Đặt vấn đề: Mặc dù các nhà chức trách và người dân thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã sớm ý thức được sự nguy hiểm của tệ nạn ma túy và thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế số người sử dụng, nhưng số lượng người nghiện ma túy tại TPHCM vẫn không ngừng gia tăng. Mục tiêu: khảo sát các yếu tố dẫn đến nghiện ma túy ở người sau cai nghiện (học viên giai đoạn 2) tại các trung tâm cai nghiện của TPHCM. Phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu cắt ngang, 854 người sau cai tại 2 trung tâm GDDN & GQVL Bình Đức và Đức Hạnh đã cung cấp thông tin cho chúng tôi bằng cách tự trả lời vào bảng câu hỏi soạn sẵn trong thời gian từ 06/2006 đến 08/2006. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tác động của bạn bè có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện. Tuy nhiên, nếu có thêm các yếu tố nguy cơ về gia đình và bản thân, người nghiện càng dễ dàng chịu sự tác động của bạn bè hơn và thúc đẩy họ sử dụng ma túy sớm hơn. Đáng lưu ý hơn là người nghiện đã nhận ra trách nhiệm của bản thân. Kết luận: Ma túy là một hiềm họa. Cần có những chiến lược và kế hoạch can thiệp phòng ngừa sớm hành vi sử dụng ma túy ở lứa tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên.Phát triển kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Khảo sát thêm những yếu tố bảo vệ trên đối tượng này để có những hướng giải quyết khác cho vấn đề nghiện và tái nghiện tại TPHCM.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố ảnh hưởng dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở người sau cai tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 220
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG DẪN ĐẾN NGHIỆN MA TÚY LẦN ĐẦU
Ở NGƯỜI SAU CAI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thanh Hiệp *
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mặc dù các nhà chức trách và người dân thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã sớm ý thức
được sự nguy hiểm của tệ nạn ma túy và thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế số người sử dụng, nhưng số
lượng người nghiện ma túy tại TPHCM vẫn không ngừng gia tăng.
Mục tiêu: khảo sát các yếu tố dẫn đến nghiện ma túy ở người sau cai nghiện (học viên giai đoạn 2) tại các
trung tâm cai nghiện của TPHCM.
Phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu cắt ngang, 854 người sau cai tại 2 trung tâm GDDN &
GQVL Bình Đức và Đức Hạnh đã cung cấp thông tin cho chúng tôi bằng cách tự trả lời vào bảng câu hỏi soạn
sẵn trong thời gian từ 06/2006 đến 08/2006.
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tác động của bạn bè có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi sử
dụng ma túy của người nghiện. Tuy nhiên, nếu có thêm các yếu tố nguy cơ về gia đình và bản thân, người
nghiện càng dễ dàng chịu sự tác động của bạn bè hơn và thúc đẩy họ sử dụng ma túy sớm hơn. Đáng lưu ý hơn
là người nghiện đã nhận ra trách nhiệm của bản thân.
Kết luận: Ma túy là một hiềm họa. Cần có những chiến lược và kế hoạch can thiệp phòng ngừa sớm hành
vi sử dụng ma túy ở lứa tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên.Phát triển kỹ năng sống cho thanh thiếu niên.
Khảo sát thêm những yếu tố bảo vệ trên đối tượng này để có những hướng giải quyết khác cho vấn đề nghiện và
tái nghiện tại TPHCM.
Từ khóa: Khảo sát, Nghiện ma túy
ABSTRACT
INVESTIGATE THE FACTORS LEAD TO ADDICTION INITIAL DRUG ON THE ADDICTS AFTER
DETOXIFICATION AT HO CHI MINH CITY
Nguyen Thanh Hiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 220 - 226
Background: In Ho Chi Minh city (HCMC), the addiction problem is citywide acknowledged as a threat to
society. The City authorities are struggling in slowering down the increasing rate of drugs addicts.
Objectif: This study was conducted on the addicts after detoxification to find out influential factors leading
to their drug abuse.
Method: This is a cross – sectional survey, recruited 854 people staying in Binh Duc and Duc Hanh
Rehabilitation Center after detoxificated, from June 2006 to August 2006. The interviews were performed using
self – administered questionaires.
Result: In short, the result of this research indicates that the peer group pressure was a significant
influential factor to the practice of using drugs among drug addicts. However, the influential factors as
problematic family and individual’s became an impetus to drug abuse and relapse. Moreover, addicts discerned
their responsibilities.
* Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Thanh Hiệp, ĐT: 0902651235 Email: nguyenthanhhiep@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 221
Conclusion: The peer group pressure and family problems should be taken into consideration, the lifeskills
should be introduced to the youth in the purpose of controlling the growing rate of newly addicts.
Keywords: Investigation, Drug addiction
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ma túy đang là một hiểm họa không chỉ
mang tính quốc gia mà còn có tính toàn cầu.
Theo World Drug Report 2005 của United
Nations Office on Drug and Crime (UNODC), tỷ
lệ người trong độ tuổi từ 15 – 64 được khảo sát
trong một năm (2004) ít nhất 1 lần sử dụng ma
túy là khoảng 200 triệu người, tức vào khoảng
5% tổng dân số thế giới, tăng 15 triệu người so
với năm trước(11).
Số người nghiện ma túy ở một số quốc gia
lân cận Việt Nam như Trung Quốc trong những
năm gần đây cũng không ngừng tăng lên chỉ
tính riêng trong năm 2004 số người nghiện ma
túy ở Trung Quốc được phát hiện là 791.000
người, tăng 6,8% so với năm 2003(2)
Theo số liệu của UNODC tại Việt Nam tính
đến năm 2004 số người nghiện ma túy tại Việt
Nam đã lên đến 170.400 người tăng 6% so với
năm 2003, riêng tại TPHCM số người nghiện ma
túy là 32.000 người (chưa kể số người bị quản lý
trong các trại giam, và ước tính còn hơn 5.000
người nghiện ngoài xã hội)(11).
Theo Bộ Lao Động – Thương Binh – Xã Hội
(LĐTBXH), đến cuối năm 2005 cả nước đã có
trên 129.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, tăng
trên 36.300 người so với năm 2000. Trong đó
thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) tăng gần
10.000 người, Hà Nội tăng trên 6.300 người. Đến
nay đã có 64/64 Tỉnh, Thành phố và 90% quận
huyện, 58% xã phường thị trấn có người nghiện
ma túy(3).
Để có một cái nhìn tổng quan và sâu hơn về
những khía cạnh quanh cuộc sống trước khi
nghiện của người nghiện, chúng tôi chọn các
học viên sau cai nghiện (giai đoạn 2) để phỏng
vấn, khi thể chất và tinh thần của họ đã được cải
thiện khỏi tình trạng lệ thuộc chất ma túy, có
một nhận định đúng hơn về những yếu tố tác
động đến bản thân dẫn đến con đường nghiện
ngập. Khi nguồn gốc của vấn đề được hiểu rõ,
thì việc giải quyết sẽ hiệu quả hơn.
Đề tài được tiến hành tại 2 Trung tâm
GDDN & GQVL Bình Đức và Đức Hạnh trực
thuộc TPHCM trú đóng tại Tỉnh Bình Phước
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố về bản thân, gia đình và
bạn bè dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở người
sau cai nghiện ma túy (học viên giai đoạn 2) tại
Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề và Giải quyết
việc làm Bình Đức và Đức Hạnh trực thuộc Sở
LĐTBXH TPHCM từ tháng 6/2006 đến tháng
8/2006.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang
Dân số mục tiêu
Người sau cai nghiện (học viên giai đoạn 2)
tại các TT GDDN & GQVL trực thuộc TPHCM.
Học viên giai đoạn 2: là những người đã kết
thúc thời gian cai nghiện tập trung bắt buộc,
được chuyển sang đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
nghề nghiệp, rèn luyện nhân cách tại các TT
GDDN & GQVL để chuẩn bị tái hòa nhập cộng
đồng.
Dân số nghiên cứu
Người sau cai nghiện (học viên giai đoạn 2)
tại TT GDDN & GQVL Bình Đức và Đức Hạnh
vào tháng 06-08 năm 2006.
Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu
2
2 .)2/1(
d
qpZ
n
Với: n : cỡ mẫu tối thiểu cần thiết
Z(1 - α/2): hệ số tin cậy = 1,96 (ứng với độ tin cậy 95%)
p = 0,5 (do không tìm được công trình nghiên cứu tương
tự về người sau cai nghiện); q = 1 - p = 0,5; d : sai số chọn
mẫu, d = 0,05 → n = 385.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 222
Do hiệu ứng chọn mẫu, cỡ mẫu cần thiết
là 385 x 2 = 770.
Tiêu chuẩn chọn
- Đã hoàn thành giai đoạn 1 (giai đoạn cai
nghiện bắt buộc gồm: cắt cơn, phục hồi sức
khỏe và lao động trị liệu trong 24 tháng) và
đang ở giai đoạn 2 (giai đoạn quản lý dạy nghề
và giải quyết việc làm).
