Chuyên đề Áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2000 (nay là 9001:2008) nghiên cứu tình huống Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh

Ngày nay, trong đời sống xã hội và giao lưu kinh tế quốc tế, chất lượng hàng hóa và dịch vụ có một vai trò quan trọng. Sự thành bại trên thị trường phụ thuộc chủ yếu vào mức chất lượng của hàng hóa và dịch vụ, giá cả hợp lý và điều kiện giao nhận. Vì vậy, muốn cạnh tranh trên thị trường thì điều kiện đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm đó phải là vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng. Hệ thống QLCL ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý của các doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược kinh doanh. Tài nguyên khoáng sản của nước ta phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ, các loại khoáng sản cần cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa không nhiều. Vì vậy, cần phải bảo vệ và có kế hoạch khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm cho hiện tại và dự trữ cho lâu dài Chính vì lý do trên, trong thời gian thực tập cuối khóa học ở Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh em đã chọn đề tài: “Áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2000 (nay là 9001:2008) nghiên cứu tình huống Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Chương 2: Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001:2008 tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Chương 3: Một số kiến nghị về việc thực hiện công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001 Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Thông qua thực hiện đề tài, em mong được đóng góp phần nào vào sự thành công của doanh nghiệp trong duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại công ty khai thác và chế biến khoáng sản Hà Tĩnh, đặc biệt là sự thay đổi trong tư duy quản lý kinh doanh, từ đó tình hình thực hiện công tác quản lý ISO 9001:2008 của TCT thực sự có những bước thành công hơn nữa góp phần giúp cho TCT tạo được niềm tin với bạn hàng quốc tế. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn ThS.Đặng Ngọc Sự và ban lãnh đạo Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, cán bộ công nhân viên TCT đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ nhận thức và thời gian nghiên cứu của bản thân tác giả, chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và của các bạn quan tâm để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

doc54 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2000 (nay là 9001:2008) nghiên cứu tình huống Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, trong đời sống xã hội và giao lưu kinh tế quốc tế, chất lượng hàng hóa và dịch vụ có một vai trò quan trọng. Sự thành bại trên thị trường phụ thuộc chủ yếu vào mức chất lượng của hàng hóa và dịch vụ, giá cả hợp lý và điều kiện giao nhận. Vì vậy, muốn cạnh tranh trên thị trường thì điều kiện đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm đó phải là vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng. Hệ thống QLCL ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý của các doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược kinh doanh. Tài nguyên khoáng sản của nước ta phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ, các loại khoáng sản cần cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa không nhiều. Vì vậy, cần phải bảo vệ và có kế hoạch khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm cho hiện tại và dự trữ cho lâu dài Chính vì lý do trên, trong thời gian thực tập cuối khóa học ở Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh em đã chọn đề tài: “Áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2000 (nay là 9001:2008) nghiên cứu tình huống Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Chương 