Mục tiêu: Xây dựng trang web tra cứu các đặc điểm thực vật (hình thái, giải phẫu và bột dược
liệu) của cây thuốc mọc ở thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận, là những cây trong danh mục
cây thuốc của Bộ Y tế ban hành, những cây thuốc trong Dược điển Việt Nam, những cây thuốc có tác
dụng trị một số bệnh thông thường và những cây thuốc mà dân gian có thể bị nhầm lẫn trong sự xác
định loài do dựa theo tên phổ thông hay do có hình dạng giống nhau.
Phương pháp: Trang web được xây dựng bằng công cụ Drupal và Solr với dữ liệu được thu thập
và chuẩn bị tại Bộ môn Thực vật – Khoa Dược, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
Kết quả: Trang web tra cứu cung cấp các chức năng tìm kiếm cây thuốc theo: danh mục cây
thuốc, tra cứu sai gợi ý từ khóa, tên nước ngoài, tên đồng nghĩa, tên khoa học, tra cứu tên khác, tra
cứu theo công dụng và ngoài ra còn liên kết tìm kiếm rộng rãi với công cụ Google.
Kết luận: Ðề tài hỗ trợ việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc bằng công cụ
công nghệ thông tin. Thông tin từ trang web có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên
môn trong việc giảng dạy và nghiên cứu về cây thuốc. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng nâng
cao chất lượng của quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng trang web tra cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột dược liệu của cây thuốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 505
XÂY DỰNG TRANG WEB TRA CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI,
GIẢI PHẪU VÀ BỘT DƯỢC LIỆU CỦA CÂY THUỐC
Nguyễn Thành Tân*, Đỗ Quang Dương*, Trương Thị Đẹp**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xây dựng trang web tra cứu các đặc điểm thực vật (hình thái, giải phẫu và bột dược
liệu) của cây thuốc mọc ở thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận, là những cây trong danh mục
cây thuốc của Bộ Y tế ban hành, những cây thuốc trong Dược điển Việt Nam, những cây thuốc có tác
dụng trị một số bệnh thông thường và những cây thuốc mà dân gian có thể bị nhầm lẫn trong sự xác
định loài do dựa theo tên phổ thông hay do có hình dạng giống nhau.
Phương pháp: Trang web được xây dựng bằng công cụ Drupal và Solr với dữ liệu được thu thập
và chuẩn bị tại Bộ môn Thực vật – Khoa Dược, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
Kết quả: Trang web tra cứu cung cấp các chức năng tìm kiếm cây thuốc theo: danh mục cây
thuốc, tra cứu sai gợi ý từ khóa, tên nước ngoài, tên đồng nghĩa, tên khoa học, tra cứu tên khác, tra
cứu theo công dụng và ngoài ra còn liên kết tìm kiếm rộng rãi với công cụ Google.
Kết luận: Ðề tài hỗ trợ việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc bằng công cụ
công nghệ thông tin. Thông tin từ trang web có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên
môn trong việc giảng dạy và nghiên cứu về cây thuốc. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng nâng
cao chất lượng của quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc.
Từ khóa: Trang web tra cứu, tra cứu thực vật, đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột dược liệu.
ABSTRACT
DEVELOP A WEBSITE FOR SEARCHING MORPHOLOGICAL
AND ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF MEDICINAL PLANTS
Nguyen Thanh Tan, Do Quang Duong, Truong Thi Dep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 505 - 510
Objectives: Developing a website for searching morphological characteristics, surgical and
pharmaceutical powders of medicinal plants growing in Ho Chi Minh City and its surrounding area.
Material and Methods: The site was developed using Drupal and Solr tools. The data collection
and preparation were carried out at Department of Botany - Faculty of Pharmacy, University of
Medicine and Pharmacy HCMC.
Results: Site search provides searching functionality in medicinal plants as follows: a list of plants,
hint error lookup keywords, foreign names, names and synonyms, scientific names, other names, and
moreover this website links to search engine Google as well.
