Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật đặt đường truyền tĩnh mạch cảnh trong dưới siêu âm

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của kỹ thuật đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm tại BV Nhân Dân Gia Định từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 06 năm 2013. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân có chỉ định đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm sẽ được thực hiện thủ thuật dưới hướng dẫn siêu âm tại vị trí tĩnh mạch cảnh trong. Ghi nhận các biến số liên quan đến kỹ thuật thực hiện, tỷ lệ thành công và tai biến của thủ thuật. Kết quả: Có 58 bệnh nhân tham gia và nghiên cứu trong thời gian từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2013. Thời gian thực hiện thủ thuật trung bình là 10,76 phút. Số lần đâm kim trung bình là 1,31 lần. Tỷ lệ thành công đạt mức cao là 96,6% và không có sự khác biệt về thành công giữa các nhóm người thực hiện có kinh nghiệm khác nhau. Hai trường hợp thất bại (3,4%) do máu tụ sau khi chọc trúng động mạch. Tỷ lệ chọc trúng động mạch cảnh là 5,2% trong khi tỷ lệ tràn khí màng phổi là 1,7%. Kết luận: Đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm là thủ thuật dễ thực hiện, tỷ lệ thành công cao và an toàn cho bệnh nhân.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật đặt đường truyền tĩnh mạch cảnh trong dưới siêu âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   231 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA KỸ THUẬT   ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH CẢNH TRONG DƯỚI SIÊU ÂM  Nguyễn Thị Thanh*  TÓM TẮT  Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của kỹ thuật đặt đường truyền tĩnh mạch trung  tâm dưới hướng dẫn siêu âm tại BV Nhân Dân Gia Định từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 06 năm 2013.  Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu  Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân có chỉ định đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm sẽ được thực  hiện thủ thuật dưới hướng dẫn siêu âm tại vị trí tĩnh mạch cảnh trong. Ghi nhận các biến số liên quan đến kỹ  thuật thực hiện, tỷ lệ thành công và tai biến của thủ thuật.   Kết quả: Có 58 bệnh nhân tham gia và nghiên cứu trong thời gian từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2013.  Thời gian thực hiện thủ thuật trung bình là 10,76 phút. Số lần đâm kim trung bình là 1,31 lần. Tỷ lệ thành công  đạt mức cao là 96,6% và không có sự khác biệt về thành công giữa các nhóm người thực hiện có kinh nghiệm  khác nhau. Hai trường hợp thất bại (3,4%) do máu tụ sau khi chọc trúng động mạch. Tỷ  lệ chọc trúng động  mạch cảnh là 5,2% trong khi tỷ lệ tràn khí màng phổi là 1,7%.   Kết luận: Đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm là thủ thuật dễ thực hiện, tỷ lệ  thành công cao và an toàn cho bệnh nhân.  Từ khóa: đường truyền tĩnh mạch trung tâm, tĩnh mạch cảnh trong, siêu âm   ABSTRACT  EVALUATION OF EFFICACY AND SAFETY   OF ULTRASOUND‐GUIDED INTERNAL JUGULAR VENOUS CATHETERIZATION  Nguyen Thi Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 231 ‐ 235  Objective:  To  evaluate  the  efficacy  and  the  safety  of  ultrasound‐guided  internal  jugular  venous  catheterization from 2012 February to 2013 June in Nhân Dân Gia Định Hospital.  Type of study:Cross‐sectional study, prospective.  