Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty giấy Lửa Việt

Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh có tác dụng kích thích sản xuất và tieêu dùng, thúc đẩy doanh nghiệp năng động vươn lên trong mọi lĩnh vực để thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ngày càng trở nên quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

doc61 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty giấy Lửa Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh có tác dụng kích thích sản xuất và tieêu dùng, thúc đẩy doanh nghiệp năng động vươn lên trong mọi lĩnh vực để thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ngày càng trở nên quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng, kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty giấy Lửa Việt là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp Phú Thọ. Công ty có cả một bề dày kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh của gần 60 năm qua. Công ty đã duy trì được sản xuất, từng bước phát triển đi lên, không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường ngày càng nhiều. Do chuyển từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường nên trong hoạt động quản trị kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đầy năng động của Công ty giấy Lửa Việt gặp nhiều khó khăn và đang đứng trước những thách thức lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ trong điều kiện hiện nay, em quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty giấy Lửa Việt” để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là hoạt động trong khâu tiêu thụ sản phẩm trong chu kỳ kinh doanh của Công ty. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài được tập trung nghiên cứu hoạt động tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty trong khoảng thời gian 3 năm gần đây (từ 2004 – 2006). Các số liệu và dữ liệu được thu thập từ các nguồn thứ cấp, được xử lý và tổng hợp làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty. 3. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty giấy Lửa Việt và vấn đề tiêu thụ sản phẩm tại Công ty. Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty giấy Lửa Việt. Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty giấy Lửa Việt. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIẤY LỬA VIỆT VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẤY LỬA VIỆT 1.1. Tổng quan về Công ty Giấy Lửa Việt 1.1.1. Thông tin chung về Công ty giấy Lửa Việt Tên gọi: CÔNG TY GIẤY LỬA VIỆT Tên tiếng Anh: LUA VIET PAPER COMPANY Tên giao dịch: LUPACO Trụ sở: Thị trấn Hạ Hoà - huyện Hạ Hoà - tỉnh Phú Thọ Điện thoại: 0210 883117 Fax: 0210 883120 Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 1130/QĐ-UB ngày 16/11/1992 do chủ tịch Uỷ ban nhân dân Vĩnh Phú ký (nay là tỉnh Phú Thọ). 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty giấy Lửa Việt Tháng 2 năm 1947, dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Lương Bằng - Trưởng ban tài chính Trung ương Đảng, xưởng giấy Ngòi Lửa được thành lập để sản xuất giấy phục vụ kháng chiến. Sản phẩm của xưởng lúc bấy giờ chủ yếu được sản xuất theo phương pháp thủ công. Xưởng có nhiệm vụ cung cấp giấy phục vụ cho công tác in ấn tài liệu của Đảng và in tiền tài chính của nước Việt Nam. Tháng 5/1951, xưởng giấy Ngòi Lửa sáp nhập với xưởng cơ khí Tự Do, xưởng cơ khí Việt Bắc và đổi tên thành xưởng giấy