốt quá trình tính toán.
n Để 1gha = 1ha khoảng không gian cho năng suất sinh học bằng
mức trung bình thế giới. Do mỗi dạng đất có năng suất khác nhau,
nên 1gha sẽ tương đương với số ha khác nhau, ví dụ, 1 ha đất canh
tác sẽ chiếm một diện tích chuyển đổi nhỏ hơn so với 1ha đất đồng
cỏ - có năng suất sinh học thấp hơn, hay nói cách khác, cần nhiều
diện tích đồng cỏ hơn để tạo ra được một trữ lượng sinh học bằng
trữ lượng sinh học của 1ha đất canh tác tạo ra.
4. Phương pháp tính và Công thức
Như đã nói ở trên, về cơ bản phương pháp EF là một phép so sánh
giữa nhu cầu của con người (Ecological Footprint - EF) với sức tải
sinh học (Biocapacity - BC). Do đó, ngoài việc tính toán EF ta cần
phải tính BC như một tiêu chuẩn để đánh giá độ bền vững của một
mô hình sống:
q Nhu cầu tiêu thụ của mô hình sống được thể hiện qua chỉ số
Ecological Footprint of Consumption: là tổng hợp của 6 thông số
đề cập trên đây.
q Sức tải sinh học là khả năng của hệ sinh thái của mô hình sống
đó trong việc tạo ra vật chất sinh học hữu dụng và hấp thụ chất thải,
được thể hiện qua chỉ số Total Biocapacity. Chỉ số này là tổng trữ
lượng của 5 loại đất tương ứng với các thông số đề cập trong mục
2, trừ Carbon Footprint).
q Sự chênh lệch giữa Ecological Footprint of Consumption và Total
Biocapacity được gọi là Ecological (Deficit) or Reserve. Thông số
này có thể âm hoặc dương - thể hiện sự bền vững hay không bền
vững của mô hình sống (xem ví dụ trong Bảng 1).
n Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có công thức tính EF và BC khác
nhau phụ thuộc vào điều kiện về sử dụng tài nguyên, lượng tiêu
Hình 1: Phân loại các diện tích cho năng suất sinh học
Bảng1 : EF và BC của một số nước được tính bởi GFN (số liệu năm 2010)
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝
SË 93 . 201820
thụ hay số liệu có đủ không. Nhưng đều theo công thức chung như
trong Sơ đ