1. Đặc sản của địa phương
Trên thế giới, không có khái niệm đồng nhất
về sản phẩm đặc sản. Giới chuyên môn và các
nhà nghiên cứu sử dụng các thuật ngữ khác nhau
để nói tới các đặc sản bản địa: sản phẩm địa
phương (produit de terroir), sản phẩm nguồn
gốc xuất xứ (produit d’origin), sản phẩm địa
phương (local product, regional products), đặc
sản (specialty)
Theo nhóm công tác của Ủy ban nông thôn
Québec (Solidarité rural du Québec)(*), thì sản
phẩm địa phương (produit de terroir) là sản phẩm
(hoặc các thành phần chính của sản phẩm) được
sản xuất trong một khu vực địa lý nhất định, đồng
nhất và các sản phẩm có đặc tính khác biệt đáng
kể với các sản phẩm khác trên thị trường dựa trên
những đặc trưng riêng của vùng sản xuất. Các đặc
trưng này phụ thuộc vào các yếu tố liên quan tới
vùng lãnh thổ như là điều kiện địa lý, khí hậu, hay
những tập quán sản xuất truyền thống và kiến
thức bản địa. Người sản xuất làm chủ các giai
đoạn sản xuất, chế biến và đưa sản phẩm ra thị
trường. Như vậy, để xác định như thế nào là đặc
sản, cần lưu ý tới 3 điểm: sự khác biệt (difference), gắn với vùng lãnh thổ (appartenance au
terroir) và tri thức truyền thống (neccessité du
savoir-faire). Ngoài ra, đặc sản đòi hỏi người sản
xuất phải tổ chức các kênh hàng phù hợp để
thương mại sản phẩm ra thị trường.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các đặc sản của địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2018 [5]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Đặc sản của địa phương
Trên thế giới, không có khái niệm đồng nhất
về sản phẩm đặc sản. Giới chuyên môn và các
nhà nghiên cứu sử dụng các thuật ngữ khác nhau
để nói tới các đặc sản bản địa: sản phẩm địa
phương (produit de terroir), sản phẩm nguồn
gốc xuất xứ (produit d’origin), sản phẩm địa
phương (local product, regional products), đặc
sản (specialty)
Theo nhóm công tác của Ủy ban nông thôn
Québec (Solidarité rural du Québec)(*), thì sản
phẩm địa phương (produit de terroir) là sản phẩm
(hoặc các thành phần chính của sản phẩm) được
sản xuất trong một khu vực địa lý nhất định, đồng
nhất và các sản phẩm có đặc tính khác biệt đáng
kể với các sản phẩm khác trên thị trường dựa trên
những đặc trưng riêng của vùng sản xuất. Các đặc
trưng này phụ thuộc vào các yếu tố liên quan tới
vùng lãnh thổ như là điều kiện địa lý, khí hậu, hay
những tập quán sản xuất truyền thống và kiến
thức bản địa. Người sản xuất làm chủ các giai
đoạn sản xuất, chế biến và đưa sản phẩm ra thị
trường. Như vậy, để xác định như thế nào là đặc
sản, cần lưu ý tới 3 điểm: sự khác biệt (differ-
ence), gắn với vùng lãnh thổ (appartenance au
terroir) và tri thức truyền thống (neccessité du
savoir-faire). Ngoài ra, đặc sản đòi hỏi người sản
xuất phải tổ chức các kênh hàng phù hợp để
thương mại sản phẩm ra thị trường.
Trên thực tế, các sản phẩm có liên hệ (ít, nhiều) tới
địa danh vùng sản xuất thường được gọi là sản hoặc
truyền thống (terroir, d’origine hoặc tradionnel).
n Lưu Đức Thanh
Cục Sở hữu trí tuệ
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
CHO CÁC ĐẶC SẢN CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Q uá trình hội nhập kinh tế quốc tế củaViệt Nam ngày càng diễn ra mạnhmẽ kể cả về chiều sâu và chiều rộng.