Methods:  Internal  jugular catheterization  is performed with ultrasound guidance  for patients  in surgical  intensive  care  unit with  indication  for  central  line  insertion. We  analyse  the  success  rate,  the  difficulty  of  technique (time  for central  line  insertion and number of puncture), the  frequency and nature of complications  (pneumothorax, arterial puncture).  Results: There are 58 patients with ultrasound‐guided internal jugular insertion in our study. The mean  duration of the procedure is 10.67 minutes. The average of the needle insertion number is 1.31. The success rate of  internal jugular catheterization with ultrasound‐guidance is about 96.6%. There are no significative difference  between  the  success  rates  of  the  different  group  of  level  of  experience  group  of  clinician.  The  failure  of  the  procedure in two cases are caused by the hematoma with artery puncture. The rate of arterial puncture is 5.2%  and pneumothorax is 1.7%.    Conclusion: The ultrasound‐guided internal jugular venous catheterization is an easy, safe procedure with  high success rate.   * Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định,     Tác giả liên lạc:    TS.BS.Nguyễn Thị Thanh             ĐT: 0918578857     Email: nguyenthithanh@pnt.edu.vn Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  232 Key words: central venous catheterization, internal jugular, ultrasound.   ĐẶT VẤN ĐỀ  Đặt  đường  truyền  tĩnh mạch  trung  tâm  là  một trong những thủ thuật cơ bản và được thực  hiện thường xuyên tại hồi sức, góp phần thành  công trong việc hồi sức các bệnh nhân nặng. Đây  là một thủ thuật xâm lấn và có thể gây ra nhiều  tai biến nghiêm trọng như: tràn khí màng phổi,  chọc và  luồn catheter vào động mạch hoặc  tổn  thương thần kinh. Siêu âm  là một  trong những  tiến bộ khoa học hỗ trợ rất nhiều cho thủ thuật  đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, giúp thủ  thuật an toàn hơn, cải thiện tỷ lệ thành công, làm  giảm số lần đi kim và ít biến chứng(1,2,3,4,5).  Tại Việt Nam  hiện  nay,  đặt  đường  truyền  tĩnh mạch  trung  tâm dưới hướng dẫn  siêu âm  vẫn  còn  là một  kỹ  thuật mới  chưa  được  thực  hiện rộng rãi và chưa có một công trình nghiên  cứu nào nghiên cứu đầy đủ về vấn  đề này. Vì  thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thủ thuật  đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm tại vị trí  tĩnh mạch cảnh  trong dưới hướng dẫn siêu âm  với các mục tiêu sau:  ‐  Xác  định mức  độ  khó  của  thủ  thuật  đặt  đường truyền tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng  dẫn siêu âm  ‐ Xác định tỷ lệ thành công của thủ thuật   ‐ Xác định tỷ lệ biến chứng chọc trúng động  mạch và tràn khí màng phổi  Trên các bệnh nhân  có  chỉ  định  đặt  đường  truyền tĩnh mạch trung tâm tại bệnh viện Nhân  Dân Gia Định.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu cắt ngang mô  tả,  tiến cứu. Đối  tượng nghiên cứu là các bệnh nhân có chỉ định  đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm và đồng  ý  tham  gia  nghiên  cứu.  Phác  đồ  nghiên  cứu  được  Hội  đồng  Khoa  Học  và  Y  đức  của  BV  Nhân Dân Gia Định thông qua và cho phép thực  hiện.  Bệnh  nhân  trong  nghiên  cứu  sẽ  được  giải  thích về thủ thuật sẽ thực hiện và có thân nhân  ký cam kết đồng ý trước khi tiến hành thủ thuật.  