Conclusion: This study opened up a new direction in improving the quality of teaching and
research of medicinal plants using information technology tools and provides the references for
*Bộ môn CNTT Dược, **Bộ môn Thực vật - Khoa Dược - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Quang Dương ĐT: 0913662043 Email: dqduong@uphcm.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 506
professionals in teaching and research on medicinal plants. Researching results cuold be used for
improving the quality of their research and drug development as well.
Keywords: web searching, morphological characteristic, anatomical characteristic.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay người ta có xu hướng quay trở về
với cây thuốc và thuốc có nguồn gốc thiên nhiên
tạo ra hơn là hóa chất làm thuốc. Xu hướng này
đã tác động đến việc sản xuất, thu hái, chế biến,
lưu thông, tiêu thụ và sử dụng dược liệu thảo
mộc. Trong khi các tài liệu tra cứu về cây thuốc
chủ yếu được viết trên sách, do đó hạn chế đối
tượng sử dụng nhất là không phải là nhà
chuyên môn muốn tìm hiểu sử dụng cây
thuốc(1,4). Nhiều cây thuốc mà dân gian có thể bị
nhầm lẫn trong sự xác định loài dựa theo tên
phổ thông hay những loài có hình dạng giống
nhau, rất dễ nhầm lẫn nếu thiếu sự mô tả tỷ mỉ
đặc điểm hình thái và giải phẫu. Nhằm góp
phần quảng bá sâu rộng nguồn dược liệu quý
của Việt Nam, đề tài xây dựng trang về tài liệu
cây thuốc khả dĩ tiếp cận được với nhu cầu về vi
tính hóa các thông tin về cây thuốc như đặc
điểm hình thái, giải phẫu, bột dược liệu, sự phân
bố và công dụng với mục đích giúp cho người
đọc dễ nhận biết, thu hái và sử dụng cây thuốc.
Đề tài nghiên cứu sẽ tập trung vào những cây
thuốc trong danh mục các cây thuốc trồng tại
vườn thuốc mẫu do Bộ Y tế ban hành, những
cây thuốc trong Dược điển Việt Nam và những
cây thuốc có tác dụng trị một số bệnh thông
thường và những cây thuốc có thể bị nhầm lẫn
trong sự xác định loài do dựa theo tên phổ
thông hay do có hình dạng giống nhau.
PHƯƠNG PHÁP
Xây dựng trang web: Chương trình Quản
Lý Cây Thuốc (QLCT) ứng dụng chạy trên nền
web dùng để quản lý thông tin về các loại cây
thuốc có trong cơ sở dữ liệu (CSDL), cho phép
người dùng tìm kiếm thông tin cây thuốc theo
từ khóa, thêm, xóa, cập nhật thông tin cây thuốc
(tương tự như Google) với công cụ phát triển
web Drupal(3) và công cụ tìm kiếm Solr(1).
Xây dựng CSDL: Lựa chọn cây thuốc mọc ở
thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận
theo các tiêu chí: những cây thuốc trong danh
mục các cây thuốc trồng tại vườn thuốc mẫu do
Bộ Y tế ban hành, những cây thuốc trong Dược
điển Việt Nam, những cây thuốc có tác dụng
điều trị một số bệnh thông thường và những cây
thuốc mà dân gian có thể bị nhầm lẫn trong sự
xác định loài do dựa theo tên phổ thông hay do
có hình dạng giống nhau. CSDL được thực hiện
và hoàn chỉnh tại Bộ môn Thực vật – Khoa
Dược, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trang Web tra cứu cây thuốc có thể truy
xuất qua địa chỉ www.uphcm.edu.vn/caythuoc
có giao diện chính như Hình 1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 507
Hình 1. Giao diện chính trang web tra cứu
Trang web tra cứu này cho phép tham khảo
các thông tin về đặc điểm hình thái và giải phẫu
cũng như bột dược liệu của cây thuốc ở dạng nội
dung và hình ảnh minh họa chi tiết. Các chức
năng chính chi tiết trong Hình 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và
9.
