Bài giảng môn Kiển soát - Bài 2: Hệ thống kiểm soát - Nguyễn Thị Phương Lan

Hệ thống kiểm soát thực chất là các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. • Là tập hợp tất cả những việc mà một công ty cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. • Hệ thống này không đo đếm kết quả dựa trên các con số tăng trưởng, mà chỉ giám sát nhân viên, chính sách, hệ thống, phòng ban của công ty. • Hệ thống kiểm soát thông thường gồm 5 thành phần:  Môi trường kiểm soát;  Đánh giá rủi ro;  Hoạt động kiểm soát;  Thông tin và truyền thông;  Giám sát

pdf35 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Kiển soát - Bài 2: Hệ thống kiểm soát - Nguyễn Thị Phương Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015109208 BÀI 2 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT ThS. Nguyễn Thị Phương Lan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015109208 Tại Công ty TNHH sản xuất Huỳnh Quang có các thủ tục hoạt động được mô tả như sau: • Khi đặt hàng mua nguyên vật liệu, một liên của đơn đặt hàng được gửi cho bộ phận nhận hàng, nhân viên nhận hàng sẽ ghi số thực nhận của liên này của đơn đặt hàng và gửi cho bộ phận kế toán ghi sổ. Vật liệu được nhận vào kho. • Một chi nhánh bán hàng của Công ty bao gồm một cửa hàng trưởng và hai nhân viên. Chi nhánh được mở một tài khoản giao dịch tại Ngân hàng địa phương. Các khoản tiền thu của chi nhánh được nộp vào đây. Các séc rút tiền thu của Chi nhánh được nộp vào đây. Các séc rút tiền của tài khoản này phải có chữ ký của cửa hàng trưởng hoặc giám đốc tài chính Công ty. Sổ phụ được gửi về cho cửa hàng trưởng, ông này sẽ đối chiếu sổ sách với sổ phụ. Định kỳ, cửa hàng trưởng sẽ lập một bảng kê các khoản chi trong kỳ về nộp cho Công ty. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Đối với mỗi tình huống trên, hãy cho biết điểm yếu của hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp và loại gian lận hoặc sai sót có thể xảy ra. Tại Công ty TNHH sản xuất Huỳnh Quang có các thủ tục hoạt động được mô tả như sau: • Khi đặt hàng mua nguyên vật liệu, một liên của đơn đặt hàng được gửi cho bộ phận nhận hàng, nhân viên nhận hàng sẽ ghi số thực nhận của liên này của đơn đặt hàng và gửi cho bộ phận kế toán ghi sổ. Vật liệu được nhận vào kho. • Một chi nhánh bán hàng của Công ty bao gồm một cửa hàng trưởng và hai nhân viên. Chi nhánh được mở một tài khoản giao dịch tại Ngân hàng địa phương. Các khoản tiền thu của chi nhánh được nộp vào đây. Các séc rút tiền thu của Chi nhánh được nộp vào đây. Các séc rút tiền của tài khoản này phải có chữ ký của cửa hàng trưởng hoặc giám đốc tài chính Công ty. Sổ phụ được gửi về cho cửa hàng trưởng, ông này sẽ đối chiếu sổ sách với sổ phụ. Định kỳ, cửa hàng trưởng sẽ lập một bảng kê các khoản chi trong kỳ về nộp cho Công ty. 2 v1.0015109208 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Hoạt động của hệ thống kiểm soát; • Giải thích vai trò của hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp; • Các thành phần cấu thành trong hệ thống kiểm soát; • Giải thích cơ chế kiểm soát trong doanh nghiệp. 3 v1.0015109208 NỘI DUNG Các vấn đề chung về hệ thống kiểm soát Thành phần hệ thống kiểm soát Cơ chế kiểm soát 4 v1.0015109208 1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT 5 1.2. Mục đích của hệ thống kiểm soát 1.1. Khái niệm 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát v1.0015109208 1.1. KHÁI NIỆM • Hệ thống kiểm soát thực chất là các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. • Là tập hợp tất cả những việc mà một công ty cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. • Hệ thống này không đo đếm kết quả dựa trên các con số tăng trưởng, mà chỉ giám sát nhân viên, chính sách, hệ thống, phòng ban của công ty. • Hệ thống kiểm soát thông thường gồm 5 thành phần:  Môi trường kiểm soát;  Đánh giá rủi ro;  Hoạt động kiểm soát;  Thông tin và truyền thông;  Giám sát. 6 v1.0015109208 1.1. KHÁI NIỆM 7 • Hệ thống kiểm soát hữu hiệu chỉ hạn chế tối đa các sai phạm:  Khó ngăn chặn được gian lận và sai sót của nhà quản trị cấp cao.  