Máy siêu âm sử dụng trong nghiên cứu là máy  LOGIQ  e  của hãng GE Healthcare  với  đầu dò  mạch máu. Các bác  sĩ  thực hiện  thủ  thuật  đều  được đào  tạo và cấp giấy chứng nhận sử dụng  siêu âm trong thủ thuật này.   Bệnh nhân được kê tư thế, xác định mốc giải  phẫu,  siêu  âm  khảo  sát mạch máu  trước  thủ  thuật và được theo dõi kiểm báo ECG, huyết áp  động  mạch  không  xâm  lấn  và  SpO2  liên  tục  trong  khi  tiến  hành  thủ  thuật.  Thủ  thuật  thực  hiện với quy trình vô khuẩn ngoại khoa với đầu  do  siêu  âm  được  bao  phù  bằng  bao  nylon  vô  trùng và bọc kín bằng băng dán vô trùng. Vùng  thực hiện thủ thuật được trải khăn vô trùng, gây  tê  tại  chỗ với Lidocain 2% 2ml. Xác  định vị  trí  tĩnh mạch cảnh trong bằng siêu âm và chọc tĩnh  mạch bằng kim chọc tĩnh mạch với cách tiếp cận  ngang (trục ngắn) sau đó tiến hành đặt catheter  tĩnh  mạch  trung  tâm,  kiểm  tra  và  cố  định  catheter. Bệnh nhân sẽ được chụp Xquang ngực  thẳng  sau  thủ  thuật  để kiểm  tra vị  trí  catheter  cũng như biến chứng  tràn khí màng phổi. Các  đặc điểm của mẫu nghiên cứu cũng như biến số  nghiên cứu về kỹ thuật đặt đường truyền, tỷ lệ  thành công và biến chứng sẽ được ghi nhận vào  bảng thu thập số liệu soạn sẵn.   Biến  số  định  tính  sẽ  được  trình  bày  dưới  dạng tỷ  lệ %. Biến số định  lượng sẽ được  trình  bày dưới dạng số trung bình và độ  lệch chuẩn.  Số liệu thu thập được xử lý bằng máy vi tính với  phần  mềm  SPSS  15,0  trên  hệ  điều  hành  Window.  Các  số  trung  bình  sẽ  được  so  sánh  bằng phép kiểm  t  (t‐Test),  các  tỷ  lệ  sẽ được  so  sánh  bằng  phép  kiểm    bình  phương  (chi‐ square).  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Trong  thời  gian  nghiên  cứu,  có  tất  cả  58  bệnh nhân được đặt đường  truyền  tĩnh mạch  cảnh  trong  dưới  siêu  âm  được  ghi  nhận  vào  nghiên cứu.  Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của dân số nghiên cứu  Biến số Mẫu nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   233 Biến số Mẫu nghiên cứu Giới tính Nam: 22 (37,9%) Nữ: 36 (62,1%) Tuổi trung bình (năm) 51,96 ± 12,36 > 65 tuổi: 41,8% Chiều cao (cm) 155,37 ± 8,51 Cân nặng (kg) 61,1 ± 7,9 BMI (kg/m2) 21,28 ± 3,44 Biểu đồ 1. Tỷ lệ chẩn đoán của các BN trong mẫu  nghiên cứu.  Bảng 2. Tỷ lệ phẫu thuật và bệnh lý nội khoa đi kèm   Biến số Mẫu nghiên cứu Phẫu thuật Không phẫu thuật: 9 (15,5%) Phẫu thuật cấp cứu: 47 (81%) Phẫu thuật chương trình: 2 (3,5%) Bệnh lý nội khoa kèm theo Xơ gan: 4 (6,9%) Đái tháo đường: 4 (6,9%) Tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim: 19 (32,8%) Tổng cộng: 27 (51,6%) Bệnh  lý  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  trong  mẫu  nghiên cứu là sốc nhiễm trùng. Tỷ lệ phẫu thuật  cấp cứu chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ có và không  có  bệnh  lý  nội  khoa  kèm  theo  tương  đương  nhau.  Bảng 3. Đặc điểm về đông cầm máu và tiểu cầu của  mẫu nghiên cứu.   Biến số Kết quả INR Không rối loạn đông máu: 46 (79,3%) Có rối loạn đông máu (INR > 1,5): 12 (20,7%) Tiểu cầu Tiểu cầu bình thường: 37 (63,8%) 150000 > Tiểu cầu > 50000: 18 (31%) Tiểu cầu < 50000: 3 (5,2%) Bệnh  nhân  có  rối  loạn  đông máu  và  giảm  tiểu cầu chiếm tỷ lệ cao trong mẫu nghiên cứu.  Thời gian thực hiện thủ thuật và số lần đâm  kim trung bình tương đối thấp.   Tỷ  lệ  thành  công  của  thủ  thuật  đặt  đường  truyền  tĩnh mạch  cảnh  trong  dưới  hướng dẫn  siêu âm là 56/58 trường hợp, chiếm 96,6%.  