Trong quá trình đó, hoạt động sản xuất và kinh
doanh các đặc sản địa phương đã thu được nhiều
thành quả to lớn, góp phần nâng cao thu nhập
cho đồng bào khu vực có đặc sản. Nổi bật trong
số các đặc sản là các sản phẩm: cà phê, gạo,
chè, hồ tiêu, ca cao, hạt điều, thuỷ sản... và các
sản phẩm làng nghề. Tuy nhiên, trong bối cảnh
Việt Nam đã và đang ký kết các Hiệp định
Thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối
tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP),
Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu
Âu (EVFTA)... thì các biện pháp trợ cấp, bảo
hộ mang tính chất khuyến nông, khuyến công của
Nhà nước sẽ dần bị hạn chế, sản phẩm, bao gồm
cả các đặc sản của Việt Nam sẽ không còn lợi
thế về giá, do đó sẽ bị cạnh tranh gay gắt và
quyết liệt không chỉ tại các thị trường xuất khẩu
mà còn ngay cả ở thị trường nội địa. Vì vậy,
chúng ta cần xây dựng chiến lược nâng cao khả
năng cạnh tranh cho nông, lâm, thủy sản, các
sản phẩm làng nghề và các chính sách hỗ trợ.
Một trong những hướng ưu tiên để nâng cao sức
cạnh tranh cho nông, lâm thủy sản, các sản phẩm
làng nghề của Việt Nam là xây dựng, đăng ký và
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các loại
sản phẩm này.
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2018 [6]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ
(Produit d’origine): là các sản phẩm có lợi
thế về mặt tự nhiên, văn hóa địa phương và
sở hữu đặc tính riêng nhưng không nhất thiết
là sản phẩm được sản xuất theo phương thức
sản xuất truyền thống, cổ truyền.
- Sản phẩm truyền thống (Produit
tradtionnel): là kết quả của thực hành sản
xuất truyền thống, nhưng nguyên vật liệu
ban đầu để sản xuất/chế biến có thể đến từ
các nơi khác.
Theo De Kop, Sautier và Gerz (2006),
đặc sản là các sản phẩm chỉ có thể sản xuất
trong một khu vực địa lý nhất định mà tại đó
thực hành sản xuất của con người cộng với
yếu tố về văn hóa, trải qua thời gian dài, đã
góp phần tạo ra những đặc tính sinh học
riêng có cho sản phẩm. Do tính đặc thù về
địa lý, danh tiếng và chất lượng, đặc sản
thường có giá trị gia tăng lớn hơn so với sản
phẩm thông thường cùng loại. Giá trị này
thuộc về cộng đồng sản xuất sản phẩm trong
nhiều năm, thậm chí qua nhiều thế hệ phát
triển thành đặc sản mang lại lợi ích lâu dài,
bền vững cho cộng đồng địa phương.
Tóm lại, có thể định nghĩa đặc sản như
sau: “Đặc sản là sản phẩm có nguồn gốc từ
một khu vực, địa phương, vùng địa lý cụ thể,
có những tính chất đặc thù về hình thái, chất
lượng không giống các sản phẩm cùng loại
khác và các đặc tính này chủ yếu có được do
các điều kiện tự nhiên, con người vùng sản
xuất, chế biến sản phẩm tạo ra”. Nói một
cách đơn giản hơn, đặc sản là sản phẩm được
sản xuất hay khai thác ở một vùng nhất định
theo một quy trình, tập quán khai thác, sản
xuất nhất định, có những đặc tính, đặc điểm,
đặc trưng mà nơi khác không có được.
2. Thương hiệu cho đặc sản địa phương
Cho đến nay, chưa có một văn bản pháp
luật nào về SHTT quy định về “thương
hiệu”, tuy nhiên, thuật ngữ này được sử dụng
nhiều trong thương mại và nó có thể được
hiểu rằng “Thương hiệu là tổng hợp tất cả
các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm
xúc của một sản phẩm, hoặc một dòng sản
phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi,
biểu tượng (Logo), “hình ảnh” và mọi sự thể
hiện hình ảnh, dần qua thời gian được tạo dựng rõ
ràng trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ
đứng tại đó”.
Có thể tạm chia ra mấy đối tượng được gọi là
thương hiệu như: Nhãn hiệu (ví dụ: Trung Nguyên,
Vinamilk...), Chỉ dẫn địa lý (ví dụ: Vinh, Phú Quốc,
Buôn Ma Thuột...), Tên thương mại (ví dụ: Công ty
Cà phê Trung Nguyên, Công ty cà phê Đức Lập...).
Việc đăng ký bảo hộ các đối tượng này được quy định
trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu lực từ ngày
01/07/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ ngày 01/01/2010
cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này.