2: Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001:2008 tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Chương 3: Một số kiến nghị về việc thực hiện công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001 Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Thông qua thực hiện đề tài, em mong được đóng góp phần nào vào sự thành công của doanh nghiệp trong duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại công ty khai thác và chế biến khoáng sản Hà Tĩnh, đặc biệt là sự thay đổi trong tư duy quản lý kinh doanh, từ đó tình hình thực hiện công tác quản lý ISO 9001:2008 của TCT thực sự có những bước thành công hơn nữa góp phần giúp cho TCT tạo được niềm tin với bạn hàng quốc tế. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn ThS.Đặng Ngọc Sự và ban lãnh đạo Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, cán bộ công nhân viên TCT đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ nhận thức và thời gian nghiên cứu của bản thân tác giả, chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và của các bạn quan tâm để chuyên đề được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh được hình thành trên nền tảng Công ty Khoáng sản và Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh (1991); Công ty Khai thác, Chế biến và Xuất khẩu Titan (1996); Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (2000). Tháng 4/2003 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 61 QĐ/TTg (18/04/2003) thành lập Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh , hoạt động thí điểm mô hình công ty mẹ-công ty con. Tại thời điểm thành lập, vốn chủ sỡ hữu của Tổng công ty là 116 tỷ đồng. Cơ cấu tổ chức như sau: công ty mẹ gồm 9 đơn vị trực thuộc và 9 công ty con, trong đó: 3 công ty con là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 4 công ty con là công ty cổ phần mà công ty mẹ giữ cổ phần chi phối, 2 công ty là công ty TNHH mà công ty mẹ giữ 100%. Đến nay Tổng công ty có 30 đơn vị thành viên và trực thuộc, trong đó có 25 công ty và xí nghiệp trực thuộc, 5 công ty liên doanh liên kết. Số lượng cán bộ công nhân viên lên tới hơn 3000 người với hàng trăm kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và hàng ngàn công nhân lành nghề được chuyên môn hóa với trình độ khoa học, kỹ thuật cao. TCT còn là thành viên của hiệp hội Titan Việt Nam, với mức sản lượng chiếm 60% tổng sản lượng của hiệp hội và là thành viên của hiệp hội Titan thế giới. Toàn bộ hệ thống sxkd của TCT đều được áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9000:2008, hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, có phòng phân tích thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAT 17025. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của TCT là khai thác, chế biến và kinh doanh các loại khoáng sản, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê; nhập khẩu MMTB, sản xuất kinh doanh các nghành nghề khác nhau phù hợp với năng lực và pháp luật cho phép. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của TCT là: Tăng cường năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh, để hình thành một TCT mạnh, đa sỡ hữu, kinh doanh và xuất khẩu các loại khoáng sản. Lịch sử khai khoáng Hà Tĩnh đã trải qua nhiều gian nan, sóng gió, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu. Từ 3 doanh nghiệp, gần 300 công nhân năm 1987, đến 24 đơn vị với hàng nghìn lao động năm 1992 đã cho thấy những bước tiến nhanh về quy mô. Năm 1993, Công ty AUSTINH (liên doanh với Ôxtraylia) ra đời, nhưng hoạt động không hiệu quả, để lại nhiều sản nghiệp cùng trách nhiệm nặng nề cho Công ty Khai thác và chế biến Titan Hà Tĩnh (đơn vị tiền thân của TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh). Trong một số năm đầu khởi nghiệp TCT đã đối mặt với bao thử thách với cơ sở vật chất kỹ thuật kém, vốn ban đầu gần