Bảng 4. Đặc điểm về kỹ thuật thực hiện   Biến số Kết quả Thời gian thực hiện thủ thuật 10,76 ± 7,47 phút Ngắn nhất: 5 phút Lâu nhất: 30 phút Số lần đâm kim (trung bình) 1,31 lần Ít nhất: 1 lần Nhiều nhất: 4 lần Bảng 5. Tỷ lệ thành công theo nhóm bệnh nhân có rối  loạn đông máu  Nhóm Kết quả* Thành công Thất bại Không có rối loạn đông máu 45 1 Có rối loạn đông máu 11 1 * p > 0,1  Tỷ lệ thành công trong cả 2 nhóm bệnh nhân  đều  ở mức  cao và không  có  sự khác biệt  có ý  nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có và không có rối  loạn đông máu (test 2).  Bảng 6. Tỷ lệ thành công theo nhóm bệnh nhân có  giảm tiểu cầu  Nhóm Kết quả* Thành công Thất bại Tiểu cầu bình thường 35 2 150000 > Tiểu cầu > 50000 18 0 Tiểu cầu < 50000 3 0 * p > 0,5  Cả 2 trường hợp thất bại đều rơi vào nhóm  bệnh nhân có số lượng tiểu cầu bình thường và  không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3  nhóm bệnh nhân (test 2 hai phía).  Bảng 7. Tỷ lệ thành công theo kinh nghiệm bác sĩ  thực hiện thủ thuật  Nhóm Kết quả* Thành công Thất bại ≤ 20 lần đặt 47 2 > 20 lần đặt 9 0 * p > 0,5  Cả 2 trường hợp thất bại đều rơi vào nhóm  bác sĩ có kinh nghiệm < 20 lần đặt đường truyền  tĩnh mạch  trung  tâm,  tuy  nhiên,  không  có  sự  khác biệt có ý nghĩa  thống kê khi so sánh  tỷ  lệ  thành công theo kinh nghiệm trước đây của bác  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  234 sĩ thực hiện thủ thuật (test 2).  Tỷ  lệ  tai  biến  trong  thủ  thuật  không  cao,  trong  đó  tỷ  lệ  tràn khí màng phổi  là  1  trường  hợp (1,7%) và chọc trúng động mạch là 3 trường  hợp  (5,2%). Tất cả các  trường hợp  tai biến  đều  được xử trí kịp thời, không gây ảnh hưởng cho  bệnh nhân.   BÀN LUẬN  Trong nghiên cứu của chúng tôi, 51,6% bệnh  nhân có bệnh lý nội khoa kèm theo. Ngoài ra, tỷ  lệ bệnh nhân lớn hơn 65 tuổi chiếm 41,8%, tương  đương với kết quả của Theodoro D và cộng sự,  46,1%(6).  Tỷ  lệ  bệnh  nhân  bị  sốc  nhiễm  trùng  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất,  50%.  Đường  truyền  tĩnh  mạch  trung  tâm  rất  cần  thiết  trong  sốc  nhiễm  trùng  vì  giúp  ích  trong  đo  áp  lực  tĩnh mạch  trung tâm và đo độ bão hòa Oxy máu tĩnh mạch.  Walkey AJ và cộng sự kết  luận việc đặt đường  truyền tĩnh mạch trung tâm sớm cho bệnh nhân  sốc nhiễm trùng đã tăng 3 lần tính từ năm 1998  và  làm giảm  tỷ  lệ  tử vong do áp dụng điều  trị  theo mục tiêu(7).  Tỷ  lệ  bệnh  nhân  có  rối  loạn  đông  máu  (20,7%) và giảm tiểu cầu (36,2%) có thể so sánh  với  công  trình  của Theodoro D  (rối  loạn  đông  máu 15,22%) và Mey U (33,47%)(6,8). Siêu âm cho  phép  nhìn  rõ  cấu  trúc mạch máu  và  việc  sử  dụng  siêu  âm  để  đặt  đường  truyền  tĩnh mạch  trung tâm cho các bệnh nhân rối loạn đông cầm  máu đang trở nên phổ biến. Các bệnh nhân này  cũng không  cần  điều  chỉnh  rối  loạn  đông  cầm  máu trước thủ thuật(9). Nghiên cứu của chúng tôi  cũng cho thấy tỷ lệ thành công không khác biệt  giữa  các  nhóm  bệnh  nhân  có  và  không  có  rối  loạn đông máu hay giảm tiểu cầu.   Khi so sánh thời gian thực hiện thủ thuật của  nghiên cứu này với các  tác giả khác, chúng  tôi  nhận  thấy  kết  quả  của  Napolitano  M(10)  và  Verghese ST(11) ngắn hơn  trong khi kết quả của  Dodge KL dài hơn(12).    