- Thường trú hoặc tạm trú dài hạn (có hộ
khẩu hoặc KT3) tại TPHCM trước khi vào trung
tâm cai nghiện.
- Có khả năng hiểu và trả lời câu hỏi.
- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không thoả một trong các điều kiện trên.
Phương pháp chọn mẫu
Ngẫu nhiên cụm 2 bậc (chọn ngẫu nhiên
phòng của các khu trại của 2 trung tâm, chọn
ngẫu nhiên đối tượng từ các phòng).
Thu thập số liệu
Số liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi
soạn sẵn học viên tự trả lời.
Xử lý số liệu
Số liệu được nhập, mã hóa, nhập vào máy
tính và quản lý bằng phần mềm Exel 2003. Say
khi được làm sạch, số liệu được phân tích bằng
phần mềm SPSS 11.5.
KẾT QUẢ
Qua khảo sát 854 đối tượng
Đặc điểm chung
Tuổi trung bình 27,69 ± 5,15 (18-51); lớp tuổi
26-35 chiếm 55,5%; 85% nam; 38% bắt đầu sử
dụng ma túy khi < 19 tuổi; 77% có trình độ học
vấn < cấp 2; 75% độc thân; 32% thất nghiệp; 20%
là học sinh-sinh viên.
Đặc điểm lần sử dụng ma túy đầu tiên
Tuổi trung bình 21,62 ± 4,42 (13-37); 93,44%
sử dụng hêroin;nơi mà đối tượng chọng sử
dụng ma túy lần đầu tiên là quá cà phê chiếm tỷ
lệ cao nhất 45,55%, kế đó là tại nhà bạn bè
29,86%; người sử dụng ma túy chung lần đầu đa
số là bạn thân (63,11%), kế đến là bạn mới quen
(24,94%); tình huống dẫn đến sử dụng ma túy
lần đầu đa số đối tượng nêu là do tò
mò(32,08%), đặc biệt cao ở nhóm vị thành niên
(51,85%), do buồn thất vọng (31,97%), trong đó
nữ sử dụng do buồn thất vọng chiến đến 53,90%
cao hơn hẳn nam (p<0,001); nguồn ma túy sử
dụng lần đầu đa số là do bạn bè cho (74,24%), tự
mua (22,13%).
Đặc điểm quan hệ gia đình, bạn bè và xã
hội của đối tượng
Bảng 1: Đặc điểm quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội
của đối tượng
Đặc điểm n = 854
Tần số Tỷ lệ%
Bạn bè
Trong nhóm bạn sử dụng ma túy
Không có ai 219 25,64
Có 635 74,36
Mức độ rủ rê sử dụng ma túy của nhóm bạn
Hoàn toàn không rủ 264 30,91
Có rủ sử dụng ma túy 560 65,57
Ép sử dụng ma túy 26 3,04
Lén bỏ vào nước uống 4 0,47
Tệ nạn ma túy trong khu vực sống:
Chứng kiến cảnh sử dụng ma túy quang khu vực sống
Có chứng kiến 575 67,33
Không chứng kiến 279 32,67
Có thể tìm thấy ma túy quanh khu vực sống
Có tìm thấy 399 46,72
Không tìm thấy 455 53,28
Gia đình
Người thân nghiện ma túy
Có người thân nghiện 73 8,55
Không qi nghiện 781 91,45
Mức độ quan tâm của người sống chung
Không quan tâm 380 44,50
Có quan tâm 474 55,50
Người tâm sự trong gia đình
Không có ai 734 85,95
Có người tâm sự 120 14,05
Nghề nghiệp cha mẹ Cha n (%) Mẹ n (%)
Công nhân 132 (15,46) 44 (5,15)
Nông dân 61 (7,14) 27 (3,16)
Cán bộ – NVVP 111 (13,00) 46 (5,39)
Buôn bán 262 (30,68) 327 (38,29)
Hưu trí / giáo viên 83 (9,72) 27 (3,16)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 223
Đặc điểm n = 854
Tần số Tỷ lệ%
Thất nghiệp / nội trợ 78 (9,13) 344 (40,28)
