Các yếu tố tiên lượng đáp ứng điều trị trên bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn

Mở dầu: Các yếu tố tiên lượng SVR như genotype, mật độ HCVRNA, kiểu IL-28B,. là dữ kiện đang được ứng dụng để quyết định việc tiếp tục điều trị nhưng chưa có nhiều dữ liệu tại vùng lưu hành của genotype 6 như Việt Nam. Phương pháp: Thiết kế mô tả diễn tiến điều trị VGSVC phác đồ dùng INF hoặc PEG-INF với Ribavirin nhằm xác định tỉ lệ và yếu tố dự báo đáp ứng điều trị ETR và SVR. ETR và SVR được phân tích theo đề cương. HCVRNA và Genotype HCV (theo cấu trúc vùng 5’NC) bằng kỹ thuật Real time PCR tại BV Bệnh Nhiệt Đới, ngưỡng phát hiện ≥ 50 UI/ml. IL-28B thực hiện bằng kỹ thuật giải trình tự gen tại công ty Nam Khoa. Kết quả: 154 trường hợp đủ thời gian đánh giá ETR và 88 trường hợp cho SVR. Tỉ lệ EVR, ETR và SVR là 88,3%, 74,7% và 62,5%. SVR ở genotype 1 kém hơn các genotype khác 1 (46,3% so 76,6%); SVR ở nhóm HCVRNA <2x106 cps/ml nhiều hơn gấp 2,9 lần nhóm HCVRNA ≥2x106 cps/ml. Có liên quan ý nghĩa giữa EVR với ETR và SVR. Không liên quan giữa IL-28B và SVR ở các genotype khác 1. Tuy nhiên, ở nhóm genotype 1 cả 5/5 ca có IL-28B kiểu CT đều không đạt SVR. Kết luận: EVR có giá trị dự báo SVR. SVR kém ở nhóm nhiễm genotype 1 và HCVRNA trước điều trị >2 x 106 cps/ml. IL-28B kiểu CT có thể đáp ứng điều trị kém trên bệnh nhân genotype 1.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tiên lượng đáp ứng điều trị trên bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 204 CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI C MẠN Phạm Kiều Nguyệt Oanh*, Phạm Thị Lệ Hoa**, Nguyễn Hữu Chí** TÓM TẮT Mở dầu: Các yếu tố tiên lượng SVR như genotype, mật độ HCVRNA, kiểu IL-28B,.. là dữ kiện đang được ứng dụng để quyết định việc tiếp tục điều trị nhưng chưa có nhiều dữ liệu tại vùng lưu hành của genotype 6 như Việt Nam. Phương pháp: Thiết kế mô tả diễn tiến điều trị VGSVC phác đồ dùng INF hoặc PEG-INF với Ribavirin nhằm xác định tỉ lệ và yếu tố dự báo đáp ứng điều trị ETR và SVR. ETR và SVR được phân tích theo đề cương. HCVRNA và Genotype HCV (theo cấu trúc vùng 5’NC) bằng kỹ thuật Real time PCR tại BV Bệnh Nhiệt Đới, ngưỡng phát hiện ≥ 50 UI/ml. IL-28B thực hiện bằng kỹ thuật giải trình tự gen tại công ty Nam Khoa. Kết quả: 154 trường hợp đủ thời gian đánh giá ETR và 88 trường hợp cho SVR. Tỉ lệ EVR, ETR và SVR là 88,3%, 74,7% và 62,5%. SVR ở genotype 1 kém hơn các genotype khác 1 (46,3% so 76,6%); SVR ở nhóm HCVRNA <2x106 cps/ml nhiều hơn gấp 2,9 lần nhóm HCVRNA ≥2x106 cps/ml. Có liên quan ý nghĩa giữa EVR với ETR và SVR. Không liên quan giữa IL-28B và SVR ở các genotype khác 1. Tuy nhiên, ở nhóm genotype 1 cả 5/5 ca có IL-28B kiểu CT đều không đạt SVR. Kết luận: EVR có giá trị dự báo SVR. SVR kém ở nhóm nhiễm genotype 1 và HCVRNA trước điều trị >2 x 106 cps/ml. IL-28B kiểu CT có thể đáp ứng điều trị kém trên bệnh nhân genotype 1. Từ khóa: Viêm gan siêu vi C mạn, genotype, đáp