Xác định tỷ lệ dương tính của Mycobacterium tuberculosis và Mycobacterirum khác mycobacterium tuberculosis trong các trường hợp lao da bằng phản ứng chuỗi polymerase (polymerase chain reaction)

Mở đầu: Lao da là bệnh hiếm gặp, việc chẩn đoán bệnh khó. Trước đây việc chẩn đoán lao da chủ yếu dựa vào lâm sàng, các phương pháp như soi, cấy vi khuẩn hoặc dựa vào giải phẫu bệnh thường có độ nhạy và độ đặc hiệu kém. Gần đây vai trò của các chủng Mycobacterium khác Mycobacterium tuberculosis (MOTT) đã được đặt ra và đã phát triển cùng với đại dịch nhiễm HIV, các chủng MOTT gây tổn thương da nhiều hơn chủng Mycobacterium tuberculosis (MT). Đặc biệt sự khác biệt về điều trị của chủng MT và MOTT đã đặt ra vấn đề phải chẩn đoán chính xác tổn thương lao da là do chủng nào. Ngày nay sinh học phân tử đã phát triển giúp chẩn đoán xác định một số bệnh mà các phương pháp thông thường còn hạn chế như lao da. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được giá trị của phản ứng chuỗi PCR trong chẩn đoán lao da do MT và MOTT. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca lâm sàng nghi ngờ lao cóc đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh từ 5/2010 đến 4/2011. Kết quả: Tổng cộng có 29 trường hợp lao cóc được nghiên cứu, trong đó tỷ lệ lao da do MT là 36%, tỷ lệ lao da do MOTT là 64%. Trong các xét nghiệm chẩn đoán lao da, IDR dương tính chỉ gợi ý đã nhiễm lao, giải phẫu bệnh có độ nhạy thấp 24% và không thể phân biệt nhiễm MT với MOTT, cấy vi khuẩn tuy là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhưng độ nhạy thấp 4%, còn phản ứng PCR có độ nhạy 84% và độ đặc hiệu 75%. Kết luận: Phản ứng PCR có ưu thế hơn IDR, giải phẫu bệnh, cấy vi khuẩn trong chẩn đoán lao da do MT và MOTT.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tỷ lệ dương tính của Mycobacterium tuberculosis và Mycobacterirum khác mycobacterium tuberculosis trong các trường hợp lao da bằng phản ứng chuỗi polymerase (polymerase chain reaction), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 198 XÁC ĐỊNH TỶ LỆ DƯƠNG TÍNH CỦA MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS VÀ MYCOBACTERIRUM KHÁC MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP LAO DA BẰNG PHẢN ỨNG CHUỖI POLYMERASE (POLYMERASE CHAIN REACTION) Nguyễn Thị Bích Liên*, Nguyễn Tất Thắng** TÓM TẮT Mở đầu: Lao da là bệnh hiếm gặp, việc chẩn đoán bệnh khó. Trước đây việc chẩn đoán lao da chủ yếu dựa vào lâm sàng, các phương pháp như soi, cấy vi khuẩn hoặc dựa vào giải phẫu bệnh thường có độ nhạy và độ đặc hiệu kém. Gần đây vai trò của các chủng Mycobacterium khác Mycobacterium tuberculosis (MOTT) đã được đặt ra và đã phát triển cùng với đại dịch nhiễm HIV, các chủng MOTT gây tổn thương da nhiều hơn chủng Mycobacterium tuberculosis (MT). Đặc biệt sự khác biệt về điều trị của chủng MT và MOTT đã đặt ra vấn đề phải chẩn đoán chính xác tổn thương lao da là do chủng nào. Ngày nay sinh học phân tử đã phát triển giúp chẩn đoán xác định một số bệnh mà các phương pháp thông thường còn hạn chế như lao da. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được giá trị của phản ứng chuỗi PCR trong chẩn đoán lao da do MT và MOTT. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca lâm sàng nghi ngờ lao cóc đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh từ 5/2010 đến 4/2011. Kết quả: Tổng cộng có 29 trường hợp lao cóc được nghiên cứu, trong đó tỷ lệ lao da do MT là 36%, tỷ lệ lao da do MOTT là 64%. Trong các xét nghiệm chẩn đoán lao da, IDR dương tính chỉ gợi ý đã nhiễm lao, giải phẫu bệnh có độ nhạy thấp 24% và không thể phân biệt nhiễm MT với MOTT, cấy vi khuẩn tuy là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhưng độ nhạy thấp 4%, còn phản ứng PCR có độ nhạy 84% và độ đặc hiệu 75%. Kết luận: Phản ứng PCR có ưu thế hơn IDR, giải phẫu bệnh, cấy vi khuẩn trong chẩn đoán lao da do MT và MOTT. Từ khóa: Mycobacterium tuberculosis, Mycobacterium khác Mycobacterium tuberculosis (MOTT), phản ứng chuỗi Polymerase. ABSTRACT DETERMINING THE POSITIVE RATE OF MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS AND MYCOBACTERIUM OTHER THAN MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS IN THE SKIN TUBERCULOSIS BY POLYMERASE CHAIN REACTION Nguyen Thi Bich Lien, Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 198 - 205 Background: Skin tuberculosis is an uncommon disease and difficult to be diagnosed. Formerly the diagnosis of this disease was mainly based on clinical features and other methods such as smear, culture or histopathology which often had poor sensitivity and specificity. Recently, the role of MOTT strains has been recognized and developed along with HIV/AIDS pandemic. These strains cause more skin lesions than MT strain. * Bệnh viện Da Liễu TP. HCM **Bộ môn Da Liễu – Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104, email: thangngtat@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 199 Especially the difference between the treatments of MT strain and MOTT strains leads to the issue of accurate indentification of the strain causing the tuberculosis lesion. Today, the development of molecular biology has enabled the confirmed diagnosis of some diseases such as skin tuberculosis that the conventional methods were still limited. Objective: To determine the value of polymerase chain reaction (PCR) in the diagnosis of skin tuberculosis due to MT and MOTT. Methods: This dercriptive case series study of tuberculosis verrucosa cutis (warty tuberculosis), clinically suspected patients of the outpatient department of Hospital of Dermato- Venereology, Ho Chi Minh City during the period from 5/2010 to 4/2011. Results: Of the 29 tuberculosis verrucosa cutis diagnosed patients, 36% had cutaneous tuberculosis due to MT and 64% cutaneous tuberculosis due to MOTT. In diagnosis of cutaneous tuberculosis, positive IDR only suggests tuberculosis infection, histopathology has a low sensitivity of 24% and can not distinguish between MOTT and MT infections, although bacterial culture is a golden standard for diagnosis, it still has a low sensitivity of 4%. PCR has a sensitivity of 84% and a specificity of 75%. Conclusions: PCR has the advantage over IDR, histopathology, bacterial culture in the diagnosis of skin tuberculosis due to MT and MOTT. Keywords: Mycobacterium tuberculosis, Mycobacterium khác Mycobacterium tuberculosis (MOTT), Polymerase chain reaction (PCR). ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lao là bệnh nhiễm khuẩn do Mycobacterium tuberculosis gây ra, cho đến nay vẫn thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà chuyên môn trên thế giới vì tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, di chứng và hậu quả về mặt kinh tế xã hội đi kèm. Nhất là trong những năm gần đây, sự lan rộng của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải đã ảnh hưởng nặng nề đối với bệnh lao ở những nước đang phát triển. Đối với da, vi khuẩn lao cũng xâm nhập qua da và gây nên nhiều dạng lâm sàng như lao cóc, gôm lao, lupút lao, loét lao, ban lao Tại Việt Nam, trong các dạng lao