như không có, nguồn lao động lớn với trên 1000 công nhân, địa bàn phân bố rộng ở 9/11 huyện, thị trong tỉnh và các chi nhánh ngoài tỉnh. Nghề khai thác mỏ lại đòi hỏi đầu tư kết cấu hạ tầng và MMTB lớn, rủi ro cao. Trong khi đó, thị trường nước ngoài biến động, sự cạnh tranh gay gắt về khai thác, chế biến, tiêu thụ ngay giữa các doanh nghiệp trong nước, sự bất ổn về an ninh, chính trị, kinh tế... Nhưng sau chặng đường 19 năm, doanh nghiệp đã thay đổi đáng kể, một sắc diện và một bản lĩnh mới dần được khẳng định.Sau 6 năm hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, kinh doanh đa nghành nghề, đa sở hữu. Tổng công ty đã thực hiện lộ trình chuyển đổi các công ty con, cổ phần hóa để thu hút thêm vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng nghành nghề như chế biến thức ăn gia súc, chăn nuôi, công nghệ thông tin, vật liệu xây dựng, luyện kim.Ngoài ra, TCT là đầu mối liên doanh, liên kết với các tập đoàn, các TCT trong nước, thu hút các dự án đầu tư vào Hà Tĩnh như: Dự án thủy điện Hương Sơn, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, dự án xây dựng tổng kho xăng dầu Vũng Áng, dự án luyện thép 500.000 tấn/năm… Bằng việc liên tục mở rộng quy mô hoạt động, TCT đã phát triển mạnh, bền vững, thể hiện được tầm vóc của doanh nghiệp lớn. TCT là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con đầu tiên tại Hà Tĩnh, với mô hình này đã giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đa dạng hoá hình thức hoạt động, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu, hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả sxkd, nâng cao sức cạnh tranh của TCT, từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 2.1 Tổ chức bộ máy Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh được tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, tiếp đó là Tổng giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc, 8 phòng ban, 30 đơn vị thành viên và trực thuộc. Qua hình vẽ trên chúng ta thấy, cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng Công ty quán triệt kiểu cơ cấu trực tuyến-chức năng để tránh tình trạng tập trung chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nên chức năng quản lý được phân công phù hợp cho các đơn vị. Cơ cấu này thể hiện sự phân công phân cấp phù hợp với các điều kiện.Các chức năng của TCT được triển khai trong mối tương quan với các hoạt động tạo ra giá trị để làm nâng cao hiệu quả, chất lượng, đổi mới công nghệ hoặc có trách nhiệm với khách hàng. Vì vậy cho phép các đơn vị có thể thực hiện các chúc năng, kỹ năng của mình được chuyên môn hoá và có hiệu lực đối với từng lĩnh vực mà các đơn vị cơ sở đang kinh doanh, qua đó phát huy hơn nữa lợi thế sản xuất kinh doanh của công ty mình đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ và sự phát triển an toàn bền vững của TCT trong giai đoạn mới. Mô hình công ty mẹ - công ty con tại Tổng công ty, nó cho phép TCT không ngừng tăng trưởng và đa dạng hoá trong khi vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát mọi hoạt động của Tổng công ty. Trước hết đó là mỗi công ty con có một dây truyền sản xuất riêng được đặt trong công ty con với tất cả các chức năng hỗ trợ. Trong mô hình đa bộ phận này, các công việc hằng ngày tại các công ty con thuộc trách nhiệm của các cán bộ quản lý, quản lý công ty con có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên các cán bộ quản lý trung tâm bao gồm các thành viên của ban tổng giám đốc, cũng như tổng giám đốc điều hành có trách nhiệm xem xét các kế hoạch dài hạn và các hướng dẫn, phối hợp giữa các công ty con. Chính sự liên kết giữa các đơn vị thành viên của TCT với sự quản lý tập trung trong toàn TCT cho thấy trình độ phân cấp ngang dọc rất cao trong tổ chức. Mô hình "công ty mẹ - công ty con" nếu TCT quản lý có hiệu quả ở cả hai cấp công ty mẹ và công ty