Xây dựng hệ thống Tài chính xanh- Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/9/2012 theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg. Để tài trợ cho chiến lược này, theo đánh giá của GIZ (2016), Việt Nam cần ít nhất 30,7 tỷ USD trước năm 2020, tương đương 15% GDP trong năm 2015 và 21,2 tỷ USD cho giai đoạn từ năm 2012 đến 2030. Đây là một thử thách lớn cho nền kinh tế và hệ thống tài chính của Việt Nam do tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở mức khá cao 6,1% GDP (2015) và 3,67% (2018). Do vậy, một trong những mục tiêu chính của Chương trình Cải cách Kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh là cải cách khu vực tài chính nhằm thiết lập hệ thống Tài chính xanh (TCX), tạo ra các công cụ và sản phẩm tài chính để huy động vốn cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Để làm được điều này, việc học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới là cần thiết. Chính vì vậy bài báo này sẽ nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính xanh tại các nước Ấn Độ, Singapore và Hàn Quốc để rút ra những bài học cho Việt Nam.

pdf15 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống Tài chính xanh- Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 Xây dựng hệ thống Tài chính xanh- Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Trần Thị Xuân Anh Nguyễn Thị Lâm Anh Ngô Thị Hằng Trần Anh Tuấn Ngày nhận: 02/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 09/05/2019 Ngày duyệt đăng: 17/05/2019 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/9/2012 theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg. Để tài trợ cho chiến lược này, theo đánh giá của GIZ (2016), Việt Nam cần ít nhất 30,7 tỷ USD trước năm 2020, tương đương 15% GDP trong năm 2015 và 21,2 tỷ USD cho giai đoạn từ năm 2012 đến 2030. Đây là một thử thách lớn cho nền kinh tế và hệ thống tài chính của Việt Nam do tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở mức khá cao 6,1% GDP (2015) và 3,67% (2018). Do vậy, một trong những mục tiêu chính của Chương trình Cải cách Kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh là cải cách khu vực tài chính nhằm thiết lập hệ thống Tài chính xanh (TCX), tạo ra các công cụ và sản phẩm tài chính để huy động vốn cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Để làm được điều này, việc học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới là cần thiết. Chính vì vậy bài báo này sẽ nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính xanh tại các nước Ấn Độ, Singapore và Hàn Quốc để rút ra những bài học cho Việt Nam. Từ khoá: Kinh tế xanh, Tài chính xanh, phát triển bền vững, Hệ thống Tài chính xanh 1. Cơ sở luận ài chính xanh (Green finance) là thuật ngữ ra đời gắn với sự phát triển của xu hướng Kinh tế xanh (Green Economy) trên thế giới trong những thập kỷ gần đây. Các nhà nghiên cứu quan niệm TCX sẽ là sự kết hợp các công nghệ mới, sản phẩm và dịch vụ tài chính với nâng cao hiệu quả năng lượng, giảm phát thải chất ô nhiễm để hỗ trợ tăng trưởng Kinh tế THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 66 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 xanh theo hướng carbon thấp (Rakić và Mitić, 2012). Để hiểu rõ về TCX và phạm vi của TCX, các nhà nghiên cứu cũng đã làm rõ sự khác biệt giữa Tài chính bền vững (Sustainable finance); Tài chính môi trường (Environmental finance); Tài chính carbon (Carbon