Lửa Việt. Từ đó, xưởng giấy Lửa Việt thường xuyên được nhà nước đầu tư để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, cung cấp giấy in, giấy viết cho nhu cầu kháng chiến và phục vụ cho văn hoá, giáo dục và được đổi tên thành Nhà máy giấy Lửa Việt, trực thuộc Ban tài chính Trung ương Đảng. Năm 1968, Nhà máy bị máy bay Mỹ đánh phá, cơ sở vật chất kỹ thuật hầu như bị tàn phá hoàn toàn, cán bộ công nhân viên Nhà máy lại phải tiếp tục sửa chữa, cải tiến để duy trì sản xuất. Vào những năm 1969 – 1971 Nhà máy tiếp tục được đầu tư mở rộng sản xuất thiết bị máy móc chủ yếu do Trung Quốc viện trợ. Nhà máy được giao cho tỉnh Phú Thọ quản lý. Năm 1972, Nhà máy lại bị máy bay Mỹ đánh phá lần hai, song cán bộ - công nhân viên Nhà máy vẫn kiên trì bám trụ, duy trì sản xuất để cung cấp giấy phục vụ cho sản xuất. Trong thời gian này, sản phẩm của Nhà máy bao gồm giấy bao gói. giấy chống ẩm cung cấp cho thị trường Liên Xô, giấy viết, giấy in ro-neo, giấy in tài liệu phục vụ cho nhu cầu trong nước. Để thuận tiện hơn trong quản lý, Nhà máy chuyển từ trực thuộc Ban tài chính Trung ương Đảng sang Bộ Công nghiệp. Đất nước hoà bình, cả nước ta bắt tay vào công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực hiện Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển đổi nền kinh tế quản lý hành chính bao cấp, chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nhà máy đã chuyển sang chế độ hạch toán kinh doanh . Trong những năm đầu thực hiện Quyết định này, sản phẩm Nhà máy làm ra không tiêu thụ được vì trên thị trường, các loại giấy nhập ngoại và các sản phẩm của Nhà máy giấy Bãi Bằng đang chiếm ưu thế. Tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy gặp khó khăn về mọi mặt và đứng trên bờ vực phá sản. Đến năm 1992, Nhà máy được thành lập lại theo quyết định số 1130/QĐ-UB ngày 16/11/1992 do Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú ký, và được đổi tên thành Công ty giấy Lửa Việt. Từ đó đến nay, Công ty đã và đang đầu tư mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi cơ cấu mặt hàng. Công suất hiện này của Công ty đạt 5000 tấn giấy/năm. Trải qua 58 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty giấy Lửa Việt được đánh giá là một trong những đơn vị sản xuất giấy đầu tiên của cả nước, từ sản xuất thủ công lên cơ khí. Năm 2005, Công ty bắt đầu thực hiện cổ phần hoá 1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Mô hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty giấy Lửa Việt Giám đốc Kế toán trưởng Phó giám đốc Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kế hoạch thị trường PX Cơ điện PX Sản xuất Giấy Phòng Kỹ thuật KCS Phòng Vật Tư Phòng Tổ chức hành chính Bảo vệ Do đặc điểm vừa tổ chức sản xuất, vừa hoạt động kinh doanh nên bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. 1.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc * Giám đốc: Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ Công ty, đồng thời phụ trách trực tiếp phòng Tổ chức hành chính - Bảo vệ, Phòng Vật tư, Phòng Kế hoạch tiêu thụ. * Phó giám đốc: giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý, điều hành sản xuất; đồng thời phụ trách trực tiếp Phòng Kỹ thuật điều độ, phòng KCS và các phân xưởng sản xuất Giấy, phân xưởng Cơ điện. * Kế toán trưởng: giúp việc cho Giám đốc quản lý tài chính và trực tiếp điều hành phòng Tài chính - Kế toán. 1.