Nghề nghiệp không ổn định 127 (14,87) 39 (4,57)
Trình độ học vấn Cha n (%) Mẹ n (%)
Mù chữ 35 (4,10) 43 (5,04)
Cấp 1 212 (24,82) 219 (25,64)
Cấp 2 306 (35,83) 366 (42,86)
Cấp 3 229 (26,82) 197 (23,06)
Trên cấp 3 72 (8,43) 29 (3,40)
Bảng 2: Các yếu tố ảnh hưởng (theo nhóm lý do
nghiện được đối tượng đưa ra)
Các yếu tố ảnh hưởng Lý do sử dụng ma túy
Do bạn bè
n (%)
Do bản
thân n (%)
Do gia
đình n (%)
1. Yếu tố bản thân:
Tuổi bắt đầu sử dụng
< 19 tuổi
107 (35,79)
159
(42,40)**
56 (31,11)
> 19 tuổi 192 (64,21) 216 (57,60) 124 (68,89)
Trình độ học vấn
< Cấp 2
222 (74,25)
307
(81,87)**
130 (72,22)
> Cấp 2 77 (25,75) 68 (18,13) 50 (27,78)
Hôn nhân bản thân
Độc thân, ly thân/ly dị,
góa
230 (76,92)
319
(85,06)**
135 (75)
Sống chung với
vợ/chồng
(đã hoặc chưa kết hôn)
69(23,08) 56 (14,94) 45 (25)
2. Yếu tố gia đình:
Hôn nhân cha mẹ
Ly thân/ly dị, goá
84 (28,09)
108 (28,80)
81 (45)**
Sống chung
(đã hoặc chưa kết hôn)
215 (71,91) 267 (71,20) 99 (55)
Quan tâm của cha mẹ
Không
128 (42,81)
155 (41,33)
97
(53,88)**
Có quan tâm 171 (57,19) 220 (58,67) 83 (46,12)
Gia đình có người
nghiện
Có
23 (7,69)
31 (8,27)
19
(10,55)**
Không 276 (92,31) 344 (91,73) 161 (89,45)
Người tâm sự trong
gia đình Không có
người tâm sự
257 (85,95)
313 (83,47)
164 (91,11)
Có người tâm sự 42 (14,05) 62 (16,53) 16 (8,89)
3. Yếu tố bạn bè:
Bạn sử dụng ma túy 239
(79,93)**
269 (71,73) 127 (70,55)
Không sử dụng ma túy 60 (20,07) 106 (28.27) 53 (29,45)
Có rủ sử dụng ma túy 228 247 (65,87) 115 (63,89)
Các yếu tố ảnh hưởng Lý do sử dụng ma túy
Do bạn bè
n (%)
Do bản
thân n (%)
Do gia
đình n (%)
(76,25)**
Không rủ sử dụng ma
túy
71 (23,75) 128 (34,13) 65 (36,11)
Tổng n=854 299 (35,01) 375(43,91) 180 (21,08)
**p< 0.005
Lý do dẫn đến nghiện ma túy theo đối
tượng tự đánh giá nhiều nhất là do bản thân (tò
mò, ham vui, bốc đồng, thiếu hiểu biết về tác hai
của ma túy): 43,91%. Kiểm chứng cho thấy,
nhóm đối tượng trên có nhiều yếu tố nguy cơ về
bản thân hơn nhóm xác định lý do dẫn đến
nghiện là từ bạn bè và gia đình.
Phân tích mối tương quan giữa các yếu tố
ảnh hưởng với lý do sử dụng cho thấy: những
người có trình độ < cấp 2 bắt đầu sử dụng ma
túy ở tuổi < 19 nhiều hơn nhóm có trình độ trên
cấp 2 (p <0.05, RR = 1.33, KTC 95% =1.09 – 2.22)
và sử dụng do bạn bè lôi kéo nhiều hơn (p <
0.001, RR = 1.17, KTC 95% = 1.04 – 1.32); nhóm
có gia đình không đầy đủ bắt đầu sử dụng ma
túy ở tuổi < 19 nhiều hơn nhóm còn lại (p <
0,001, RR = 1,3, KTC 95% = 1,1 – 1,6) và cũng đã
sử dụng do bị bạn bè lôi kéo nhiều hơn (p< 0,05,
RR = 1,12, KTC 95% = 1,02 –1,22). Tương tự với
nhóm không được người sống chung trong gia
đình quan tâm; không có người tâm sự; có gia
đình không đầy đủ dễ bị bạn bè rủ sử dụng ma
túy hơn nhóm còn lại (p <0,05, RR = 1,3, KTC
95% = 1,1 – 1,5).
BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Tại thời điểm khảo sát, tất cả các đối tượng
nghiên cứu chúng tôi đều từ 18 tuổi trở lên, do
quy định của “Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề
và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện”
chỉ áp dụng cho người đủ 18 tuổi.
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có
trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống chiếm tỷ
lệ rất cao là 77,2% tương tự với tỷ lệ 85,1%
trong báo cáo của hai trung tâm khảo sát
nhưng cao hơn nhiều so với tỷ lệ 44,6% của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 224
Huỳnh Tấn Sơn, và 44,5% của Phạm Thị Xuân
Hằng và Nguyễn Thị Thu Hiền(9). Điều khác
biệt này là do sự khác nhau giữa hai đối
tượng nghiên cứu. Đối tượng của chúng tôi
hầu hết là đối tượng cai nghiện bắt buộc khi
có chương trình 3 giãm của TPHCM, bao gồm
những người nghiện sống lang thang, vô gia
cư hoặc đang cai nghiện tại nhà nên đa số đối
tượng này có trình độ học vấn thấp, còn đối
tượng của các tác giả trên là những người cai
nghiện tự nguyện, thuộc gia đình khá giả, có
trình độ học vấn từ cấp 3 và trên cấp 3 nhiều
hơn.
Trình độ học vấn tuy không phải là yếu tố
trực tiếp thúc đẩy đối tượng đến sử dụng ma
túy, nhưng có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố
nguy cơ khác như: khả năng nhận định tốt hay
xấu, đúng hay sai, khả năng trao đổi với cha mẹ,
khả năng từ chối rủ của bạn, khả năng tiếp cận
những thông tin về ma túy.
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bắt đầu
sử dụng ma túy trong độ tuổi từ 20-25 là nhiều
nhất với tỷ lệ 44.3%, độ tuổi vị thành niên (≤ 19
tuổi) cũng chiếm đến 37,9%. Tuổi bắt đầu sử
dụng ma túy trung bình trong nghiên cứu của
chúng tôi là 21,62 ± 4,42, gần với kết qủa nghiên
cứu về người nghiện chung tại TPHCM của tác
giả Nguyễn Thị Mỹ Châu là 21,47(8)
Các yếu tố bản thân
Nghiên cứu này đã để cho đối tượng tự
đánh giá nguyên nhân khiến họ nghiện ma túy,
và kết qua là 43,9% đánh giá mình nghiện là do
chính bản than tò mò, ham vui, bốc đồng, muốn
bắt chước bạn bè, thiếu hiểu biết về tac hại của
ma túy 35% nói rằng do tác động của bạn bè
như bạn rủ, nói khích, ép buộc sử dụng.
Kiểm tra lại, chúng tôi nhận thấy nhóm đối
tượng tự đánh giá lý do dẫn họ đến nghiện ma
túy thuộc về bản thân thật sự có những yếu tố
nguy cơ về bản thân nhiều hơn nhóm nghiện
ma túy không phải do bản thân. Những yếu tố
tiêu cực này bao gồm: trình độ học vấn dưới cấp
2, sống độc thân ly thân, ly dị hoặc góa và tuổi ≤
19 (tại thời điểm sử dụng ma túy lần đầu).
Trở ngược lại, phần phân tích về bạn bè đã
nhấn mạnh “bạn bè thật sự có tác động thúc đẩy
qúa trình tiến tới sử dụng và nghiện của đối
tượng, nhưng còn những tác động khác khiến
đối tượng quyết định sử dụng hay không sử
dụng ma túy”. Kết qủa cho thấy đối tượng tự
xác định yếu tố quyết định đó chính là bản thân
chiếm tỷ lệ cao nhất (43,9%).
Phân tích sâu hơn, riêng trong nhóm bắt đầu
sử dụng vào tuổi vị thành niên, tỷ lệ đối tượng
nghiện ma túy là do bản thân cao hơn của dân
số nghiên cứu chung, với tỷ lệ là 49,1%. Điều
này cho thấy vấn đề nâng cao ý thức và khả
năng tự đấu tranh để nói không ma túy là hết
sức quan trọng ở giới trẻ, đặc biệt là vị thành
niên. Đây là một tín hiệu vui cho những nhà làm
công tác hậu cai nghiện vì sự nhận diện đúng
bản chất vấn đề và nhận ra trách nhiệm bản thân
của người nghiện ma túy tại thời điểm này.