Về mặt phương pháp nghiên cứu, Dodge KL  thực hiện nghiên cứu trên các bác sĩ nội trú lần  đầu  tiên được huấn  luyện và sử dụng siêu âm  trong thủ thuật, có nhiều điểm  tương đồng với  chúng  tôi khi  lần  đầu  tiên huấn  luyện và  ứng  dụng siêu âm trong đặt đường truyền tĩnh mạch  cảnh trong tại khoa GMHS.   Biểu 1. So sánh thời gian thực hiện thủ thuật với các  nghiên cứu khác(10,11,12)  Khi so sánh số lần đâm kim với các nghiên  cứu khác, kết quả của chúng tôi lớn hơn so với  Mey  U  (1,2  lần)(8)  và  Tercan  F  (1,01  lần)(13).  Khác biệt này có thể giải thích do cỡ mẫu của  chúng tôi không đủ độ lớn như các tác giả trên  (Mey U: 493 trường hợp, Tercan F: 119 trường  hợp). Tuy nhiên, khi so sánh với nghiên cứu có  tính  tương  đồng  về  việc  huấn  luyện  và  ứng  dụng  siêu  âm  lần  đầu  tiên  của Dodge KL(12),  kết quả của chúng  tôi  thấp hơn so với  tác giả  này (2,6  lần). Điều này cho thấy thủ thuật đặt  đường  truyền  tĩnh  mạch  cảnh  trong  dưới  hướng dẫn siêu âm có thời gian thực hiện thủ  thuật ngắn và số lần đâm kim thấp.   Biểu 2. So sánh tỷ lệ thành công của thủ thuật với  các nghiên cứu khác(3,6,8,10,12,13).  Tỷ  lệ  thành  công  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  ở mức  cao và  có  sự  tương  đồng với  một số kết quả  từ nghiên cứu ngoài nước, mặc  dù  cỡ mẫu  của  chúng  tôi  không  lớn.  Tác  giả  Dodge KL kết luận siêu âm cải thiện tỷ lệ thành  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   235 công  trong  thủ  thuật(12). Việc siêu âm cho phép  khảo  sát  và  phân  biệt  rõ  cấu  trúc mạch máu  vùng  cổ  là một  yếu  tố  giúp  nghiên  cứu  ứng  dụng  siêu  âm  lần  đầu  tiên  trong  đặt  đường  truyền  tĩnh mạch cành  trong của chúng  tôi đạt  tỷ lệ thành công cao. Tỷ lệ thất bại 3,4% đều do  khối máu tụ khi chọc trúng động mạch, phù hợp  với kết quả ghi nhận  của Mey U  (0,2%  trường  hợp  ngưng  thủ  thuật  vì  khối  máu  tụ)(8)  và  Cavanna  L  (0,6%  thất  bại do  chọc  trúng  động  mạch)(3). Ngoài ra, tỷ lệ thành công trong nghiên  cứu này không phụ thuộc vào kinh nghiệm (số  lần đặt) của bác sĩ thực hiện. Điều này chứng tỏ  đây  là  thủ  thuật dễ  thực hiện và có  tỷ  lệ  thành  công cao.   Tỷ lệ biến chứng gặp trong nghiên cứu này  là 7,2%  (1,7%  tràn khí màng phổi và 5,2% chọc  trúng động mạch cảnh,  trong đó gây khối máu  tụ khiến ngưng thủ thuật là 3,4%). Kết quả này  cho thấy tỷ lệ biến chứng thấp khi so sánh với số  liệu của Karakitsos D ghi nhận kết quả thủ thuật  đặt đường truyền mù với mốc giải phẫu bề mặt  (2,4%  tràn  khí  màng  phổi,  10,6%  chọc  trúng  động  mạch  và  8,4%  gây  khối  máu  tụ)(6).  Với  hướng dẫn siêu âm, tác giả Kuminsky RE phân  tích nhiều nghiên cứu và cho kết quả tương đối  phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi (1 – 1,5%  tràn  khí  màng  phổi  và  6%  chọc  trúng  động  mạch)(5,14). Việc ứng dụng siêu âm cho phép nhìn  rõ  các  cấu  trúc  giải phẫu  tuy  nhiên do  hướng  tiếp cận là trục ngang nên chỉ thấy đầu kim trên  mặt phẳng siêu âm, vì thế phân biệt đầu kim và  mặt cắt mũi kim  rất khó khăn nên khó  loại bỏ  biến chứng một cách hoàn toàn.   KẾT LUẬN  Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  về  thủ  thuật  đặt  đường  truyền  tĩnh mạch  cảnh  trong  dưới  hướng  dẫn  siêu  âm  cho  thấy  đây  là  kỹ  thuật không khó với thời gian thực hiện ngắn và  số lần đâm kim thấp, tỷ lệ thành công cao và tỷ  lệ  biến  chứng  thấp.  