Đất đai thường xuyên biến có động mạnh trong khi thông tin về tài nguyên đất và
các thông tin bổ trợ liên ngành vẫn còn rất hạn chế. Trong các ứng dụng công nghệ
hiện nay thì công nghệ viễn thám và GIS (Geographical information system - Hệ
thống thông tin địa lý) có thể đáp ứng được yêu cầu về tổng hợp các thông tin và
đặc điểm của thổ nhưỡng. Thừa Thiên Huế với sự phong phú về các loại đất và đặc
tính thổ nhưỡng luôn gặp khó khăn trong việc khai thác thông tin nhằm phục vụ
cho mục đích kinh tế - xã hội. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng với 4
đặc điểm bao gồm: Loại đất, tầng dày, độ dốc, thành phần cơ giới. Nghiên cứu áp
dụng công nghệ về chia sẻ và sử dụng dữ liệu của hệ thống SDI (Spatial Data
Infrastructure - Hạ tầng dữ liệu không gian) tỉnh Thừa Thiên Huế và lựa chọn huyện
Phú Vang làm thí điểm cho nội dung dữ liệu thổ nhưỡng. Hệ thống SDI-NCKH
được xây dựng trên công nghệ mã nguồn mở được phát triển bởi OSGeo. Đây là nền
tảng để quản lý và chia sẻ dữ liệu không gian tối ưu, trực quan, dễ dàng sử dụng
bởi giao diện đơn giản, với nhiều chức năng hữu ích. Nghiên cứu thành công bước
đầu đưa cơ sở dữ liệu đặc điểm thổ nhưỡng lên hệ thống
14 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về thổ nhưỡng trường hợp nghiên cứu thí điểm tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020)
219
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS VỀ THỔ NHƯỠNG
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM TẠI HUYỆN PHÚ VANG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Quang Tuấn1*, Bạch Văn Dũng2,
Đoàn Ngọc Nguyên Phong1, Nguyễn Phước Gia Huy1
1Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
2Trường Trung học Phổ thông Phan Bội Châu, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
*Email: nguyenquangtuan@hueuni.edu.vn
Ngày nhận bài: 21/7/2020; ngày hoàn thành phản biện: 24/7/2020; ngày duyệt đăng: 02/10/2020
TÓM TẮT
Đất đai thường xuyên biến có động mạnh trong khi thông tin về tài nguyên đất và
các thông tin bổ trợ liên ngành vẫn còn rất hạn chế. Trong các ứng dụng công nghệ
hiện nay thì công nghệ viễn thám và GIS (Geographical information system - Hệ
thống thông tin địa lý) có thể đáp ứng được yêu cầu về tổng hợp các thông tin và
đặc điểm của thổ nhưỡng. Thừa Thiên Huế với sự phong phú về các loại đất và đặc
tính thổ nhưỡng luôn gặp khó khăn trong việc khai thác thông tin nhằm phục vụ
cho mục đích kinh tế - xã hội. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng với 4
đặc điểm bao gồm: Loại đất, tầng dày, độ dốc, thành phần cơ giới. Nghiên cứu áp
dụng công nghệ về chia sẻ và sử dụng dữ liệu của hệ thống SDI (Spatial Data
Infrastructure - Hạ tầng dữ liệu không gian) tỉnh Thừa Thiên Huế và lựa chọn huyện
Phú Vang làm thí điểm cho nội dung dữ liệu thổ nhưỡng. Hệ thống SDI-NCKH
được xây dựng trên công nghệ mã nguồn mở được phát triển bởi OSGeo. Đây là nền
tảng để quản lý và chia sẻ dữ liệu không gian tối ưu, trực quan, dễ dàng sử dụng
bởi giao diện đơn giản, với nhiều chức năng hữu ích. Nghiên cứu thành công bước
đầu đưa cơ sở dữ liệu đặc điểm thổ nhưỡng lên hệ thống.