2.1. Bảo hộ nhãn hiệu
Bảo hộ nhãn hiệu là hình thức phổ biến đối với mọi
mặt hàng lưu hành trên thị trường. Chức năng của
nhãn hiệu là dùng để phân biệt hàng hóa/ dịch vụ cùng
loại của chủ thể này và chủ thể khác. Nhãn hiệu có thể
bao gồm nhãn hiệu thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn
hiệu chứng nhận.
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân
biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ
chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch
vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của
tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở
hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng
trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để
chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật
liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ,
chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính
khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
2.2. Bảo hộ tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân
dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể
kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
2.3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có
nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay
quốc gia cụ thể. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ: i) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn
gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc
nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; ii) Sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính
chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý
đó quyết định (Điều 79, Luật SHTT, 2005).
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2018 [7]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Việc bảo hộ tên gọi (nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý) cho đặc sản và/hoặc các dịch vụ
truyền thống cũng như tên của chủ thể (tên
thương mại) sản xuất/kinh doanh đặc sản
và/hoặc các dịch vụ truyền thống là hết sức
cần thiết. Việc trang bị tên gọi cho đặc sản
và dịch vụ truyền thống không chỉ đơn thuần
là đăng ký bảo hộ mà còn phải được bảo vệ,
chăm sóc, bồi dưỡng lâu dài nhằm nâng cao
uy tín, ảnh hưởng của sản phẩm/dịch vụ
mang tên gọi đó cũng như uy tín của chủ thể
tạo ra chúng. Cũng cần lưu ý là, nếu ở thị
trường nội địa, mỗi doanh nghiệp có một
hoặc nhiều nhãn hiệu cho một sản phẩm/dịch
vụ thì khi xuất khẩu có thể nhiều doanh
nghiệp phải hợp sức lại dưới một nhãn hiệu
chung (nhãn hiệu tập thể). Điều này là cần
thiết, nhất là cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong giai đoạn mới thâm nhập thị
trường. Ở giai đoạn mới phát triển thị
trường, một doanh nghiệp nhỏ đơn độc với
một nhãn hiệu của riêng mình sẽ gặp khó
khăn về chi phí cũng như khả năng tiến hành
thủ tục đăng ký và theo dõi hành vi xâm
phạm của các đối thủ. Vì vậy, nhiều doanh
nghiệp với một nhãn hiệu tập thể sẽ khắc
phục được các khó khăn đó, đồng thời nâng
cao được sức cạnh tranh cho sản phẩm của
mình. Sau khi đã thiết lập được vị thế cho
nhãn hiệu tập thể đó, mỗi doanh nghiệp sẽ
phát triển nhãn hiệu riêng của mình cùng với
và dưới ô nhãn hiệu tập thể nói trên. Do đó,
nhãn hiệu tập thể là hình thức đặc biệt phù
hợp để bảo vệ và phát triển nông, lâm, thủy
sản và các sản phẩm làng nghề của nước ta.
Một hình thức đặc biệt khác để bảo vệ các
đặc sản của chúng ta là bảo hộ chỉ dẫn địa lý
(trước đây, theo Bộ Luật Dân sự năm 1995,
đối tượng này được gọi là tên gọi xuất xứ).
Bằng hình thức bảo hộ này, nhiều nhà sản
xuất/kinh doanh một loại đặc sản trong một
khu vực địa lý xác định có thể cùng nhau xin
phép Nhà nước đăng ký một chỉ dẫn địa lý
để cùng sử dụng chung nhằm bảo vệ uy tín
của đặc sản qua việc đảm bảo chất lượng đặc
thù và nguồn gốc của đặc sản. Tương tự như
đối với nhãn hiệu tập thể, sau khi đã thiết lập Thanh long Bình Thuận
Vải thiều Thanh Hà
Một số thương hiệu đặc sản của địa phương:
Cà phê Buôn Ma Thuột
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2018 [8]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
được vị thế của chỉ dẫn địa lý đó, mỗi doanh
nghiệp sẽ phát triển nhãn hiệu riêng của
mình cùng với và dưới ô chỉ dẫn địa lý.
Ngoài hai hình thức đặc biệt nêu trên,
chúng ta cũng có thể sử dụng hình thức nhãn
hiệu chứng nhận để bảo vệ các đặc sản. Ở
hình thức này, một cơ quan Nhà nước hoặc
doanh nghiệp, có chức năng chứng nhận là
chủ một nhãn hiệu chứng nhận, cho phép có
điều kiện các doanh nghiệp khác sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận trong hoạt động sản
xuất kinh doanh một hoặc nhiều sản
phẩm/dịch vụ. Cũng giống như hai hình thức
bảo hộ trên đây, mỗi doanh nghiệp sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận này có thể phát triển
nhãn hiệu riêng của mình cùng với và dưới ô
nhãn hiệu chứng nhận.
