Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu là (1) xác định tỷ lệ lỗ chóp không nằm ngay đỉnh chóp, (2) xác định vị trí và tọa độ trên mặt phẳng ngang của lỗ chóp răng cửa bên hàm trên, lấy đỉnh chóp giải phẫu làm gốc tọa độ, (3) xác định khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giải phẫu của răng cửa bên hàm trên, (4) so sánh vị trí lỗ chóp, khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giữa răng cửa bên hàm trên bên phải và bên trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 67 răng cửa bên hàm trên của người còn nguyên vẹn. Răng được làm sạch, mở tủy và xác định lỗ chóp bằng trâm dũa K. Dùng kính lúp X3 và kính hiển vi X30 để xác định vị trí lỗ chóp so với đỉnh chóp chân răng cửa bên hàm trên. Sau đó, mỗi răng sẽ được quan sát và chụp hình lại dưới kính hiển vi nổi X30 để tiến hành đo đạc khoảng cách giữa lỗ chóp và đỉnh chóp răng giải phẫu. Tất cả số liệu được ghi nhận và xử lý bằng phần mềm Excel. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ răng cửa bên hàm trên có lỗ chóp nằm lệch khỏi đỉnh chóp là 47,76%. Trong đó, tỉ lệ răng có lỗ chóp lệch gần chiếm tỉ lệ cao nhất 40,63%, phía ngoài 31,25%, phía trong 18,75%, phía xa 9,37%. Khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp là 0,64 ± 0,34 mm. Kết luận: Khoảng 50% lỗ chóp răng cửa bên hàm trên có thể không nằm ngay đỉnh chóp mà phân bố xung quanh đỉnh chóp. Trong đó, vị trí của lỗ chóp lệch về phía gần chiếm tỉ lệ cao nhất. Khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giữa bên phải và bên trái xấp xỉ nhau.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định vị trí của lỗ chóp răng cửa bên hàm trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 202
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA LỖ CHÓP RĂNG CỬA BÊN HÀM TRÊN
Dương Hoàng Ngân*, Đinh Thị Khánh Vân*, Phạm Văn Khoa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu là (1) xác định tỷ lệ lỗ chóp không nằm ngay đỉnh chóp, (2) xác định vị
trí và tọa độ trên mặt phẳng ngang của lỗ chóp răng cửa bên hàm trên, lấy đỉnh chóp giải phẫu làm gốc tọa độ, (3)
xác định khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giải phẫu của răng cửa bên hàm trên, (4) so sánh vị trí
lỗ chóp, khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giữa răng cửa bên hàm trên bên phải và bên trái.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 67 răng cửa bên hàm
trên của người còn nguyên vẹn. Răng được làm sạch, mở tủy và xác định lỗ chóp bằng trâm dũa K. Dùng kính
lúp X3 và kính hiển vi X30 để xác định vị trí lỗ chóp so với đỉnh chóp chân răng cửa bên hàm trên. Sau đó, mỗi
răng sẽ được quan sát và chụp hình lại dưới kính hiển vi nổi X30 để tiến hành đo đạc khoảng cách giữa lỗ chóp và
đỉnh chóp răng giải phẫu. Tất cả số liệu được ghi nhận và xử lý bằng phần mềm Excel.
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ răng cửa bên hàm trên có lỗ chóp nằm lệch khỏi đỉnh chóp là 47,76%. Trong đó, tỉ
lệ răng có lỗ chóp lệch gần chiếm tỉ lệ cao nhất 40,63%, phía ngoài 31,25%, phía trong 18,75%, phía xa 9,37%.
Khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp là 0,64 ± 0,34 mm.
Kết luận: Khoảng 50% lỗ chóp răng cửa bên hàm trên có thể không nằm ngay đỉnh chóp mà phân bố xung
quanh đỉnh chóp. Trong đó, vị trí của lỗ chóp lệch về phía gần chiếm tỉ lệ cao nhất. Khoảng cách trung bình giữa
lỗ chóp và đỉnh chóp giữa bên phải và bên trái xấp xỉ nhau.
Từ khóa: Chóp răng giải phẫu, lỗ chóp, răng cửa bên hàm trên, ống tủy, kính hiển vi.
ABSTRACT
THE RELATIONSHIP OF THE APICAL FORAMEN TO THE ANATOMIC APEX OF THE MAXILLARY
LATERAL INCISORS
Duong Hoang Ngan, Đinh Thi Khanh Van, Pham Van Khoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 202 - 206
Objectives: The objectives of this study was to evaluate (1) the incidence of apical foramen deviated from the
anatomic apex, (2) the topography and deviation of apical foramen from the anatomic apex, (3) the average
distance between the apical foramen and the anatomic apex, (4) the average distance and deviation of apical
foramen from root apex between maxillary right and left lateral incisors.
