Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội giai đoạn hiện nay tại BHXH quận Thanh Xuân

Chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường là cả một quá trình khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Để thực hiện tốt quá trình này Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã kêu gọi toàn Đảng, toàn quân toàn dân đổi mới tư duy, mà trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế. Nhiều hội nghị của ban chấp hành TW Đảng nhiệm kỳ VI, VII,VIII đã tiếp tục cụ thể hoá đường lối chính sách kinh tế. Các nghị quyết của Đảng ngày càng đi sâu vào cuộc sống. Hơn 10 năm trôi qua những thành tựu mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là vô cùng to lớn, quan trọng, có ảnh hưởng và uy tín tới khu vực, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Cùng với việc xây dựng các chính sách kinh tế mới, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quân tâm xây dựng và hoàn thiện các chính sách xã hội, trong đó có chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự phân cực giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng rõ. Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách BHXH ngày càng quan trọng, góp phần tăng thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động. Trải qua hơn 40 năm thực hiện các chế độ BHXH đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của đất nước. Điều đó được thể hiện rõ tại chương XII Bộ luật laolđộng và Điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định 12/ CP ngày 26/ 01/1995 của Chính phủ. Trong thời gian vừa qua, nhất là khi BHXH Việt Nam ra đời tới nay việc triển khai công tác thu BHXH được các cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong ngành. Nó có vai trò hết sức quan trọng, là bộ mặt chính của ngành. Nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội giai đoạn hiện nay tại BHXH quận Thanh Xuân” đã cho em có một cái nhìn tổng quan chiều sâu về việc thực hiện chế độ BHXH. Bài viết thực chất là một bài học giúp trao dồi kiến thức đối với em, và tất nhiên sẽ còn nhiều thiếu sót. Qua sự đánh giá của thầy, cô giáo đối với bài viết này là một lần bố ích đối vối em để nhìn nhận lại kiến thức đã học. Chuyên đề này gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về BHXH. Phần II: Thực trạng về công tác quản lý thu BHXH quận Thanh Xuân. Phần III: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH quận Thanh Xuân.

doc74 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội giai đoạn hiện nay tại BHXH quận Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường là cả một quá trình khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Để thực hiện tốt quá trình này Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã kêu gọi toàn Đảng, toàn quân toàn dân đổi mới tư duy, mà trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế. Nhiều hội nghị của ban chấp hành TW Đảng nhiệm kỳ VI, VII,VIII đã tiếp tục cụ thể hoá đường lối chính sách kinh tế. Các nghị quyết của Đảng ngày càng đi sâu vào cuộc sống. Hơn 10 năm trôi qua những thành tựu mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là vô cùng to lớn, quan trọng, có ảnh hưởng và uy tín tới khu vực, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Cùng với việc xây dựng các chính sách kinh tế mới, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quân tâm xây dựng và hoàn thiện các chính sách xã hội, trong đó có chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự phân cực giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng rõ. Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách BHXH ngày càng quan trọng, góp phần tăng thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động. Trải qua hơn 40 năm thực hiện các chế độ BHXH đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của đất nước. Điều đó được thể hiện rõ tại chương XII Bộ luật laolđộng và Điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định 12/ CP ngày 26/ 01/1995 của Chính phủ. Trong thời gian vừa qua, nhất là khi BHXH Việt Nam ra đời tới nay việc triển khai công tác thu BHXH được các cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong ngành. Nó có vai trò hết sức quan trọng, là bộ mặt chính của ngành. Nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội giai đoạn hiện nay tại BHXH quận Thanh Xuân” đã cho em có một cái nhìn tổng quan chiều sâu về việc thực hiện chế độ BHXH. Bài viết thực chất là một bài học giúp trao dồi kiến thức đối với em, và tất nhiên sẽ còn nhiều thiếu sót. Qua sự đánh giá của thầy, cô giáo đối với bài viết này là một lần bố ích đối vối em để nhìn nhận lại kiến thức đã học. Chuyên đề này gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về BHXH. Phần II: Thực trạng về công tác quản lý thu BHXH quận Thanh Xuân. Phần III: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH quận Thanh Xuân. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI I. Tổng quan về BHXH 1. Sự cần thiết khách quan của BHXH Trong đời sống xã hội, con người luôn tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm, các giá trị cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình. Đồng thời trong quá trình đó, con người cũng luôn chịu sự tác động của các quy luật khách quan, của các điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Những tác động này nhiều khi có thể biết trước, nhưng nhiều khi diễn ra một cách ngẫu nhiên mà con người không dự đoán một cách đầy đủ. Khi đó chúng trở thành những thế lực không kiểm soát nổi. Nó gây ra những tác hại to lớn đối với sinh mạng, điều kiện sống của con người, những của cải mà con người làm ra chẳng hạn như: Tai nạn, ốm đau, mất việc làm, tuổi già, chết... Để vượt qua những khó khăn đó, từ lâu người ta đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp khắc phục hậu quả cần thiết như: Tránh né rủ ro, ngăn chặn tổn thất, giảm thiểu tổn thất... Một trong những biện pháp hưũ hiệu nhất là lập quỹ dự trữ và tiến hành bảo hiểm tập trung trên phạm vi toàn xã hội. Vì các rủi ro trong đời sống xã hội rất đa dạng và phức tạp, nên bảo hiểm cũng đa dạng khác nhau và BHXH chỉ là một trong những loại hình bảo hiểm mà đối tượng của nó là thu nhập của người lao động. Bảo hiểm nói chung và BHXH nói riêng khi thực hiện đầy đủ các chức năng bảo hiểm, phân phối, điều chỉnh và ràng buộc các bên tham gia sẽ có tác dụng to lớn trong đời sống xã hội. Nó góp phần đề phòng, hạn chế, khắc phục hậu quả rủ ro đảm bảo cho sự phát triển bình thường và ổn định sản xuẩt kinh doanh, góp phần tăng thu ngân sách và ngoại tệ cho Nhà nước và nó còn tập hợp được mảng tiền nhàn rỗi nằm rải rác ở các tầng lớp dân cư hình thành nên quỹ bảo hiểm. Quỹ này không chỉ đầu tư cho nền kinh tế mà còn góp phần tiết kiệm chống lạm phát ổn định đời sống cho người lao động. Mặt khác nó còn ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ lao động góp phần thực hiện các chính kinh tế xã hội khác. 2. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Ra đời vào giữa thế kỷ XIX khi mà nền công nghiệp và kinh tế hành hoá đã phát triển ở châu Âu, hệ thống BHXH đầu tiên là công trình của Chính phủ Đức dưới thời Thủ tướng Bismarck (1803 -1883) với cơ chế ba bên: Nhà nước, giới chủ,giới thợ cùng đóng góp nhằm bảo hiểm cho người lao động trong một số trường hợp họ gặp rủ ro. Sau đó trước tác dụng tích cực của BHXH nhiều nước đã tiến hành triển khai áp dụng hệ thống BHXH này. Trong những năm 30 của thế kỷ XX một số nước còn mở rộng chế độ khác ngoài BHXH Và xuất hiện khái niệm “an toàn xã hội”. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã có công ước 102 năm 1952 về “an toàn xã hội “. BHXH từ khi xuất hiện luôn phát huy được tác dụng trong những lúc người lao động gặp khó khăn hiểm nghèo do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già...trên cơ sở những cam kết đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động cho một bên thứ ba (Cơ quan BHXH) trước khi xảy ra các rủi ro. Tuy nhiên BHXH không trực tiếp chữa bệnh cho người tham gia BHXH khi họ gặp ốm đau bệnh tật, hay sắp xếp việc làm cho họ khi bị mất việc làm, mà BHXH chỉ bù đắp phần thu nhập bị giảm hay mất đi để họ trang trải chi tiêu do gặp rủi ro trên. Như vậy dưới góc độ kinh tế, BHXH là một phạm trù kinh tế tổng hợp là sự bù đắp thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động. Dưới góc độ pháp lý, chế độ BHXH là tổng hợp những quy định của Nhà nước, quy định các hình thức đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động và thành viên trong gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động. Mục tiêu cuả BHXH là nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động Quốc tế (ILO) khuyến cáo như sau. - Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. - Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật. - Xây dựng các điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già và trẻ nhỏ. Với những mục tiêu trên BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và Đại hội đồng liên hiệp quốc thừa nhận và được ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948 “ Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH...”