Từ khóa: Hệ thống thông tin địa lý (GIS), cơ sở dữ liệu (CSDL), thổ nhưỡng, Hạ tầng
dữ liệu không gian (SDI), Thừa Thiên Huế.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các thông tin chuyên đề về thổ nhưỡng được tập hợp thành cơ sở dữ liệu (CSDL)
hoàn chỉnh để phục vụ cho mục đích tra cứu, quy hoạch và hỗ trợ ra quyết định. Thổ
nhưỡng và dữ liệu bản đồ là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về thổ nhưỡng trường hợp nghiên cứu thí điểm tại huyện Phú Vang,
220
đánh giá đất, quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, quy hoạch không gian đô thị công
nghiệp, bảo vệ môi trường và các dự án tương tự. Tất cả các đối tượng sử dụng muốn
thông tin đất được diễn giải, đó có thể là tính chất đất hay đặc trưng của đất liên quan
trực tiếp đến các ứng dụng của đất. Mặc dù nhu cầu ngày càng gia tăng về thông tin đất,
việc thành lập bản đồ đất chưa hoàn toàn được chia sẻ một cách cụ thể. Cho đến nay, có
nhiều cách tiếp cận khác nhau về thổ nhưỡng, và không có một chuẩn mực toàn cầu nhất
định phục vụ nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu về thổ nhưỡng. Ví dụ như, tổ chức
European Soil Bureau (ESBN) đã tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về thổ nhưỡng toàn
bộ khu vực châu Âu, chủ yếu phương thức tiếp cận của nhóm nghiên cứu là từ các tài
liệu thổ nhưỡng của các nước trong khu vực nghiên cứu (từ các bản đồ 1:10.000) được
số hóa và xây dựng thuộc tính từng loại đất và đặc điểm của khoang vi [[7]]. Ngoài ra,
Huỳnh Văn Chương và nnk (2010), đã xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác đánh
giá đất và quy hoạch sử dụng đất tại xã Phú sơn, huyện Hương thủy, tỉnh Thừa Thiên
Huế, nhằm phục vụ cho công tác quản lý sử dụng đất và lập quy hoạch. Tuy nhiên, công
trình chỉ tiếp cập theo cơ sở dữ liệu MapInfo, nên có thể gặp khó khăn trong việc cập
nhật và đưa thông tin đến người dùng [[1]].
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2006 đến nay, hệ thống thông tin địa
lý tỉnh Thừa Thiên Huế (GISHue) đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư xây dựng
và tiếp tục đầu tư nâng cấp trong những năm qua nhằm mục tiêu thống nhất việc ứng
dụng công nghệ GIS trong toàn tỉnh phục vụ chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của lãnh
đạo tỉnh, xây dựng và phát triển CSDL GIS chuyên ngành của các ngành và công bố
công khai thông tin cho xã hội. Trong đó, huyện Phú Vang là huyện có những điều kiện
cần thiết để phát triển kinh tế về nông - lâm nghiệp và cả phát triển về đô thị - khu công
nghiệp. Tuy nhiên, qua truy cập cơ sở dữ liệu cho thấy các thông tin về thổ nhưỡng vẫn
chưa được quan tâm nghiên cứu, xây dựng và chia sẻ trên hệ thống. Trong khi đó, để có
cơ sở khoa học cho đánh giá tiềm năng, quy hoạch phát triển lãnh thổ thì các thông tin
này lại rất cần thiết. Chính vì vậy, việc xem xét nhu cầu ứng dụng và khai thác CSDL
thổ nhưỡng là rất cấp bách để góp phần bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên đất phục
vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Vang nói riêng và cả tỉnh
Thừa Thiên Huế nói chung.
2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Dữ liệu và khu vực nghiên cứu
a. Dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp: Bao gồm các báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã
hội, báo cáo thuyết minh quy hoạch đất đai, số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất,
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020)
221
niên giám thống kê và các công trình nghiên cứu có liên quan ở địa bàn nghiên cứu, các
bản đồ liên quan tới thổ nhưỡng Thừa Thiên Huế.
- Dữ liệu sơ cấp: Kết quả điều tra khảo sát thực địa tại khu vực huyện Phú Vang
để phục vụ cho việc nghiên cứu, cập nhật các thông tin liên quan tới thổ nhưỡng trong
quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng.
b. Khu vực nghiên cứu
Huyện Phú Vang có diện tích tự
nhiên là 27.824,5 ha, chiếm 5,53% diện
tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nơi đây tập trung kiểu địa hình đồng
bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát
chắn bờ. Huyện Phú Vang có khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm và mang tính chất
chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, thường xuyên chịu ảnh
hưởng của nhiều loại thiên tai và có sự
phân hóa đa dạng, phức tạp. Lớp phủ
thổ nhưỡng của tỉnh chịu nhiều tác
động của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh
tế - xã hội trong phát sinh, phát triển,
thoái hóa nên đã có sự phân hóa vô
cùng phức tạp.
Hình 1. Sơ đồ hành chính huyện Phú Vang
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp này tiến hành thu thập các
tài liệu sơ cấp, thứ cấp bao gồm dữ liệu, báo cáo khoa học các công trình, dự án nghiên
cứu khoa học trong và ngoài nước, hệ thống các văn bản pháp luật, thu thập thông tin
phân tích nhu cầu sử dụng dữ liệu thổ nhưỡng có liên quan phục vụ trực tiếp đến vấn
đề nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành điều tra, khảo sát, chụp ảnh thực địa
theo tuyến khảo sát đã được vạch sẵn nhằm thu thập bổ sung các thông tin lấy từ thực
địa đồng thời kiểm chứng tính sát thực của thông tin đã thu thập từ các cơ quan, tổ chức
và cá nhân liên quan để phục vụ nghiên cứu các vấn đề của đề tài.
- Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu hiện nay được xây dựng theo
các chuẩn, với từng ngành có những chuẩn cơ sở dữ liệu khác nhau. Chuẩn thông tin
địa lý là hệ thống các tiêu chuẩn về cách thức, qui định cách mô tả, biểu thị, cách xây
dựng cơ sở dữ liệu từ nhận thức thế giới thực đến cơ sở dữ liệu địa lý được lưu trữ theo
cấu trúc, khuôn dạng nào đó (Căn cứu theo 26/2014/TT-BTNMT về việc Ban hành quy trình
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về thổ nhưỡng trường hợp nghiên cứu thí điểm tại huyện Phú Vang,
222
và định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của Thứ trưởng
Bộ TN và MT ngày 28 tháng 05 năm 2014).
- Phương pháp ứng dụng công nghệ GeoNode và hệ thống SDI (Spatial Data
Infrastructure): Hệ thống SDI được xây dựng trên công nghệ mã nguồn mở được phát
triển bởi OSGeo (Open Source Geospatial Foundation) và công nghệ GeoNode. Đây là
nền tảng để quản lý và chia sẻ dữ liệu không gian tối ưu, trực quan, dễ dàng sử dụng
bởi giao diện đơn giản, với nhiều chức năng hữu ích [[8]].
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Nguyễn Văn Toàn và nnk, 1977), đã xây dựng bản đồ đất tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ
lệ 1:100.000 nằm trong cơ sở dữ liệu Atlas tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong dữ liệu bản đồ
dạng số định dạng phần mềm Mapinfo, dữ liệu thuộc tính trên các khoanh vi đất chỉ có
các thông tin cơ bản như loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, thành phần cơ giới. Năm 2003,
Nguyễn Văn Cư, Viện Địa lý Hà Nội chủ trì triển khai đề tài “Điều tra cơ bản tổng hợp
có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên các huyện tỉnh Thừa Thiên Huế”. Trong
khuôn khổ dữ liệu điều tra cơ bản tổng hợp đề tài, nhóm nghiên cứu đã điều tra khảo
sát bổ sung tư liệu thổ nhưỡng phục vụ thành lập bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1:25.000 và
định hướng sử dụng đất cho các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà (giai đoạn
1) và các huyện Nam Đông, A Lưới, Hương Thủy, Phú Lộc, Phú Vang (giai đoạn 2). Các
thông tin thuộc tính loại đất trên bản đồ chỉ bao gồm thông tin tên đất Việt Nam, tên
FAO-UNESSCO, độ dốc. Thông tin phẫu diện đất thu thập bao gồm: Địa điểm ngày lấy
mẫu, độ dốc, địa hình, thực vật, tên đất, mô tả các tầng đất, kết quả phân tích hóa lý các
chỉ tiêu pH, mùn, cation trao đổi, đạm dễ tiêu, thành phần cơ giới [[3]].
