Đề tài Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ Cao nguyên Liăng Biăng (Lâm Đồng) chảy qua vùng núi cao nguyên đến hồ Trị An, sau đó chảy ngang qua thành phố Biên Hoà, về Tp.Hồ Chí Minh, đến ngã ba Mũi Đèn Đỏ và hợp lưu với sông Sài Gòn. Tổng diện tích lưu vực tính đến cửa sông vào khoảng 38.600 km2, tổng chiều dài khoảng 437 km với độ dốc trung bình của dòng sông là 0,42%. Sông Đồng Nai có các nhánh sông chính là sông La Ngà và sông Bé. Đây là một trong những lưu vực hệ thống sông lớn của Việt Nam và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của của vùng Đông Nam Bộ. Theo kết quả phân tích gần đây nhất, hạ lưu sông Đồng Nai đoạn từ Nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng vượt từ 3 đến 9 lần giới hạn cho phép. Đáng chú ý là đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995 đối với nguồn loại A tại lưu vực này. Vùng hạ lưu sông Đồng Nai cũng bị nhiễm mặn nghiêm trọng và không thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu. Các cơ quan chuyên môn cho rằng, nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm là từ các nguồn nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, làng nghề, sinh hoạt, y tế, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chất thải rắn , trong đó nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn nhất, với tải lượng các chất ô nhiễm rất cao. Các KCN và KCX đóng góp một lượng lớn nước thải vào lưu vực sông, trong đó lớn nhất là của Đồng Nai (chiếm 57,2%), TPHCM (23%) và Bình Dương (9%) Tính đến nay, trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có khoảng trên 60 KCN, KCX đang hoạt động, tuy nhiên chỉ có khoảng trên 1/3 trong số này có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp ra sông. Tại Đồng Nai, hiện chỉ có 9/19 khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Hệ thống sông Đồng Nai chảy qua 12 tỉnh thành, đến nay vẫn chưa thống nhất được mục đích sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Trong nhiều trường hợp, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh này làm ảnh hưởng đến môi trường trong phạm vi của tỉnh kia. Đặc biệt các tỉnh đầu nguồn như Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An nếu gây ô nhiễm thì khu vực hạ lưu như TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai phải gánh chịu hậu quả. Trong năm 2008, Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực hệ thống sông đã ra đời. Với Nghị định này, tài nguyên nước trong lưu vực sông sẽ được quản lý theo nguyên tắc thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực. Cũng trong năm này, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2008/QĐ-CP về việc thành lập Ủy ban BVMT LVHTS Đồng Nai (gọi tắt là Ủy ban sông Đồng Nai) với chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động được quy định cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động của Ủy ban này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Có rất nhiều lý do cho vấn đề này, nhưng cốt lõi nhất vẫn là sự thiếu hụt một công cụ quản lý phù hợp nhằm phục vụ cho công tác quản lý môi trường nói chung, quản lý chất lượng nước nói riêng cho cơ quan này. Một công cụ quản lý mà trong đó có sự tham gia với nhiều cấp độ khác nhau tùy theo chức năng, nhiệm vụ của tất cả các cơ quan quản lý môi trường các cấp: Trung ương, cấp vùng, cấp địa phương và cả sự tham gia của cộng đồng. Ngoài ra, công cụ này cũng nhằm đáp ứng một nhu cầu bức thiết hiện nay trong quản lý môi trường nói chung và quản lý chất lượng nước nói riêng: đó là sự chia sẻ, trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các địa phương, giữa các cơ quan quản lý môi trường với nhau. Như vậy, hiệu quả của công tác quản lý chất lượng nước sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Chính vì vậy, việc phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông Đồng Nai là vấn đề vô cùng cấp thiết trong việc ra quyết định nhằm bảo vệ môi trường và làm giảm tổng chi phí môi trường nói chung và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nói riêng của lưu vực, tạo môi trường giao tiếp gần gũi, giúp cho cộng đồng dễ dàng tiếp cận và theo dõi chất lượng nước, tăng mức độ xã hội hóa công tác bảo vệ chất lượng nước theo chủ trương của nhà nước. Trên cơ sở đó, đề tài “Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai” được đưa ra, nhằm đề ra một hướng ứng dụng công nghệ mới phục vụ quản lý và chia sẻ thông tin liên quan tới chất lượng nước cũng như tính toán về phần kinh tế được giảm thiểu đến mức tối đa trong việc bảo vệ nguồn nước khi có sự cố xảy ra.

