Bài giảng Luật hành chính - Bài 8: Vi phạm hành chính và Trách nhiệm hành chính - Đại học Luật TP.HCM

1. Vi phạm hành chính 2. Trách nhiệm hành chính 3. Trách nhiệm hành chính đối với người chưa thành niên Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC.(K 1, Đ 2 Luật XLVPHC 2012 ) Ví dụ: Xem xét quy định sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”

ppt152 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật hành chính - Bài 8: Vi phạm hành chính và Trách nhiệm hành chính - Đại học Luật TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT HÀNH CHÍNHKhoa Luật Hành chính – Nhà nước12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCMBài 8: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMMục tiêu bài giảngHiểu và phân biệt được vi phạm hành chính với vi phạm pháp luật khác, đặc biệt là tội phạmXác định được các hình thức, biện pháp trách nhiệm hành chính, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chínhXác định được trách nhiệm hành chính đối với người chưa thành niên12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMNhững nội dung chính Vi phạm hành chínhTrách nhiệm hành chính Trách nhiệm hành chính đối với người chưa thành niên12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMTài liệu tham khảoGiáo trình Luật Hành chính Việt Nam – Đại học Luật TP Hồ Chí Minh.Sách tham khảo: Luật Hành chính Việt Nam – Những vấn đề cơ bản, câu hỏi, tình huống và văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Lao động, 2015. 12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMVăn bản pháp luậtLuật Xử lý vi phạm hành chính 2012Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHCCác Nghị định về Xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMVi phạm hành chính1. Khái niệm Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC.(K 1, Đ 2 Luật XLVPHC 2012 ) Ví dụ: Xem xét quy định sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”Ý nghĩa: nhằm nhận diện ban đầu về một vi phạm hành chính.Có 5 dấu hiệu như sau:VPHC là hành vi trái pháp luậtXử sự không đúng với yêu cầu của pháp luậtXử sử ngược lại với yêu cầu của pháp luậtVí dụ: - Hành vi đăng ký khai sinh quá hạn- Hành vi gian lận thuế.2. Các dấu hiệu của VPHCVPHC là hành vi có lỗiVPHC là HV nguy hiểm cho xã hội.Tính nguy hiểm của hành vi là khách quan và được phản ánh chủ quan bằng quy định pháp luật.Chủ thể thực hiện hành vi VPHC là cá nhân hoặc tổ chức, có năng lực chịu trách nhiệm hành chính.VPHC là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. 12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMPhân tích dấu hiệu của vi phạm hành chính sau “ Bà Nguyễn Thị A tự ý chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”Hành vi trái pháp luật: tự ý chuyển nhượng, tặng cho.Lỗi: tự ý thực hiện khi không có sự cho phépTính nguy hiểm cho XH: thể hiện ở việc xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước về đất đaiChủ thể thực hiện: Bà Nguyễn Thị ATheo quy định phải bị xử phạt: hành vi trên bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM- Ý nghĩa: xác định tính chất, mức độ vi phạm => là cơ sở xác định mức độ trách nhiệm- Cấu thành vi phạm hành chính là tổng thể những dấu hiệu đặc trưng thể hiện đầy đủ tính xâm hại tới trật tự quản lý nhà nước của một hành vi vi phạm.Cấu thành pháp lý của VPHC Mặt khách quan của VPHC; Mặt chủ quan của VPHC; Chủ thể của VPHC; Khách thể của VPHC.Bao gồm: Là tổng thể những dấu hiệu được pháp luật dự liệu trước đặc trưng cho mặt bên ngoài của vi phạm hành chính.a. Mặt khách quan của VPHC Hành vi trái pháp luật; Hậu quả do VPHC gây ra; Mối liên hệ nhân quả giữa HV và hậu quả; Thời gian và địa điểm vi phạm; Phương tiện vi phạmBao gồm:Là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành mọi VPHC đồng thời là dấu hiệu đầu tiên cần phải xác định.Hành vi VPPLHC phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự không đúng với yêu cầu của các quy định của pháp luật cụ thể. Hành vi: thể hiện ra bên ngoài dưới dạng hành động hoặc không hành độngTrái pháp luật: làm ngược lại hoặc không đầy đủ yêu cầu của pháp luật (pháp luật nào?) Trái Quy định của ngành LHC; Trái Quy định của các ngành luật khác.Hành vi trái pháp luậtVí dụ minh họa:Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hôn;12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMPhạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký đất đai lần đầu.