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và phân xưởng * Phòng Tổ chức hành chính - Bảo vệ: thực hiện các chức năng chủ yếu như đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ - công nhân viên theo Luật lao động, tiền lương, chế độ chính sách, tuyển dụng lao động, quản lý công tác hành chính, đời sống, nhà ăn, nhà trẻ mẫu giáo, công tác y tế, có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự và tài sản trong phạm vi toàn Công ty. * Phòng Vật tư: cung ứng kịp thời vật tư kỹ thuật, đảm bảo sản xuất liên tục theo đúng tiến độ và kế hoạch; tham gia cùng các phòng lập kế hoạch về cung ứng vật tư, ký kết các hợp đồng kinh tế về cung cấp vật tư, tổ chức công tác tiếp nhận nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hoá về và vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ; quản lý kho tàng, bến bãi phù hợp với yêu cầu của Công ty. * Phòng Kế hoạch thị trường: thực hiện các chức năng chủ yếu như lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, khai thác thị trường, giới thiệu sản phẩm, tham mưu cho giám đốc về tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh và chịu trách nhiệm thanh toán, thu tiền bán hàng của từng cá nhân tiêu thụ sản phẩm. * Phòng Tài chính - Kế toán: thực hiện các chức năng chủ yếu như quản lý các công tác tài chính của Công ty, cùng với các phòng Kế hoạch tiêu thụ, Vật tư để xây dựng kế hoạch tổng thể, xây dựng giá đầu vào và đầu ra; phân tích và cung cấp các thông tin giúp Giám đốc ra quyết định. Khai thác nguồn vốn và thực hiện quản lý vốn có hiệu quả, lập hoá đơn bán hàng và theo dõi chứng từ, chủ động thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. * Phòng Kỹ thuật – KCS: thực hiện chức năng quản lý kỹ thuật, trang thiết bị của Công ty, quản lý điện nước, kỹ thuật và công nghệ sản xuất giấy, quản lý bộ phận điều độ, quản lý bộ phận KCS, tổ chức nghiên cứu kỹ thuật, thiết bị công nghệ và công tác đầu tư xây dựng cơ bản, đào tạo công nhân và công tác môi trường. * Phân xưởng sản xuất Giấy: là phân xưởng sản xuất ra các loại giấy của Công ty bao gồm giấy Đuplex, giấy Krapt, giấy vệ sinh. Phân xưởng được chia thành 18 tổ sản xuất từ khâu cắt nguyên liệu đến khâu cuối là hoàn thành, đóng gói, nhập kho. Phân xưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất của Công ty và đảm bảo các điều kiện phục vụ sản xuất liên tục và đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả. * Phân xưởng Cơ điện: thực hiện nhiệm vụ dịch vụ cho sản xuất như sửa chữa các thiết bị cơ, điện, nhiệt của toàn Công ty. Phân xưởng có quy mô nhỏ, bao gồm 3 tổ cơ điện. 1.1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty 1.1.4.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị Dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc của Công ty được bố trí khép kín và liên tục từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến đến sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Các trang thiết bị trong Công ty được chia thành các nhóm sau: * Thiết bị chuẩn bị nguyên liệu và sản xuất bột giấy: - Máy cắt nguyên liệu, tổng công suất 10 tấn/giờ. - Nồi nấu bột hình cầu: dung tích 60m3/nồi (06 nồi) - Máy nghiền kiểu Hà Lan: dung tích 72m3/máy (16 máy) - Máy nghiền đĩa kép Ø 380: công suất 4 tấn bột/giờ (03 máy) - Máy nghiền đĩa kép Ø 450: công suất 8 tấn bột/giờ (03 máy) - Máy đánh tơi thuỷ lực: thể tích 1,5m3/máy (02 máy) - Máy đánh tơi ly tâm có đĩa nghiền: 02 máy. - Sàng bột