Materials and method: The apical regions of 67 maxillary lateral incisors were prepared and examined first
to see if the apical foramen was deviated from the anatomic apex. For those with deviation, the distance from the
foramen to the anatomic apex of the root was then measured.
Results: The opening of the apical foramen was central in 52.24% of the 67 lateral incisors in our study;
47.76 % of apical foramen was not found at the root apex among which 40.63% was to the mesial, 31.25% to the
buccal and 18.75% to the palatal. Distal deviation presented the lowest percentage at 9.37%. The average distance
between the anatomic apex and the apical foramen in this study was found to be 0.64 ± 0.34 mm. The most
common direction of deviation was to the mesial (50%) on upper right lateral incisors while on upper left lateral
incisors, the percentage of mesial and buccal deviation were equal at 35%. The average deviation distance on right
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Dương Hoàng Ngân ĐT: 0902445454 Email: hoangngansusu@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 203
and left lateral incisors was 0.61mm and 0.65 mm respectively.
Conclusion: The findings of our study showed that approximately 50% of lateral incisors had their apical
foramen not at the same position with their root apex. The most frequent deviation was to the mesial. The average
deviation distance was similar between right and left lateral incisors. These results suggested that working length
of endodontic treatment should never exceed 1 mm short of the radiographic apex.
Key words: Anatomic apex, apical foramen, maxillary lateral incisor, root canal, microscope.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiến thức về giải phẫu vùng chóp chân
răng có tầm quan trọng đặc biệt trong điều trị
nội nha. Chóp chân răng là ranh giới phía ngoài
của chân răng và không đồng nghĩa với điểm
tận cùng của ống tủy. Thông thường, nơi mở ra
của ống tủy (lỗ chóp) không nằm ngay tại điểm
tận cùng của chân răng. Các nghiên cứu trên
thế giới đã ghi nhận 50% - 98% răng có lỗ chóp
không nằm ngay tại đỉnh chóp và khoảng cách
trung bình giữa hai cấu trúc này là 0,3-0,6
mm(11,13). Ở những răng trước, lỗ chóp giải phẫu
cách chóp chân răng trung bình là 0,5-2mm(12).
Do vậy, trong quá trình tạo dạng và trám bít
ống tủy, nếu đưa dụng cụ và vật liệu đến điểm
tận cùng của chân răng trên phim tia X thì có
thể là đã đưa dụng cụ, vật liệu quá chóp, sẽ tạo
dạng, trám bít ống tủy dư và có nguy cơ gây
nhiều biến chứng sau điều trị(12).
Răng cửa bên hàm trên là răng có nhiều
thay đổi nhất trong bộ răng sau răng khôn(12).
Morfis(11) khảo sát răng cửa hàm trên đã kết
luận tỉ lệ 92,1% răng có một lỗ chóp. Nghiên
cứu cũng đã kết luận chỉ có 40,5% lỗ chóp
định vị ngay tại chóp. Tại Việt Nam, sự không
trùng nhau của hai cấu trúc này đã thể hiện
qua nghiên cứu của Tạ Tố Trân mô tả hình
dạng hốc tủy của 29 tiêu bản răng cửa hàm
trên sau khi được làm trong suốt(14).
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ lỗ chóp không nằm ngay đỉnh
chóp.
Xác định vị trí và tọa độ trên mặt phẳng
ngang của lỗ chóp răng cửa bên hàm trên, lấy
đỉnh chóp giải phẫu làm gốc tọa độ.
Xác định khoảng cách trung bình giữa lỗ
chóp và đỉnh chóp giải phẫu của răng cửa bên
hàm trên.
So sánh vị trí lỗ chóp, khoảng cách trung
bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giữa răng cửa
bên hàm trên bên phải và bên trái.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Gồm 67 răng cửa bên vĩnh viễn hàm trên của
người đã nhổ, hội đủ các tiêu chí chọn mẫu như
sau: răng đã đóng chóp, chân răng và chóp răng
còn nguyên vẹn.
Phương pháp nghiên cứu
Xử lí răng trước khi quan sát
Răng được ngâm trong nước muối sinh lí ở
nhiệt độ phòng, tạo lối vào buồng tủy bằng các
mũi khoan mở tủy, bơm rửa ống tủy bằng dung
dịch NaOCl 2,5%, rửa tất cả răng dưới vòi nước,
thổi khô răng.