finance) và Tài chính biến đổi khí hậu (climate finance) với TCX (Noh, Hee Jin. 2018). Cụ thể, Tài chính bền vững nhằm mục tiêu tạo ra giá trị kinh tế và xã hội thông qua các mô hình tài chính, sản phẩm và thị trường bền vững theo thời gian. Tài chính bền vững tính đến các khoản đầu tư mở rộng hơn và toàn diện hơn, xem xét không chỉ khía cạnh môi trường, mà cả khía cạnh xã hội và các vấn đề quản trị. Tài chính môi trường là tài chính và đầu tư liên quan đến môi trường sinh thái (không khí, nước, đất,). Tài chính môi trường coi thiệt hại môi trường là rủi ro tài chính, theo đó, các dự án gây tổn hại hoặc có khả năng gây hại cho môi trường đều bị cấm tài trợ hoặc không được nhận tài trợ. Khái niệm này rộng hơn TCX ở chỗ nó tập trung vào bảo vệ môi trường, có thể không đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Tài chính carbon cung cấp tài chính cho một dự án nhằm giảm lượng khí thải carbon dioxide và khí thải nhà kính (GHG) khác. Thông qua thị trường giao dịch khí thải, Tài chính carbon có thể được thiết kế theo những cách linh hoạt trong thị trường giao ngay và phái sinh. Ngoài ra, thông qua một quỹ carbon, đầu tư cho thị trường giao dịch phát thải có thể được thực hiện. Tài chính biến đổi khí hậu được xem là một khía cạnh của TCX, tập trung vào các nguồn tài chính đầu tư vào các chương trình hành động nhằm giảm thiểu và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Tài chính biến đổi khí hậu không hoàn toàn giống với TCX, vì nó không tính đến các rủi ro môi trường hoặc các mục tiêu phát triển. Theo đó, TCX bao trùm nhiều chủ đề liên quan đến các hoạt động phát triển môi trường bền vững hơn so với Tài chính biến đổi khí hậu. Như vậy, TCX có thể được hiểu là tài chính phục vụ cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội. TCX bao gồm các dịch vụ tài chính, thể chế, các sáng kiến và chính sách quốc gia, và các sản phẩm tài chính (nợ, vốn chủ sở hữu, bảo hiểm, và tài sản đảm bảo); được thiết kế để thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả trong bảo tồn nguồn vốn tự nhiên và huy động các nguồn lực. Nghiên cứu của Volz (2018) đã gợi ý hệ thống tài chính cho phát triển Kinh tế xanh bao gồm các trụ cột chính: Các sản phẩm TCX; Các định chế TCX; Thị trường TCX và Quỹ khí hậu xanh. Đây cũng chính là khung tài chính được khuyến nghị để các nước căn cứ vào đó xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp huy động các nguồn tài chính cho mục tiêu phát triển Kinh tế xanh. (1) Các sản phẩm Tài chính xanh (Green financial products) Các công cụ huy động tài chính cho phát triển Kinh tế xanh, hay các kênh Tài chính xanh chính chủ yếu gồm có: (i) Công cụ vốn: Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm, Gọi vốn cộng đồng, ETF...; (ii) công cụ nợ: Tín dụng xanh, trái phiếu xanh, trái phiếu chính quyền địa phương, nợ chuyển đổi; (iii) công cụ phái sinh: sản phẩm phái sinh giảm thiểu rủi ro, bảo hiểm, công cụ hoán đổi; và (iv) Quỹ tài trợ xanh: hỗ trợ kỹ thuật, quỹ khí hậu, trợ cấp hoặc các quỹ chìm. (2) Các định chế Tài chính xanh (Green financial institutions) Để cung ứng hiệu quả các sản phẩm TCX nêu trên không thể không nói đến vai trò của các định chế tài chính. Theo Volz (2018), các định chế tài chính tham gia vào lĩnh vực TCX có thể chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất là các định chế tài chính truyền thống phát triển và mở rộng sang các sản phẩm TCX; nhóm thứ hai