Gian lận của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay từ các bộ phận bên ngoài tổ chức.  Nhà quản trị lạm quyền bỏ qua các qui định kiểm soát trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.  Hoạt động kiểm soát chỉ tập trung vào các sai phạm dự kiến.  Những thay đổi của tổ chức, thay đổi quan điểm của nhà quản trị và điều kiện hoạt động. • Hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm bảo tuyệt đối các mục tiêu được thực hiện. v1.0015109208 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT • Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh. • Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. • Giúp nhà quản trị ngăn ngừa gian lận hay sai sót thông qua việc phân công nhiệm vụ rõ ràng ở các bộ phận. • Đảm bảo độ tin cậy của các thông tin: thông tin được kiểm tra thông qua rất nhiều khâu, từ khâu ghi chép đến việc ghi chép vào sổ sách, báo cáo. • Đảm bảo sử dụng hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. • Hệ thống kiểm soát hoạt động hiệu quả cũng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các cổ đông của công ty. 8 v1.0015109208 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT • Môi trường kinh doanh và hình thức pháp lý của doanh nghiệp  Chi phối rất lớn đến tổ chức hoạt động kinh doanh, quản trị kinh doanh và hoạt động kiểm soát ở từng loại hình doanh nghiệp.  Tác động trực tiếp đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, trong đó có hệ thống kiểm soát. • Mô hình quản trị doanh nghiệp  Mô hình quản trị kiểu truyền thống: mô hình này vẫn bám chắc vào giả định tuyệt đối hóa ưu điểm của chuyên môn hóa → tổ chức để kiểm soát từng bộ phận đã được chuyên môn hóa.  Mô hình quản trị hiện đại ˗ mô hình quản trị lấy tính thống nhất của quá trình làm cơ sở tổ chức mọi hoạt động quản trị → kiểm soát quá trình. 9 v1.0015109208 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT 10 • Quy mô và cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp  Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, càng nhiều nơi làm việc, cơ cấu sản xuất càng phức tạp → cơ cấu kiểm soát cũng bao trùm nhiều cấp, nhiều bộ phận hơn → quan hệ giữa các cấp, bộ phận phức tạp hơn.  Doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ → cơ cấu kiểm soát rất đơn giản theo kiểu trực tuyến ˗ tư vấn.  Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp bao gồm các cấp, các bộ phận được xây dựng theo các nguyên tắc nhất định, sự phân bố về không gian → ảnh hưởng trực tiếp và là cơ sở để xây dựng cơ cấu kiểm soát. v1.0015109208 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT 11 • Trình độ đội ngũ các nhà quản trị  Nhà quản trị cao cấp nhận thức được vai trò của công cụ kiểm soát → tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát là đương nhiên.  Nhà quản trị có trình độ cao sẽ có khả năng sử dụng các mô hình, công cụ hiện đại, phức tạp để đánh giá, phân tích và rút ra các kết luận chính xác.  Trang thiết bị quản trị: giúp các nhà quản trị nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng công việc. v1.0015109208 2. THÀNH PHẦN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT 12 2.1. Môi trường kiểm soát 2.2. Đánh giá rủi ro 2.3. Hoạt động kiểm soát 2.4. Thông tin và truyền thông 2.5. Giám sát v1.0015109208 2.1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT • Là những yếu tố của công ty ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống kiểm soát . • Là các yếu tố tạo ra môi trường mà trong đó toàn bộ thành viên của công ty nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát.  Phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, chi phối ý thức của mọi thành viên trong đơn vị.  Là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống. 13 v1.0015109208 2.1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT 14 • Tính trung thực và giá trị đạo đức  Là nhân tố quan trọng của môi trường kiểm soát, nó tác động đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố khác.  