da, lao cóc là dạng phổ biến nhất theo các công trình nghiên cứu trước đây. Tuy tỷ lệ bệnh lao da không cao như những bệnh ngoài da khác nhưng việc chẩn đoán bệnh khó. Trước đây, việc chẩn đoán lao da chủ yếu dựa vào lâm sàng, các phương pháp khác như khảo sát trực tiếp vi khuẩn bằng kính hiển vi hay nuôi cấy từ các mẫu bệnh phẩm hoặc dựa vào kết quả sinh thiết da thường có độ đặc hiệu và độ nhạy kém. Hơn nữa gần đây, vai trò của các chủng Mycobacterium khác Mycobacterium tuberculosis (MOTT) càng được đặt ra và tầm quan trọng về lâm sàng của các chủng này đã phát triển cùng với dịch nhiễm HIV. Các chủng MOTT có mặt khắp nơi trong đất, nước và gây tổn thương da nhiều hơn chủng Mycobacterium tuberculosis (MT). Đặc biệt sự khác biệt về điều trị của chủng MT và MOTT đã đặt ra vấn đề phải chẩn đoán chính xác tổn thương lao da là do chủng nào. Từ trước đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào thực hiện để đánh giá tình trạng nhiễm MT và MOTT trên tổn thương lao da. Do đó, để đánh giá tỷ lệ dương tính của nhiễm MT và MOTT trên da phải cần những kỹ thuật chẩn đoán nhanh, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Ngày nay sinh học phân tử đã mở ra nhiều hướng đối với việc chẩn đoán xác định một số bệnh mà các phương pháp thông thường còn hạn chế hay chưa thực hiện được trong đó có bệnh lao(1,8). Đã có nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu về lĩnh vực này và đã có những kết quả tốt. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 200 Với mong muốn giúp chẩn đoán nhanh, chính xác, cũng như xác định tỷ lệ dương tính của nhiễm MT và MOTT trên bệnh nhân lao da, đề tài đã được thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định được giá trị của phản ứng chuỗi PCR trong chẩn đoán lao da do MT và MOTT. Mục tiêu chuyên biệt Xác định được tỷ lệ dương tính của nhiễm MT và MOTT trên bệnh nhân lao da. So sánh PCR và các phương pháp khác trong chẩn đoán lao da do MT và MOTT. Xác định được độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng chuỗi PCR trong chẩn đoán lao da do MT và MOTT. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Dân số nghiên cứu 29 bệnh nhân có thương tổn là mảng sùi màu đỏ tím tiến triển ly tâm, lâm sàng hướng đến chẩn đoán lao cóc đến khám tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5/2010 đến tháng 4/2011. Tiêu chuẩn chọn mẫu Nghiên cứu chọn lao cóc vì đây là dạng thường gặp nhất trong các dạng lao da. Tất cả các bệnh nhân thoả các điều kiện sau sẽ được chọn vào nghiên cứu. Được chẩn đoán dạng lao da (lao cóc) trên lâm sàng với các triệu chứng: mảng sùi màu đỏ tím, tiến triển chậm, ly tâm, tẩm nhuận, bóp đau và chảy mủ. Không có chống chỉ định thuốc kháng lao. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Không tuân thủ điều trị kháng lao. Ngưng thuốc kháng lao với bất cứ lý do gì. Dị ứng với thuốc, viêm gan do thuốc. Có thai, ngưng điều trị vì lý do khác. Phương pháp nghiên cứu Các bước tiến hành BN được chọn sẽ được khám và làm bệnh án theo mẫu riêng. Được tiến hành làm các xét nghiệm chẩn đoán. Điều trị theo nguyên nhân và theo dõi đánh giá đáp ứng điều trị. Chúng tôi xem đáp ứng điều trị với thuốc kháng lao hay thuốc điều trị MOTT là tiêu chuẩn chẩn đoán lao da do MT hay MOTT. Các xét nghiệm chẩn đoán XN thường quy: CTM, VS. XN chẩn đoán: - IDR. Sinh thiết da làm giải phẫu bệnh, cấy vi khuẩn, phản ứng PCR. Xét nghiệm giải phẫu bệnh được thực hiện tại phòng Giải phẫu bệnh – BV. Da liễu TP.HCM. Cấy vi khuẩn tại khoa Vi sinh BV. Phạm Ngọc Thạch và phản ứng