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMPhạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.Phạt tiền 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản để cơ quan cấp phép thu hồi Giấy phép quản lý chất thải nguy hại khi chấm dứt hoạt động;12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMLà những thiệt hại hoặc sự đe doạ gây ra những thiệt hại nhất định cho các QHXH được pháp luật hành chính hoặc pháp luật chuyên ngành khác bảo vệ.Hậu quả VPHC gồm: Hậu quả gây ra cho xã hội (không gây ra thiệt hại thực tế nhưng làm phá vỡ quan hệ quản lý) => Mọi vi phạm hành chính đều để lại hậu quả cho XH Hậu quả trực tiếp từ hành vi (thiệt hại thực tế): Tùy từng vi phạm hành chínhHậu quả do VPHC gây ra Hành vi vi phạm mà bắt buộc phải có hậu quả thực tế xảy ra: vi phạm hành chính được gọi là “vi phạm có cấu thành vật chất”. Nếu không có hậu quả thì không đủ cấu thành vi phạmVí dụ : Xem xét các hành vi sau:a) Xử phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đ đối với hành vi không thực hiện đăng ký khai tử cho người chết để trục lợib) Xử phạt từ 300.000 – 500.000 đ hành vi thả gia súc đi ngoài đường gây tai nạn giao thông12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMHành vi vi phạm không bắt buộc có hậu quả thực tế xảy ra: “vi phạm hành chính có cấu thành hình thức”.Ví dụ: Xử phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 Hành vi đăng ký khai tử cho người đang sống;Vậy, Nếu có hậu quả xảy ra thì sao? Hậu quả có thể là yếu tố dẫn đến chuyển sang một cấu thành vi phạm hành chính khác nặng hơn Có thể là yếu tố quy định mức độ trách nhiệm nặng hơn trong cùng một hành vi12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMVí dụ : Xử phạt từ 200.000 đến 400.000 đ đối với hành vi vượt xe trong những trường hợp cấm vượtXử phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đ đối với hành vi vượt xe trái quy định gây tai nạn giao thông;=> Tình tiết “Gây tai nạn giao thông” làm cho hành vi vượt xe trong trường hợp cấm vượt trở thành một vi phạm mới.12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMVí dụ : Xử phạt từ 200.000 đến 400.000 đối với hành vi: Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục điNếu hành vi trên gây tai nạn giao thông thì ngoài bị xử phạt với mức nêu trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng=> Tình tiết gây tai nạn giao thông làm cho vi phạm hành chính nặng hơn 12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMBắt buộc phải xác định được mối liên hệ nhân quả giữa HV và HQ với những vi phạm có hậu quả vật chất→ đó là mối liên hệ “hậu quả là kết quả trực tiếp từ hành vi”.Nhằm đảm bảo nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại do chính HV của mình gây ra.Mối liên hệ nhân quả giữa Hành vi và hậu quả Không phải là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành mọi vi phạm hành chính. Chỉ đối với một số vi phạm hành chính mới bắt buộc xem xét.Thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ thực hiện hành viVí dụ: - Xử phạt từ 80.000 đến 100.000 đ đối với hành vi bấm còi xe trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong đô thị, khu đông dân cư. - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những dấu hiệu bên trong của vi phạm hành chính, thể hiện trạng thái, diễn biến tâm lý, tình cảm, thái độ của chủ thể thực hiện hành vi đối với hành vi và hậu quả của hành vi. Bao gồm:Lỗi;Động cơ;Mục đích.Mặt chủ quan của VPHC* Khái niệm:Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi ấy gây ra.Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng. LỗiCác loại lỗi: căn cứ vào lý trí và ý chí, lỗi được phân thành hai nhóm: lỗi cố ý và lỗi vô ýLỗi cố ý:- Lỗi cố ý trực tiếp: biết rõ là hành vi trái pháp luật và mong muốn hậu quả xảy raVí dụ: Cố ý không khai tử cho người chế để trục lợiLỗi cố ý gián tiếp: biết rõ là hành vi trái pháp luật, không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc hậu quả.Ví dụ: vượt xe khi có biển cấm vượt gây tan nạn giao thông và bỏ trốn.Lỗi vô ý:Lỗi vô ý vì quá tự tin: biết rõ là hành vi trái pháp luật, không mong muốn hậu quả xảy ra và tìm mọi biện pháp để khắc phục hậu quảVí dụ: Xử phạt người sử dụng lao động có hành vi