ứng sinh hóa, EVR, SVR, HCVRNA, IL-28B ABSTRACT PREDICTIVE FACTORS FOR RESPONSE TO TREATMENT IN PATIENTS WITH CHRONIC HEPATITIS C Pham Thi Kieu Oanh, Pham Thi Le Hoa, Nguyen Huu Chi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 204 - 209 Background: Predictive factors for sustained virological response (SVR) such as genotype, viral load, IL- 28B, have been implementing to decide continuing chronic hepatitis C (CHC) treatment but have not been well studied in genotype 6 endemic area such as Viet Nam. Objectives: Aims of this analysis are to identify the prevalence of EVR, ETR, SVR and the predictive factors for treatment response. Method: Observational study to define the rates and indicators of CHC treatment responses in patients under the combination between INF/PEG-INF and RBV. HCV genotype (based on 5’NC structure) and HCVRNA was determined by real-time PCR (LDL is 50 UI/ml) at Hospital for Tropical Diseases. IL-28B and genotype were done by sequencing technique at Nam Khoa Biotech Company. Responses to treatment at different time were calculated based on per protocol analysis. Results: 154 CHC cases had completed baseline treatment and 88 cases had completed 6 months follow- up * Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM ** Bộ Môn Nhiễm Trường Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS Phạm Thị Kiều Oanh, ĐT: 0983300450, Email: pkno290383@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 205 post treatment. Overall prevalence of EVR, ETR and SVR were 88.3%, 74.7% and 62.5% respectively. SVR was significantly lower in genotype 1, 46.3% &76.6% in non-1 genotype. Lower baseline HCVRNA (<2x106 cps/ml) had 2.92 times higher SVR. EVR was associated with ETR and SVR. There was no relation between the IL-28B genotype and SVR in non-1 genotype. However, all 5/5 cases HCV genotype 1 in IL-28B genotype CT host failed to get SVR. Conclusion: EVR was an independent factor for SVR. Patients infected with genotype 1 or higher baseline viral load (>2 x 106 cps/ml) had lower chance of SVR. IL-28B type CT in genotype 1 subgroup related to non- response. Key words: Chronic Hepatitis C, genotype, biological response, EVR, SVR, HCVRNA, IL-28B MỞ ĐẦU Trên thế giới có khoảng 170-200 triệu người nhiễm siêu vi C (HCV) – tương đương 3,3% dân số thế giới(13). Ở Việt Nam, tỉ lệ có anti HCV dương tính chiếm từ 1 – 5%. Trong số nhiễm HCV này, 85% trường hợp sẽ tiến triển mạn tính, viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan(3,12). Phác đồ điều trị viêm gan siêu vi C (VGSV C) mạn hiện nay là Interferon chuẩn (INF) hay Peg-interferon (PEG-INF) phối hợp với Ribavirin (RBV) từ 24 đến 48 tuần(9). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng trị liệu đã được nhắc đến như genotype của HCV, nồng độ siêu vi trước điều trị, mức độ xơ hóa gan, béo phì, kiểu di truyền IL-28B ở bệnh nhân, sự thay đổi của ferritin trong quá trình điều trị(1,2,14,9), hầu hết các nghiên cứu này thực hiện tại các nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ – nơi mà chủ yếu là genotype 1, 2, 3. Việt Nam lại là vùng lưu hành chủ yếu của genotype 1, 6(3). Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mong muốn xác định được các tỉ lệ đáp ứng điều trị và các yếu tố tiên lượng đáp ứng điều trị viêm gan siêu vi C mạn (cơ địa bệnh nhân, siêu vi, diễn tiến điều trị) ở Việt Nam để có thể tiên lượng sớm kết quả điều trị nhằm hạn chế đến mức tối đa những ảnh hưởng không thuận lợi đến sức khỏe cũng như chi phí điều trị cho bệnh nhân. PHƯƠNG PHÁP Thiết kế báo cáo hàng loạt ca hồi cứu và tiền cứu trên 154 trường hợp viêm gan siêu vi C mạn điều trị đặc hiệu bằng INF chuẩn (3MUI tiêm dưới da x 3 lần/tuần) hay PEG- INF (alpha 2a 180 µg/tuần hay Peg-INF-alfa 2b 1,5 µg/kg/tuần tiêm dưới da) và RBV (800mg/ngày ( 65- 85kg), 1200mg (> 85kg)/ngày). Nghiên cứu thực hiện tại khu khám viêm gan-Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ 1/2010 đến 7/2011. Các biến số về giới tính, tuổi, tình trạng dinh dưỡng, uống rượu, bệnh tiểu đường hay nhiễm HBV kèm theo, phác đồ điều trị, ALT trước điều trị, kiểu di truyền IL28B, genotype của HCV, nồng độ siêu vi trước điều trị, diễn tiến ALT đươc ghi nhận để đánh giá giá trị dự báo cho đáp ứng điều trị. Các phân tích thực hiện theo thiết kế. Đáp ứng điều trị được xác định nhiều thời điểm như phác đồ bằng cách biến số như EVR, ETR, SVR sau 6 tháng. KẾT QUẢ Đặc điểm dân số nghiên cứu Có 154 trường hợp tham gia nghiên cứu, gồm 31 ca tiền cứu và 123 ca hồi cứu, trong đó có 88 ca đủ thời gian theo dõi SVR (18 tháng đối với genotype 1 và genotype 6, 12 tháng đối với genotype 2). Tỉ lệ điều trị 2 phác đồ có PEG-IFN trong nhóm hồi cứu và tiền cứu không khác biệt ý nghĩa (31,7% và 25,8%). Có 51% là nam, tuổi trong dân số thay đổi từ 28 đến 79, ưu thế ở nhóm tuổi 40 – 60 (71,4%). Phần lớn bệnh nhân (69,5%) được điều trị bằng phác đồ có IFN chuẩn, còn lại được điều trị phác đồ có PEG-IFN alpha 2a hoặc 2b phối hợp RBV. 70% có ALT ≥ 1,5 ULN trước điều trị. Có 82 trường hợp được xét nghiệm xác định kiểu gen IL-28B với kết quả 21/82 ca có kiểu gen đột biến CT. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 206 Đặc điểm siêu vi Bảng 1: Đặc điểm siêu vi (n = 154) Đặc điểm siêu vi Tần số (n) Tỉ lệ (%) Genotype 1 85 55,2 2 23 14,9 6 46 29,9 HCVRNA trước điều trị (cps/ml) < 2x10 6 119 77,3 > 2x10 6 35 22,7 Chỉ có 3 genotype 1, 2 và 6 được ghi nhận. Genotype 1 chiếm đa số (55,2%). Tất cả các bệnh nhân trước điều trị đều được xác định genotype bằng xét nghiệm giải trình tự trên vùng 5’NC. Tuy nhiên, có 12 bệnh nhân genotype 1 được giải trình tự xác định genotype lần 2 trên trình tự vùng NS5B. Kết quả phát hiện thấy có 4/12 (33%) bệnh nhân nhiễm HCV đã được phân loại genotype 1 được xác định trở lại thành genotype 6. Tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ HCV RNA trước điều trị >2x106 