docx75 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CLN Chất lượng nước 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CSDL Cơ sở dữ liệu 5 CSSX Cơ sở sản xuất 6 CQQL Cơ quan quản lý 7 GIS Geological Information System 8 HTQL Hệ thống quản lý 9 HTTT Hệ thống thông tin 10 HTS Hệ thống sông 11 KCN Khu công nghiệp 12 KDC Khu dân cư 13 LVS Lưu vực sông 14 LVHTS Lưu vực hệ thống sông 15 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 16 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 17 QLMT Quản lý môi trường 18 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 19 TCMT Tiêu chuẩn môi trường 20 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 21 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 22 TNN Tài nguyên nước 23 TP Thành phố 24 TTMT Thông tin môi trường DANH MỤC BẢNG Bảng 11 Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai trong giai đoạn 2005-2009 16 Bảng 12 Diễn biến chất lượng nước hồ Trị An trong giai đoạn 2005-2009 17 Bảng 13 Các khu công nghiệp trên địa bàn ba tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM 20 Bảng 14 Các khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai 22 Bảng 21 Trách nhiệm có liên quan đến tài nguyên nước của một số cơ quan Bộ 35 DANH MỤC HÌNH Hình 11 Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai 6 Hình 12 Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Dương 8 Hình 13 Bản đồ quy hoạch Tp.HCM 9 Hình 14 Bản đồ khu vực nghiên cứu từ hồ Trị An đến ngã ba đèn đỏ 19 Hình 15 Tỉ lệ lưu lượng nước thải từ các KCN tập trung của một số Tỉnh/TP trong LVHTS Đồng Nai 21 Hình 21 Cấu trúc của hệ thống IWIM 40 Hình 22 Mô hình ô nhiễm nước ở lưu vực tiếp giáp các con sông ở Trung Quốc 42 Hình 23 Website Hệ thống thông tin QLMT LVHTS Đồng Nai 45 Hình 24 Cấu trúc của Mike 11 50 Hình 31 Các nguồn thải trên lưu vực sông Đồng Nai 54 Hình 32 Mô tả mô hình ô nhiễm nước ở lưu vực sông Đồng Nai 56 Hình 33 Nồng độ COD max kịch bản 1 58 Hình 34 Nồng độ COD max kịch bản 2 60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sông Đồng Nai bắt nguồn từ Cao nguyên Liăng Biăng (Lâm Đồng) chảy qua vùng núi cao nguyên đến hồ Trị An, sau đó chảy ngang qua thành phố Biên Hoà, về Tp.Hồ Chí Minh, đến ngã ba Mũi Đèn Đỏ và hợp lưu với sông Sài Gòn. Tổng diện tích lưu vực tính đến cửa sông vào khoảng 38.600 km2, tổng chiều dài khoảng 437 km với độ dốc trung bình của dòng sông là 0,42%. Sông Đồng Nai có các nhánh sông chính là sông La Ngà và sông Bé. Đây là một trong những lưu vực hệ thống sông lớn của Việt Nam và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của của vùng Đông Nam Bộ. Theo kết quả phân tích gần đây nhất, hạ lưu sông Đồng Nai đoạn từ Nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng vượt từ 3 đến 9 lần giới hạn cho phép. Đáng chú ý là đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995 đối với nguồn loại A tại lưu vực này. Vùng hạ lưu sông Đồng Nai cũng bị nhiễm mặn nghiêm trọng và không thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu. Các cơ quan chuyên môn cho rằng, nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm là từ các nguồn nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, làng nghề, sinh hoạt, y tế, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chất thải rắn…, trong đó nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn nhất, với tải lượng các chất ô nhiễm rất cao. Các KCN và KCX đóng góp một lượng lớn nước thải vào lưu vực sông, trong đó lớn nhất là của Đồng Nai (chiếm 57,2%), TPHCM (23%) và Bình Dương (9%)… Tính đến nay, trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có khoảng trên 60 KCN, KCX đang hoạt động, tuy nhiên chỉ có khoảng trên 1/3 trong số này có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp ra sông. Tại Đồng Nai, hiện chỉ có 9/19 khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Hệ thống sông Đồng Nai chảy qua 12 tỉnh thành, đến nay vẫn chưa thống nhất được mục đích sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Trong nhiều trường hợp, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh này làm ảnh hưởng đến môi trường trong phạm vi của tỉnh kia. Đặc biệt các tỉnh đầu nguồn như Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An nếu gây ô nhiễm thì khu vực hạ lưu như TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai phải gánh chịu hậu quả. Trong