không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;Lỗi vô ý do cẩu thả: không biết đó là hành vi trái pháp luật và không mong muốn và không nghĩ rằng hậu quả sẽ xảy ra.Ví dụ: Xử phạt người lao động Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMÝ nghĩa của yếu tố lỗi đối với VPHC và TNHC: - Thứ nhất, xác định có vi phạm hành chính hay không. Không có lỗi không bị coi là VPHC. Hành vi đã thực hiện chỉ là hành vi trái pháp luật.Các trường hợp loại trừ yếu tố lỗi:+ Không có năng lực chủ thể (bao gồm không đủ tuổi, bị mất năng lực HVDS, mắc các bệnh khác không có khả năng nhận thức)+ Thuộc các trường hợp: bất khả kháng, tình thết cấp thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMThứ hai, xác định mức độ trách nhiệm hành chính của chủ thể thực hiện hành vi. Mức độ lỗi tỷ lệ thuận với mức độ trách nhiệm mà chủ thể vi phạm gánh chịu: lỗi càng nặng, trách nhiệm càng cao.=> Mức độ lỗi được quy ước thông qua một số tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (Điều 9, Điều 10 Luật XLVPHC)12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMXem Đ 9, Đ 10 Luật XLVPHCĐiều 9. Tình tiết giảm nhẹNhững tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMĐiều 10: Tình tiết tăng nặng Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:a) Vi phạm hành chính có tổ chức;b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMĐộng cơ, mục đích của VPHC là những dấu hiệu bắt buộc xem xét với những vi phạm hành chính lỗi cố ý. Chúng có thể được tính đến khi xem xét mặt chủ quan của nhiều VPHC để quyết định các hình thức và mức phạt cụ thể.Ví dụ: hành vi cố ý không khai tử cho người chết để trục lợi: - Lỗi: cố ý - Động cơ: trục lợi - Mục đích: hưởng lợi bất hợp pháp từ tài sản người chếtĐộng cơ, mục đích Là những cá nhân và tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính và có năng lực chịu trách nhiệm hành chính. Như vậy, không phải bất cứ ai thực hiện hành vi trái pháp luật cũng là chủ thể vi phạm hành chính. Về lý luận khoa học, muốn là chủ thể vi phạm hành chính, cần 2 điều kiện: - Điều kiện cần: năng lực chủ thể - Điều kiện đủ: thực hiện hành vi Chủ thể vi phạm hành chínhTuy nhiên, về mặt pháp lý và thực tiễn thì việc xác định chủ thể VPHC lại theo trình tự ngược lại:Phải thực hiện một hành vi trái pháp luật trước;Sau đó, xét xem người thực hiện có năng lực chủ thể không. Nếu có năng lực chủ thể thì hành vi trái pháp luật sẽ trở thành VPHC và người thực hiện sẽ là chủ thể VPHC=> Vì sao lại xác định chủ thể vi phạm hành chính theo “quy trình ngược?” này12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM * Cá nhân: bao gồm cả công dân VN, người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ VN Cá nhân là chủ thể VPHC khi thoả mãn điều kiện chủ thể: + Phải đạt đến độ tuổi nhất định + Có khả năng nhận thứcCác nhóm chủ thể VPHC (Điều 5 Luật XLVPHC) Độ tuổi cá nhân:- Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Chỉ là chủ thể vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi với lỗi cố ý.- Từ đủ 16 tuổi trở lên: là chủ thể vi phạm hành chính với mọi vi phạm do mình gây ra* Tổ chức trong nước: là chủ thể vi phạm hành chính với mọi vi phạm do mình gây ra* Cá nhân, tổ chức nước ngoài, người không quốc tịch: là chủ thể vi phạm hành chính theo pháp luật VN khi thực hiện vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà VN ký kết hoặc tham gia có quy định khác)12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMKhách thể của VPHC là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và bị VPHC xâm hại tới.Khách thể của VPHC được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng tập trung vào: trật tự quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, trật tự nhà nước, trật tự công cộng, sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.Khách thể của VPHC* Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm:Căn cứ phân biệt:Mức độ nguy hiểm của hành vi;Chủ thể vi phạm;Cơ sở pháp lýÝ nghĩa của việc phân biệt:Tránh hình sự hóa vi phạm hành chính, gây oan saiTránh bỏ lọt tội phạm 12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH- Trách nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý, được định nghĩa như sau: “Là hậu quả pháp lý bất lợi mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi thực hiện hành vi VPHC”.