Thái độ và sự quan tâm đúng mức của nhà quản trị đến hoạt động kiểm soát.  Đơn vị phải xây dựng được các chuẩn mực, quy định về đạo đức của các nhân viên → người quản lý phải làm gương trong việc thực hiện các quy định. • Cơ cấu tổ chức  Cơ cấu tổ chức cung cấp khuôn khổ mà trong đó quyền hạn và trách nhiệm thành viên trong tổ chức.  Cơ cấu tổ chức hợp lý là điều kiện đảm bảo cho các thủ tục kiểm soát phát huy được tác dụng.  Thiết lập cơ cấu tổ chức thích hợp thì tổ chức cần phải:  Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm chủ yếu đối với từng hoạt động.  Xác định cấp bậc cần báo cáo thích hợp. v1.0015109208 2.1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT 15 • Phân quyền hạn và trách nhiệm  Là việc xác định mức độ tự chủ, quyền hạn của từng cá nhân hay từng nhóm trong việc đề xuất và giải quyết vấn đề, trách nhiệm báo cáo đối với các cấp.  Việc phân định quyền hạn bằng văn bản cụ thể có thể sẽ giúp công việc được tiến hành dễ dàng, trôi chảy hơn. • Chính sách về nguồn lực  Biểu hiện thông qua việc tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật.  Ảnh hưởng rất lớn đến hành vì đạo đức và năng lực của nhân viên.  Góp phần tạo ra đội ngũ nhân viên giỏi, có năng lực, có đạo đức → giảm bớt những yếu kém của môi trường kiểm soát và các thủ tục kiểm soát. v1.0015109208 2.2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO • Là việc xác định và phân tích các rủi ro liên quan có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. • Để có thể nhận dạng và quản trị được rủi ro các nhà quản trị cần:  Thiết lập các mục tiêu của tổ chức;  Nhận dạng rủi ro: rủi ro có thể tác động ở mức toàn đơn vị hay ảnh hưởng đến một số bộ phận;  Phân tích và đánh giá rủi ro: do rủi ro rất khó định lượng nên việc phân tích và đánh giá rủi ro thường khá phức tạp, theo các bước:  Ước lượng thiệt hại có thể xảy ra;  Xem xét khả năng xảy ra rủi ro;  Biện pháp phòng ngừa. 16 v1.0015109208 2.3. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT • Là những chính sách và thủ tục được thực hiện các hoạt động cần thiết để giảm thiểu rủi ro của các nhà quản trị được thực hiện. • Được thiết kế phụ thuộc vào tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức. 17 v1.0015109208 2.3. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT 18 • Các yếu tố của hoạt động kiểm soát:  Phân chia trách nhiệm: nhằm giảm bớt cơ hội cho bất cứ ai ở những vị trí dễ xảy ra sai sót hay có cơ hội để thực hiện hành vi gian lận → có thể bị vô hiệu hóa do các nhân viên thông đồng với nhau.  Ủy quyền: tất cả các nghiệp vụ phải được ủy quyền cho một người chịu trách nhiệm. Có hai mức độ ủy quyền:  Ủy quyền chung: người cấp dưới được phép xét duyệt các nghiệp vụ trong phạm vi giới hạn.  Ủy quyền cá nhân: liên quan đến việc xét duyệt cụ thể cho từng nghiệp vụ.  Bảo vệ tài sản vật chất và thông tin: nhằm ngăn chặn tình trạng mất mát, sử dụng lãng phí, tham ô tài sản hay mất mát, rủi ro thông tin ra bên ngoài.  Kiểm tra độc lập: nhằm hạn chế những sai sót so một số nguyên nhân như: nhân viên thiếu năng lực, nhân viên cấu kết với nhau trục lợi cho riêng mình  Rà soát giúp mau chóng phát hiện những biến động bất thường hay những gian lận để từ đó có thể kịp thời ứng phó. v1.0015109208 2.4. HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG • Nhằm đảm bảo cho các thông tin liên quan được xác định, được nắm bắt và được truyền thông một cách kịp thời và chính xác. • Cho phép mọi bộ phận và nhân viên có thể thi hành các công việc của họ một cách có hiệu quả. • Chất lượng hệ thống được xem là tốt nếu:  Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật các thông tin quan trọng;  Đảm bảo cho nhân viên ở mọi cấp độ đều có thể hiểu và nắm rõ các nội quy, chuẩn mực của tổ chức;  Đảm bảo thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác;  Doanh nghiệp đã thiết lập các kênh thông tin nóng;  Doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống bảo vệ số liệu phòng ngừa sự truy cập, tiếp cận của những người không có thẩm quyền;  Xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng chống thiên tai, hiểm họa. 19 v1.0015109208 2.5. GIÁM SÁT • Là hoạt động kiểm tra, ghi nhận và đánh giá định kỳ hoạt động của hệ thống kiểm soát. • Được thực hiện dưới các hình thức sau:  Giám sát thường xuyên: được diễn ra ngay trong quá trình hoạt động.  