là các định chế TCX thuần tuý (“Green-only” financial institutions). Định chế TCX thuần tuý được biết đến đầu tiên là Ngân hàng Đầu tư Xanh (GIB- Green Investment Bank) được thành lập tại Anh nhằm hỗ trợ vốn đầu tư xanh cho Chính phủ. Mục tiêu của THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 67Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 GIB là tăng hiệu quả của mô hình đầu tư công và tư nhân, giảm thiểu những thất bại của thị trường trong việc điều tiết luồng vốn cho tăng trưởng xanh. GIB huy động vốn thông qua các chiến lược thu hút vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, sau đó hỗ trợ vốn đầu tư vào các dự án, chương trình phát triển Kinh tế xanh của cả tư nhân và Chính phủ. Đặc biệt, GIB cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện chất lượng công nghệ sạch, xanh hướng tới thân thiện với môi trường (Noh, Hee Jin. 2018). (3) Thị trường Tài chính xanh (Green financial market) Thông qua các thị trường TCX, nguồn vốn được huy động cho các doanh nghiệp đầu tư xanh, thúc đẩy ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng xanh hóa và hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Cơ bản hiện nay, thị trường TCX phát triển gồm: (i) Thị trường carbon: Mua bán phát thải carbon hay giới hạn và giao dịch carbon là một dạng của mua bán phát thải, nhằm vào lượng phát thải carbon (tính theo đơn vị tấn hay đơn vị tương đương lượng khí thải CO 2 ). (ii) Thị trường chứng khoán xanh: gồm thị trường cổ phiếu, trái phiếu và chỉ số chứng khoán xanh. Thị trường chứng khoán Nasdaq là thị trường tiên phong trong việc xây dựng và công bố cổ phiếu xanh và bộ chỉ số chứng khoán xanh trong lĩnh vực năng lượng sạch được biết đến như các “chỉ số xanh”. “Chỉ số xanh” gồm những cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển kinh tế trên nền tảng giảm phát thải carbon. (4) Các Quỹ khí hậu xanh (GCF- Green Climate Fund) Biến đổi khí hậu đe dọa sự bền vững của trái đất và gây ra thiệt hại kinh tế lớn, và do tính cấp bách và nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, mục đích của GCF là đóng góp đáng kể vào các nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được các mục tiêu mà cộng đồng quốc tế đặt ra để đối phó với biến đổi khí hậu. So với các chương trình tài chính khí hậu khác, GCF có tiềm năng phát triển thành một cơ chế có thể vận hành toàn diện và có hệ thống quỹ biến đổi khí hậu lớn nhất thế giới, và nếu thành công, quy mô của quỹ sẽ rất đáng kể (Noh, Hee Jin. 2018). Để xây dựng được hệ thống TCX nói trên, nghiên cứu của Hee Jin Noh (2014a) cho rằng Chính phủ cần đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp xanh ở giai đoạn đầu kinh doanh. Tuy nhiên, các Chính phủ có những hạn chế về ngân sách và hệ thống làm việc không hiệu quả, do đó việc tài trợ liên tục và hiệu quả từ các Chính phủ là khó khả thi. Chính vì vậy, các Chính phủ nên giới thiệu và khuyến khích đầu tư quỹ tư nhân vào các ngành công nghiệp xanh. Hơn nữa, từ góc độ tài chính tư nhân, tài trợ nợ từ ngân hàng không phải là một hình thức đầu tư tư nhân thích hợp. Điều này là do các ngân hàng chịu trách nhiệm thanh toán cho các khoản tiền gửi tiết kiệm của người dân, có nghĩa là họ không thể đầu tư vào các dự án, công cụ đầu tư có rủi ro cao. Do đó, hệ thống TCX đòi hỏi nhiều loại công cụ tài chính và Chính phủ nên tạo ra môi trường và hệ thống thị trường vốn để hỗ trợ TCX. Có hai cách tiếp cận để phát triển đầu tư tư nhân vào Kinh tế xanh: Một là, thiết lập một thị trường đầu tư xanh thông qua đầu tư tư nhân. Ở giai đoạn ban đầu, đầu tư công là cần thiết bởi vì ở giai đoạn này, đầu tư tư nhân không khả thi do có rủi ro cao. Sau khi hình thành và thương mại hóa thị trường xanh, đầu tư tư nhân có động lực để tự phát triển trên thị trường xanh. Hai là, tìm kiếm sự hợp tác công tư, chẳng hạn như mô hình Quỹ của Quỹ (Fund of fund của Hàn Quốc) và mô hình Yozma (Israel). 2. Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới 2.1. Hàn Quốc Chính phủ Hàn Quốc chính thức đưa ra Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất về Tăng trưởng xanh vào năm 2009- một chương trình mang tính hệ thống và hiệu quả hướng tới Chiến lược Tăng trưởng xanh của Quốc gia, và Chính phủ sau đó cũng đã công bố kế hoạch 4 năm lần thứ 2 vào năm 2014. Chương trình hành động gần đây nhất là THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 68 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 Kế hoạch chủ động chuẩn bị trước biến đổi khí hậu, được công bố vào tháng 12/2016. Để hỗ trợ thực hiện và đạt được mục tiêu của các chương trình hành động phòng, chống biến đổi khí hậu ở trên, hệ thống TCX tại Hàn Quốc đã và đang được khuyến khích, thúc đẩy và phát triển theo các trụ cột chính sau: (1) Các quỹ tài trợ bảo vệ môi trường Quỹ Khí hậu xanh hay quỹ Bảo vệ môi trường được biết đến với tên gọi Quỹ môi trường Nhà nước (State- owned enviromental fund) tại Hàn Quốc. Thông qua quỹ này, Bộ Môi trường Hàn Quốc sẽ thực hiện cấp các khoản tín dụng cho ngành công nghiệp môi trường gồm năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Khoản vay, kỳ hạn vay, hạn mức vay cho từng công ty thay đổi theo mục đích của khoản vay. Kênh tín dụng này được xem như một kênh huy động vốn hấp dẫn đối với các công ty bởi lãi suất vay thấp hơn so với lãi suất vay từ các khoản tín dụng thông thường. Quy trình đánh giá tín dụng được thực hiện cẩn trọng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ vay, sau đó các công ty đủ điều kiện sẽ được vay từ quỹ. Tuy nhiên, hỗ trợ từ phía Chính phủ chỉ dưới hình thức cho vay, không phải là đầu tư. Do đó, Bộ Môi trường có thể nên cân nhắc hình thức hỗ trợ thông qua đầu tư để chủ động khuyến khích, tăng cường công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp (Oh, 2018). Ngoài ra, Chính phủ cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính, khoản vay không từ nguồn Quỹ môi trường nhà nước, cho các đơn vị sẵn sàng lắp đặt và sử dụng các thiết bị tạo ra năng lượng tái tạo và các đơn vị sản xuất các thiết bị năng lượng tái tạo. Chính phủ cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho việc lắp đặt thiết bị, sản xuất, và vận hành. Quy mô của khoản hỗ trợ tài chính này là 100 tỷ won vào năm 2016, trong đó 92,2 tỷ won dành cho việc lắp đặt các thiết bị và 7,8 tỷ won trong việc sản xuất xanh và vận hành. Tổng quy mô của các khoản trợ cấp Chính phủ cho ngành năng lượng tái tạo đã lên tới 1,8 nghìn tỷ won (55.084 dự án) (KEA, 2017; Oh, 2018). Chính phủ cũng hỗ trợ tài chính cho các công trình nhà ở và nhà cao tầng xanh. Nhà ở xanh là những ngôi nhà thân thiện với môi trường, sử dụng ít năng lượng, tối thiểu hoá nhu cầu sử dụng nhiên liệu hoá thạch cũng như tối thiểu hoá việc tạo ra GHGs và các nguyên, nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường, thông qua việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và nguồn năng lượng tái tạo như điện năng lượng mặt trời Bảng 1. Các khoản vay từ Quỹ môi trường nhà nước Nội dung cho vay Lãi suất vay Kỳ hạn khoản vay Hạn mức vay/ công ty (Tỷ won) Tài trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường Cố định - Kỳ hạn trả chậm: 3 năm - Kỳ hạn thanh toán: 4 năm - Kỳ hạn trả chậm: 2 năm - Kỳ hạn thanh toán: 3 năm 3 1 0,5 0,5 Quỹ cải thiện vấn đề môi trường Cố định - Kỳ hạn trả chậm: 3 năm - Kỳ hạn thanh toán: 4 năm 5 Tài trợ phát triển ngành công nghiệp tái chế Linh hoạt, thay đổi theo quý - Kỳ hạn trả chậm: 3 năm - Kỳ hạn thanh toán: 7 năm - Kỳ hạn trả chậm: 2 năm - Kỳ hạn thanh toán: 3 năm 2,5 1 0,5 0,5 Tài trợ lắp đặt thiết bị tạo khí gas tự nhiên Linh hoạt, thay đổi theo quý - Kỳ hạn trả chậm: 5 năm - Kỳ hạn thanh toán: 10 năm 3 Lưu ý: Kỳ hạn trả chậm (deferment period)- giai đoạn mà bên đi vay không phải trả lãi và hoàn trả bất kỳ phần gốc nào cho bên cho vay Nguồn: Oh (2018) và loan.keiti.re.kr (truy cập ngày 12/12/2017) THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 69Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 (solar photovoltaic), nhiệt năng lượng mặt trời (solar thermal), năng lượng địa nhiệt (geothermal),(Oh, 2018). (2) Định chế Tài chính xanh Bên cạnh việc xây dựng các quỹ tài trợ môi trường, Hàn Quốc cũng khuyến khích các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực TCX. Ngay từ khi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất về Tăng trưởng xanh được ban hành, đã có 8 định chế tài chính tham gia cung cấp sản phẩm tín dụng xanh, trong đó có các ngân hàng chính như Woori Bank, KB, Korea EXIM bank và con số này vẫn tiếp tục gia tăng qua các năm (Noh 2009, 2010). Các định chế tài chính khác, đặc biệt là các công ty tài chính trong nước như Tập đoàn Tài chính Shinhan, Tập đoàn Tài chính KB và Công ty Quản lý tài sản KDB, đã nỗ lực thành lập các quỹ đầu tư để tài trợ cho các dự án về nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo, đặc biệt là khi Chính phủ đang cố gắng gia tăng thị phần của nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo (tới 20%) trong tổng nguồn năng lượng quốc gia, đồng thời hạn chế và giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân. Ngoài ra, mô hình huy động vốn TCX cho các dự án xanh thông qua các quỹ đầu tư được triển khai và phát triển rất mạnh tại Hàn Quốc. Tới năm 2017, Quỹ Hưu trí nhà nước (National Pension Service- NPS) đã đầu tư 200 tỷ won vào hai quỹ đầu tư vốn tư nhân xanh (Green Private Equity Funds- PEFs) để đầu tư vào các cơ sở hạng tầng xanh nội địa như các nhà máy điện năng lượng tái tạo, các thiết bị xử lý rác thải; Hiệp hội Hỗ trợ Kỹ sư và Nghiên cứu Hàn Quốc (Korea Scientits and Engineers Bảng 2. Hỗ trợ tài chính cho ngành năng lượng tái tạo Mục đích Hạn mức vay (tỷ won) Kỳ hạn vay Tỷ lệ hỗ trợ Sản xuất xanh và thiết bị xanh 10 - Kỳ hạn vay trả chậm: 5 năm - Kỳ hạn vay thanh toán trong nhiều kỳ: 10 năm SME: 90% Công ty trung gian: 70% Công ty lớn: 40% (tối đa) Rác thải và sinh học 10 - Kỳ hạn trả chậm: 5 năm Thiết bị gia đình 0.1 - Kỳ hạn thanh toán trong nhiều kỳ: 10 năm Vận hành 1 - Kỳ hạn vay trả chậm: 1 năm - Kỳ hạn vay thanh toán trong nhiều kỳ: 2 năm Nguồn: Oh (2018) Bảng 3. Thống kê các định chế tài chính Hàn Quốc tham gia vào các Chương trình Tài chính xanh quốc tế Thoả thuận Số tổ chức tham gia ký kết Quốc tế Hàn Quốc 2008 2009 