Ứng dụng  siêu  âm  có  thể  giúp  thủ  thuật  thành công và an  toàn hơn cho  các bệnh nhân có chỉ định đặt đường truyền tĩnh  mạch cảnh trong.   TÀI LIỆU THAM KHẢO:  1. Balls  A,  LoVecchio  F,  Kroeger  A  et  al  (2010).  “Ultrasound  guidance for central venous catheter placement results from the  Central Line Emergency Access Registry Database”, Am J Emerg  Med, 28, pp.561‐567.  2. Cavanna  L,  Civardi  G,  Vallisa  D  et  al  (2010).  “Ultrasound‐ guided  central  venous  catheterization  in  cancer  patients  improves  the  success  rate  of  cannulation  and  reduces  mechanical complications: A prospective observational study of  1978  consecutive  catheterizations”,  World  Journal  of  Surgical  Oncology, 8:91.  3. Dodge KL, Lynch CA, Moore CL and Biroscak BJ (2012). “Use  of  ultrasound  guidance  improves  central  venous  catheter  insertion  success  rates  among  junior  residents”,  J Ultrasound  Med, 31, pp.1519‐1526.  4. Kumar A  and Chuan A  (2009).  “Ultrasound  guided  vascular  access: efficacy and safety”, Best Pract Res Clin Anaesthesiol, 23,  pp.299‐311.  5. Kuminsky  RE  (2007).  “Complications  of  central  venous  catheterization”, J Am Coll Surg, 204(4), pp.681‐696.  6. Mey U, Glasmacher A, Hahn C et al (2003). “Evaluation of an  ultrasound‐guided  technique  for central venous access via  the  internal  jugular vein  in 493 patients”, Support Care Cancer, 11,  pp.148‐155.  7. Milling  TJ,  Rose  J,  Briggs  WM  et  al  (2005).  “Randomized,  controlled clinical trial of point‐of‐care limited ultrasonography  assistance of central venous cannulation: the Third Sonography  Outcomes Assessment Program (SOAP‐3) Trial”, Crit Care Med,  33(8), pp.1764‐1769.  8. Napolitano  M,  Malato  A,  Raffaele  F  et  al  (2013).  “Ultrasonography‐guided  central  venous  catheterization  in  haematological patients with severe  thrombocytopenia”, Blood  Transfus, 23, pp.1‐5.  9. Ortega  R,  Song  M,  Hansen  CJ  and  Barash  P  (2010).  “Ultrasound‐guided  internal  jugular vein  cannulation”, NEJM   362, e57.  10. Tercan  F,  Ozkan  U  and  Oguzkurt  L  (2008).  “US‐guided  placement of central vein catheters in patients with disorders of  hemostasis”, Eur J Radiology, 65, pp.253‐ 256.  11. Theodoro D, Bausano B, Lewis L  et  al  (2010).  “A descriptive  comparison of ultrasound guided central venous cannulation of  the  internal  jugular  vein  to  landmark‐based  subclavian  vein  cannulation”, Academic Emergency Medicine, 17, pp.416‐422.  12. Verghese ST, McGill WA, Patel RJ et al (2000). “Comparison of  three  techniques  for  internal  jugular  vain  cannulation  in  infants”, Paediatr Anaesth, 10, pp.505‐511.  13. Vigna PD, Monfardini L, Bonomo G et al (2009). “Coagulation  disorders in patients with cancers: Nontunneled central venous  catheter  placement  with  US  guidance  –  A  single‐institution  retrospective analysis”, Radiology, 253(1), pp.249‐252.  14. Walkey AJ, Wiener RS and Lindenauer PK (2013). “Utilization  Patterns  and  Outcomes  Associated  With  Central  Venous  Catheter in Septic Shock: A Population‐Based Study”, Crit Care  Med, 41(6), pp.1450‐1457.  Ngày nhận bài báo: 15/8/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/8/2013  Ngày bài báo được đăng: 10/12/2013  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  236
Tài liệu liên quan