3.2. Cơ sở dữ liệu GIS về thổ nhưỡng thí điểm tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế
a. Cơ sở toán học
Dựa trên cơ sở toán học thống nhất theo Bộ chuẩn dữ liệu hệ thống thông tin địa
lý tỉnh Thừa Thiên Huế và chuẩn của Thông tư 02/2012/TT-BTNMT ngày 19/03/2012 về
“Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở”. Cơ sở dữ liệu
địa lý được xây dựng theo tỷ lệ áp dụng là 1:50.000 theo Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc
gia Việt nam VN-2000 và được thể hiện chi tiết theo bảng 1[[1]]:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020)
223
Bảng 1. Thông số hệ quy chiếu, hệ tọa độ VN-2000 dựa trên cơ sở dữ liệu nền
STT Chỉ tiêu Mô tả
1 Phép chiếu bản đồ (Projection)
Hình trụ ngang
(Transverse_Mecato)
2 Mô hình toán học gốc quy chiếu (Datum) VN-2000_TT-Hue_6deg
3 Độ dịch Đông (False_Easting) 500.000 (m)
4 Độ dịch Bắc (False_North) 0 (m)
6 Kinh tuyến trục (Central_Meridian) 107º00’
8 Hệ số biến dạng (Scale_Factor) 0,9996
9 Vĩ tuyến gốc (Latitude_Of_Origin) 0 (Xích đạo)
10 Đơn vị chiều dài (Linear Unit) Meter (m)
b. Dữ liệu không gian
Theo Bộ chuẩn dữ liệu hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế và chuẩn
của Thông tư 02/2012/TT-BTNMT ngày 19/03/2012 về “Quy định Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở”. Việc bổ sung cơ sở dữ liệu nền phục vụ cho
CSDL thổ nhưỡng nhằm làm rõ các yếu tố không gian cần thiết [[1]].
Nhóm dữ liệu chuyên đề về thổ nhưỡng bao gồm:
+ Lớp thông tin về khoanh vi đất thể hiện vị trí không gian của các khoanh vi đất
chứa thông tin về đất như: loại đất (Loaidat), tầng dày (Tangday), độ dốc (Dodoc), thành
phần cơ giới (TPCG), đá mẹ (Dame).
+ Lớp thông tin về phẫu diện đất thể hiện vị trí của phẫu diện từng loại đất có
chứa thông tin theo từng điểm phẫu diện như: loại đất (Loaidat), tầng dày (Tangday),
độ dốc (Dodoc), thành phần cơ giới (TPCG), đá mẹ (Dame) và thông tin về tính chất lý
hóa học của các loại đất.
Bảng 2. Cấu trúc thông tin không gian trong CSDL thổ nhưỡng
STT Lớp thông tin Kiểu dữ liệu Mô tả
Nhóm dữ liệu nền
1 UBND_Huyen_Point Point Ủy ban nhân dân huyện
2 UBND_Xa_Point Point Ủy ban nhân dân xã
3 RG_Huyen_line Polyline Đường ranh giới hành chính huyện
4 RG_xa_line Polyline Đường ranh giới hành chính xã
5 DuongQL_line Polyline Đường giao thông
6 DuongSat_line Polyline Đường sắt
7 SeaLine_Line Polyline Đường bờ biển
8 Songsuoi Region Mạng lưới sông suối
9 Matnuoctinh Region Mặt nước tĩnh
10 RG_Tinh_poly Region Ranh giới Diện tích hành chính tỉnh
11 RG_Huyen_poly Region Diện tích hành chính huyện
12 RG_Xa_poly Region Diện tích hành chính xã
Nhóm dữ liệu chuyên đề
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về thổ nhưỡng trường hợp nghiên cứu thí điểm tại huyện Phú Vang,
224
13 Khoanh_vi_dat Region Khoanh vi đất
14 Phau_dien Point Phẫu diện đất
c. Dữ liệu thuộc tính
Đối với đề tài nghiên cứu này, yếu tố chuyên đề là thổ nhưỡng bao gồm thông
tin về khoanh vi đất và phẫu diện đất được xây dựng dưới dạng CSDL phục vụ quản lý,
khai thác và chia sẻ ứng dụng trong công tác đánh giá tiềm năng đất đai, quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch nông lâm nghiệp và quy hoạch lãnh thổ.