PCR tiến hành ở công ty Nam Khoa. Phân tích số liệu Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 14.0. Kết quả thống kê mô tả được tính theo tần số, tỷ lệ % và được trình bày dưới hình thức bảng. Kết quả thống kê phân tích dùng phép kiểm Chi bình phương với độ tin cậy 95%, rút ra kết quả, đối chiếu với các xét nghiệm khác như cấy vi khuẩn, giải phẫu bệnh, IDR, PCR. Tính độ nhạy và độ đặc hiệu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 5/2010 đến 4/2011 có 29 trường hợp lao cóc được chọn vào nhóm nghiên cứu với kết quả như sau. Một số đặc điểm dịch tễ học Phái tính Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 201 Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (62,1% so với 37,9%). Tuổi Nhỏ nhất là 17, lớn nhất là 58, tuổi trung bình là 39,6912,22, đa số thuộc nhóm tuổi 31-40 (31%). Nơi cư trú Đa số ở các tỉnh (68,96%). Nghề nghiệp Nông dân và công nhân chiếm đa số (55,16%). Trình độ học vấn Phần lớn có trình độ cấp 2 (48,27%). Đặc điểm lâm sàng Tất cả sang thương đều có những đặc điểm lâm sàng điển hình của dạng lao cóc. Kích thước sang thương: sang thương kích thước trung bình (20-50cm2) chiếm 34,5%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 84,66  93,00 tháng. Không ghi nhận được tiền căn lao của cá nhân cũng như gia đình bệnh nhân. Kết quả các xét nghiệm trong chẩn đoán lao da Phản ứng lao tố (IDR): tất cả 29 trường hợp đều dương tính. Đường kính nhỏ nhất 2mm, đường kính lớn nhất 22mm. Giải phẫu bệnh Hình ảnh GPB Số ca Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn Lao cóc 7 24.1 24.1 Viêm da mạn 22 75.9 100.0 Tổng 29 100.0 Nhận xét: 24,1% có hình ảnh giải phẫu bệnh là lao da. Cấy vi khuẩn Một trường hợp cấy vi khuẩn có kết quả Mycobacterium tuberculosis. Phản ứng PCR PCR Số ca Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn MT 6 20.7 20.7 MOTT 16 55.2 75.9 Âm tính 7 24.1 100.0 Tổng 29 100.0 Nhận xét: Tỷ lệ phát hiện MT là 20,7%, tỷ lệ phát hiện MOTT là 55,2%. Trong 16 trường hợp MOTT, định danh được 5 trường hợp (2 trường hợp là M. marium, 1 trường hợp M. smegmatis, 1 trường hợp M.intracellulare, 1 trường hợp M. genavense). Kết quả điều trị PCR Điều trị Tổng RHZ Sulfa+ Doxy Clari +Cipro Rifa + Clari MT 6 0 0 0 6 MOTT 0 11 2 3 16 Âm tính 4 3 0 0 7 Tổng 10 14 2 3 29 Nhận xét Các trường hợp PCR MT (+) Sau điều trị bằng phác đồ RHZ, tất cả sang thương (100%) đều lành trong vòng 8-14 tuần. Bệnh nhân vẫn tiếp tục điều trị đủ thời gian của phác đồ điều trị lao. Các trường hợp MOTT (+) 1 trường hợp không đáp ứng sau 4 tuần điều trị, đổi Itraconazol đáp ứng sau 8 tuần. 4 trường hợp đáp ứng chậm sau 4 tuần, đổi Clarithromycin + Ciprofloxacin đáp ứng tốt, các trường hợp này đều là những trường hợp thời gian mắc bệnh kéo dài > 2 năm. 1 trường hợp tổn thương sùi nhiều phải phối hợp phẫu thuật cắt bỏ. Các truờng hợp MOTT âm tính Truờng hợp (15) điều trị thử bằng Trimethoprim/ Sulfamethoxazole + Doxycycline có đáp ứng. Trường hợp (18,24) không đáp ứng với Trimethoprim/ Sulfamethoxazol, chấm nitơ lỏng sang thương lành sau 4-6 tuần. Trường hợp (23) PCR MT (), PCR MOTT (), lâm sàng điển hình, thời gian mắc bệnh lâu 20 năm, chúng tôi quyết định điều trị MT, sau 8 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 202 tuần không đáp ứng, điều trị Itraconazol đáp ứng sau 8 tuần. Có 1 trường hợp (26) PCR MT (), PCR MOTT () nhưng do bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng điển hình, thời gian mắc bệnh đã 20 năm, nên chúng tôi quyết định điều trị MT, kết quả giảm 30% sau 2 tuần, khỏi bệnh sau 