3. Lợi ích của bảo hộ thương hiệu cho
đặc sản địa phương
- Lợi ích của người sản xuất: Có được lợi
thế cạnh tranh trên thị trường; Giúp nhà sản
xuất duy trì được lượng khách hàng truyền
thống, thu hút khách hàng tiềm năng; Giúp
tăng doanh số và lợi nhuận; Giúp nhà sản
xuất đưa sản phẩm thâm nhập thị trường
thuận lợi và mở rộng thị trường xuất khẩu;
Giúp nhà sản xuất chống lại các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh (đối với các hành vi
chỉ dẫn sai lệch nguồn gốc của sản phẩm).
- Lợi ích của cộng đồng: Phát triển nông
nghiệp nông thôn, vùng sâu, vùng xa; Phát
triển các ngành nghề truyền thống và các
dịch vụ khác, đặc biệt là du lịch vùng; Tạo
công ăn việc làm cho người dân, hạn chế di
dân, giúp phát triển đều giữa các vùng kinh
tế, ổn định kinh tế vùng; Góp phần gìn giữ
các giá trị văn hóa, truyền thống.
- Lợi ích của người tiêu dùng: Được chỉ
dẫn bởi các dấu hiệu về khu vực địa lý được
gắn trên sản phẩm; Yên tâm sử dụng các sản
phẩm có nguồn gốc thực từ khu vực địa lý
với chất lượng được kiểm soát; Tránh các rủi
ro từ việc sử dụng hàng hóa giả mạo, kém
chất lượng.
II. HIỆN TRẠNG ĐĂNG KÝ BẢO
HỘ NHÃN HIỆU TẬP THỂ, NHÃN
HIỆU CHỨNG NHẬN VÀ CHỈ DẪN
ĐỊA LÝ CỦA VIỆT NAM
1. Đối tượng đăng ký
Vị trí địa lý đặc biệt đã mang đến cho Việt Nam
nền khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa và điều kiện tự
nhiên rất đa dạng, phân hóa giữa các vùng miền trên
khắp đất nước. Việt Nam lại là một nước có nền văn
minh nông nghiệp lâu đời, với tổ chức cộng đồng cơ
bản là xóm làng, do vậy các sản phẩm nông, lâm, thủy
sản và làng nghề của chúng ta đặc biệt phong phú.
Xuất phát từ những đặc điểm trên mà chúng ta nhận
thấy rằng ở Việt Nam có một hệ thống các sản vật rất
đa dạng và phong phú, mỗi một địa phương trên khắp
đất nước Việt Nam đều có những sản phẩm mang đặc
trưng của quê hương, vùng miền của mình. Người dân
Việt Nam thường lấy tên chính quê hương mình gắn
liền với những sản phẩm, những đặc sản của địa
phương vừa như một nét đặc thù để chỉ nguồn gốc
xuất xứ của sản phẩm, vừa để thể hiện lòng tự hào về
vùng quê mình. Đi đến bất kỳ đâu trên đất nước Việt
Nam, ta cũng có thể bắt gặp những tên gọi như vậy. Sản
phẩm nông nghiệp, chăn nuôi của Việt Nam rất đa dạng
như lương thực, thực phẩm; động vật, thực vật, hoa,
quả, cây thuốc, cây công nghiệp
Trong mỗi loại sản phẩm này đều có loại có danh
tiếng gắn liền với địa danh như: cam Vinh; gạo Hải
Hậu, Điện Biên; Một bụi đỏ Hồng Dân; khoai Lệ Bồ;
nước mắm Vạn Phần, Phú Quốc, Phan Thiết; quế Trà
My; hoa Đà Lạt; hoa đào Nhật Tân; hồng ngâm Bắc
Kạn; vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn; nhãn lồng Hưng
Yên; xoài cát Hoài Lộc; xoài Yên Châu; thanh long
Bình Thuận; mía Kim Tân; dừa Bến Tre; hoa hồi Lạng
Sơn; sâm Ngọc Linh (núi Ngọc Linh); cà phê Buôn
Ma Thuột, Đức Lập, Khe Sanh; chè Thái Nguyên,
Mộc Châu, Blao; thuốc lào Vĩnh Bảo, Tiên Lãng; ca
cao Bình Phước; điều Bình Phước, Đắk Lắc; tiêu
Quảng Trị, Chư Sê, Phú Quốc...