Bảng 3. Cấu trúc thông tin thuộc tính khoanh vi đất trong CSDL thổ nhưỡng
STT Tên trường Giải thích
Kiểu dữ
liệu
Độ rộng
1 TENDAT Tên đất Text 50
2 KHDAT Ký hiệu đất Text 10
3 TENDATTHEOFAO Tên đất theo FAO Text 50
4 TANGDAY Tầng dày đất Text 30
5 KHTANGDAY Ký hiệu tầng dày Text 5
6 KHTANGDAYTCVN
Ký hiệu tầng dày theo
TCVN:9487-2012
Text 5
7 DODOC Khoảng độ dốc Text 10
8 KHDODOC Ký hiệu độ dốc Text 5
9 TPCG Loại thành phần cơ giới Text 30
10 KH TPCG Ký hiệu thành phần cơ giới Text 5
11 KH TPCGTCVN
Ký hiệu thành phần cơ giới theo
TCVN:9487-2012
Text 5
12 DAME Tên đá mẹ Text 30
13 KHDAME Ký hiệu đá mẹ Text 5
Bảng 4. Cấu trúc thông tin thuộc tính phẫu diện đất trong CSDL thổ nhưỡng
STT Tên trường Giải thích
Kiểu dữ
liệu
Độ rộng
1 KyhieuPD Ký hiệu điểm phẫu diện Text 10
2 ToadoX Kinh độ điểm phẫu diện Double 10
3 ToadoY Vĩ độ điểm phẫu diện Double 10
4 Diadiem Địa điểm của phẫu diện Text 100
5 Tendat Tên loại đất Text 50
6 Diahinh Địa hình khu vực đào phẫu diện Text 30
7 Thucvat Loại thực vật ở bề mặt Text 30
8 Damemauchat Đá mẹ, mẫu chất Text 30
9 Dodoc Độ dốc (º) Text 10
10 TPCG Thành phần cơ giới đất Text 30
11 Glay Mức độ Glây Text 10
12 Ketvon Kết von trong đất Text 10
13 Daong Lớp đá ong xen kẽ trong đất Text 10
14 Dalan Đá lẫn Text 10
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020)
225
STT Tên trường Giải thích
Kiểu dữ
liệu
Độ rộng
15 Dalodau Đá lộ đầu Text 10
16 pH Độ pH Double 8
17 Mun Độ mùn trong đất Double 8
18 Dam_TS Đạm tổng số Double 8
19 Lan_TS Lân tổng số Double 8
20 Kali_TS Kali tổng số Double 8
21 Tongkiem Tổng kiềm Double 8
- Thông tin thuộc tính về loại đất
Theo TCVN:9487-2012, thông tin thuộc tính về loại đất được ghi đầy đủ về tên
đất theo nguồn gốc phát sinh và tên đất theo FAO những loại đất có trên địa bàn nghiên
cứu [[9]].
- Thông tin thuộc tính về tầng dày
Theo TCVN 9487:2012 về tiêu chuẩn các ký hiệu cũng như các thông tin cho cơ
sở dữ liệu thổ nhưỡng, thì tầng dày tại khu vực nghiên cứu được chia thành 5 cấp. Đồng
thời bổ sung thông tin liên quan đến tầng dày đất [[9]].
- Thông tin thuộc tính về độ dốc
Theo TCVN 9487:2012 về tiêu chuẩn các ký hiệu cũng như các thông tin cho cơ
sở dữ liệu thổ nhưỡng, thì độ dốc tại khu vực nghiên cứu được chia thành 5 cấp. Đồng
thời bổ sung thông tin liên quan đến độ dốc đất [[9]].
- Thông tin thuộc tính về TPCG
Theo TCVN 9487:2012 về tiêu chuẩn các ký hiệu cũng như các thông tin cho cơ
sở dữ liệu thổ nhưỡng, thì thành phần cơ giới tại khu vực nghiên cứu được chia thành 5
loại. Đồng thời bổ sung thông tin liên quan đến thành phần cơ giới của đất [[9]].
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về thổ nhưỡng trường hợp nghiên cứu thí điểm tại huyện Phú Vang,
226
a) Sơ đồ phân bố phẫu diện b) Sơ đồ phân bố loại đất
c) Sơ đồ phân bố tầng dày d) Sơ đồ phân bố thành phần cơ giới
Hình 2. Các lớp bản đồ trong CSDL thổ nhưỡng huyện Phú Vang
3.3. Hệ thống khai thác, chia sẻ và cập nhật GIS về thổ nhưỡng huyện Phú Vang
Sau khi hoàn tất công việc xây dựng CSDL thì việc đưa vào ứng dụng trong thực
tế là vô cùng quan trọng, điều cần thiết là cần phải có hệ thống, công nghệ thích hợp cho
công tác khai thác, chia sẻ và cập nhật dữ liệu. Trong các hệ thống, công nghệ về chia sẻ
và sử dụng dữ liệu hiện nay, hệ thống SDI là một giải pháp công nghệ được lựa chọn để
xây dựng cổng thông tin SDI-NCKH được thực hiện phù hợp với chủ trương hiện nay
về việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia.