Xác định vị trí lỗ chóp so với đỉnh chóp
Dùng trâm dũa K số 10 đưa vào ống tủy đến
khi thấy đầu trâm đi ra ở lỗ chóp, dùng kính lúp
quan sát, sau đó dùng kính hiển vi và chụp hình
lại để xác định vị trí của lỗ chóp ở vùng chóp
chân răng giải phẫu theo Grossman (1965)(6) và
với qui ước sau: trên mặt phẳng ngang, tại đỉnh
chóp, các đường phân giác chia các phía chuẩn
giải phẫu thành các phần ngoài, trong, gần, xa.
Xác định khoảng cách giữa lỗ chóp so với đỉnh
chóp
Dưới kính hiển vi nổi X30, ghi nhận hình ảnh
vùng chóp chân răng của mỗi răng bằng máy
chụp hình kĩ thuật số, sử dụng phần mềm vi tính
AutoCAD 2007 đo đạc khoảng cách giữa hai
điểm: điểm về phía mặt nhai nhất của lỗ chóp và
điểm cuối nhất của chóp chân răng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 204
Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả số liệu được ghi nhận và xử lý bằng
phần mềm Excel.
KẾT QUẢ
Vị trí lỗ chóp răng cửa bên vĩnh viễn hàm
trên
Tất cả răng nghiên cứu đều có một lỗ chóp
chính. Kết quả ghi nhận có 32 răng có lỗ chóp
không ở ngay đỉnh chóp với tỷ lệ 47,76%. Tỷ lệ
răng có lỗ chóp ở ngay chóp là 52,24%. So sánh
hai tỷ lệ cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa
(p>0,05).
Bảng 1: Vị trí của lỗ chóp.
Vị trí Ngay chóp Lệch khỏi chóp Tổng cộng
Số răng 35 32 67 răng
Tỉ lệ 52,24% 47,76% 100%
So sánh: p=0,74* > 0,05 : Sự khác biệt không có ý nghĩa.
*: Test Z
Hướng lệch của lỗ chóp răng cửa bên hàm
trên so với đỉnh chóp
Chúng tôi nhận thấy răng có lỗ chóp lệch về
phía gần chiếm tỉ lệ cao nhất.
Bảng 2: Vị trí của lỗ chóp răng cửa bên hàm trên lệch
về các hướng ngoài, trong, gần, xa so với đỉnh chóp.
Vị trí Ngoài Trong Gần Xa Tổng cộng
Số R 10 6 13 3 32
Tỉ lệ 31,25% 18,75% 40,63% 9,37% 100%
Vị trí và tọa độ của lỗ chóp răng cửa bên
hàm trên
Lấy đỉnh chóp giải phẫu làm gốc tọa độ:
- Trên mặt phẳng ngang: Hình chiếu trên
mặt phẳng ngang cho thấy lỗ chóp lệch về phía
gần so với đỉnh chóp chiếm 40,63%.
- Khoảng cách từ lỗ chóp (lệch ngoài và lệch
trong) đến đỉnh chóp: 0,61 ± 0,39.
- Khoảng cách giữa lỗ chóp lệch về phía gần
và đỉnh chóp: 0,73 ± 0,34.
- Khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp lệch
về phía xa và đỉnh chóp: 0,39 ± 0,16.
Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi
nhận thấy răng có lỗ chóp lệch về phía gần
chiếm tỉ lệ cao nhất và khoảng cách trung bình
giữa lỗ chóp và đỉnh chóp cũng cao nhất so với
các hướng lệch còn lại. Khoảng cách trung bình
giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giải phẫu của răng
cửa bên hàm trên là: 0,64 0,34 mm.
So sánh khoảng cách giữa lỗ chóp và đỉnh
chóp ở răng cửa bên hàm trên bên phải và
trái
Chúng tôi nhận thấy khoảng cách trung bình
giữa lỗ chóp và đỉnh chóp giữa răng cửa bên
hàm trên bên phải và bên trái là xấp xỉ nhau.
So sánh vị trí của lỗ chóp giữa răng cửa bên
hàm trên bên phải và bên trái
Ở răng cửa bên hàm trên bên phải, lỗ chóp
lệch về phía gần chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong khi
đó, ở răng cửa bên hàm trên bên trái, tỉ lệ lỗ chóp
lệch về phía gần và phía ngoài là ngang nhau.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỉ
lệ lỗ chóp trùng với đỉnh chóp ở răng cửa bên
hàm trên là 52,24%. Tỉ lệ này cao hơn so với
nghiên cứu của Morfis (1994)(11) (40,5%), Martos
(2009)(9) (40%), nhưng tỉ lệ này bằng với kết quả
nghiên cứu của Al-Qudah (2006)(1) là 52,2%.