Các sản phẩm gắn với địa danh là những tài sản có
giá trị, được xem như những thương hiệu mang tính
cộng đồng. Đồng thời, các sản phẩm này mang tính
địa phương: được nhận diện và xác nhận khái niệm
“địa phương” thông qua thị trường. Đây chính là minh
chứng cho việc các sản phẩm này mang đến giá trị
tiềm năng dài hạn không chỉ về mặt kinh tế mà còn ở
cả mặt xã hội. Yếu tố xã hội ở đây nằm ở khía cạnh sự
công nhận các phong tục tập quán, làm tăng các giá
trị truyền thống, điều này giúp khơi nguồn sự gắn bó
giữa người dân địa phương với lịch sử và truyền thống
vùng miền.
Do đó, đối tượng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2018 [9]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho các
đặc sản chủ yếu là địa danh (dấu hiệu chỉ
nguồn gốc địa lý của sản phẩm), hay nói
cách khác là hiện nay chúng ta sử dụng chủ
yếu địa danh để đăng ký nhãn hiệu tập thể,
nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho
các đặc sản. Việc đăng ký, bảo vệ và phát
triển các địa danh gắn liền với sản phẩm
không chỉ là trách nhiệm, quyền lợi của
người dân trong mỗi khu vực mà còn là trách
nhiệm của mỗi chúng ta.
2. Quản lý Nhà nước đối với địa danh
Theo quy định tại Điều 4.22, Điều 11
Luật SHTT năm 2005 và Điều 3 Nghị định
số 103/2006/NĐ-CP, quản lý Nhà nước đối
với các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý
(địa danh) được quy định như sau:
- Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện
xác lập quyền cho các dấu hiệu chỉ dẫn
nguồn gốc địa lý dùng cho các đặc sản địa
phương, các sản phẩm/dịch vụ truyền thống.
- Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương quản lý các dấu hiệu chỉ
nguồn gốc địa lý tại địa phương.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa - Thể
thao - Du lịch hỗ trợ Ủy ban nhân dân
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong
việc quản lý các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa
lý tại địa phương dùng cho các đặc sản địa
phương, các sản phẩm/dịch vụ truyền thống
liên quan đến lĩnh vực mà mỗi Bộ quản lý.
3. Hiện trạng đăng ký nhãn hiệu tập
thể/nhãn hiệu chứng nhận
Tính đến ngày 01/4/2016, Cục SHTT đã
cấp giấy chứng nhận cho 722 nhãn hiệu tập
thể và nhãn hiệu chứng nhận, trong đó 609
nhãn hiệu tâp thể, 113 nhãn hiệu chứng nhận.
Trên cơ sở thẩm định các đơn đăng ký
nhãn hiệu tập/nhãn hiệu chứng nhận, có thể
rút ra một số nhận xét sau đây:
Đối với nhãn hiệu tập thể
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu tập thể rất đa dạng, bao gồm: tổ hợp tác,
cơ sở sản xuất, Hợp tác xã nông nghiệp, Hợp
tác xã sản xuất sản xuất, Liên hiệp hợp tác
xã, Hội/Hiệp hội sản xuất/kinh doanh, Hội
Nông dân, Hội làm vườn, Hội Liên hiệp phụ
nữ, Công ty TNHH, Làng nghề, Câu lạc bộ, Trạm
Khuyến nông, Trung tâm nghiên cứu.
- Phần lớn các nhãn hiệu tập thể đều chưa thể hiện
được chất lượng của sản phẩm/dịch vụ và khu vực địa
lý tương ứng với địa danh (trong quy chế sử dụng
nhãn hiệu tập thể).
Đây cũng trở thành khó khăn trong hoạt động quản
lý, phát triển của các nhãn hiệu tập thể, đặc biệt là vai
trò và khả năng phát triển các nhãn hiệu tập thể của
các chủ sở hữu. Với đặc điểm về sản xuất, đặc điểm
hoạt động của các tổ chức chính trị như: hội nông dân,
hội làm vườn, hội phụ nữ... hay năng lực hoạt động
của các Hợp tác xã, hiệp hội/hội sản xuất kinh doanh...