12 tuần. Trường hợp (3) PCR MT (), PCR MOTT () nhưng kết quả cấy dương tính, chúng tôi điêu trị MT, kết quả sang thương lành sau 8 tuần. Trường hợp (17) PCR MT (), PCR MOTT () nhưng giải phẫu bệnh lý cho hình ảnh lao da, lâm sàng điển hình chúng tôi điều trị MT sang thương lành sau 10 tuần. Như vậy, nếu xem kết quả điều trị là tiêu chuẩn để hỗ trợ chẩn đoán thì sau điều trị: 9 trường hợp là MT. 16 trường hợp là MOTT. 2 truờng hợp là nấm sâu. 2 trường hợp chưa rõ chẩn đoán (có thể là mụn cóc bội nhiễm, có thể là dày sừng bội nhiễm). Do đó tỷ lệ nhiễm MT trên bệnh nhân lao da là 36% và tỷ lệ nhiễm MOTT là 64%. So sánh PCR và các XN chẩn đoán lao khác Độ nhạy và độ đặc hiệu của PCR trong chẩn đoán lao da: Chẩn đoán PCR Lao Không Lao Tổng Dương tính (a) 21 (b) 1 (a+b) 22 Âm tính (c) 4 (d) 3 (c+d) 7 Tổng (a +c) 25 b+d) 4 (a+b+c+d) 29 2 = 6,55 p = 0,03 <0,05. Độ nhạy: a/a+c = 84%. Độ đặc hiệu: d/b+d = 75%. Giá trị tiên đoán dương: a/a+b = 95,45%. Giá trị tiên đoán âm: d/c+d = 42,85%. So sánh kết quả PCR và IDR Bệnh IDR Lao Không Lao Tổng Dương 19 1 20 Âm 6 3 9 Tổng 25 4 29 2 = 4,19 p>0,05. Độ nhạy: 76%. Độ đặc hiệu: 75%. Giá trị tiên đoán dương: 95%. Giá trị tiên đoán âm: 33,33%. So sánh kết quả PCR và cấy vi khuẩn Bệnh Cấy Lao Không Lao Tổng Dương 1 0 1 Âm 24 4 28 Tổng 25 4 29 2 = 0,166 p> 0,05. Độ nhạy: 4%. Độ đặc hiệu: 100%. Giá trị tiên đoán dương: 100%. Giá trị tiên đoán âm: 13,79%. Nhận xét: Cấy vi khuẩn có độ đặc hiệu cao (100%) nhưng độ nhạy thấp (4%). So sánh kết quả PCR và giải phẫu bệnh Bệnh Giải Phẫu Bệnh Lao Không Lao Tổng Lao cóc 6 1 7 Viêm da mạn 19 3 22 Tổng 25 4 29 2 = 0,002 p> 0,05. Độ nhạy: 24%. Độ đặc hiệu: 75%. Giá trị tiên đoán dương: 85,71%. Giá trị tiên đoán âm: 13,63%. Nhận xét: Xét nghiệm giải phẫu bệnh có độ nhạy là 24% và độ đặc hiệu là 75%. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp chẩn đoán PP chẩn đoán Độ nhạy % Độ đặc hiệu % Giá trị tiên đoán dương % Giá trị tiên đoán âm % PCR 84 75 95,45 42,85 Giải phẫu bệnh 24 77 85,71 13,63 Cấy 04 100 100 13,79 IDR 76 75 95 33,33 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 203 Nhận xét: Trong các phương pháp chẩn đoán lao da, PCR là xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn các xét nghiệm khác. BÀN LUẬN Tình hình dịch tễ, đặc điểm lâm sàng của bệnh lao da Dịch tễ học: nhiều tác giả cũng nhận định phù hợp với kết quả nghiên cứu như tỷ lệ mắc bệnh của nam nhiều hơn nữ, tuổi mắc bệnh thường gặp là độ tuổi trung niên (31-40 tuổi)(12,7). Lao da gặp nhiều ở các đối tượng công nhân, nông dân là hợp lý vì trong quá trình lao động các đối tượng này dễ bị chấn thương ở chân tay, tạo điều kiện cho vi khuẩn lao xâm nhập vào da(6). Đặc điểm lâm sàng: tất cả sang thương đều có biểu hiện lâm sàng điển hình của dạng lao cóc (mảng sùi đỏ tím, tiến triển ly tâm, bóp đau), là dạng lao da chiếm đa số theo nghiên cứu của nhiều tác giả. Thời gian mắc bệnh của các bệnh nhân trung bình từ 84,66  93,00 tháng, tương đối kéo dài, có lẽ do lao da không gây các biến chứng trầm trọng nên bệnh nhân không quan tâm(6). Giá trị các xét nghiệm trong chẩn đoán lao da Các xét nghiệm thường quy như công thức máu, VS không có giá trị trong chẩn đoán lao da. Phản ứng lao tố IDR dương tính chỉ có ý nghĩa gợi ý đã nhiễm lao. Xét nghiệm giải phẫu bệnh Theo nghiên cứu, giải phẫu bệnh chỉ giúp phát hiện 24,1% các trường hợp lao da. So sánh với nghiên cứu của nhiều tác giả như Negi (73,5%), Umapathy (88%), Zouhair (57%), Garcia (70,6%), Fenniche (96%), Ngọc Mỹ (15,38%), Nguyễn Thị Vân (37,5%). Tỷ lệ phát hiện lao da bằng giải phẫu bệnh thay đổi như trên có thể phụ thuộc vào kinh nghiệm người đọc và phản ứng u hạt dạng củ khó phân biệt với các bệnh da mãn tính khác như nấm sâu, sarcoidoise. Mặt khác, giải phẫu bệnh không thể phân biệt được lao da do MT hay MOTT(Error! Reference source not found.,12). Do đó giải phẫu bệnh có mặt hạn chế trong chẩn đoán lao da. Cấy vi khuẩn Cấy vi khuẩn dương tính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lao da, nhưng do lao da là thể lao ít vi khuẩn nên rất khó tìm được sự hiện diện của vi khuẩn lao ở sang thương(1,4,8). Tỷ lệ cấy vi khuẩn dương tính trên môi trường Lowenstein-Jensen theo Zouhair (9%), Negi (29,4%), Garcia (77,8%). Kết quả của nghiên cứu là 3,8%. Do tỷ lệ dương tính thấp của cấy vi khuẩn và thời gian cho kết quả lâu (4 -6 tuần) đã làm hạn chế sử dụng kết quả cấy trong chẩn đoán lao da. Phản ứng chuỗi PCR PCR giúp phát hiện 20,7% dương tính chủng MT và 55,2% dương tính chủng MOTT; trong 16 trường hợp MOTT định danh được 5 trường hợp. Nghiên cứu đã thực hiện phản ứng PCR trên mẫu bệnh phẩm da và cho kết quả khả quan. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của nhiều tác giả như Arora (60% dương tính MT), Negi (PCR dương tính 79,4%), Patmavathy (PCR dương tính 62,2%). Mặt khác PCR còn giúp phân biệt lao da do MT và MOTT, chính điều này đã giúp bệnh nhân giảm được chi phí, thời gian điều trị. Việc phát hiện các chủng MOTT trên tổn thương lao da đã phù hợp với kết quả của nhiều tác giả là tỷ lệ nhiễm MOTT ngày càng gia tăng(1,2,3,10). PCR có ưu điểm hơn các xét nghiệm khác trong chẩn đoán lao da là cho kết quả nhanh (24-48h) nên có giá trị trong chẩn đoán lao sớm(11). Đồng thời, PCR cho phép xác định ngay là nhiễm lao mà không cần làm thêm các xét nghiệm vi sinh xác định vì với PCR sẽ phát hiện đoạn ADN đích chỉ đặc hiệu cho MT hay MOTT(8). Tuy nhiên qua nghiên cứu PCR không phát hiện được 4 trường hợp lao da, trong đó có 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 204 trường hợp cấy dương tính, và PCR lại dương tính ở 1 trường hợp không phải lao. Do đó PCR cũng có mặt hạn chế. Kết quả điều trị Tóm lại sau phối hợp giải phẫu bệnh, nuôi cấy vi khuẩn, PCR và điều trị, trên quần thể bệnh nhân lao da tỷ lệ nhiễm MT là 36% và MOTT là 64%. Theo Abdalla, nghiên cứu ở Brazil nguyên nhân lao da do MT là 42%, do MOTT là 58%(6). Như vậy, ở Việt Nam sự xuất hiện các chủng MOTT đã được phát hiện và khả năng gây bệnh của chúng ngày càng nhiều, cần được chú ý về mặt dịch tễ và có hướng dẫn điều trị phù hợp. Hơn nữa, lao da là thể bệnh hiếm gặp, luôn thách thức các bác sĩ lâm sàng, vi sinh và giải phẫu bệnh trong việc chẩn đoán. Vai trò gây bệnh của các chủng MOTT trên tổn thương da ngày càng nhiều, cần phải được quan tâm để có thể chẩn đoán và điều trị chính xác. So sánh PCR với các xét nghiệm chẩn đoán lao khác Trong việc chẩn đoán lao da do MT và MOTT, phản ứng PCR có độ nhạy 84% và độ đặc hiệu 75% cao hơn xét nghiệm giải phẫu bệnh lý và nuôi cấy vi khuẩn. Hơn nữa, khi so sánh phản ứng chuỗi PCR và các xét nghiệm khác như giải phẩu bệnh và cấy vi khuẩn để chẩn đoán lao da thì giải phẫu bệnh có độ nhạy cảm thấp (24%) và không giúp phân biệt nhiễm MT và MOTT. Còn cấy vi khuẩn tuy là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhưng độ nhạy rất thấp (4%) và thời gian có kết quả lâu. Do đó, việc chẩn đoán đúng và sớm là điều rất cần thiết trong việc quản lý và điều trị bệnh nhân lao da, cho nên trong điều kiện giải phẫu bệnh và cấy vi khuẩn còn hạn
Tài liệu liên quan