2008 2009 Đơn vị tham gia chính GRI Reporting > 960 tổ chức 1290 35 53 Asiana, Hyundai Motors, KDB, Korea Land Corporation UNEP/FI 176 định chế tài chính 180 8 8 Woori Bank, KB, Korea EXIM Bank UN PRI > 524 tổ chức 697 9 14 Mirae Asset Global Investment, NH-CA Asset Management, Eco-Frontier UN Global Compact 6.500 tổ chức 7.500 151 169 IBK, Daewoo Securities, KDB, Woori Bank CDP 475 định chế tài chính 534 15 16 Mirae Asset Global Investment, KB, KDB Asset Nguồn: Noh (2009, 2010) THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 Mutual-Aid Association- SEMA) đã đầu tư 40 tỷ won vào một quỹ đầu tư xanh có NPS là nhà đầu tư lớn nhất (Oh, 2018). (3) Thị trường Tài chính xanh Thị trường trái phiếu xanh: Khác với các quốc gia đã thực hiện phát hành trái phiếu xanh, trái phiếu xanh tại Hàn Quốc không phải là trái phiếu Chính phủ (thậm chí, tháng 3/2018, Bộ Tài chính và Chiến lược Hàn Quốc cũng đã tuyên bố hiện chưa có kế hoạch phát hành trái phiếu xanh Chính phủ), mà là trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu phát hành đại chúng tài trợ cho các dự án môi trường hoặc năng lượng tái tạo, vì vậy quy mô vốn thường tương đối nhỏ. Các định chế tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc phát hành trái phiếu xanh thu hút nguồn lực tài chính cho nhiều dự án xanh. Trong khối tư nhân, công ty tài chính Huyndai (Huyndai Capital) cũng đã phát hành 500 triệu USD trái phiếu xanh nhằm tài trợ tài chính cho việc mua các phương tiện sử dụng động cơ hybrid vào năm 2016; Tập đoàn quốc tế Hanjin (Hanjin International Corporation) cũng đã phát hành 300 triệu USD trái phiếu xanh vào năm 2017 để đầu tư vào các công trình thân thiện với môi trường (Sáng kiến trái phiếu khí hậu, 2018). Thêm vào đó, trái phiếu xanh tại Hàn Quốc đang phát triển theo xu hướng mở rộng mức độ bao phủ từ góc độ phát hành trái phiếu xanh phục vụ cho các hoạt động, công tác, dự án môi trường sang tài trợ tài chính cho các công tác, không chỉ môi trường, mà còn là xã hội và quản trị. Do đó trái phiếu xanh tại Hàn Quốc còn được coi là trái phiếu ESG (Environment, social, and governance). Thị trường giao dịch phát thải: Chính phủ Hàn Quốc chính thức triển khai thực hiện Chương trình Giao dịch phát thải (Emission Trading Scheme- ETS) vào tháng 01/2015 hướng tới việc giảm thiểu GHGs một cách hiệu quả tại các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế. Theo Luật Giao dịch phát thải (ETS act) được ban hành và có hiệu lực vào năm 2012, các công ty có mức độ phát thải GHG bình quân 3 năm vượt 25.000 tấn CO 2 (tCO 2 e) sẽ được chỉ định là đối tượng ETS (ETS objects)- đơn vị tham gia chương trình giao dịch phát thải. Tính tới tháng 01/2015, 525 công ty thuộc 25 ngành tham gia hệ thống giao dịch phát thải với vai trò đối tượng ETS, và con số này đã đạt 549 vào tháng 01/2017 (Kim & Shim, 2017). Bộ Tài chính và Chiến lược Hàn Quốc thường tái phân bổ lượng phát thải GHG cho các chủ thể tham gia Chương trình Giao dịch phát thải theo định kì 5 năm một lần dưạ trên tổng lượng khí thải GHG trong 5 năm. Theo Oh (2018), trên thị trường giao dịch phát thải Hàn Quốc, giá của mỗi đơn vị hạn mức phát thải (Korean Allowance Unit- KAU) đã tăng khoảng Bảng 4. Các phương án phát hành trái phiếu xanh tại Hàn Quốc STT Tổ chức phát hành Ngày phát hành Quy mô(triệu USD) Niêm yết 1 Korea Exim Bank 20/2/20132/2/2016 500 400 SGX 2 Huyndai Capital 7/3/2016 500
Tài liệu liên quan