đã tạo ra nhiều khó khăn trong quản lý và khai thác
nhãn hiệu tập thể. Sự phát triển của các nhãn hiệu tập
thể phải được gắn liền với việc sử dụng các dấu hiệu
“địa danh” trên sản phẩm, cung cấp các sản phẩm đảm
Nhãn hiệu tập thể Hương trầm Quỳ Châu
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2018 [10]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
bảo chất lượng, danh tiếng đến người tiêu
dùng. Điều đó phụ thuộc vào việc hình thành
các chuỗi giá trị, kênh phân phối... và đây
cũng là điểm yếu của các chủ sở hữu nhãn
hiệu tập thể hiện nay.
Cùng với đó, việc chất lượng sản
phẩm/dịch vụ chưa được xác định rõ ràng đã
gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động quản
lý. Cụ thể như nhãn hiệu tập thể Hương trầm
Quỳ Châu, việc xác định đâu là sản phẩm
đặc thù mang nhãn hiệu tập thể Quỳ Châu
trong bối cảnh yêu cầu của thị trường khó
phát triển được hương sạch hay quy trình sản
xuất sản phẩm khác biệt, đa dạng đã dẫn đến
những khó khăn trong hoạt động quản lý của
Hợp tác xã và địa phương.
Ngoài ra, đối tượng địa danh dùng cho
các sản phẩm nông nghiệp, các đặc sản
thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước quản
lý nhằm đảm bảo việc cấp quyền sử dụng
công bằng và khách quan. Một trong những
hình thức thực hiện điều này hiệu quả nhất
là thành lập hoặc hỗ trợ thành lập Tổ chức
chung (Hội, Hiệp hội, tổ chức đa ngành, hợp
tác xã) đại diện cho quyền và quyền lợi
của những người sản suất/kinh doanh/người
cung cấp dịch vụ truyền thống. Những người
này thống nhất thông qua một quy chế sử
dụng địa danh làm nhãn hiệu tập thể (Quy
chế sử dụng nhãn hiệu tập thể), xin phép
UBND tỉnh được sử dụng địa danh này và
nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể. Tuy
nhiên, mặc dù những chủ thể đăng ký rất ý
thức được việc phải đăng ký nhãn hiệu tập
thể, nhưng họ lúng túng trong việc xin phép
sử dụng địa danh và xây dựng cơ chế chung
(Quy chế) để quản lý và sử dụng nhãn hiệu
tập thể. Hơn nữa, chưa có gì đảm bảo là phần
lớn các chủ thể đăng ký được liệt kê trên đây
đều là các tổ chức đại diện cho quyền và
quyền lợi của những người sản suất/kinh
doanh/người cung cấp dịch vụ truyền thống
trong khu vực địa lý đồng thời còn có thể làm
giảm uy tín/danh tiếng của sản phẩm/dịch vụ
do không có cơ chế chung để kiểm soát chất
lượng sản phẩm.
Đối với nhãn hiệu chứng nhận:
- Tất cả các chủ nhãn hiệu chứng nhận là
cơ quan Nhà nước (UBND tỉnh/huyện, Sở Khoa học
và Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến
công);
- Các hồ sơ đơn đều thực hiện đúng quy định pháp
luật, đặc biệt là Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận bao gồm đầy đủ các nội dung theo quy định pháp
luật.
Mặc dù các địa phương đã xây dựng các bộ hồ sơ
đăng ký nhãn hiệu chứng nhận tương đối hoàn chỉnh,
song do thời gian thực hiện còn tương đối ngắn nên
chưa thể đánh giá được hiệu lực và hiệu quả của các
nhãn hiệu chứng nhận này. Tuy nhiên, theo ghi nhận
mới đây của Cục SHTT, một số nhãn hiệu chứng nhận
đã thu được hiệu quả mong muốn như: “Hoa Đà Lạt”,
“Rau an toàn Mộc Châu”, nước mắm Cát Hải...
4. Hiện trạng đăng ký chỉ dẫn địa lý
Tính đến 30/5/2016, Cục SHTT đã cấp 47 Giấy
chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (trong đó có 4 chỉ
dẫn địa lý của nước ngoài). Trên cơ sở thẩm định các
đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý nêu trên và trong quá trình
sử dụng các chỉ dẫn địa lý trên thực tế, có thể rút ra
một số nhận xét sau đây:
- Chủ thể đăng ký (người nộp đơn): chủ thể đăng
ký chỉ dẫn địa lý của các chỉ dẫn địa lý chủ yếu là Ủy
ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền nh