các loại: 03 máy. - Máy rửa bột kiểu lô lọc: tổng thể tích 100m3 (05 máy) Ngoài ra còn có các thiết bị khác như hệ thống chuẩn bị phụ gia, hệ thống băng tải, hệ thống điều chế dịch tẩy và tẩy trắng bột giấy với công suất 1000 tấn/năm. Thiết bị sản xuất: - Máy xeo giấy: công suất 5500 tấn/năm (05 máy) - Máy cuộn lại: 02 máy. Ngoài ra còn có máy chế biến thành phẩm như máy in hoa, máy xén giấy, máy gấp khăn. * Các thiết bị năng lượng, động lực, sửa chữa: - Trạm bơm nước: công suất 1000 m3/giờ. - Trạm biến áp: tổng công suất 1440KVA (03 máy) - Hệ thống lò hơi đốt than: tổng công suất 11 tấn hơi/giờ (03 lò) * Trong phân xưởng sửa chữa cơ khí có đầy đủ các loại máy sửa chữa như máy hàn, máy tiện, khoan, mài đảm bảo đủ năng lực sửa chữa thường xuyên phục vụ cho sản xuất, ổn định liên tục. 1.1.4.2. Quy trình công nghệ Mô hình 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất giấy Nguyên liệu (Tre, nứa, vầu, giấy lề, carton) Điều chế Cắt Cơ, điện Nấu Lò hơi Nghiền Xeo giấy Thành phẩm nhập kho Cuộn lại Là một doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến nên nguyên liệu cho sản xuất chủ yếu hiện nay là nứa, tre, vầu, giấy lề carton các loại. Sản phẩm chính của Công ty là giấy Krapt và giấy vệ sinh. Với tính chất sản xuất liên tục theo chế độ làm việc 03 ca, quy trình công nghệ khép kín từ đầu đến cuối dây chuyền. Quá trình nấu bột được nấu cùng với một số hoá chất, sau khoảng thời gian từ 4 – 6 giờ bột chín sẽ được đưa xuống các bể nghiền, bể rửa, cho ra các bột loãng. Bột này được đưa đến các máy xeo, qua lưới ép để hình thành nên giấy. Sau đó giấy được sấy và cuộn thành cuộn theo yêu cầu của khách hàng. 1.1.4.3. Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất Nguyên liệu dùng cho sản xuất tại Công ty chủ yếu là tre, nứa khai thác tại khu vực huyện Hạ Hoà và của các tỉnh lân cận như Tuyên Quang, Yên Bái và được vận chuyển về bằng đường bộ, đường sông. Mức tiêu dùng nguyên liệu hàng năm khoảng 10.000 tấn. Ngoài nguyên liệu chính Công ty còn sử dụng nguồn giấy phế liệu như giấy lề, bìa carton thu mua trên các địa bàn khác nhau như Lào cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và vận chuyển về Công ty bằng đường bộ. Mức dùng hàng năm khoảng 2000 tấn. Vật liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất là than và xút. Công ty thường dùng loại xút dạng lỏng mua từ Công ty hoá chất Việt trì và xút đặc nhập khẩu từ Trung Quốc, mức dùng khoảng 500 tấn/năm. Than được mua qua một số nhà cung ứng than từ Quảng Ninh và Công ty than Phú Thọ, mức dùngkhoàng 25.000 – 26.000 tấn/năm. Nhìn chung, nguyên vật liệu Công ty dùng rất đa dạng, nhất là nguyên liệu có tính thời vụ, do đó Công ty phải thường xuyên dự trữ và cung ứng nhịp nhàng mới đảm bảo cho sản xuất liên tục. 1.1.4.4. Đặc điểm sản phẩm Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, sản phẩm của Công ty được chia làm 2 loại sau: * Giấy vệ sinh các loại: đây là loại sản phẩm mà người tiêu dùng sử dụng được ngay, không phải qua chế biến như khăn giấy, cuộn vệ sinh. * Giấy Krapt, Deplex, gói, mỏng: loại sản phẩm này là nguyên liệu đầu vào của các đơn vị, qua công đoạn chế biến để thành các thùng, hộp carton… 1.1.4.