Các yếu tố gia đình
Tác giả Lâm Xuân Điền & cs nói rằng trong
cộng đồng của người nghiện thì quan hệ giữa
con cái và cha mẹ rất xấu(6). Tác giả Nguyễn
Châu Xuân Phương còn cho biết thêm là có mối
tương quan giữa hành vi sử dụng chất gây
nghiện với sự thiếu quan tâm lẫn nhau giữa các
thành viên trong gia đình. Cộng thêm vào
những nhận định trên, kết qủa của chúng tôi
cho thấy những người không được cha mẹ quan
tâm thì bắt đầu sử dụng ma túy ở tuổi vị thành
niên nhiều hơn nhóm được sự quan tâm của cha
mẹ, và cũng dễ bị bạn rủ sử dụng ma túy hơn.
Như vậy, sự quan tâm của gia đình đặc biệt là
cha mẹ, sự gắn bó giữa các thành viên là những
yếu tố tác động tích cực.
Các yếu tố bạn bè
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Châu thì việc
có bạn thân sử dụng ma túy là một trong những
yếu tố quan trọng thúc đẩy đối tượng sử dụng
ma túy(8), cũng như LI C, Pentz MA, Chou CP
khẳng định có yếu tố có bạn thân sử dụng ma
túy là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến nghiện(4).
Vì vậy trong nhóm dân số hậu quả (đã nghiện)
của nghiên cứu này, tỷ lệ 74,4% chơi chung với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 225
bạn đã sử dụng ma túy trước khi đối tượng bắt
đầu sử dụng ma túy là một tỷ lệ có giá trị.
Con số 69,1% đã từng bị bạn sử dụng ma túy
khá tương ứng với 74,4% có bạn sử dụng. Khi
trong nhóm bạn chơi chung có người sử dụng
ma túy thì điều đương nhiên dẫn tới là sự rủ rê,
lôi kéo hoặc kích thích sự tò mò, bắt chước của
những người khác để cuối cùng tất cả cùng sử
dụng. Chính vì vậy, tỷ lệ đối tượng xác định
mình nghiện ma túy do chịu tác động của bạn
bè (như rủ rê, nói khích, ép buộc) chiếm đến
35%, gần với kết qua 43,2% của Phạm Thị Xuân
Hằng và Nguyễn Thị Thu Hiền(9). Tuy nhiên đi
sâu vào nhóm ban đầu sử dụng ở tuổi vị thành
niên, tỷ lệ bị bạn rủ cao hơn (75%) nhưng số đối
tượng xác định nghiện ma túy do tác động của
bạn bè lại thấp hơn (33%). Vậy đâu là yếu tố
giúp ngăn bớt tác động của bạn bè ở nhóm đối
tượng này? Đây là những điểm cần làm sáng tỏ
bằng những nghiên cứu sắp tới. Một điểm
chúng tôi muốn lưu ý là, tuy tỷ lệ từng bị bạn rủ
rất nhiều nhưng phần lớn mức độ chỉ dừng ở rủ
rê chú không ép buộc. Điều này cho thấy rõ, tuy
bạn bè thực sự có tác động thúc đẩy qúa trình
tiến tới sử dụng và nghiện của đối tượng nhưng
còn những nhân tố tác động khác khiến đối
tượng quyết định sử dụng hay không dụng ma
túy. Qua khảo sát các mối tương quan giữa các
yếu tố ảnh hưởng khác với khả năng bị bạn rủ
sử dụng: Kết qua của chúng tôi cũng chỉ ra rằng
những nhóm dân số sau dể bị bạn rủ sử dụng
ma túy hơn:
- Có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống. Bởi
vì khi nghỉ học sớm thì các mối quan hệ bạn bè
của đối tượng là ngoài xã hội chứ không còn
trong nhà trường, việc gặp gỡ tạo thành nhóm
bạn chủ yếu từ các nơi vui chơi giải trí, với các
đối tượng cùng sở thích, trình độ học vấn thấp.
Họ tụ họp thành nhóm bạn, từ nhóm bạn này
luôn bầu ra một người đứng đầu gọi là “Thủ
lĩnh” và mọi thành viên trong nhóm đều bị chi
phối bởi thủ lĩnh này, lúc này nhóm bạn trở
thành nhóm xã hội. Một khi nhóm xã hội này có
định hướng sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến xã
hội và cộng đồng xung quanh. Do đó, yếu tố
ảnh hưởng bị bạn bè rủ sử dụng có tiền đề là
trình độ nhận thức và học vấn của đối tượng
thấp, đối tượng không được cha mẹ quan tâm,
cha mẹ ly thân, ly dị hoặc mất, không có người
tâm sự trong gia đình.
KẾT LUẬN
Qua kết quả khảo sát