năm 2008, Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực hệ thống sông đã ra đời. Với Nghị định này, tài nguyên nước trong lưu vực sông sẽ được quản lý theo nguyên tắc thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực. Cũng trong năm này, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2008/QĐ-CP về việc thành lập Ủy ban BVMT LVHTS Đồng Nai (gọi tắt là Ủy ban sông Đồng Nai) với chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động được quy định cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động của Ủy ban này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Có rất nhiều lý do cho vấn đề này, nhưng cốt lõi nhất vẫn là sự thiếu hụt một công cụ quản lý phù hợp nhằm phục vụ cho công tác quản lý môi trường nói chung, quản lý chất lượng nước nói riêng cho cơ quan này. Một công cụ quản lý mà trong đó có sự tham gia với nhiều cấp độ khác nhau tùy theo chức năng, nhiệm vụ của tất cả các cơ quan quản lý môi trường các cấp: Trung ương, cấp vùng, cấp địa phương và cả sự tham gia của cộng đồng. Ngoài ra, công cụ này cũng nhằm đáp ứng một nhu cầu bức thiết hiện nay trong quản lý môi trường nói chung và quản lý chất lượng nước nói riêng: đó là sự chia sẻ, trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các địa phương, giữa các cơ quan quản lý môi trường với nhau. Như vậy, hiệu quả của công tác quản lý chất lượng nước sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Chính vì vậy, việc phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông Đồng Nai là vấn đề vô cùng cấp thiết trong việc ra quyết định nhằm bảo vệ môi trường và làm giảm tổng chi phí môi trường nói chung và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nói riêng của lưu vực, tạo môi trường giao tiếp gần gũi, giúp cho cộng đồng dễ dàng tiếp cận và theo dõi chất lượng nước, tăng mức độ xã hội hóa công tác bảo vệ chất lượng nước theo chủ trương của nhà nước. Trên cơ sở đó, đề tài “Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai” được đưa ra, nhằm đề ra một hướng ứng dụng công nghệ mới phục vụ quản lý và chia sẻ thông tin liên quan tới chất lượng nước cũng như tính toán về phần kinh tế được giảm thiểu đến mức tối đa trong việc bảo vệ nguồn nước khi có sự cố xảy ra. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình MCCRB trong công tác quản lý và phân chia tải lượng phát thải một cách phù hợp trong khai thác lưu vực sông Đồng Nai để phát triển bền vững. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn sẽ thực hiện những nội dung cơ bản sau: - Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất lượng nước trên lưu vực sông Đồng Nai. - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn ba tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai. - Thu thập số liệu về mặt cắt, biên độ thủy lực, lưu lượng, tải lượng của sông Đồng Nai. - Khảo sát hiện trạng môi trường của các nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn ba tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình MCCRB trong việc phân chia tải lượng phát thải trong lưu vực sông Đồng Nai. - Dùng mô hình Mike 11 để đánh giá chất lượng nước trên lưu vực sông dựa theo mô hình phân chia tải lượng phát thải. 4. Phạm vi, giới hạn luận văn Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lưu vực hệ thống sông Đồng Nai với tổng diện tích toàn lưu vực khoảng 44.612 km2, bao gồm toàn bộ địa giới hành chánh của 3 tỉnh thành: Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, các kết quả đề tài và số liệu sử dụng được đưa ra trên cơ sở phạm vi, giới hạn như sau: - Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được thu thập từ một số địa phương đại diện trong lưu vực sông: Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM. - Về ranh giới lưu vực sông Đồng Nai: Từ hồ Trị An đến ngã ba đèn đỏ. - Về số liệu: Các số liệu trong để tài được sử dụng dựa trên kết quả quan trắc chất lượng nước mặt, nước thải của các khu công nghiệp trên lưu vực sông Đồng Nai của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Đồng Nai, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Môi Trường và Tài Nguyên Tp.Hồ Chí Minh, đề tài KHCN07-17 “Xây dựng một số cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý thống nhất và tổng hợp chất lượng môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai” cơ quan thực hiện: Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC). 