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Về sản phẩm làm nguyên liệu cho đóng bao bì thì thị trường của Công ty tập trung ở các thành phố, các khu công nghiệp với sản phẩm giấy Krapt. Công ty sử dụng hình thức bán trực tiếp đến các xưởng sản xuất bao bì ở các địa bàn khác nhau như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số tỉnh miền Bắc. Đối với giấy vệ sinh, do sản lượng mỗi năm không lớn, chỉ sản xuất 500 – 600 tấn nên địa bàn tiêu thụ chủ yếu là ở Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh lân cận. 1.1.5. Đánh giá tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty (2003 – 2005) Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng doanh thu 20.665.633 24.648.811 25.015.496 2. Doanh thu thuần 20.532.306 24.358.595 24.890.296 3. Giá vốn hàng bán 16.756.073 21.426.534 22.112.680 4. Lợi nhuận gộp 3.776.233 2.932.061 2.777.616 5. Chi phí bán hàng 1.548.091 1.746.739 1.850.000 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.432.234 777.672 856.565 7. Thu nhập hoạt động kinh doanh (204.011) 407.651 71.051 8. Thu nhập hoạt động tài chính (852.913) (1.443.212) (118.415) 9. Thu nhập hoạt động bất thường 1.026.833 1.046.072 47.364 10. Tổng thu nhập trước thuế (30.091) 10.511 0 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua biểu trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm qua các năm, đặc biệt là năm 2003 bị lỗ 30.091.000 đồng. Nguyên nhân là do giá vốn háng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong giá thành. Năm 2002 giá vốn hàng bán chiếm 78,6% doanh thu thuần trong khi đó năm 2003 tăng lên 81,6% và năm 2004 là 87,9%. Năm 2004, mặc dù công ty đã rất cố gắng song giá cả đầu vào biến động lớn chủ yếu là tăng giá cả thị trường, tình hình cạnh tranh gay gắt, chi phí cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp cao hơn các năm trước. Bảng 1.2: Tổng quát tình hình Công ty (2003 – 2005) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Giá trị tổng sản lượng (1000 đồng) 21.538.210 24.781.323 25.460.000 2. Doanh thu tiêu thụ (1000 đồng) 20.665.633 24.648.811 25.015.496 3. Sản phẩm sản xuất (tấn) 4.710 5.308 5.590 4. Nộp ngân sách (1000 đồng) 1.310.000 1.429.000 1.470.777 5. Hiệu quả kinh doanh (1000 đồng) 28.671 (2.627.401) (1.452.967) 6. Lao động bình quân (người) 360 359 220 7. Thu nhập bình quân (đồng/người/tháng) 469.800 533.000 664.777 (Nguồn: Phòng kế toán) Sản lượng, doanh thu và nộp ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng lên, song lợi nhuận lại chưa cao, thiếu vỗn tự có nên đơn vị phải vay vốn cố định và vốn lưu động rất lớn, do đó phải trích khấu hao với tỷ lệ cao và chi phí trả lãi ngân hàng lớn, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao và lợi nhuận giảm đi trong khi giá bán không biến động đáng kể. Bảng 1.3: Bảng cân đối kế toán (2003 – 2005) Đơn vị tính: 1000 đồng Tài sản Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 13.128.383 12.920.548 9.854.571 I. Tiền 10.840 202.011 61.954 1. Tiền mặt tại quỹ 10.519 32.852 7.994 2. Tiền gửi ngân hàng 321 169.159 53.960 II. Các khoản phải thu 8.149.523 8.018.222 6.728.590 1. Phải thu khách hàng 6.929.094 7.620.963 6.617.004 2. Trả trước cho người bán 1.062.784 252.000 8.000 3. Các khoản phải thu khác 145.259 145.259 103.585 III. Hàng tồn kho 4.856.215 4.552.210 3.019.839 1. Nguyên vật liệu tồn kho 1.547.408 2.445.755 2.284.310 2. Công cụ, dụng cụ trong kho 76.990 16.229 23.705 3. Thành phẩm tồn kho 3.231.817 2.090.226 693.177 IV. Tài sản lưu động 111.805 148.105 44.189 1. Tạm ứng 63.555 42.262 32.689 2. Chi phí trả trước 48.250 11.500 3. Chi phí chờ kết chuyển 105.842 