con thì cơ cấu này có thể đồng thời tăng cả lợi nhuận toàn TCT, vì chúng cho phép tổ chức thực hiện nhiều loại sản phẩm của TCT tổng hợp hơn. 2.2 Lĩnh vực hoạt động Mitraco Ha Tinh là đơn vị hoạt động đa nghành như: khoáng sản, thương mại,du lịch… nhưng công nghiệp khai thác, chế biến sâu các sản phẩm khoáng sản, công nghiệp sản xuất chế biến vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác cảng vẫn là những lĩnh vực mũi nhọn chính của TCT. Một số lĩnh vực hoạt động của Mitraco như: Khoáng sản: Tổ chức khai thác, chế biến sản phẩm Ilmenite, Zircon, Rutile, Monazit, Mangan…để tiêu thụ và xuất khẩu trong, ngoài nước. Dịch vụ hàng hải: làm đại lý, môi giới hàng hải, dịch vụ cung ứng và sữa chữa tàu biển, dịch vụ xếp dỡ cảng biển, dịch vụ kinh doanh khí hóa lỏng dân dụng và công nghiệp… Chuyên sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Kinh doanh xăng dầu; vật liệu xây dựng; kinh doanh siêu thị hàng tiêu dùng… Kinh doanh các mặt hàng may mặc, xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất may mặc và các thiết bị phục vụ may công nghiệp,nhăn đặt hàng may gia công trong và ngoài nước… Xuất khẩu lao động đi các nước, liên kết đào tạo nghề. Cung cấp các dịch vụ, thiết bị CNTT, viễn thông, phát triển phần mềm… 3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA TCT: 3.1 Lực lượng lao động trong Tổng công ty TCT đến nay có 3.094 người lao động trong đó: Trình độ trên đại học 4 người; Đại học 256 người; Cao đẳng 83 người; Trung cấp 257 người; Sơ cấp 68 người; Công nhân kỹ thuật 199 người; lái xe, lái máy:256, lao động phổ thông 1958 người. Địa bàn hoạt động 10/11 huyện thị kể cả Nghệ An, Hà Nội, Nhật Bản và nước bạn Lào. Lực lượng lao động tập trung vào khai thác, chế biến khoáng sản được thể hiện trong bảng sau: TT Loại sản phẩm Công nhân (người) Phụ trợ (người) Gián tiếp (người) Tổng cộng I Khai thác mỏ: 682 186 48 916 1 Khai thác QT = vít tuyển 605 165 42 812 2 Khai thác dây chuyền 120T/h 77 21 6 104 II Sản xuất sản phẩm: 983 263 97 1.343 1 Ilmenite tuyển đầu 540 144 53 737 2 Zircon 65% Zr02 158 42 16 216 3 Rutile 83 % Zr02 94 25 9 128 4 Zircon siêu mịn 68 18 7 93 Tổng 1665 449 145 2.259 Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chiến lược phát triển bền vững của TCT kể các trước mắt và lâu dài, đồi hỏi đội ngũ quản lý phải có đủ trình độ, năng lực toàn diện, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. TCT có chiến lược đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn, đào tạo mới và đào tạo lạo đội ngũ CBCNV, Do vậy chất lượng CBCNV từng bước đáp ứng nhiệm vụ phải đảm nhiệm. Bằng việc tổ chức, đánh giá, phân loại lao động hàng tuần, hàng tháng đảm bảo khách quan, chính xác, có phương án bố trí sử dụng phù hợp với năng lực trình độ, sở trường của từng người đối với công việc giao. Từ đó có sự điều chuyển cán bộ, công nhân viên giữa các đội, các ca sản xuất. Đi đôi với đánh giá, phân loại, quy hoạch, bố trí sắp xếp CBCNV là công tác tổ chức bộ máy và quản lý lao động, các đơn vị đã chủ động sắp xếp bố trí lại lao động gián tiếp ở đơn vị mình, ca trưởng tại đơn vị chuyển sang làm công nhân trực tiếp, trả lương theo sản phẩm, hưởng phụ cấp theo trách nhiệm ca trưởng. Xưởng trưởng, đội trưởng thường xuyên bám sát hiện trường nhân viên văn phòng của các đơn vị. Công tác quản lý lao động được kiểm tra và quản lý chặt chẽ số giờ công, số ngày công, quân số cao hơn, chấp hành nội quy và quy chế của đơn vị. Số cán bộ công nhân vi phạm kỷ luật giảm đáng kể, công tác khen thưởng những tập thể cá nhân lao động xuất sắc, động viên khuyến khích những cá nhân lao động tích cực tham gia vào phong trào lao động sáng tạo đã được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại như: - Tính chủ động trong tổ chức và sản xuất còn hạn chế, việc bố trí lao động sản xuất gián tiếp còn chung chung, năng suất lao động vẫn còn thấp, phong trào xây dựng văn hoá doanh nghiệp – văn minh công sở, tác phong làm việc và sinh hoạt còn chậm. - Một số CBCNV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm tổ chức, quản lý điều hành sản xuất còn hạn chế, tư duy về thị trường còn yếu chưa nhạy bén, một số chưa thoát khỏi tư tưởng bao cấp và chưa chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chưa ngang tầm với đồi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. 