Bên phải màn hình, menu upload là phần phân quyền (Permissions), đây là các
tùy chọn quyền truy cập, chỉnh sửa, cho dữ liệu cần đưa lên. Sau khi chọn đủ các file
cần upload, cài đặt các thông số thì càn click upload. Sau khi upload thành công sẽ dẫn
tới trang nhập metadata cho dữ liệu, có thể chọn nhập metadata ngay hoặc bỏ qua để
nhập đồng bộ sau.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020)
227
Hình 3. Giao diện Upload thông tin Hình 4. Cửa sổ thông tin
đã được Upload thông tin
Trang View/Chỉnh sửa dữ liệu:
Cửa sổ View/Chỉnh sửa dữ liệu bao gồm 2 phần chính là phần bản đồ và phần
Catalog.
- Cửa sổ Catalog: Là cửa sổ danh sách các lớp dữ liệu trên hệ thống, chúng ta có
thể tìm kiếm, chọn 1 hoặc nhiều lớp dữ liệu trên hệ thống để làm việc.
- Cửa sổ bản đồ: Là cửa sổ hiển thị các lớp dữ liệu đang mở, kèm theo đó cho
phép thực hiện các thao tác trực tiếp với dữ liệu như chỉnh sửa thuộc tính, chỉnh sửa
style, thêm đối tượng,..
Ngoài ra, trong phần View/ Chỉnh sửa dữ liệu cũng có đầy đủ các chức năng cơ
bản tương tác với bản đồ như: phóng to (zoom-in), thu nhỏ (zoom-out), đo khoảng cách,
truy vấn thông tin thuộc tính,
Hình 5. Dữ liệu GIS về thổ nhưỡng trên hệ thống SCI
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về thổ nhưỡng trường hợp nghiên cứu thí điểm tại huyện Phú Vang,
228
Hình 6. Cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng huyện Phú Vang
4. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, kết quả chính mà đề tài đã đạt được là:
- Bài báo đã nghiên cứu một cách tương đối toàn diện những vấn đề cơ bản có
liên quan đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý như: GIS, cơ sở dữ liệu nền, cơ sở dữ
liệu lớp chuyên đề thổ nhưỡng từ bản đồ 1/50.000 và xây dựng được mô hình cấu trúc
dữ liệu theo đúng “Quyết định số 06/2007QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 02 năm 2007” của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Nghiên cứu áp dụng thành công mô hình cấu trúc dữ liệu nền địa lý và lớp phủ
thổ nhưỡng từ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho độ tin cậy cao
và đầy đủ thông tin.
- Geodatabase tạo ra nguồn cơ sở dữ liệu cung cấp các thông tin liên quan đến
quá trình thiết kế, xây dựng, cập nhật và phân phối dữ liệu. Việc xây dựng CSDL và ứng
dụng SDI phục vụ cho việc khai thác, chỉa sẻ và sử dụng cơ sở dữ liệu này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác lập quy hoạch và công tác quản lý vĩ mô các vấn đề có liên
quan.
CSDL thổ nhưỡng
Khoanh vi đất
Tên đất
Tầng dày
Độ dốc
TPCG
Đá mẹ
Phẫu diện đất
Ký hiệu phẫu diện
Kinh độ
Vĩ độ
Địa điểm
Tên đất
Địa hình
Thực vật
Tính chất lý hóa học của đất
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020)
229
- Việc xây dựng và đưa thông tin cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng lên cổng thông tin
giúp cho các nhà quản lý, quy hoạch có cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển
nông - lâm nghiệp và tổ chức không gian đô thị truy vấn, khai thác thuận lợi, tiến tới
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu này được hoàn thành với sự hỗ trợ của đề tài cấp Nhà
nước có mã số: VT-UD.09/17-20, thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ về Công
nghệ Vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020 với tên đề tài là: “Nghiên cứu ứng dụng viễn thám và
GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng, tài nguyên đất xây dựng phục vụ quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Ứng dụng thí điểm tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin
địa lý cơ sở, Hà Nội.
[2]. Huynh Van Chuong., M. Boehme and M. La Rosa, Land Information System (LIS) for land
suitability analysis and land use planning at commune level in Central Vietnam: A case study of two
hilly communes in Thua Thien Hue province. In: International Congress of European Society of
Soil Conservation, Palermo, Italy, June 2007.
[3]. Nguy