Giám sát định kỳ: được thực hiện bộ phận kiểm soát, bộ phận kiểm soát từ bên ngoài.  Rà soát lại các cơ chế kiểm soát đang áp dụng để giám sát hoạt động.  Kiểm tra tính hợp lý và độ tin cậy của các thông tin. 20  Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp và các quy định của doanh nghiệp đối với mọi bộ phận và nhân viên.  Kiểm tra việc thực thi tính tiết kiệm, tính hiệu quả của các hoạt động. v1.0015109208 3. CƠ CHẾ KIỂM SOÁT 21 3.1. Khái niệm 3.2. Sự cần thiết thiết kế cơ chế kiểm soát 3.3. Thiết chế trong hệ thống kiểm soát v1.0015109208 3.1. KHÁI NIỆM • Là cách thức vận hành của hệ thống kiểm soát trong mối quan hệ với các phân hệ quản trị khác nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng kiểm soát với kết quả và hiệu quả cao. • Theo nghĩa rộng, cơ chế kiểm soát đề cập đến thiết chế vận hành hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp bao gồm:  Quy định về mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong hệ thống kiểm soát;  Quy định về mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát với các hệ thống khác của doanh nghiệp. • Theo nghĩa hẹp, cơ chế kiểm soát chỉ bao gồm cách thức vận hành của chính các bộ phận cấu thành nên hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp. 22 v1.0015109208 3.2. SỰ CẦN THIẾT THIẾT KẾ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT • Một tổ chức hay bộ phận tổ chức bất kỳ nếu muốn vận hành có hiệu quả đều phải thiết kế mối quan hệ hoạt động đảm bảo sự ăn khớp, nhịp nhàng. • Nếu xây dựng nên các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát rồi mà không quy định các nguyên tắc cần thiết để vận hành → hệ thống này hoặc hoạt động hỗn loạn, hoặc không có hiệu quả. • Doanh nghiệp sẽ không đem lại kết quả như mong muốn nếu chưa tạo ra cơ chế kiểm soát đúng nghĩa. • Tổ chức hoạt động kiểm soát song nếu thiếu cơ chế hữu hiệu thì kết quả cũng là con số không mà thôi. 23 v1.0015109208 3.3. THIẾT CHẾ TRONG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tiếp theo) • Là cơ chế hoạt động bên trong hệ thống kiểm soát. • Là các thủ tục được xác lập nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự sai lệch so với mục tiêu đã xác định. 24 Phê duyệt: • Phê duyệt cho phép một nghiệp vụ được phát sinh. • Là ra quyết định cho phép “ai” được làm một cái gì đó hay chấp nhận cho một cái gì đó xảy ra → người phê duyệt phải đúng thẩm quyền. • Khi phê duyệt cần phải tuân thủ các quy định:  Quy định về cấp phê duyệt;  Quy định về cơ sở của phê duyệt;  Quy định về dấu hiệu của phê duyệt;  Quy định về cấp ủy quyền. v1.0015109208 3.3. THIẾT CHẾ TRONG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tiếp theo) Thủ tục định dạng trước: • Là hành động mô tả trước “cái sẽ phải hình thành” trong tương lai. • Thủ tục định dạng trước bao gồm các thiết chế qui định về tính pháp lý của các định mức, các bản chiến lược, kế hoạch, liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. • Là thủ tục kiểm soát hữu hiệu khi doanh nghiệp áp dụng rộng rãi chương trình máy tính vào công tác quản lý → nếu có sai sót thì sẽ có sai sót hàng loạt. 25 v1.0015109208 3.3. THIẾT CHẾ TRONG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tiếp theo) 26 Báo cáo bất thường: • Báo cáo kịp thời; • Cụ thể hóa thế nào là bất thường, bất hợp lý hay đáng lưu ý; • Quy định cụ thể người có trách nhiệm xử lý các trường hợp bất thường; • Người xem xét các báo cáo phải tương đối độc lập. v1.0015109208 3.3. THIẾT CHẾ TRONG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tiếp theo) Thủ tục bảo vệ tài sản: • Nhằm giảm thiểu tài sản bị: mất mát, lãng phí, lạm dụng, hư hỏng hoặc bị phá hoại. • Những thủ tục này liên quan đến:  Hạn chế tiếp cận tài sản: hệ thống kho bãi, password máy tính,  Bảo vệ, thủ tục ra vào doanh nghiệp.  