3.2 Khả năng MMTB hiện có của Tổng công ty. Chất lượng Ilmenite của Việt Nam rất phù hợp cho việc chế biến pigmen Titan, nhu cầu Pigmen Titan trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng tăng. Nhu cầu hiện của Việt Nam là 15.000 tấn pigmen Titan/năm và mức tăng hàng năm khoảng 10%. Công nghệ sử dụng trực tiếp nguồn Ilmenite tự nhiên có hàm lượng trung bình 51% TiO2, suất đầu tư thấp, chi phí vận hành thấp, các hoá chất được sử dụng trong quá trình chế biến được tái sử dụng tuần hoàn để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Ta có thể tổng quát quá trình công nghệ sản xuất quặng như sau: Quy trình tuyển quặng Titan: Thăm đồ, xác định vùng khai thác Tổ chức khai thác, sau khai thác Vận chuyển, tập kết quặng Tuyển tĩnh điện Ilmenite IL tuyển vét Thải từ quy trình tuyển IL SP KK và HT Grade IL Lắng, lọc, bơm Các bước tuyển Zircon Zircon ZrO2 > 52% NL Sx Rutile Nước thải tuyển vít NL Sx Monazite Các bước công nghệ tuyển Rutile Cát thải sau tuyển Zircon Gạch không nung làm từ cát thải Rutile TiO2 > 65% Quy trình tuyển thô: NL-M-KT CT TG TV TT sàng 1.5mm Sản phẩm vít >70% Thải bãi <0,3% 4 vít tuyển chính 3 vít tuyển trung gian 3 vít tuyển vét 2 vít tuyển tinh Đường quặng Đường trung gian Đường cát Đường cấp liệu Quy trình sản xuất Ilmenite: NL xưởng phụ Sản phẩm tuyển vít tại Mỏ Phơi, sấy Sàng 1,5 mm Thãi sỏi sạn Bàn đãi Tuyển từ nam châm đất hiếm uyêuyển tinh- tuyển từ nam Tuyển tinh- tuyển từ nam châm đất hiếm tầng trên Sản phẩm IL CH01 Tuyển tinh- tuyển từ nam châm đất hiếm tầng trên Sản Phẩm IL CH02 Sàng 1,2 mm Đường từ tính Đường trung gian Đường KTT Đường cấp liệu Sản xuất Ilmenite tại xưởng phụ: NL cho xưởng phụ Sàng 0,8 mm Thải sỏi sạn Bãi thải Tuyển từ Trung Sàng 0,6 mm NL cho cụm vít NL Zircon Tuyển từ con lăn đất hiếm tầng trên Tuyển từ con lăn đất hiếm tầng trên Sản phẩm IL CH03 Thải Monazite Đường từ tính Đường trung gian Đường không từ Đường cấp liệu Quy trình sản xuất nguyên liệu Zircon và Rutile: 8 Bàn đãi tuyển nguyên liệu Zircon, Rutile 4 bàn đãi tuyển nguyên liệu Rutile NL. bàn đãi NL Zircon >90% KVN NL Rutile > 80% KVN TG Thải bãi < 1% NL Zircon NL Rutile > 80% KVN ` Đường tinh quặng Đường trung gian 1 Đường trung gian 2 Đường cát thải Trong những năm qua, TCT đã đầu tư hàng loạt công nghệ mới, tiên tiến, MMTB hiện đại, từng bước cơ giới hoá các công đoạn sản xuất trên tất cả các nhà máy như: dây truyền nhà máy Zircon siêu mịn, nhà máy Cẩm Xuyên, nhà máy Tuyển ướt 120T/h, nhà máy Zircon - Rutile 1 vạn tấn/năm. Cùng với với sự phát triển ngày càng nhanh những thiết bị sản xuất, dây chuyền công nghệ cùng với sự đồi hỏi về tính đồng bộ hiện đại của MMTB đặt ra thách thức không nhỏ đối với TCT, đó là làm sao bắt kịp thời các tính năng kỹ thuật, các phương pháp sử dụng thiết bị cũng như quy trình sử dụng bảo dưỡng MMTB... Công tác cải tiến và chăm sóc công nghệ: Thực hiện chủ trương của TGĐ chỉ đạo phòng ban và các đơn vị khai thác Ilmenite phải tiếp tục duy trì và giữ bằng được KVN trong cát thải 0,3% của Xí nghiệp khai thác và 0,5% ở kỳ Anh. TCT đã tích cực khảo sát, nghiên cứu mở rộng sản xuất bằng lựa chọn thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến tạo điều kiện cho TCT cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng cao góp phần vào việc nâng cao uy tín, cũng cố và phát triển thương hiệu và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, như