Hình 2. Tra cứu theo công dụng
Hình 3. Tra cứu theo tên khác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 508
Hình 4. Tra cứu theo tên khoa học
Hình 5. Tra cứu theo tên đồng nghĩa
Hình 6. Tra cứu theo tên nước ngoài
Hình 7. Tra cứu sai gợi ý từ khóa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 509
Hình 8. Tra cứu theo danh mục cây thuốc
Hình 9. Tìm kiếm liên kết với trang Google.com
Với kết quả này so với một số phần mềm
khác trên thế giới như: mềm nhận diện thực
vật dựa trên các đặc điểm hình thái đã được
viết bởi một số tác giả như Lobanov (1974) với
chương trình Diagnostica-1, Diagnostica-2
(1975) và PICKEY (Pictured Interactive
Computerized biological KEY) 1981, 1983,
phiên bản mới nhất là PICKEY-8 (2005) (theo
www.zin.ru); Duncan và Meacham (1986) với
chương trình MEKA (Multiple-Entry Key
Algorithm); phần mềm IDAO® (Identification
Asiste1e par Ordinateur), Sahel 1.0® (Bonnet,
P., Grard,P., Arbonier, M.). Các phần mềm này
là một trong những ứng dụng các tiện ích của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 510
công nghệ thông tin để nhận diện cây cỏ, để
lập khóa phân loại thực vật. Điểm tiện lợi của
các phần mềm thực dụng nêu trên là cho phép
người sử dụng, có thể không cần nhiều đến
chuyên môn, cũng dùng được nhiều góc độ,
mức độ đặc điểm của loài sinh vật, ở cả cơ
quan dinh dưỡng lẫn sinh sản. Phần mềm tra
cứu cây thuốc theo địa chỉ trang web
ml giới thiệu tên khoa học của cây, hình ảnh
cây, bộ phận dùng, thành phần hóa học và
công dụng nhưng không có phần mô tả đặc
điểm hình thái của loài. Các trang web bằng
tiếng nước ngài cũng gây khó khăn cho nhà
nghiên cứu.
So với các phần mềm hiện tại ở Việt Nam về
tra cứu cây thuốc, chưa có phần mềm cho phép
tra cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, vi phẫu và
bột dược liệu của cây thuốc một cách phổ biến.
Như vậy, mặc dù số lượng cây thuốc chưa nhiều
vì đề tài mới được triển khai, với kết quả đề tài
này nhóm tác giả hy vọng sẽ góp phần nâng cao
chất lượng của quá trình nghiên cứu và phát
triển thuốc dược liệu cho các nhà nghiên cứu tại
Việt Nam.
KẾT LUẬN
Ðề tài mở ra một hướng hỗ trợ khác trong
việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên
cứu cây thuốc bằng công cụ công nghệ thông
tin. Thông tin từ trang web có thể sử dụng làm
tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn
trong việc giảng dạy và nghiên cứu về cây
thuốc. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng
dụng nâng cao chất lượng của quá trình nghiên
cứu và phát triển thuốc. Việc triển khai đề tài sẽ
góp phần thúc đẩy ứng dụng của công nghệ
thông tin cho ngành Dược được phát triển mạnh
mẽ hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin trong
ngành Dược là một hướng mới cần được quan
tâm và định hướng phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tất Lợi (2000). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
NXB Y học.
2. Smiley D, Pugh E (2009). Solr 1.4 Enterprise Search Server.
PacktLib, ISBN: 1847195881.
3. VanDyk JK. (2008). Pro Drupal Development. 2nd ed. Apress.
4. Viện y học cổ truyền quân đội (2007). Cây thuốc thường dùng
ở tuyến cơ sở. NXB Quân Đội Nhân Dân.