. Ở nước ta BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách bảo đảm xã hội. Giai đoạn năm 1993 về trước. Giai đoạn này BHXH Việt nam được tổ chức thành hai hệ thống . - Hệ thống I: Do Bộ lao động thưong binh xã hội quản lý (quản lý các chế độ dài hạn). - Hệ thống II: Do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lý (quản lý các chế độ ngắn hạn ). Trong giai đoạn này BHXH Việt Nam còn một số bất cập như: Đối tượng tham gia còn rất hạn hẹp (chỉ có công nhân viên chức làm việc trong cơ quan Nhà nước và lực lượng vũ trang). Trong giai đoạn này chúng ta thực hiện 6 chế độ ( ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất). Quỹ BHXH phần lớn do ngân sách Nhà nước gánh vách, người lao động và chủ sử dụng lao động chỉ đóng góp 4,7% tiền lương và quỹ lương. Việc thực hiện chi trả còn nhiều bất cập về các khâu như: Giám định thương tật mức lương, chế dộ khi về hưu... đặc biệt là trong nội bộ các chế độ còn mang tính bình quân giữa các ngành nghề nên không khuyến khích được người lao động làm việc trong các ngành nghề độc hại. Bên cạnh đó chúng ta còn chưa bóc tách được ưu đãi xã hội ra khỏi BHXH. Vấn đề quản lý BHXH trong giai đoạn này rất chồng chéo, chức năng nhiệm vụ chưa được rõ biệt. Việc điều phối giữa hai cơ quan Tổng liên đoàn và Bộ lao động thương binh xã hội chưa được thực hiện . Giai đoạn từ 1993 - 1995 Giai đoạn này BHXH thực hiện theo nghị định 43-CP/1993. Đây là giai đoạn mà nền kinh tế thị trường đã được thực hiện ở Việt nam gần 10 năm (1986 – 1995) nên chính sách BHXH buộc phải thay đổi theo cho phù hợp. Giai đoạn này khác giai đoạn trước ở chỗ mức đóng góp của chủ sử dụng lao động là 15%, thợ là 5% . Nội dung mỗi chế độ BHXH cũng có sự thay đổi. Đặc biệt chúng ta đã bỏ chế độ mất sức lao động và bắt đầu bóc tách các chế độ ưu đãi xã hội ra khỏi BHXH. Đối tượng tham gia BHXH cũng được mở rộng (quy định những doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên phải tham gia BHXH ) . Giai đoạn từ 1995 đến nay. Giai đoạn này BHXH thực hiện theo nghị định 12/CP và 19/CP, dựa trên luật lao động (1994). Giai đoạn này BHXH có một số điểm khác so với một số giai đoạn trước ở chỗ BHXH đã thống nhất về mặt tổ chức tập trung về một mối đó là thành lập cơ quan BHXH Việt Nam trực thuộc Chính phủ. Cơ quan này quản lý toàn bộ sự nghiệp BHXH, còn Bộ lao động thương binh xã hội quản lý về mặt Nhà nước về BHXH . Ngoài BHXH bắt buộc (các doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên) còn có BHXH tự nguyện. Nội dung của các chế độ BHXH cũng có sử đổi cho phù hợp. Giai đoạn này còn thực hiện BHXH cho cán bộ xã phường, nguồn quỹ BHXH do được quản lý tập trung thống nhất vì thế hiệu quả đầu tư tốt , quỹ tăng trưởng mạnh. Các chính sách ưu đãi xã hội hầu như đã được bóc tách ra khỏi BHXH . Như vậy ngay sau khi Bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 1/1/1995, Chính phủ đã ban hành nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 về Điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế. Nội dung của Điều lệ này đã góp phần thực hiện công bằng và sự tiến bộ của xã hội, góp phần lành mạnh hoá thị trường người lao động và đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người lao động ở các thành phần kinh tế. 3. Đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH. 3.1. Đối tượng của BHXH. BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi do người lao động bị giám hoặc mất khả năng lao động vì các nguyên nhân như: ốm đau, tai nạn già yếu ... Vì vậy đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người tham gia BHXH. Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động.Tuỳ theo điều kiện kinh tế phát triển của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận người lao động. Ban đầu khi mới có chính sách BHXH, các bước đều thực hiện BHXH bắt buộc đối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt nam cũng không rời khỏi thực tế này, dù như vậy là không bình đẳng giữa tất cả những người lao động. Song về mục tiêu của BHXH về lâu dài sẽ áp dụng với tất cả mọi người lao động trong xã hội đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển. Vì thế trong thời gian qua BHXH ở nhiều nước đã được thực hiện dưới hai hình thức: Bắt buộc và tự nguyện 3.2. Chức năng của BHXH. BHXH thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động tham gia BHXH khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ tính chất và cơ chế tổ chức cuỷa BHXH. BHXH tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Các bên tham gia BHXH đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Theo quy luật ” số đông bù số ít ” BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập cả theo chiều dọc và chiều ngang. Thực hiện chức năng này BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội. BHXH góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Người lao động khi bị đau, thai sản, tai nạn lao động, về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Do đó cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được bảo đảm, tạo cho người lao động luôn yên tâm làm việc. BHXH gắn bó lợi ích giữa ngưòi lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội, giải quyết được mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, đồng thời làm cho họ gắn bó và hiểu nhau hơn. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức chi ít nhất và có hiệu quả nhất, giải quyết được khó khăn về đời sống cho ngưòi lao động. 3.3. Tính chất của BHXH. - Tính tất yếu khách quan: Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ thì những rủi ro trong cuộc sống lại càng gia tăng vì thế BHXH ngày càng phát triển. - Tính ngẫu nhiên: Phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian. - Tính kinh tế: Được thể hiện ở chỗ đã tham gia BHXH thì phải đóng quỹ và khi người lao động gặp rủi ro sẽ được trợ cấp BHXH. - Tính xã hội: Được thể hiện ở chỗ mọi người đều có quyền tham gia BHXH và được BHXH chấp nhận. - Tính dịch vụ: Được thể hiện ở chỗ ở đâu có nhu cầu BHXH thì ở đó có BHXH. 4. Các nguyên tắc của BHXH. */ Nhà nước thống nhất quản lý BHXH. BHXH là một chính sách lớn, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Nó chứa đựng cả nội dung kinh tế, nội dung xã hội, nội dung phấp lý. Để đảm bảo sự hài hoà giữa các nội dung này và đạt được mục tiêu của BHXH thì trước hết trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Nhà nước phải chỉ đạo, tổ chức quản lý toàn bộ sự nghiệp BHXH thông qua việc ban hành các quy định pháp luật về BHXH và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. Nhà nước tuỳ theo điều kiện kinh tế, xã hội mà quyết định chính sách quốc gia về BHXH để từng bước nâng cao đời sống và gia đình người lao động, khi họ bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động . */ Quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở đóng góp của ba bên (Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động ). Vì thế bên cạch nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của các chủ thể tham gia quan hệ lao động thì Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ quỹ BHXH và có những biện pháp bảo toàn giá trị quỹ và an toàn quỹ. */Thực hiện BHXH trên cơ sở phân phối theo lao động . BHXH là một trong những hình thức phân phối tổng sản phẩm quốc dân nên việc thực hiện phải dựa trên cơ sở phân phối theo lao động, phải đảm bảo giữa đóng và hưởng, phải căn cứ vào mức đóng của nười loao động cho xã hội thể hiện qua tiền lương, tiền công, thời gian đóng góp cho quỹ BHXH. Từ đó quy định mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp cho phù hợp với từng người lao động. Tuy nhiên khi xem xét nguyên tắc này còn cần đặt chúng trong mối quan hệ với các nguyên tắc khác của BHXH. Do đó người lao động đóng góp vào quỹ BHXH nhưng không có nghĩa chắc chắn sẽ được hưởng mọi chế độ BHXH. */ Thực hiện BHXH cho mọi trường hợp giảm hoặc mất khả năng lao động và cho người lao động. Thực hiện BHXH cho mọi người lao động không phân biệt dù người đó là bất kỳ thành phần kinh tế nào. Khi đủ điều kiện và phát sinh quan hệ BHXH thì đều có quyền lợi về BHXH. */ Mức chi trả không cao hơn mức tiền lương khi đang làm việc, nhưng không thấp hơn mức trợ cấp bảo hiểm tối thiểu, trong một số trưòng hợp phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động. Mức trợ cấp là khoản trợ cấp bằng tiền cho người lao động khi họ thu nhập của họ bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất sức lao động. Mức trợ cấp này phải thấp hơn mức tiền lương khi đang làm việc, nhưng phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cho người lao động. Do vậy Nhà nước phải khống chế mức trợ cấp để đảm bảo quyền lợi cho người được hưởng BHXH. 5. Quỹ BHXH và hệ thống các chế độ trong BHXH. 5.1. Quỹ BHXH. Theo Điều lệ BHXH hiện hành thì quỹ BHXH ở nước ta được hình thành từ các nguồn sau đây: - Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó 10% chi cho các chế độ hưu trí, tử tuất, 5% chi cho các chế độ thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp. - Người lao động đóng 5% tiền lương để chi cho các chế độ hưu trí và tử tuất. - Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động. Hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định. Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo trợ. Quỹ mang hai tính đặc trưng : - Đối phó với những rủi ro mang tính ngẫu nhiên, quỹ BHXH cần phải có một lượng tiền dự trữ đủ lớn, phải an toàn về tài chính tức là phải bảo toàn về giá trị, không có rủi ro về tài chính. - Quỹ BHXH là quỹ tiêu dùng, là bộ phận cấu thành của hệ thống phân phối và phân phối lại thu nhập cho người lao động khi họ tạm thời hay mất vĩnh viễn khả năng lao động. Do quỹ BHXH là một quỹ tích luỹ đồng thời cũng là quỹ tiêu dùng dựa trên quy luật phân phối theo lao động. Tuy nhiên trong quá trình tạo lập, quỹ vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần cân nhắc xem xét như: Theo quy định hiện hành dùng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương cấp bậc theo thang lương, bảng lương hoặc theo tiền lương cơ bản. Nhưng trong thực tế sự chênh lệch giữa tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế là rất lớn, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới tiền trợ cấp khi về hưu của người lao động. Hay theo cơ cấu đóng góp hiện nay, mặc dù quy định sự đóng góp của người lao động là 5% tiền lương để chi cho chế độ hưu trí và tử tuất, còn người sử dụng lao động đóng góp 15% quỹ lương , trong đó có 10% dùng để chi cho các chế độ bảo hiểm dài hạn . Nhưng thực tế việc chi không rành rọt như vậy nên gây ảnh hưởng cho việc phân tích quỹ để điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn. 5. 2. Hệ thống các chế độ trong BHXH. Hệ thống các chế độ trong BHXH là những quy định cụ thể về điều kiện mức trợ cấp, thời gian trợ cấp mức đóng góp và mức hưởng BHXH. Hệ thống này được xây dựng trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ sở pháp lý của mỗi nước. Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) có khuyến cáo BHXH gồm 9 chế độ: 1.Chế độ chăm sóc y tế. 2.Chế độ trợ cấp ốm đau. 3.Chế độ trợ cấp thất nghiệp. 4.Chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp. 5.Chế độ trợ cấp tuổi già. 6.Chế độ trợ cấp gia đình. 7.Chế độ trợ cấp thai sản. 8.Chế độ trợ cấp khi tàn phế. 9.Chế độ trợ cấp cho những người còn sống. Tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi nước mà có thể thực hiện các chế độ khác nhau. Nhưng nhất thiết phải thực hiện được ba chế độ trong đó có các chế độ (3, 4, 5, 8, 9 ). ở nước ta mới thực hiện được 5 chế độ (2, 4, 5, 7, 9 ) và đã đảm bảo được quyền lợi cho những người lao động làm công ăn lương. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết . 6. Hệ thống tổ chức quản lý BHXH. Theo nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ thì hệ thống BHXH được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự quản lý của Nhà nước, Bộ lao động thương binh xã hội và sự giám sát của tổ chức Công đoàn. Theo nghị định thì BHXH có các quyền hạn và nghĩa vụ sau: - Tổ chức thu BHXH và tổ chức việc chi trả cho người lao động tham gia BHXH các khoản trợ cấp BHXH. - Từ chối chi trả BHXH cho các đối tượng được hưởng BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước về hành vi man trá gian lận . - Xây dựng và tổ chức các dự án và biện pháp để tăng trưởng quỹ BHXH theo nghị định của Chính phủ. Tổ chức thực hiện công tác thống kê hạch toán kế toán hướng dẫn thực hiện công tác thu chi BHXH và kiểm tra thu chi BHXH, giải quyết khiếu nại về BHXH. Về mặt tổ chức BHXH Việt Nam được hình thành theo hệ thống dọc từ TW đến địa phương và chia thành ba cấp: Cấp TW, cấp tỉnh thành phố, cấp quận huyện. Để quản lý đối tượng tham gia BHXH cơ quan BHXH thực hiện việc cấp sổ và cập nhật các thông tin về đối tượng tham gia BHXH. Sơ đồ hệ thống tổ chức BHXH Việt nam. II. Một số vấn đề về công tác thu BHXH 1. Vai trò của công tác thu BHXH . Công tác thu BHXH được cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành bởi: Công tác thu BHXH có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần
Tài liệu liên quan