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã có từ những đề tài nghiên cứu ứng dụng thiết lập quy hoạch, khảo sát đánh giá hiện trạng, các báo cáo tổng hợp v.v… đúc kết các thông tin tin cậy để tổng hợp ra những diễn biến của việc thay đổi chất lượng nước trên lưu vực sông Đồng Nai do các tác động của nguồn thải gây ra. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thống kê, so sánh - Phương pháp xử lý số liệu: Nhập, xử lý các số liệu điều tra, các số liệu phân tích bằng EXCEL, WORD. Nhập các kết quả thống kê được thực hiện trên các kết quả phân tích mẫu và xử lý để đưa ra nhận định. - Phương pháp thống kê: sử dụng trong phân tích, xử lý số liệu, truy vấn dữ liệu trong đánh giá công tác quản lý môi trường. - Phương pháp so sánh: Thu thập những thông tin liên quan và những quy định, quy chuẩn hiện có của Nhà nước về quản lý môi trường để so sánh và phát hiện những vấn đề còn thiếu sót hoặc chưa phù hợp. Phương pháp mô hình hoá - Ứng dụng mô hình MCCRB để tính toán việc phân chia tải lượng phát thải một cách phù hợp trong khai thác lưu vực sông Đồng Nai để phát triển bền vững. - Sử dụng mô hình MIKE 11 để đánh giá chất lượng nước theo mô hình phân chia tải lượng phát thải. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia tại phòng Tin học – Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên TP.HCM, các chuyên gia về quản lý chất lượng nước, về mô hình cũng như từ các nhà quản lý tại các đơn vị có liên quan. Trong đó, tiêu biểu là các đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp bộ. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí địa lí Đồng Nai Hình 11 Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng địa lý - kinh tế Đông Nam bộ (gồm 8 tỉnh, thành Đông Nam bộ) và tham gia vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh, thành Đông và Tây Nam bộ) là vùng kinh tế động lực trọng điểm quan trọng nhất của cả nước. - Tọa độ vị trí địa lý của tỉnh đồng Nai: từ 10o31’17” đến 11o34’49” vĩ độ Bắc và từ 106o44’45” đến 107o34’50” kinh độ Đông. Tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (590.215,47 ha) và có các tiếp giáp ranh giới cụ thể bao gồm: +  Phía Đông giáp với tỉnh Bình Thuận. +  Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng. +  Phía Tây Bắc giáp với các tỉnh Bình Dương và Bình Phước. +  Phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh. +  Phía Nam giáp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt phát triển như: Quốc lộ 1A, 20, 51 và đường sắt Bắc - Nam; có sân bay quân sự Biên Hòa rộng 40 km2 và đã quy hoạch xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành rộng 50 km2, đồng thời có hệ thống giao thông đường thủy quan trọng như: sông Đồng Nai, Đồng Tranh và Thị Vải, tạo nên nhiều lợi thế giao lưu kinh tế - văn hóa với các tỉnh, thành khác trong phạm vi cả nước. - Tỉnh là một địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng, có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và sự thật tỉnh đã sớm tận dụng được một số lợi thế so sánh của vùng trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay để đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội rất đáng kể trong thời kỳ 1995 - 2005. Bình Dương Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km. : Hình 12 Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Dương - Tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc: 110°52' - 120°18', kinh độ Đông: 106°45' - 107°67'30". - Diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/64 về diện tích tự nhiên). Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km. TP.HCM Hình 13 Bản đồ quy hoạch Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét. 1.2. Điều kiện tự nhiên Đồng Nai Địa hình đặc trưng của tỉnh là kiểu núi thấp và bán bình nguyên, có bề mặt nghiêng thoải từ Tây Bắc xuống Tây Nam (tức là nghiêng về phía lòng sông Đồng Nai). Có thể phân chia các mức địa hình theo độ cao tuyệt đối như sau (theo chiều giảm dần của độ cao tuyệt đối): - Mức cao 837 - 400 m: Địa hình đặc trưng bởi những núi đẳng thước, độc lập cách xa nhau như núi Chứa Chan (837m), núi Sóc Lu (418m), núi Suối Râm (444m) và núi Mây Tào chung với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (708m). - Mức cao 300 - 100 m: Tương đối phổ biến trên địa bàn tỉnh, phân bố rải rác từ Bắc xuống Nam dài gần 