- Về mặt pháp lý, TNHC thể hiện ở việc pháp luật quy định rằng người có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp chế tài hành chính đối với chủ thể thực hiện vi phạm hành chính theo thủ tục do pháp luật quy định.1.Khái niệm TNHCTrách nhiệm hành chính được thể hiện trên thực tế bằng việc người có thẩm quyền áp dụng trực tiếp, cụ thể các hình thức, biện pháp xử phạt đối với người vi phạm hành chính.Có những trường hợp trên thực tế không thể áp dụng được việc xử phạt => có được coi là không phát sinh trách nhiệm trong trường hợp này không? Ví dụ: Luật quy định không được xử phạt VPHC trong các trường hợp như: Người vi phạm hành chính chết, mất tích, hết thời hiệu xử phạt => Việc không bị xử phạt có đồng nghĩa với việc không phát sinh trách nhiệm mặc dù có VPHC12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMTNHC chỉ phát sinh khi có VPHC. Nói cách khác, cơ sở thực tế để truy cứu TNHC là vi phạm hành chính.Cơ sở pháp lý để truy cứu TNHC là Luật xử lý VPHC và các văn bản pháp luật về xử lý VPHC trong các lĩnh vực.TNHC được áp dụng chủ yếu bởi người có thẩm quyền thuộc cơ quan hành chính nhà nước. Đặc điểm của TNHCTNHC được áp dụng theo thủ tục hành chính, tức là ngoài trình tự xét xử của Toà án.TNHC được áp dụng ngoài quan hệ công vụ, tức giữa người truy cứu TNHC và người bị truy cứu TNHC không có quan hệ công tác, không lệ thuộc về mặt tổ chức.Kết quả của việc truy cứu TNHC được thể hiện bằng việc ban hành quyết định xử phạt VPHC của người có thẩm quyền.Quy định TNHC tức là quy định hành vi VPHC, các hình thức xử phạt, nguyên tắc, thủ tục xử lý VPHC Ở nước ta, có 4 cơ quan có quyền quy định TNHC: Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Chính phủ. HĐND TP trực thuộc TW Thẩm quyền quy định TNHC4. Các hình thức trách nhiệm hành chínhCác hình thức xử phạt được phân thành 2 nhóm: Các hình thức xử phạt chính;Các hình thức xử phạt bổ sung. (Điều 21 Luật XLVPHC)12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMĐược áp dụng độc lập.Đối với mỗi VPHC, cá nhân, tổ chức chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính.Hình thức xử phạt chínhBao gồm: tất cả các hình thức xử phạtCảnh cáo;Phạt tiền;Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;Đình chỉ hoạt động có thời hạn;Tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC;Trục xuất.(Khoản 1 Điều 21 Luật XLVPHC)12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMĐược áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính (được áp dụng độc lập theo quy định)Đối với mỗi VPHC, cá nhân, tổ chức VPHC có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung.Hình thức xử phạt bổ sungCác hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; Đình chỉ hoạt động có thời hạn;Tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC;Trục xuất.12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMCảnh cáo và phạt tiền luôn được áp dụng là hình thức xử phạt chính;Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; Đình chỉ hoạt động có thời hạn;Tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC;Trục xuất: có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính tùy vào vi phạm.Như vậy:Ví dụ: Hành vi sản xuất hàng giả: + Phạt tiền tùy theo giá trị của hàng giả so với hàng thật + Tịch thu tang vật vi phạm; + Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng + Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMÁp dụng đối với:Cá nhân, tổ chức VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ & phải được pháp luật quy định.Mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản (Điều 22 Luật XLVPHC)Hình thức xử phạt cảnh cáoMức tiền phạt đối với VPHC (VNĐ): Cá nhân: 50.000 - 1.000.000.000. Tổ chức: gấp đôi mức tiền phạt cá nhân: 100.000 - 2.000.000.000.(Khoản 1 Điều 23 Luật XLVPHC)Phạt tiềnĐối với cá nhân: K1 Đ24 Luật XLVPHCMức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực:30 4050751001502002505001000Là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với HV đó;Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.Nếu một người thực hiện nhiều hành vi thì các hành vi bị phạt tiền được cộng lại thành mức phạt chung(Khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC)Mức tiền phạt cụ thể đối với một HVVPHCVí dụ 1: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với h