dự án pigmen Titan là dự án chế biến sản phẩm Titan lần đầu tiên ở nước ta nhằm tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản, giảm việc xuất khẩu thô và thay thế nhập khẩu, bước đầu cho công nghiệp sản xuất Dioxit Titan; việc đầu tư đồi hỏi vốn lớn và có những rủi ro do nước ta chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Chương II THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HTQLCL THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:20008 TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH 1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, với những số liệu về quá trình hoạt động của Mitraco Ha Tĩnh trong những năm gần đây, chúng ta thấy rằng, mặc dù có rất nhiều khó khăn chung cũng như khó khăn riêng về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tay nghề công nhân. Cụ thể: * Thuận lợi: - Được kế thừa truyền thống nhiều năm hoàn thành kế hoạch và sự phát triển ổn định của năm 2008, tạo đà phát triển thuận lợi cho năm 2009. - Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng uỷ, ban lãnh đạo TCT, sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng ban và đơn vị ban. - Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp, các nghành, chính quyền và nhân dân địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng và an ninh trên vùng mỏ. - Có đội ngũ cán bộ CNV có kinh nghiệm sản xuất và tin tưởng vào sự lãnh đạo của TCT cũng như xí nghiệp. MMTB làm việc ổn định phù hợp với yêu cầu sản xuất. - Được sự tăng cường chỉ đạo của đoàn công tác, đã tạo cho xí nghiệp giải quyết nhiều công việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Sau một thời gian nghiên cứu thử nghiệm và hoàn thiện đã từng bước hoàn thành công nghệ tuyển, đảm bảo yêu cầu năng suất, chất lượng sản phẩm và cát thải. * Khó khăn: - Chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả các MMTB , vật tư, phụ tùng, nhiên liệu tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng. Thị trường hàng hóa bị thu hẹp, giá hàng hóa xuống thấp. Tất cả đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động và hoạt động sản xuất, kinh doanh chung của TCT. - Do yêu cầu của phát triển dài hạn và tăng trưởng, trong cùng một lúc triển khai đồng thời nhiều dự án nên làm giảm nguồn lực, tăng chi phí nói chung của TCT. -Anh hưởng nặng nề bởi chính sách cấm xuất khẩu khoáng sản và tăng cao thuế suất xuất khẩu; nửa đầu năm 2009 không được xuất khẩu tinh quặng Ilmenite; thuế xuất khẩu tăng lên mức 20%. -Công tác GPMB cho khai thác Ilmenite và triển khai các dự án mới ngày càng khó khăn; hàm lượng quặng ngày càng nghèo. Các lĩnh vực, nghành nghề mới (vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi, lợn siêu nạc) chưa chiếm lĩnh được thị phần thị trường. - Trình độ quản lý, điều hành và nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu khách quan và sự phát triển của TCT, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các dự án mới; nhận thức về cơ chế thị trường, cải cách hành chính chưa sâu, rộng. Song với nỗ lực của toàn bộ công nhân viên đặc biệt trong công tác quản lý chất lượng, TCT đã đạt được một số kết quả đáng mừng, đặc biệt là uy tín sản phẩm của TCT trên thị trường thị phần của TCT ngày càng được mở rộng, chất lượng và giá thành phù hợp. Với phương châm hoạt động không ngừng cải tiến HTQLCL cung cấp sản phẩm và dịch vụ thoả mãn yêu cầu của khách hàng về chất lượng, số lượng, thời gian và tiến độ giao hàng, giá cả hợp lý. Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc với nỗ lực chung của toàn thể CBCNV của TCT đã xây dựng và áp dụng thành công HTQLCL quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008. HTQLCL của TCT đã và đang ngày càng hoàn thiện và áp dụng vào tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tiêu chí "Chấ
Tài liệu liên quan