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 10.055.719 10.940.036 10.307.267 I. Tài sản cố định hữu hình 9.818.197 10.239.566 10.017.145 1. Nguyên giá 21.017.419 22.326.466 22.136.350 2. Giá trị hao mòn (11.199.222) (12.086.900) (12.118.205) II. Chi phí xây dựng cơ bản 237.521 662.280 199.712 III. Chi phí trả trước dài hạn 38.190 90.410 Tổng tài sản 23.184.101 23.860.584 20.161.838 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 20.182.709 20.844.945 19.776.143 I. Nợ ngắn hạn 11.561.144 12.474.887 13.266.023 1. Vay ngắn hạn 9.222.263 8.954.498 8.654.191 2. Phải trả người bán 1.869.516 2.627.024 3.192.181 3. Người mua trả trước 2.805 2.595 4. Thuế và các khoản nộp nhà nước 62.868 692.834 1.189.632 5. Phải trả công nhân viên 166.889 191.506 222.730 6. Phải trả, phải nộp khác 236.801 6.430 7.289 II. Nợ dài hạn 8.621.564 8.370.058 6.260.035 III. Nợ khác 250.085 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.001.393 3.015.639 385.695 I. Nguồn vốn 3.001.393 3.015.639 385.695 1. Nguồn vốn kinh doanh 3.233.566 3.233.566 3.233.568 2. Lợi nhuận chưa phân phối (249.141) (220.470) (2.847.871) II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 16.968 2.543 Quỹ khen thưởng phúc lợi 16.968 2.543 Tổng nguồn vốn 23.184.101 23.860.584 20.161.838 (Nguồn: Phòng kế toán) Quan các thông tin trên bảng cân đối kế toán cho thấy các khoản phải thu của khách hàng tăng năm 2003 so với năm 2002 về số tuyệt đối là 131.300.804 đồng. Năm 2004 so với năm 2003 về số tuyệt đối là 1.289.632.000 đồng. Một doanh nghiệp có tổng số vốn là 23 tỷ đồng trong khi đó các khoản phải thu là 7 tỷ đồng (chiếm 30%) cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Điều này dẫn đến không những Công ty thiếu vốn để hoạt động mà còn làm cho chi phí vốn cao. Hàng tồn khi giảm là một tín hiệu tốt nhưng không phải do thu tiền nhanh mà do Công ty giảm sản lượng sản xuất. Tài sản cố định tăng do năm 2002 và 2003 Công ty đầu tư cải tiến máy móc thiết bị song việc đầu tư này xem ra không đem lại hiệu quả như mong muốn vì qua xem xét, Công ty đầu tư thêm 1,3 tỷ đồng mà sản lượng không tăng và đặc biệt nếu là cải tiến máy móc thiết bị thì phải giảm chi phí nhất là nhân công nhưng trên thực tế các yếu tố này chỉ có tăng mà không có giảm. Điều này cho thấy Công ty đã đầu tư sai mục đích. Qua chỉ tiêu nguồn vốn mục tổng nợ phải trả thay đổi không đáng kể: Nợ dài hạn giảm năm 2003 so với năm 2002 là 251.505.688 đồng.năm 2004 so với năm 2003 là 2.110.023.561 đồng. Do công ty dùng nguồn khấu hao cơ bản để trả nợ vay dài hạn song Công ty đã sử dụng nguồn vốn nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định. Vay ngân hàng biến động không đáng kể mà chủ yếu do Công ty sử dụng nguồn tín dụng thương mại nhờ mua chịu nguyên vật liệu đầu vào năm 2003 tăng so với năm 2002 là 757.507.534 đồng, năm 2004 so với năm 2003 là 565.156.898 đồng. Việc Công ty đi chiếm dụng tốt có những bất lợi là phải mua nguyên vật liệu với giá cao và có thể sẽ có chất lượng kém, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Nhìn vào nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ta thấy Công ty có một cơ cấu vốn rất bất lợi: Năm 2002 vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 13% tổng vốn, năm 2003 con số này là 12,6% và năm 2004 là 1,92%. Như vậy trong năm 2005 Công ty gặp rất nhiều khó khăn về vốn bởi Công ty phải hoạt động hoàn toàn
Tài liệu liên quan