cps/ml là 22,7%, trung vị là 3,8x105 cps/ml (khoảng phân bố từ từ 3x102- 4,2x107 cps/ml). Đáp ứng siêu vi Bảng 2: Đáp ứng siêu vi theo thời gian Đáp ứng siêu vi Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có RVR (n = 85) 58 68,2 Có EVR (n = 154) 136 88,3 Có ETR (n = 154) 115 74,7 Có SVR (n = 88) 55 62,5 Không đạt SVR 33 37,5 Không đáp ứng 18 20,45 Tái phát 15 17,05 Chỉ có 85 bệnh nhân được thực hiện HCVRNA ở tuần 4, tỉ lệ có RVR là 68,2%. Tỉ lệ EVR và ETR lần lượt là 88,3% và 74,7%. Tính riêng trong 88 trường hợp đủ thời gian theo dõi đến sau ngưng thuốc 6 tháng thì tỉ lệ EVR là 79/88 (89,77%), tỉ lệ ETR là 79,5% (70/88 trường hợp), tỉ lệ SVR là 62,5% (55/88 trường hợp), tỉ lệ không đáp ứng là 20,45% và tái phát là 17,05%. Nếu chỉ tính trong số ca có ETR thì tỉ lệ tái phát thật sự là 15/70 trường hợp (21,42%). Bảng 3: Tỉ lệ đáp ứng siêu vi theo genotype Loại đáp ứng Có đáp ứng theo genotype 1 n (%) 2 n (%) 6 n (%) RVR (n = 85) 33 (62,3) 5 (71,4) 20 (80) EVR (n = 154) 69 (81,2) 23 (100) 44 (95,7) ETR (n = 154) 57 (67,1) 20 (87) 38 (82,6) SVR (n = 88) 19 (46,3) 17 (73,9) 19 (79,2) Tất cả các đáp ứng siêu vi của genotype 1 ở các thời điểm quan sát đều thấp hơn so với genotype 2 và 6. Diễn tiến ALT Trung vị ALT giảm rõ từ tuần 4 – tuần 8 (1,9 ULN1,05 ULN). ALT trở về mức bình thường từ tuần 12 (1ULN) và duy trì ổn định đến sau khi ngưng thuốc 6 tháng. Tỉ lệ có đáp ứng sinh hóa (ALT < 1,5 ULN) tăng dần theo thời gian, đạt được đến 71% ở tuần 4 và tăng lên đến 90% ở tuần 24. Ngược lại, tỉ lệ chưa có đáp ứng sinh hóa (ALT > 2 ULN) giảm theo thời gian, tại tuần 4 chỉ còn 20% và tuần 24 còn dưới 10%. Các yếu tố liên quan với đáp ứng điều trị Liên quan đặc điểm cơ địa và đáp ứng điều trị Bảng 4: Liên quan giữa cơ địa bệnh nhân và ETR (n = 154) Đặc điểm cơ địa bệnh nhân ETR + n (%) ETR – n (%) p/OR Giới Nam 59 (74,7) 20 (25,3) NS Nữ 56 (74,7) 19 (25,3) Tuổi <40 20 (87) 3 (13) 0,01 b 40-60 86 (78,19) 24 (21,81) >60 9 (42,9) 12 (57,1) BMI < 23 19 (48,7) 20 (51,3) NS > 23 53 (46,08) 62 (53,92) Phác đồ điều trị PEG-INF 37 (78,8) 10 (21,3) NS INF chuẩn 78 (72,9) 29 (27,1) ALT trước điều trị <1,5ULN 30 (66,7) 15 (33,3) NS ≥ 1,5ULN 85 (78) 24 (22) IL-28B (n = 82) CC 51 (83,6) 10 (16,4) 0,06a/ OR=3,13 (1,03 – 9,53) CT 13 (61,9) 8 (38,1) NS: không ý nghĩa với p > 0,05 a Fisher’s exact. b so nhóm > 60 và ≤ 60 tuổi, p = 0,01, OR = 0,19 (0,07 – 0,5) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 207 Về đáp ứng ETR: Nhóm > 60 tuổi có đáp ứng ETR kém hơn nhóm ≤ 60 tuổi. Về ảnh hưởng của kiểu di truyền IL-28B trên đáp ứng ETR, kết quả cho thấy đáp ứng ETR ở genotype CC cao hơn hẳn so với nhóm genotype CT (83,6% so với 61,9%), p = 0,06; OR = 3,13 (1,03 – 9,53). Bảng 5: Liên quan giữa cơ địa bệnh nhân và SVR (n=88) Đặc điểm cơ địa bệnh nhân SVR + n (%) SVR – n (%) p/OR Giới Nam 31 (67,4) 15 (32,6) NS Nữ 24 (57,1) 18 (42,9) Tuổi <40 6 (66,7) 3 (33,3) 0,007 ab 40-60 46 (69,7) 20 (30,3) >60 3 (23,1) 10 (76,9) BMI > 23 24 (63,2) 14 (36,8) NS < 23 31 (62) 19 (38) Phác đồ điều trị PEG-IFN 18 (66,7) 9 (33,3) NS IFN chuẩn 37 (60,7) 24 (39,3) ALT trước điều trị <1,5 ULN 9 (40,9) 13 (59,1) 0,01/ OR=0,3 (0,11- 0,82) ≥ 1,5 ULN 46 (69,7) 20 (30,3) IL-28B (n = 47) CC 24 (64,9) 13 (35,1) NS CT 6 (60) 4 (40) NS: không ý nghĩa với p > 0,05 aFisher’s exact bnhóm > 60 và ≤ 60 tuổi, p = 0,03, OR = 0,13 (0,03 – 0,53) Tương tự, tỉ lệ SVR ở nhóm > 60 tuổi chỉ bằng 1/10 so với nhóm ≤ 60 tuổi. Về đáp ứng SVR: Nhóm ALT trước điều trị bình thường có đáp ứng SVR kém hơn so với nhóm ALT ≥ 1,5 ULN (40,9% so với 69,7%, p = 0,01, OR = 0,3 (0,11 – 0,82). Bảng 6: Liên quan giữa IL-28B và SVR theo genotype Genotype SVR + n (%) SVR – n (%) p/OR 1 IL-28B CC 11/22 11/22 0,06 a / OR= 2 (1,4-3.3) CT 0/5 5/5 khác 1 IL-28B CC 13/18 5/18 NS CT 5/9 4/9 NS: không ý nghĩa với p > 0,05 aFisher’s exact Chưa có liên quan giữa IL-28B với SVR nhưng 5/5 trường hợp genotype 1 có kiểu gen IL-28B đột biến CT đều không đạt SVR. Liên quan giữa yếu tố siêu vi và đáp ứng điều trị Bảng 7: Ảnh hưởng của yếu tố siêu vi trên ETR và SVR Yếu tố siêu vi Có ETR n=154 n (%) p/OR Có SVR n = 88 n (%) p/OR Genotype 1 57 (67,1) 0,05 a 19 (46,3) 0,013 b 2 20 (87) 17 (73,9) 6 38 (82,6) 19 (79,2) HCVRNA trước điều trị (cps/ml) <2x10 6 92 (77,3) NS 46 (68,7) 0,03 OR=2,92 (1,06 – 8) >2x10 6 23 (65,7) 9 (42,9) a so sánh genotype 1 và khác 1, p = 0,01; OR = 0,4 (0,2 – 0,8), b so sánh genotype 1 và khác 1, p = 0,003; OR = 0,3 (0,1 – 0,6) Genotype 1 có tỉ lệ ETR và SVR kém hơn genotype khác 1. Bệnh nhân có nồng độ siêu vi < 2x106 cps/ml, tỉ lệ có SVR gấp 3 nhóm có nồng độ siêu vi trước điều trị cao (68,7% so với 42,9%), p = 0,03, OR = 02,92 (1,06 – 8). Liên quan diễn tiến ALT với đáp ứng điều trị Trung vị ALT vào lúc khởi đầu điều trị ở nhóm có ETR cao hơn nhóm không có ETR gần đủ mức ý nghĩa thông kê, p =0,057. Từ tuần 24, nhóm có ETR có ALT duy trì ổn định ở mức bình thường đến hết thời gian điều trị, còn nhóm không có ETR có diễn biến ALT dao động. Liên quan giữa đáp ứng siêu vi và đáp ứng SVR Bảng 8: Liên quan giữa EVR với ETR và SVR Đáp ứng EVR Có ETR (n=154) n (%) p/OR Có SVR (n=88) n (%) p/OR Có 111 (81,6) <0,001 OR=16,66 (4,7 – 50) 53 (67,1) 0,01 a OR=7,14 (1,38 – 36,78) Không 4 (22,2) 2 (22,2) a Fisher’s exact Nhóm có đáp ứng EVR ở tuần 12 có ETR cao hơn nhóm không đạt EVR (81,6% so với 22,2%), p< 0,001, OR = 16,66 (KTC 95% 4,7 – 50). Tương tự, bệnh nhân có EVR cũng có SVR cao hơn nhóm không có EVR (67,1% so với 22,2%), p = 0,01, OR = 7,14 (KTC 95% 1,38 – 36,78). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 208 BÀN LUẬN Đáp ứng siêu vi Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ đạt EVR là 88,3%, cao hơn các nghiên cứu của các tác giả khác tiến hành trên người Châu Á(5,7,8). Liu và cs đã thực hiện nghiên cứu tiền cứu đa trung tâm tại Đài Loan trên 308 bệnh nhân VGSVC genotype 1, kết quả cho thấy EVR của bệnh nhân Châu Á là 97% 9). Kết quả này cao hơn kết quả của chúng tôi. Tỉ lệ có EVR trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số các nghiên cứu có thể do nồng độ siêu vi trước điều trị của mẫu nghiên cứu này có trung vị là khoảng 3,8x105 cps/ml, thấp hơn so với các nghiên cứu trên. Tỉ lệ ETR trong nghiên cứu này là khá cao, chiếm 74,7%. Khi xét ETR trong nhóm hồi cứu và tiền cứu, nhận thấy tỉ lệ ETR (+) ở nhóm hồi cứu cao hơn so với nhóm tiền cứu gần 10% (76,4% so với 67,7%). Điều này có thể được giải thích do tính chất thu nhận bệnh nhân hồi cứu, tức là bệnh nhân đã khởi sự và đang bắt đầu điều trị ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Do đó, một số bệnh nhân không có EVR cùng thời gian của nhóm hồi cứu không có điều kiện được chọn tham gia vào nhóm nghiên cứu và phân tích ETR, SVR, vì vậy, tỉ lệ ETR của nhóm hồi cứu có thể cao hơn giả tạo. Như vậy, thực tế, tỉ lệ ETR có thể thấp hơn.Tỉ lệ ETR theo genotype 1, 2, 6 trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 67,1%, 87% và 82,6%. Như vậy, genotype 1 vẫn khó điều trị nhất, genotype dễ điều trị nhất là 2 và gentype 6 đáp ứng cuối điều trị cao hơn genotype 1. Tỷ lệ SVR của chúng tôi vẫn cao hơn tỷ lệ SVR của các nghiên cứu trên người da đen và người da trắng, nguyên nhân có thể do tỉ lệ người Châu Mỹ và Châu Âu có kiểu gen CC thấp hơn so với người Châu Á(1). Liên quan đặc điểm cơ địa với đáp ứng điều trị Chúng tôi thấy bệnh nhân > 60 có đáp ứng ETR và SVR kém hơn có ý nghĩa thông kê so với nhóm < 60 tuổi. Bệnh nhân có ALT trước điều trị ≥ 1,5 ULN thì có đáp ứng SVR cao gấp 3,3 lần so với bệnh nhân có ALT < 1,5 ULN. Chỉ có 82 ca có IL-28B được phân tích đáp ứng ETR. Nhận thấy những bệnh nhân có kiểu di truyền CC có đáp ứng ETR cao hơn so với nhóm có kiểu di truyền CT (83,6% so với 61,9%) (p = 0,06, OR = 3,13 (1,03 – 9,53). Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy sự liên quan giữa đặc tính IL-28B với đáp ứng siêu vi lâu dài. Khi chúng tôi phân tích riêng theo từng genotype thì nhận thấy nhóm CC có đáp ứng SVR tốt hơn nhóm CT, nhưng khác biệt không đủ ý nghĩa thống kê, có thể do số ca còn thấp. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy tất cả các ca genotype 1 có kiểu gen CT (5/5 trường hợp) đều không đạt SVR. Theo nghiên cứu Balagobal và cs, người da trắng có kiều gen CC có khả năng đạt SVR cao gấp 2 – 5 lần nhóm gen CT(1). Nghiên cứu của Chun-Yen Lin và cs ở Đài Loan ghi nhận tỉ lệ đạt SVR trên nhóm mang gen CC là 72,5%, còn trên nhóm mang gen CT là 35%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,001(9). Một số nghiên cứu bước đầu đã cho thấy có sự liên quan mạnh giữa IL- 28B và đáp ứng điều trị trên bệnh nhân mang genotype 1(9), đây cũng được coi là 1 trong những lý do giải thích vì sao tỉ lệ đáp ứng SVR ở các nước Châu Á lại cao hơn so với các nước Châu Âu, Châu Mỹ dù rằng tỉ lệ genotype 1 là gần như nhau. Liên quan yếu tố siêu vi với