Tỉ lệ lỗ chóp không trùng với đỉnh chóp
được chúng tôi ghi nhận ở răng cửa bên hàm
trên là 47,76%. Tỉ lệ này thấp hơn so với nghiên
cứu của Sandra Maria Alves Sayão Maria (2005)
(60,1%) và nghiên cứu của Tạ Tố Trân (2005)(14)
(65,17%.). Kết quả của chúng tôi bằng với tỉ lệ
47,8% lỗ chóp lệch khỏi đỉnh chóp trong nghiên
cứu của Al-Qudah (2006)(1).
Trong các lỗ chóp không trùng với đỉnh chóp
chân răng, lệch gần chiếm tỉ lệ cao nhất với
40,63%, kế đến là lệch ngoài và lệch trong với
31,25% và 18,75%, thấp nhất là lệch xa với 9,37%.
Phát hiện này rất có ý nghĩa trong thực hành
lâm sàng nội nha trong giai đoạn chụp phim xác
định chiều dài làm việc(6). Khi lỗ chóp ống tủy
nằm trùng với hướng chụp X quang thì không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 205
thể xác định được lỗ chóp ống tủy trên phim. Do
đó, để có được chiều dài ống tủy chính xác, cần
phối hợp nhiều phương pháp đo như: chụp
phim tia X, định vị chóp bằng dụng cụ điện tử,
côn giấy và theo cảm giác tay(8).
Bên cạnh đó, khoảng cách trung bình giữa
lỗ chóp và đỉnh chóp của răng cửa bên hàm
trên cũng được chúng tôi ghi nhận trong
nghiên cứu này. Cụ thể, khoảng cách trung
bình giữa lỗ chóp và đỉnh chóp lớn nhất là ở
phía gần là 0,73 mm, kế đến là phía trong
khoảng 0,61 mm, phía ngoài khoảng 0,60 mm,
thấp nhất là phía xa với 0,39 mm. Khoảng cách
trung bình của tất cả mẫu răng cửa bên hàm
trên được ghi nhận là 0,64 mm.
Như vậy, với khoảng cách trung bình từ
đỉnh chóp đến điểm về phía mặt nhai nhất của lỗ
chóp lệch về phía xa là 0,39 mm, đây là kết quả
trung bình thấp nhất của khoảng cách giữa lỗ
chóp và đỉnh chóp trong các phía ngoài, trong,
gần, xa. Kết quả này thấp hơn so với số liệu ghi
nhận 0,44 mm của Mizutani (1992)(10) quan sát
trên 90 răng trước hàm trên và 0,49 mm của
Burch (1972)(3) khảo sát 100 răng cửa hàm trên.
Trong khi đó, với khoảng cách 0,73 mm giữa lỗ
chóp và đỉnh chóp lệch về phía gần, kết quả này
cao hơn nghiên cứu của Marroquin (2004)(8)
(0,71mm), nhưng thấp hơn kết quả của Sandra
Maria Alves Sayão Maia và cộng sự (2005) (0,75
mm). Sau cùng, nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp và
đỉnh chóp của 67 răng cửa bên hàm trên là 0,64
mm. Kết quả này xấp xỉ với kết quả ghi nhận
được trong nghiên cứu của Morfis (1994)(11) (0,61
mm) và Martos (2009)(9) (0,69 mm).
Cả hai nhóm răng đều có lỗ chóp lệch về các
phía ngoài, trong, gần, xa. Đa số răng cửa bên
bên phải có lỗ chóp lệch về phía gần. Trong khi
đó, ở răng cửa bên bên trái, các răng có lỗ chóp
lệch về phía gần và phía ngoài chiếm tỉ lệ cao
bằng nhau. Khoảng cách trung bình giữa lỗ chóp
giải phẫu và đỉnh chóp chân răng giữa bên phải
và bên trái xấp xỉ nhau: 0,61 mm và 0,65 mm.
Như vậy, giữa bên phải và bên trái không có sự
khác biệt về vị trí lỗ chóp và khoảng cách giữa
đỉnh chóp và lỗ chóp giải phẫu mặc dù vẫn tồn
tại một tỉ lệ khá cao răng bên phải có lỗ chóp
nằm lệch về phía gần so với các phía khác và so
với răng cửa bên bên trái.