100 km không liên tục. Dải địa hình này có đặc điểm có nơi dạng vòm (vùng rừng Cát Tiên - Tân Phú). Đường kính vòm rộng 25-30 km nằm giữa hai lưu vực sông Mã Đà (thượng nguồn sông Bé) và sông Đồng Nai. Đỉnh vòm cao 372 m là nơi hội tụ của nhiều đầu nguồn suối kiểu tỏa tia đặc trưng. Về phía Nam (của hồ Trị An) dải núi tựa như một nóc nhà khổng lồ chia nước cho hai phía Đông và Tây thuộc lưu vực sông Đồng Nai và sông La Ngà. Mức chia cắt sâu, chia cắt ngang từ 50 - 100 m. Vùng ít lộ đá gốc, lớp vỏ khá dày. - Mức cao 100-50 m: Khu lòng hồ Trị An, dọc thung lũng sông La Ngà, vùng Cây Gáo, Trảng Bom,... Vùng được cấu thành từ các thành tạo Kainozoi là chủ yếu - Mức cao 50 m trở xuống: Là địa hình đồng bằng, thung lũng các sông Đồng Nai, Thị Vải ở phía Tây Nam tỉnh giáp vùng Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh). Đây là vùng đất nông nghiệp quan trọng và nuôi trồng thủy sản. Tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa và mùa khô khác biệt. Có thể tóm tắt tình hình diễn biễn chế độ khí hậu tại tỉnh như sau: - Diễn biến nhiệt độ trung bình: Trong 5 năm gần đây nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh vẫn có xu hướng tăng từ 0,1 - 0,3oC/năm (tổng giá trị tăng là 0,4oC/5 năm), trong đó riêng tại khu vực thành phố Biên Hòa có mức tăng cao nhất tới 0,7oC. Tháng 01 có nhiệt độ thấp nhất: 24,3 - 26,6oC, rồi tăng nhanh đến tháng 4 đạt mức cao nhất: 28,5 - 29,7oC (trừ tại La Ngà muộn và sớm hơn 1 tháng, là tháng 2, 3). Bình Dương Là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp Tp. Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh. Tỉnh Bình Dương có các vùng đất đỏ trồng cao su và cà phê, vùng đất xám, nơi có đồng cỏ chăn nuôi và trồng hoa màu; vùng đồng bằng sông bồi, nơi có nhiều ruộng lúa, vườn cây ăn trái như Lái Thiêu, nổi tiếng với các loại: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít tố nữ... Có các con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh là: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé với nhiều kênh rạch, sông con, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và tạo điều kiện cho ghe thuyền đi lại thuận tiện. Khí hậu: Có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm 27ºC. TP.HCM Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%. 1.3. Kinh tế - xã hội Đồng Nai Kinh tế Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và khá bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh phát triển nhanh; công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp được đầu tư đúng mức, phục vụ đắc lực cho yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; bước đầu phát triển được một số ngành công nghiệp kỹ thuật cao.  Việc huy động các nguồn lực cho phát triển có tiến bộ, công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu dân cư tập trung được chú trọng, tạo chuyển biến mới về bộ mặt thành thị và nông thôn, đặc biệt là về kiến trúc đô thị. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 năm qua đạt trên 46 ngàn tỷ đồng, gấp 2,4 lần thời kỳ 1996 - 2000 (vượt mục tiêu Nghị quyết), trong đó vốn đầu tư trong nước chiếm 47,6%, tăng gấp 3,3 lần. Cơ cấu đầu tư được triển khai đúng định hướng, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hoàn thành cơ bản chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu ở các xã đặc biệt khó khăn, tăng đầu tư phát triển công nghiệp, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.    Bình Dương Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Gồm có 13 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Sóng Thần 1.Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, Tân Uyên). Mục tiêu kinh tế xã hội của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010 Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII năm 2006 đã nêu mục tiêu phấn đấu thời kỳ 2006-2010 về kinh tế-xã hội của tỉnh như sau: - Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15%. - Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ Đôla Mỹ. -GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng. - Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp: 65,5%; dịch vụ: 30%; nông nghiệp: 4,5%. - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14-15%/năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBAI HOAN CHINH.docx
  • docBIA.doc
  • pptHUYNH THI MY DUNG.ppt
Tài liệu liên quan