Sử dụng các thiết bị quan sát: camera, máy kiểm tiền giả, thẻ security.  Kiểm kê tài sản.  Bảo quản tài sản đúng tiêu chuẩn, 27  Chỉ rõ ai là người chịu trách nhiệm khi không đạt các chỉ tiêu; Đảm bảo tính độc lập của người theo dõi các chỉ tiêu; Định kỳ theo dõi, so sánh, tìm sự sai lệch cũng như nguyên nhân để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. v1.0015109208 3.3. THIẾT CHẾ TRONG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tiếp theo) 28 Thủ tục sử dụng chỉ tiêu: • Là thiết chế quy định các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình kiểm soát các hoạt động cụ thể. • Khi thiết lập các chỉ tiêu cần đảm bảo các yêu cầu:  Chỉ tiêu phải có tính khả thi;  Hệ thống chỉ tiêu phải nhất quán và được tính toán định kỳ để báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu với các bộ phận có thẩm quyền; v1.0015109208 3.3. THIẾT CHẾ TRONG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tiếp theo) Thủ tục bất kiêm nhiệm: • Nhằm đảm bảo chống gian lận có thể phát sinh trong hoạt động kiểm soát nói riêng và trong toàn bộ hoạt động quản trị doanh nghiệp nói chung. • Phải có thiết chế quy định sự tách biệt giữa 4 hoạt động:  Phê duyệt;  Thực hiện;  Giữ tài sản (tồn kho, thủ quỹ, bảo vệ,);  Ghi nhận (kế toán,). • Ngăn ngừa sự câu kết giữa các nhân viên ở các bộ phận khác nhau với nhau. 29 v1.0015109208 3.3. THIẾT CHẾ TRONG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tiếp theo) Thủ tục đối chiếu: • Là thủ tục hữu hiệu để ngăn ngừa và phát hiện các gian lận hay sai sót trong thực hiện và ghi nhận các nghiệp vụ; • Góp phần tăng tinh thần trách nhiệm giữa các nhân viên, do nó mang tính kiểm tra chéo. • Khi thiết lập các quy định về đối chiếu cần lưu ý các yêu cầu sau:  Đối chiếu kịp thời;  Cần điều tra rõ nếu có khác biệt;  Phải có người theo dõi việc đối chiếu;  Tránh đối chiếu thông tin từ chung một nguồn. 30 v1.0015109208 3.3. THIẾT CHẾ TRONG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tiếp theo) 31 Thủ tục kiểm tra và theo dõi: • Là cơ chế “kiểm soát sự kiểm soát”; • Cần quy định rõ ai tự kiểm tra và theo dõi, ai kiểm tra và theo dõi các đối tượng khác. v1.0015109208 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Theo nội dung đã học để đưa ra cách giải quyết cho tình huống 32 v1.0015109208 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Hệ thống kiểm soát KHÔNG bao gồm thành phần: A. chính sách kiểm soát. B. hệ thống thông tin và truyền thông. C. hoạt động kiểm soát. D. giám sát. Trả lời: • Đáp án: A. chính sách kiểm soát. • Giải thích: Vì chính sách kiểm soát không nằm trong thành phần của hệ thống kiểm soát. 33 v1.0015109208 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát là: A. phân định quyền hạn và trách nhiệm. B. quy mô và cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp. C. khả năng tài chính của doanh nghiệp. D. sự tiến bộ của khoa học kỹ thiệt. Trả lời: • Đáp án: B. quy mô và cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp. • Giải thích: Vì đây là một trong những nguyên nhân sảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống kiểm soát. 34 v1.0015109208 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Hệ thống kiểm soát thực chất là các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. • Hệ thống kiểm soát gồm các thành phần:  Môi trường kiểm soát;  Đánh giá rủi ro;  Hoạt động kiểm soát;  Hệ thống thông tin và truyền thông;  Giám sát. • Cơ chế kiểm soát có thể hiểu là cách thức vận hành của hệ thống kiểm soát trong mối quan hệ với các phân hệ quản trị khác nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng kiểm soát với kết quả và hiệu quả cao. 35
Tài liệu liên quan