Trong đề tài này, với mẫu 67 răng cửa bên
hàm trên được thu thập từ các bệnh nhân Việt
Nam, chúng tôi không nhận thấy trường hợp
nào răng có trên 1 lỗ chóp. Tuy nhiên, một số
nghiên cứu khảo sát vùng chóp răng cửa hàm
trên đã tìm thấy hơn 1 lỗ chóp, như kết quả 5,3%
răng cửa hàm trên có hơn 1 lỗ chóp của Morfis
(1994)(11). Hay kết quả 13,8% răng cửa giữa hàm
trên có 2 lỗ chóp trong nghiên cứu của Tạ Tố
Trân (2005)(14).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ răng cửa bên hàm trên có lỗ chóp nằm
ngay đỉnh chóp là 52,24%, cao hơn không có ý
nghĩa (p>0,05) so với tỉ lệ 47,76% răng có lỗ chóp
nằm lệch khỏi đỉnh chóp. Như vậy, khoảng 50%
lỗ chóp có thể không nằm ngay đỉnh chóp mà
phân bố xung quanh đỉnh chóp. Tỉ lệ răng có lỗ
chóp nằm lệch về các hướng gần, xa, ngoài,
trong so với đỉnh chóp: 40,63% răng có lỗ chóp
nằm lệch về phía gần; 9,37% răng có lỗ chóp nằm
lệch về phía xa; 31,25% răng có lỗ chóp nằm lệch
về phía ngoài; 18,75% răng có lỗ chóp nằm lệch
về phía trong. Khoảng cách trung bình từ đỉnh
chóp đến điểm về phía mặt nhai nhất của lỗ
chóp giải phẫu là 0,64 ± 0,34 mm. Tỉ lệ răng cửa
bên hàm trên bên phải có lỗ chóp nằm lệch về
phía gần so với đỉnh chóp chiếm tỉ lệ cao nhất
50%. Tỉ lệ răng cửa bên hàm trên bên trái có lỗ
chóp nằm lệch về phía gần và phía ngoài có tỉ lệ
cao bằng nhau là 35%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Qudah AA, Awawdeh LA (2006). Root canal morphology
of mandibular incisors in a Jordanian population. International
EndodonticJournal, 39: 873-877.
2. Bùi Quế Dương (2009). Nội Nha Lâm Sàng. NXB Y học
Tp.HCM.
3. Burch JG, Hulen S (1972). The relationship of the apical
foramen to the anatomic apex of the tooth root. Oral Surg Oral
Med Oral Pathol, 34(2): 262-268.
4. Dummer PMH, Mc Ginn JH, Rees DG (1984). The position
and topography of the apical canal constriction and apical
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 206
foramen. Int Endod J, 17: 192-198.
5. Green D (1973). Double canals in single roots. Oral Surg Oral
Med Oral Pathol OralRadiol Endod, 35: 689-696.
6. Grossman (1965). Endodontic practice 6th edition. Henry Kimpton
in London, 184-201.
7. Kuttler (1955). Microscopic investigation of root apexes. J Am
Dent Assoc, 50: 544-552.
8. Marroquin BB (2004). Morphology of the physiological
foramen I Maxillary and Mandibular Molars. Journal of
Endodontics, 30(5).
9. Martos J (2009). Topographical evaluation of the major apical
foramen in permanent human teeth. Int Endod J, 42(4): 329-334.
10. Mizutani T (1992). Anatomical study of the root apex in the
maxillary anterior teeth. Journal of Endodontics, 18(7).
11. Morfis A, Sylaras SN, Georgopoulou M, Kernani M, Prountzos
F (1994). Study of the apices of human permanent teeth with
the use of a scanning electron microscope. Oral Surg Oral
MedOral Pathol, 77: 172-176.
12. Nguyễn Tấn Hưng, Ngô Thị Quỳnh Lan, Phạm Văn Khoa
(2007). Phát hiện và tạo dạng ống tủy ngoài gần thứ hai của răng
cối lớn thứ nhất hàm trên. Tuyển tập công trình nghiên cứu
khoa học Răng Hàm Mặt, 153-165.
13. Pineda F, Kuttler Y (1972). Mesiodistal and buccolingual
roentgenographic investigation of 7275 root canals. Oral Surg,
33: 101-110.
14. Tạ Tố Trân, Hoàng Tử Hùng, Hoàng Đạo Bảo Trâm (2005).
Hình thái hốc tủy răng cửa giữa và răng nanh hàm trên nghiên cứu
trên răng thật được làm trongsuốt. Tuyển tập công trình nghiên
cứu khoa học Răng Hàm Mặt, 67-75.