đáp ứng điều trị Tỉ lệ có đáp ứng SVR ở nhóm genotype 1 cũng thấp hơn so nhóm genotype khác 1 (46,3% so với 76,5%) (p = 0,03) và nồng độ siêu vi thấp có khả năng đạt SVR gấp 2,92 lần so với bệnh nhân có nồng độ siêu vi cao (68,7% so với 42,9%) (Bảng 7). Tương tự như nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu khác cũng cho thấy genotype khác 1 có tỉ lệ đáp ứng điều trị cao hơn(9). Khi phân tích thêm tỉ lệ có đáp ứng siêu vi sớm trong 2 nhóm có nồng độ siêu vi trước điều trị cao và thấp, ghi nhận nhóm nồng độ siêu vi cao có khả năng thất bại EVR gấp 7,3 lần so nhóm có nồng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 209 độ siêu vi thấp (p = < 0,001, 95% OR = 2,5 – 20). Như vậy, tỉ lệ tái phát cao trong nhóm có HCV RNA trước điều trị >2x106 cps/ml và có thể cần phải kéo dài thời gian trị liệu hơn trên những bệnh nhân này. Liên quan diễn tiến ALT với đáp ứng điều trị Ở thời điểm khởi đầu điều trị, trung vị ALT ở nhóm có ETR cao hơn nhóm không có ETR gần đủ mức ý nghĩa thông kê, p =0,057. Sau đó, nhóm có ETR có ALT duy trì ổn định ở mức bình thường từ tuần 24 đến hết thời gian điều trị, còn nhóm không có ETR có diễn biến ALT dao động. Thay đổi siêu vi với đáp ứng điều trị ETR và SVR Nhóm có EVR ở tuần 12 cũng có ETR và SVR cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có ETR (81,6% so với 22,2% và 67,1% so với 22,2%) (Bảng 8). Kết quả này tương tự kết quả của T.T.T.Thúy, tác giả nhận thấy tương quan rất mạnh giữa những trường hợp có EVR và có SVR(15). Như vậy, qua nghiên cứu này, chúng tôi có thể khẳng định thêm một lần nữa EVR là yếu tố tiên lượng đáp ứng điều trị rất có giá trị. KẾT LUẬN Tỉ lệ có RVR là 68,2%, EVR là 88,3%, ETR là 74,7% và SVR là 62,5%. Trong đó tỉ lệ đáp ứng điều trị RVR, EVR, ETR và SVR của từng nhóm genotype lần lượt là: - Genotype 1 là 62,3%; 81,5%; 67,1% và 46,3%. - Genotype 2 là 71,43%; 100%; 87% và 73,9%. - Genotype 6 là 80%; 95,7%; 82,6% và 79,2%. Bệnh nhân <60 tuổi và ALT trước điều trị ≥ 1,5 ULN có đáp ứng SVR tốt hơn. Kiểu di truyền IL28B kiểu gen CT có đáp ứng SVR kém hơn so với nhóm kiểu gen CC ở bệnh nhân nhiễm HCV genotype 1. Genotype HCV và mật độ siêu vi có tương quan mạnh với đáp ứng điều trị VGSVC. Genotype 1 có ETR và SVR bằng 0,38 và 0,26 lần so với genotype khác 1. Nồng độ siêu vi trước điều trị <2x106 cps/ml có khả năng đạt SVR gấp 2,9 lần nhóm HCVRNA >2x106 cps/ml. Đáp ứng sinh hóa quan sát được từ tuần 4 đến tuần 8 sau điều trị ở cả 2 nhóm đáp ứng và không đáp ứng ETR. Nhóm không đáp ứng ETR, ALT có lúc tăng dao động nhiều trong quá trình điều trị. Đáp ứng siêu vi sớm là yếu tố tiên lượng đáp ứng điều trị rất mạnh giúp bác sỹ quyết định tiếp tục hay chấm dứt điều trị ở tuần 12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Balagopal A, et al (2010), "IL28B and the control of hepatitis C virus infection". Gastroenterology, 139(6): 1865-1876. 2. Ferrara FVP et al (2009 Mar), "Se
Tài liệu liên quan